Đồ án Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà

Xác định được tiềm năng du lịch mạnh nhất của Nha Trang Khánh Hoà là du lịch biển đảo. Từ năm 1992 Công ty cung ứng tàu biển thương mại và dịch vụ Nha Trang đã tổ chức khảo sát lập dự án trình UBND tỉnh vào thời điểm đó, đây là ý tưởng tiên phong về loại hình du lịch đảo tại Khánh Hòa. Với tầm nhìn xa để đầu tư đúng hưởng, công ty này đã biến khu đảo hoang thành "đảo vàng". Hòn Tằm dần dần phát triển lớn lên qua từng năm tháng.

Ngày nay Hòn Tằm đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo quy mô và bề thế. Với diện tích mặt bằng 10ha, Hòn Tằm được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B phục vụ du khách một cách tốt nhất.

 

doc102 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng chương trình phát triển bền vững cho khu du lịch sinh thái Hòn Tằm Nha Trang Khánh Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u (có khi kéo dài đến 5-7 ngày). 2.6 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH KHÁNH HOÀ 2.6.1 Quan điểm về phát triển du lịch - Phát triển du lịch phải trên cơ sở tiềm năng và tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn trong tỉnh. Khai thác phải có định hướng và theo quy hoạch. - Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Phát triển du lịch manh tính bền vững, mang tính dân tộc, tức đi đôi với sự giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. - Bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, các di tích cách mạng, tiếp cận kỹ thuật hiện đại nhưng giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc. Tạo các sản phẩm du lịch mang tính dân tộc kết hợp tính hiện đại có sức hấp dẫn cao. - Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế để tăng nguồn thu ngoại tệ, đồng thời xem trọng phát triển du lịch nội địa, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, phục hồi sức khoẻ… Hợp tác, liên kết với các tỉnh Phú Yên, Đắc Lắc, Ninh Thuận để phát triển du lịch. 2.6.2 Quan điểm về vị trí ngành Cần khẳng định du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Một ngành có tính tác động hiệu quả, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hoá và xã hội. Góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội - chính trị làm mục tiêu chính. 2.6.3 Quan điểm đồng bộ các ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao, cho nên phát triển du lịch là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các ngành, các cấp với sự phối hợp đồng bộ nhuần nhuyễn trong xây dựng phát triển và quản lý du lịch. Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh du lịch phải đồng thời với sự quản lý chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp dưới sự chỉ đạo thống nhất của nhà nước, nhằm mang lại một sự phát triển mang tính bền vững. 2.6.4 Quan điểm về cơ cấu kinh tế trong ngành du lịch Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tham gia kinh doanh du lịch nhằm khai thác mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức, lao động trong và ngoài nước để phát triển du lịch. Hoạt động theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo. 2.7 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA TỈNH KHÁNH HOÀ 2.7.1 Mục tiêu về kinh tế Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của ngành, sao cho du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương ứng với tiềm năng du lịch của địa phương. 2.7.2 Mục tiêu văn hoá - xã hội Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá đặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hoá có giá trị giàu bản sắc dân tộc, các di tích lịch sử, công trình văn hoá, các lễ hội để phục vụ phát triển du lịch, góp phần tạo điều kiện cho giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên. 2.7.3 Mục tiêu về môi trường Hoạt động du lịch phải gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các tài nguyên du lịch. 2.7.4 Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Quy hoạch phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo được an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của địa phương. 