MỤC LỤC
PHẦN I:.2
`GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 2
I. cây chè: 2
II. Tình hình phát triển cây chè: 2
III. Giá trị của cây chè: 4
IV. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000: 5
1. Tổng quan về chất lượng: 5
2. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000: 10
3. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000: 14
ISO 19011:2001 14
ISO 9000:2000 14
Cơ sở và Từ vựng 14
4. Giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000: 18
Nội dung 18
PHẦN II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.34
I. Mục tiêu 33
II. Nội dung nghiên cứu 33
III. Ý nghĩa thực tế 33
PHẦN III THUYẾT MINH XÂY DỰNG.34
I. Luận chứng chọn địa điểm xây dựng nhà máy 34
1. Điều kiện tự nhiên 34
2. Nguồn cung cấp nguyên liệu: 35
3. Thị trường: 35
4. Điều kiện hợp tác hoá, nhiên liệu, điện nước: 35
5. Giao thông vận tải 36
6. Hệ thống phân phối 36
II. Lựa chọn dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc và tính cân bằng sản phẩm 37
1. Lựa chọn dây chuyền sản xuất: 37
2. Quy trình sản xuất theo phương pháp OTD: 40
3. Tính cân bằng sản phẩm và lựa chọn số lượng thiết bị: 48
III.Tổng mặt bằng nhà máy 60
1.Thuyết minh tổng mặt bằng 60
2. Giải pháp kết cấu thi công và tính toán diện tích các công trình: 60
2. Nhà điều hành chung: 61
3. Nhà hội trường. 61
4. Nhà điều hành nhà máy. 61
5. Nhà để xe cơ quan + ga ra ô tô. 61
6. Nhà bảo vệ. 61
7. Bãi than. 61
8. Bãi xỉ than. 62
9. Nhà máy phát điện. 62
10. Trạm hạ thế. 62
11. Nhà ăn+Vệ sinh. 62
12. Tháp nước. 62
13. Buồng dập bụi. 62
14. ống khói 62
15. Cây xanh: 62
PHẦN IV CÁC BƯỚC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHO DOANH NGHIỆP.63
CHƯƠNG I VIỆC XÂY DỰNG ISO 9000 TẠI DOANH NGHIỆP CÓ THỂ TIẾN HÀNH THEO CÁC BƯỚC SAU 63
CHƯƠNGII XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 67
I. Lập ban chỉ đạo dự án thực hiện theo ISO. 67
1. Nhiệm vụ, chức năng của ban điều hành dự án ISO 9001:2000. 67
2. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các thành viên trong ban điều hành. 68
II. Sơ đồ thành lập ban chỉ đạo dự án ISO của công ty 69
1. Đánh giá các điểm không phù hợp so với tiêu chuẩn ISO và các hành động khắc phục 69
2. Thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng. 72
3. Viết sổ tay chất lượng. 72
III. Giới thiệu chung 73
1. Bảng theo dõi ban hành sửa đổi. 73
2. Ban hành sổ tay chất lượng: 73
3. Giới thiệu chung về công ty: 73
4. Giới thiệu sổ tay chất lượng. 74
5. Kiểm soát sổ tay chất lượng. 74
6. Chính sách chất lượng của công ty. 75
7. Mục tiêu chất lượng năm 2008 của Công ty. 76
IV. Cơ cấu tổ chức của công ty 77
1. Sơ đồ hệ thống chất lượng. 77
2. Các ngoại lệ không áp dụng 78
3. Sự tương tác giữa các quá trình (sơ đồ 5.3) 79
4. Hệ thống quản lý chất lượng 80
4.2.3. Kiểm soát tài liệu 81
5. Trách nhiệm của lãnh đạo 81
6. Quản lý nguồn lực 87
6.1.Quản lý nguồn lực 87
7. Tạo sản phẩm. 89
8. Đo lường, phân tích và cải tiến. 94
CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA CÔNG TY SAU KHI ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 104
I. Đối với người lao động: 104
II. Đối với công ty: 104
III. Đối với khách hàng : 104
Phần V: Kết luận và kiến nghị 106
Kết luận 108
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 cho nhà máy sản xuất chè đen năng suất 13 tấn búp tươi/ ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏng, đêm lạnh rải dày hơn, khi rải chè phải tơi xốp đều, đảm bảo độ dày theo quy định.
* Cách tiến hành:
Sau quá trình vò và sàng tơi chè được phân thành hai loại là chè trên sàng và dưới sàng lần lượt được chuyển lên máy lên men liên tục có hệ thống thông gió cưỡng bức băng quạt ly tâm và quạt phun ẩm đặt trước quạt ly tâm do đó chè được làm mát và có đủ oxy. Sau khi chè ra khỏi máy kết thúc quá trình lên men độc lập chè được chuyển qua máy sấy bằng một băng tải.
c) Các thông số kỹ thuật trong quá trình lên men:
- Thời gian: thay đổi theo mùa. Mùa đông từ 3h30 đến 4h và mùa hè từ 3h50 (tính từ lúc vò đến lúc sấy). Lên men độc lập là 1h.
- Độ ẩm không khí phòng men: 95-98 %.
- Thông gió trong phòng: 5m/s.
- chiều dày của lớp chè trên máy lên men : 15cm- 20cm.
2.2.5. Sấy chè:
Đây là giai đoạn cuối cùng của sản xuất chè đen bán thành phẩm. Khi sấy ở chế độ nhiệt hợp lý sẽ làm tăng hương thơm và mùi vị của chè.
a) Mục đích của quá trình sấy:
Sấy là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ sự hoạt động của men, làm bay hơi lượng ẩm dư trong chè và cố định chất lượng chè đen bán thành phẩm đã hình thành trong quá trình lên men.
+ Sấy sẽ tạo màu sắc, hương thơm mới cho sản phẩm chè, tạo cho chè có màu đặc trưng.
+ Làm giảm thuỷ phần trong chè đến mức thích hợp, làm cánh chè xoăn lại, ngăn ngừa nấm mốc, dễ bảo quản và vận chuyển tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân loại.
+ Yêu cầu đối với chè sau khi sấy là khô đều, không bị khê khét hay cao lửa, độ ẩm còn lại từ 3 - 5%.
b) Kỹ thuật sấy:
+ Phần chè to trên sàng (chè phần III) đem sấy trước, phần chè nhỏ lọt sàng sấy sau. Các phần chè được sấy ở các thông số kỹ thuật khác nhau.
+ Chè được đổ vào máy băng tải sẽ vận chuyển chè vào buồng sấy, ở đây chè được tiếp xúc với không khí nóng theo nguyên tắc ngược chiều để làm khô chè.
+ Trước khi sấy chè phải được lên men đều, độ ẩm đạt 95 - 98%, chè có màu đồng đỏ, tơi xốp, không bị dính ướt.
+ Sau khi sấy chè khô phải đảm bảo thuỷ phần còn lại từ 3 - 5% chè có màu đen bóng, xoăn, khô đều, không bị cháy, khê khét...
+ Chè phải có hình dáng cố định, chè xoăn chặt cong theo chiều cong của lá, có mùi thơm đặc trưng của chè đen.
c) Các thông số kỹ thuật trong quá trình sấy:
+ Thời gian sấy từ 20 đến 25'.
+ Nhiệt độ sấy là 95 đến 1000C đối với chè phần III, từ 93 - 950C đối với chè phần I, II.
+ Độ dày lớp chè từ 6-8 cm.
+ Nhiệt độ phòng sấy 26-320C.
+ Độ ẩm còn lại 3-5%.
+ Tốc độ không khí nóng V = 0,5-0,6 m/s.
2.2.6. Phân loại, đóng gói, bảo quản chè đen:
a) Mục đích của việc phân loại:
Là tạo ra các mặt hàng chè có kích cỡ khác nhau nhờ gia công cơ học như cắt, nghiền, sàng, quạt... Mỗi loại chè có kích thước và độ nặng nhẹ tương đối đồng đều, loại ra các tạp chất có lẫn trong chè. Nhằm thu hút được các mặt hàng chè đều, đẹp, có chất lượng cao, tạo ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, xuất khẩu hay đơn đặt hàng.
b) Kỹ thuật phân loại:
+ Chè phần to (phần III) được đổ vào sàng rung sơ bộ, phần chè lọt dưới sàng rung và phần chè I, II BTP được đưa lên sàng bằng, ta thu được 4 số chè 1,2,3,4. Số 1,2,3 cho sang sàng sạch lấy thành phẩm, số 4 đưa đi cắt lại sau đó được đưa lên sàng bằng, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chè ra phế phẩm. Đối với phần chè to trên sàng bằng được đưa đi cắt nhẹ và cũng làm tương tự như trên.
+ Các phần chè sau khi sàng sạch có thể lấy được thành phẩm luôn hoặc đem đi rê, quạt tuỳ theo chè đẹp hay xấu, nặng hay nhẹ. Rê và quạt để loại bỏ những tạp chất, phân loại chè theo khối lượng thu chè thành phẩm.
+ Chè thành phẩm được đựng trong các bao tải có lót túi ni lon ở bên trong. KCS sẽ bốc mẫu kiểm tra và định ra tỷ lệ đấu trộn.
c) Đóng bao và bảo quản:
+ Chè sau khi phân loại thu được các mặt hàng chè thành phẩm OP, P, FPOP, BS, BPS, F, D và phế phẩm, khi đủ số lượng được trộn theo đơn do KCS định ra hoặc heo mẫu của Công ty.
