Đồ án Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm cho một sản phẩm mộc mỹ nghệ tại làng nghề sản xuất đồ gỗ

1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Có thể nói rằng, nửa đầu thế kỷ XX là của máy móc thiết bị kỹ thuật, còn nửa cuối thế kỷ XX là của chất lượng và nó được tiếp tục duy trì cùng với công nghệ sinh học, siêu vi và kỹ thuật số trong thế kỷ XXI. Để có thể đáp ứng được những nhu cầu và lợi ích ngày càng cao của người tiêu dùng. Trên thế giới ở nhiều nước như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, tuy đã có nhiều tổ chức và tiêu chuẩn như ISO – 9000, ra đời để đáp ứng chất lượng sản phẩm của con người. Mặc dù vậy chúng vẫn tương đối mới mẻ đối với nhiều nước đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế còn lạc hậu, nó sẽ ít được ưu tiên.

Vấn đề kiểm soát chất lượng đã được Walter.Ashewhart – một kỹ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell Telephon tại Princeton Newjersey (Mỹ) là người đầu tiên đề xuất việc sử dụng các biểu đồ kiểm soát vào việc quản lý các quá trình công nghiệp và được coi là mốc ra đời của hệ thống kiểm soát chất lượng hiện đại.

Quality cotrol ra đời tại mỹ, các phương pháp này được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các Công ty Mỹ phát huy sau chiến tranh. Trái lại, chính ở Nhật Bản, việc kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát triển. Trong thế kỷ áp dụng đầu tiên vào cuối những năm 1940 tại Nhật Bản. Các kỹ thuật kiểm soát chất lượng thống kê (SQC) chỉ được áp dụng rất hạn chế trong một số khu vực sản xuất và kiểm nghiệm.{VI}

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ngay từ khi thành lập Uỷ ban khoa học nhà nước năm 1959 “Quản lý kỹ thuật. Nội dung quản lý trong thời kỳ này bao gồm một số nội dung sau:

1. Ban hành và quản lý việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất .

2. Quản lý đo lường (quản lý đo lường, kiểm chuẩn, kiểm định đo lường).

3. Quản lý chất lượng sản phẩm công bố tiêu chuẩn, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Sau đó đã có hàng loạt các pháp lệnh, nghị định và hội thảo về chất lượng như:

- Pháp lệnh nhà nước “Về chất lượng hàng hoá số 18/1999/PL- UBTVQH10.

- Nghị định chính phủ số 86 – CP/1995/ NĐ - CP “Quyết định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá”,

- Diễn đàn ISO – 9000 lần I (1996), lần II (1997) tại Hà Nội; III (1998), lần IV (1999) tại TPHCM.

- Giải thưởng chất lượng Việt Nam được tổ chức hàng năm từ tháng 8 – 1998 đến nay là giải uy tín nhất Việt Nam về chất lượng.

- Hội chợ bình chọn hàng Việt Nam cao do Báo Sài Gòn tổ chức hàng năm thu hút sự chú ý của nhà nước doanh nghiệp toàn quốc.

Qua đây ta nhận thấy rằng chất lượng sản phẩm đã được nhà nước ta quan tâm khá sớm. Nhưng vấn đề kiểm soát chất lượng chưa được quan tâm thích đáng. Hiện nay đối với các doanh nghiệp chế biến lâm sản thì nó đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Trong bối cảnh chuẩn bị cho sự hội nhập khu vực và quốc tế, vấn đề nâng cao năng lực hoạt động, trong đó nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp thì mới có thể đứng vững trong thị trường nội địa và có thị phần đáng kể trên thế giới {VI}. Song vấn đề về kiểm soát chất lượng sản phẩm mộc chưa tài liệu nào nói đến, nhất là đồ mộc mỹ nghệ cao cấp.

 

doc50 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm cho một sản phẩm mộc mỹ nghệ tại làng nghề sản xuất đồ gỗ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm cho một sản phẩm mộc mỹ nghệ tại làng nghề sản xuất đồ gỗ.Doc
Tài liệu liên quan