2.7.5 Mục tiêu hỗ trợ phát triển Cung cấp thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch. Sự phối hợp giữa các ban ngành tác động tích cực, tạo đà cho sự phát triển du lịch. Du lịch phát triển hỗ trợ và tạo điều kiện môi trường để các ngành kinh tế xã hội khác cùng phát triển. 2.8 ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC DU LỊCH CỦA KHÁNH HOÀ Với tiềm năng du lịch hiện có cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, du lịch thành phố Nha Trang Khánh Hoà đã phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó nổi tiếng là loại hình du lịch biển, đảo và ven đảo. Theo số liệu thống kê thì du lịch biển ở Nha Trang Khánh Hoà chia thành hai mùa chính như sau: từ tháng 1 đến tháng 9 thu hút khách trong nước tham gia hoạt động du lịch tắm biển, tham quan các đảo và ven đảo số lượng khách nước ngoài có nhưng không nhiều. Đây là mùa du lịch cao điểm của thành phố. Từ tháng 10 -12 là mùa mưa nhưng lại thu hút nhiều khách tàu biển nước ngoài đến tham quan, số lượng khách Việt lại hạn chế. Gần đây Khánh Hoà lại xuất hiện một số chương trình tour mới rất thu hút du khách nước ngoài nói chung và du khách tàu biển nói riêng, đó là tour du lịch nhà vườn, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các làng chài truyền thống, nhà cổ ở hai phường Vĩnh Thạnh, Vĩnh Thái xã Diên Sơn. Nói tóm lại, với điều kiện và khí hậu thuận lợi như vậy giúp cho Khánh Hoà có thể phát triển hoạt động du lịch biển quanh năm. Điều đó góp phần đem lại một nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế của tỉnh nhà. 2.8.1 Đầu tư phát triển du lịch khánh hoà Tỉnh có chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010 như sau: tăng cường thu hút khách, nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, năm 2010 đón 1.000.000 khách (trong đó 240.000 khách quốc tế), doanh thu đạt 500 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm từ 10 - 11%, tỷ trọng trong GDP của dịch vụ - du lịch chiếm khoảng 36% năm 2006. Bằng các biện pháp và hình thức huy động thích hợp để tích tụ vốn đầu tư để phát triển du lịch như sau: Khuyến khích vốn đầu tư trong và ngoài nước. Quan điểm đầu tư có cân đối, tập trung có trọng điểm theo quy hoạch và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Đầu tư tập trung vào cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch gồm: - Về cơ sở lưu trú: nên phát triển quần thể nhà nghỉ kiểu Trung Bộ trong khu du lịch làng quê, phát triển cơ sở lưu trú cần cân đối hợp lý. - Về khu du lịch và cơ sở tham quan, vui chơi giải trí: khai thác xây dựng khu du lịch gắn liền với cảnh quan thiên nhiên với vị trí hấp dẫn của sông nước… có quy mô lớn thu hút và lưu giữ khách. Tăng cường đầu tư đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, nâng cao các tiêu chuẩn của ngành, nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan môi trường. Đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho xã hội. Tạo thêm việc làm cho người lao động, năm 2006 số lượng lao động trong ngành du lịch ước khoảng 4.120 người (tăng thêm 1.250 người) và năm 2010 khoảng 7.250 người (tăng thêm 3.130 người). Đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động xã hội hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ, sản xuất, vận chuyển… phục vụ du lịch. Chỉ trong vòng 3 năm (2001 - 2003), đã có gần 1.200 tỷ đồng đăng ký đầu tư, với số vốn thực hiện gần 600 tỷ đồng, điển hình là khu du lịch 5 sao Bãi Trũ Đầm Già ở Hòn Tre (450 tỷ đồng), khách sạn tiêu chuẩn 5 sao Sunrise (73 tỷ đồng) hoạt động từ tháng 12/2004, dự án Rusalka (Bãi Tiên - Nha Trang) 15 triệu USD, dự án khu du lịch Sông Lô (Nha Trang) 343 tỷ đồng. 2.8.2 Tình hình thị trường du khách Trong những năm gần đây, du khách đến Nha Trang ngày càng đông kể cả khách quốc tế và khách nội địa. Như theo thống kê, lượng khách trong những năm qua và tỷ lệ phần trăm so với tổng số khách quốc tế đến thành phố còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn. 13.000 du khách chiếm tỷ lế 1.55% ( năm 1995), 23.000 du khách chiếm 2.48% (1996), 14.400 du khách chiếm 1.56% (1997), 12.984 du khách chiếm 1.49% (1998), 8.490 du khách chiếm 0.87% (1999), 7.300 du khách chiếm 0.66% (2000), 12.405 du khách chiếm 1.12% (11 tháng đầu năm 2001). Theo ông Đỗ Huy Hoàng trưởng phòng quản lý Cầu Đá cho biết như sau: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 Quốc tế 39.581 44.072 43.522 47.433 6.139 Nội địa 102.397 120.954 135.469 178.932 194.916 Tổng cộng 141.978 165.026 180.991 226.365 256.264 Bảng 4: Số lượng du khách tham quan du lịch bằng tàu biển (Nguồn quản lý cảng Cầu Đá). Riêng 7 tháng đầu năm 2001, số lượng khách quốc tế đạt được 36.350 người, khách nội địa là 160.275 người, tổng cộng số lượng khách là 1.966.250 người. Qua số liệu cho thấy số du khách tham gia du lịch biển đang có chiều hướng gia tăng từ những năm gần đây, đó là biểu hiện tốt cho du lịch thành phố Nha Trang đang trên đà định hướng du lịch sinh thái biển là hoạt động du lịch chính trong giai đoạn 2001 - 2010. Tuy nhiên, bên cạnh đó, du lịch Nha Trang còn có một số mặt hạn chế tác động chưa tích cực đến sự phát triển đó là: - Kết cấu hạ tầng yếu và chưa đồng bộ. - Hiệu quả kinh tế và qui mô kinh doanh du lịch chưa tương xứng với tiềm năng trong vùng. Vì vậy ngành du lịch Nha Trang cần phải khắc phục một cách triệt để. Từ đó doanh thu của tỉnh Khánh Hoà nói chung và Nha Trang nói riêng ngày càng tăng và từ đó làm cho ngành du lịch phát triển vượt bậc. 2.8.3 Dự báo về du khách Ngành du lịch Khánh Hoà cố gắng đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển du lịch nhằm thu hút du khách. Và dựa trên những cơ sở, tiêu chí đó dự báo du khách rất quan trọng nhằm có thể chuẩn bị đón tiếp, phục vụ một cách nhanh chóng, hiệu quả, không gây lãng phí cũng như thất thoát trong việc đầu tư, kinh doanh du lịch của tỉnh. Bảng 5: Dự đoán lượng du khách tới Khánh Hoà vào 2010 Đơn vị tính: Ngươi Loại khách Năm 2005 2010 Khách quốc tế 213.975 320.970 Khách nội địa 499.280 748.910 Tổng số 712.255 1.069.880 (Nguồn: Tỉnh Khánh Hoà). 2.8.4 Dự báo về buồng, giường Ngày nay nhu cầu đi du lịch ngày càng cao, thì việc chi vào các loại dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, hàng hoá lưu niệm và các dịch vụ khác không thể thiếu và chi tiêu của du khách cũng cao hơn so với các năm trước. Đối với khách quốc tế thì cơ cấu chi tiêu cao hơn so với khách nội địa. Bảng 6: Dự đoán số giường của Khánh Hoà tới năm 2010 Phòng Giường Năm 2005 2010 Tổng số phòng 4.674 5.141 Phòng quốc tế 3.270 3.598 Tổng số giường 1.685 2.852 Giường quốc tế 7.478 8.225 Đơn vị tính: Giường (Nguồn: Tỉnh Khánh Hoà). 2.8.5 Dự báo về doanh thu Bảng 7: Dự đoán lợi nhuận thu được vào 2010 Đơn vị tính: Tỷ Đồng Khách Năm 2005 2010 Từ Khách quốc tế 352.274 966.790 Từ khách nội địa 288.224 791.000 Tổng doanh thu 640.498 1.757.790 (Nguồn: Tỉnh Khánh Hoà). Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch của tỉnh Khánh Hoà. Theo PaTa và VIE/89/003 ước tính: - Một buồng quốc tế cần 1,7 lao động trực tiếp. - Một buồng nội địa cần 1,2 lao động trực tiếp. Năm 2010 ngành du lịch tỉnh cần có một số lượng lao động lớn có tay nghề chuyên môn chuyên nghiệp vụ cao, mới có thể đáp ứng lượng du lịch năm 2010 cần 6.169 lao động. 2.9 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA KHÁNH HOÀ 2.9.1 Định hướng phát triển các loại hình DLST Nhu cầu của du khách là muốn hưởng thụ, những sản phẩm cả vật chất lẫn tinh thần thoả mãn nhu cầu của chính bản thân. Do vậy, các nhà đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch phải biết rõ nơi mình đầu tư có thế mạnh và điểm yếu gì. - Du lịch tắm biển kết hợp với thể thao, đối với các du khách đến từ các vùng Cao Nguyên như: Đà lạt, Đắc Lắc, Lâm Đồng và các vùng ôn đới như: Anh, Pháp, Đức, Mỹ… và một số nước châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc thì loại hình du lịch biển tại Nha Trang là một thế mạnh. - Săn bắt cá cũng là hoạt động lý thú với du khách tại ghềnh đá quanh đảo… có thể thưởng thức được phong cảnh, vẽ đẹp hùng vĩ của những rạn san hô cùng nhiều sinh vật biển đẹp lạ mắt bằng đi thuyền máy trong suốt thời gian tham quan, có thể ngắm nhìn phong cảnh của cuộc sống vùng sông biển. - Tạo nên một không gian thú vị để thu hút khách lưu trú, loại hình này đang được cả nước và tỉnh Khánh Hoà đầu tư nhiều cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú… Trong tương lai loại hình này sẽ phát triển mạnh và đem lại doanh thu cao cho ngành du lịch của tỉnh. - Loại hình du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh cũng thu hút nhiều du khách trong nước cũng như ngoài nước. Một số hồ, suối có giá trị chữa bệnh khá cao nhưng chưa được các nhà đầu tư chú ý nhiều hay mới chỉ đưa vào khai thác một ít và chưa được du khách biết đến nhiều như: Suối nước nóng khoảng 760C, khá tinh khiết, chứa các khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người, du khách có thể dễ dàng đến tham quan dòng suối gần quốc lộ, nguồn nước khoáng tại vịnh Văn Phong, tắm bùn gần khu Cầu Bóng. - Loại hình du lịch hội thảo, cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch cũng như cơ sở hạ tầng tại thành phố Nha Trang khá phát triển nên loại hình du lịch tại Nha Trang có thể phát triển được nhưng thường các cuộc hội nghị, hội thảo đều có liên quan tới kinh tế - xã hội của vùng như: các cuộc hội thảo về môi trường, hệ sinh thái biển, các cuộc hội nghị về đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế hỗ trợ cho phát triển du lịch. 2.9.2 Đa dạng hoá sản phẩm du lịch Có thể nói tiềm năng khai thác du lịch thương mại Khánh Hoà rất lớn, Các công trình khai thác du lịch nhằm chủ yếu vào thành phố Nha Trang với các loại hình du lịch biển. Vì vậy việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch là một điều tất yếu trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, mang bản sắc của địa phương, đặc biệt là các truyền thống văn hoá, lịch sử, nghệ thuật… - Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch sông nước, du lịch làng quê, sinh hoạt văn hoá văn nghệ truyền thống, hội nghị. - Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và thế giới. Đối với từng điểm du lịch phải có sản phẩm du lịch đặc thù và kết hợp các tỉnh lân cận để nối tuyến du lịch, tạo thêm khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch của tỉnh và khu vực Miền Trung. - Đầu tư một số loại hình mới với các khu vui chơi giải trí như: khảo cổ di tích văn hoá Chàm, tham quan hệ sinh thái biển, các loại tài nguyên có giá trị về kinh tế xã hội. - Ngoài những trò chơi, hoạt động dưới nước, nên tổ chức các tour leo núi tại các huyện Khánh Vân, Khánh Sơn nay là hai huyện với nhiều loại động thực vật phong phú, phong cảnh đẹp với phong tục tập quán của nhiều dân tộc như: Raglai, Giẻ Triêng, Êđê, Tày, Nùng, Mường… - Đầu tư trong lĩnh vực vui chơi giải trí tại ngay trong khách sạn để tăng số ngày lưu trú của du khách. - Hàng năm sở du lịch Khánh Hoà nên kết hợp với ban quản lý chất lượng kiểm tra vệ sinh thực phẩm các cơ sở ăn uống tại tỉnh. Sở du lịch tỉnh nên thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực của các địa phương và các dịp lễ hội cũng là cách tiếp thị sản phẩm của mình đến với du khách. - Đa dạng các loại hình vận chuyển và nâng cao nghiệp vụ phục vụ. Hiện nay, các du khách vào Nha Trang - Khánh Hoà chủ yếu bằng đường bộ và đường sắt, đây là hai loại hình vận chuyển được du khách ưa chuộng nhất vì chi phí cho loại hình này rẻ cộng với hệ thống đường bộ, đường sắt khá phát triển. - Thêm vào đó việc đào tạo nguồn nhân lực có nghiệp vụ chuyên nghiệp cũng là vấn đề chung cho tỉnh, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh du lịch. 2.9.3 Đa dạng hoá thành phần kinh tế trong kinh doanh du lịch Năm 1989, đất nước ta thực hiện nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau từ thành phần kinh tế nhà nước, tư nhân, liên doanh nước ngoài, tại Khánh Hoà trong kinh doanh thương mại dịch vụ, du lịch chủ yếu có các thành phần kinh tế sau: - Thành phần kinh tế nhà nước, công ty du lịch tỉnh Khánh Hoà, công ty Cung ứng tàu biển thương mại và dịch vụ Nha Trang có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển mạnh mẽ vào ngành. - Thành phần kinh tế cá thể: chủ yếu các đơn vị này hoạt động một cách riêng lẻ, quy mô nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách và cũng như hiệu quả kinh tế và doanh thu đem lại chưa cao. - Thành phần kinh tế có sự liên doanh giữa các công ty du lịch, địa phương, liên doanh với nước ngoài như: công ty liên doanh Hải Dương là liên doanh công ty thương mại đầu tư vào Khánh Hoà với công ty VFCGZ xây dựng khu nghỉ mát ANA MANDARA, liên doanh giữa công ty du lịch tỉnh với đối tác Philipin xây dựng khách sạn Nha Trang Logdge. Hai đơn vị này đã hoạt động hiệu quả. 2.9.4 Định hướng về maketing du lịch Ngày nay, bất kỳ một sản phẩm nào khi tung ra thị trường đều phải có chương trình quảng cáo tiếp thị, tạo điều kiện cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm. Có thể nói chương trình quảng cáo tiếp thị chiếm gần 50% sự thành công của sản phẩm nhất là sản phẩm du lịch. Đối với ngành du lịch tỉnh Khánh Hoà, chính sách quảng bá tiếp thị chưa được rộng rãi. Trong tương lai, ngành du lịch tỉnh sẽ tăng cường tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tạp chí du lịch, tuần du lịch, Việt Nam News, Sài Gòn tiếp thị mạng internet và một số báo chí nước ngoài. 2.9.5 Định hướng về tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực Trong các chiến lược phát triển du lịch thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quan trọng nhất, mang tính quyết định cho sự ổn định và phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà. - Phát triển nguồn nhân lực tỉnh chú trọng cả việc chất lượng lẫn số lượng. Hiện nay tại các cơ sở lưu trú Khánh Hoà trung bình một buồng có khoảng 1 lao động, chỉ số này thấp hơn so với các trung tâm du lịch lớn trong cả nước (chỉ số lao động một buồng cả nước do tổng cục du lịch quy định cần 1.2 lao động). - Hàng năm sở du lịch tỉnh có tổ chức các khoá đào tạo huấn luyện lại nguồn nhân lực để đáp ứng được nhu cầu trước mắt. Với những chế độ về tăng lương, nâng bậc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác đối với người lao động đều thực hiện đầy đủ. - Đối với các lĩnh vực: Khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, quản lý đào tạo ở ba cấp học, sơ cấp, trung cấp và đại học. Tuy nhiên, hiện nay số cán bộ lao động hoạt động trong ngành du lịch, có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ trọng thấp, còn lại đều là trình độ sơ cấp, trung cấp. Cho nên việc đào tạo lại và tuyển dụng lao động có trình độ đại học, cao đẳng là điều cấp thiết. - Xây dựng mô hình đào tạo mới như trường nghiệp vụ du lịch tại tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển du lịch chung của cả nước. Gắn giáo dục và đào tạo du lịch với hệ thống giáo dục tỉnh và chú trọng phát triển du lịch toàn dân. 2.10 DU LỊCH SINH THÁI HÒN TẰM 2.10.1 Mục tiêu của việc quản lý Hòn Tằm Cải tạo và mở rộng khu du lịch này thành khu du lịch sinh thái bền vững với nền văn hoá Trung Nam Bộ điển hình, có hiệu quả phục vụ mọi khách du lịch là một trong những khu du lịch trọng tâm của tỉnh Khánh Hoà. 2.10.2 Giới thiệu về Hòn Tằm Đảo Hòn Tằm cách TP. Nha Trang 5km về phía Đông Nam, dù đã rất quen thuộc nhưng Hòn Tằm vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất. Bàn tay con người đã làm cho vẻ đẹp hoang sơ ấy càng trở nên hấp dẫn hơn, những chồi lá nằm dọc bờ cát cùng những toà nhà trong rặng cây khiến du khách rất hài lòng. Hình 6: Bản Đồ Hòn Tằm Từ bến tàu du lịch Bảo Đại, chỉ mất 20 phút đi tàu là đến Hòn Tằm. Đảo nhìn xa có hình dáng giống như con Tằm, 10 năm trước nơi đây còn là một đảo hoang, giờ đã vươn mình trở thành một trong những đảo du lịch sinh thái nổi tiếng của cả nước. Hòn đảo xinh đẹp này nằm ngay trong vùng biển Nha Trang, chỉ cách đất liền 5km, một cự ly vừa phải cho khách du lịch không quen với sóng nước Đại Dương. Hình 7: Bến tàu Bảo Đại Ngày nay Hòn Tằm trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo. Trên đảo có những dịch vụ kinh doanh du lịch. Bất cứ mùa nào Hòn Tằm đều lặng gió, nước biển rất êm đềm thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. 2.10.3 Lịch sử hình thành Hòn Tằm, tên gọi mang ý nghĩa tượng hình do người dân chài thuở xa xưa để lại. Được gọi là Hòn Tằm bởi hòn đảo trông giống như một con Tằm màu xanh lục đầu hướng về phía Đông. Ngày trước Hòn Tằm còn là một trong những đảo hoang dành cho ngư dân vùng biển đốn củi, chài lưới, thu nhặt vỏ sò, vỏ ốc, san hô, chỉ có thảm thực vật, những cây cổ thụ và hàng trăm ngôi mộ của người dân các làng chài ven biển, là một hòn đảo vô danh, quạnh hiu và tẻ nhạt chưa hề có tên trên bản đồ du lịch biển của Nha Trang Khánh Hoà. Tuy nhiên Hòn Tằm ẩn chứa trong sâu thẳm một tiềm năng du lịch to lớn mà trước đây chưa được nhận biết và khai thác.Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Hòn Tằm là căn cứ cách mạng, nuôi dưỡng và che giấu cán bộ. Xác định được tiềm năng du lịch mạnh nhất của Nha Trang Khánh Hoà là du lịch biển đảo. Từ năm 1992 Công ty cung ứng tàu biển thương mại và dịch vụ Nha Trang đã tổ chức khảo sát lập dự án trình UBND tỉnh… vào thời điểm đó, đây là ý tưởng tiên phong về loại hình du lịch đảo tại Khánh Hòa. Với tầm nhìn xa để đầu tư đúng hưởng, công ty này đã biến khu đảo hoang thành "đảo vàng". Hòn Tằm dần dần phát triển lớn lên qua từng năm tháng. Ngày nay Hòn Tằm đã trở thành một khu du lịch sinh thái biển đảo quy mô và bề thế. Với diện tích mặt bằng 10ha, Hòn Tằm được xây dựng thành 2 khu liên hoàn là khu A và khu B phục vụ du khách một cách tốt nhất. Mỗi năm cây cỏ nhường cho những chiếc lều nghỉ cho du khách, một con đường nội bộ hình thành. Dự định của Hòn Tằm là mở thêm một con đường bao quanh Hòn Tằm cho khách du lịch đi xe đạp, tổ chức cáp treo chinh phục đỉnh núi và nhiều dịch vụ vui chơi giải trí hấp dẫn khác. 2.10.4 Hoạt động du lịch hiện nay ở Hòn Tằm Từ sáng sớm du khách đến Hòn Tằm rất đông, đông nhất là ở khu A, là một bãi tắm hình vòng cung, nước trong xanh, nơi này luôn luôn thu hút khách tới vui chơi và tắm biển. Tại đây có nhà hàng Trầu Cau luôn nhộn nhịp khách nước ngoài. Gần nhà hàng Trầu Cau là khu nhà nghỉ cao cấp gồm 10 căn, có khả năng phục vụ cùng lúc 300 thực khách với những món ăn đặc sản biển. Có khu vệ sinh và 32 phòng tắm nước ngọt để phục vụ nhu cầu của khách. Cũng dọc theo bãi tắm khu A ở Hòn Tằm, một hệ thống Kiốt được dựng lên để phục vụ du

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa.doc