+ Đấu trộn xong chè được đóng vào các bao có lót 2 đầu túi ni long cách ẩm bên trong, sau đó được khâu kín lại, ghi nhãn hiệu, loại chè, nơi sản xuất, số lô, trọng lượng... Sau đó sẽ được xe trở ra công ty hoặc bảo quản tại kho chuyên dùng của nhà máy. Kho bảo quản phải đảm bảo các yêu cầu về sự cách ẩm, nhiệt độ, độ ẩm của không khí.
+ Các bao chè được xếp trên các kệ bằng gỗ cao khoảng 10 cm được đặt cách nền nhà và tường, có chừa đường đi lại để dễ vận chuyển và kiểm tra.
3. tính cân bằng sản phẩm và lựa chọn số lượng thiết bị:
3.1Tính nguyên liệu:
tính lượng nguyên liệu chè tươi trong một năm: ( Qv)
- công thức: Qv=( kg)
Trong đó:
Qv: lượng nguyên liệu chè tươi trong một năm( kg).
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy = 13tấn/ngày.
K: hệ số không đều của nguyên liệu chè tươi (k=1,7-2).
N: số ngày hái chè trong một năm (n=210ngày).
Vậy: Qv= (kg)
Như vậy nhu cầu nguyên liệu của nhà máy trong một năm là: 1605882kg
Thời vụ sản xuất chè từ tháng 3 đến tháng 11 qua tham khảo số liệu của các công ty tình hình nguồn nguyên liệu giữa các tháng như sau:
Bảng 2: tình hình nguồn nguyên liệu
Tháng
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Tổng cộng
Sản lượng(%)
4
5
11
13
18
18
17
10
4
100
Sản lượng (tấn)
64
80
177
209
289
289
273
161
64
1606
Còn tháng 12, 1, 2 là những tháng không có chè, công việc chủ yếu sẽ là sửa chữa và bảo dưỡng máy móc và thiết bị, chăm sóc vùng nguyên liệu để phục vụ nhu cầu nguyên liệu của nhà máy cho vụ sản xuất sau.
Với sản lượng 1605882kg chè tươi trong một năm sẽ thu mua theo dự kiến:
Bảng 3: dự kiến thu mua của công ty
Loại chè
A
B
C
D
Tổng
Sản lượng (%)
0
70
25
5
100 %
Sản lượng (tấn)
0
1124
402
80
1606
diện tích vùng nguyên liệu là:
công thức: S =(ha)
trong đó:
S : diện tích đất trồng chè (ha)
Qn : năng suất của nhà máy trong một năm (kg)
Qtb/ha : năng suất chè/ ha (kg)
Qua khảo sát thực tế thì năng suất trung bình hiện nay là 9 tấn/ha.
Vậy: S = (ha).
Với diện tích 178,4 ha vùng nguyên liệu xẽ đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu của nhà máy.
3.2.tính năng suất từng công đoạn và chọn máy móc cho dây chuyền sản xuất:
3.2.1lượng chè tươi cần bảo quản trong ngày:
lượng chè cần bảo quản trong ngày thường bằng 70% năng suất của nhà máy trong ngày.
Qbq = 0,7 . Qn
Trong đó: Qbq: là lượng chè cần bảo quản.
Qn : năng suất trung bình cao nhất của nhà máy / ngày
Qbq = 0,7 . 13000 = 9100 (kg/ngày)
3.2.2lượng chè sau khi héo trong ngày:
a) khối lượng chè sau khi héo:
Theo thiết kế của dây chuyền sản xuất thì sản phẩm của công đoạn trước sẽ là nguồn nguyên liệu của công đoạn sau. Dựa độ giảm thuỷ phần (tổn hao chất khô không đáng kể) tính được lượng chè sau khi héo như sau:
Qh = Qn
Trong đó: Qh: lượng chè sau khi héo.
Qn: lượng chè tươi trong ngày.
Wo: độ ẩm trung bình của chè tươi Wo = 75-78%.
Wh: độ ẩm trung bình của chè sau khi héo = 63-65%.
Vậy: Qh=13000. (kg/ngày).
b) Lựa chọn và tính số lượng máng héo Việt Nam:
* Kích thước: dài 25 (m), rộng 1,8 (m), cao 1,2(m).
có diện tích máng héo: 25. 1,8 = 45(m2).
Năng suất héo: 45 . 25 = 1125 (kg/máng).
* Các thông số kỹ thuật:
Động cơ quạt gió (quạt hướng trục) công suất 5,5 kw.
Sải cánh 1,2m.
tốc độ 1450 vòng/phút.
Lưu lượng gió 40000 m3/giờ.
Nhiệt độ vào máng:35-48oC.
Thời gian héo: 11-12 giờ.
* Tính số hộc héo:
Tại nhà máy thì số hộc héo để héo chè cũng là hộc để bảo quản chè tươi theo phương pháp thoáng gió tích cực, vì vậy ta chỉ cần tính số hộc héo cần dùng.
áp dụng công thức: n = h.
Trong đó:
n: là số lượng hộc để héo toàn bộ số chè tươi trong ngày (hộc).
h: hệ số dự trữ thiết bị thường bằng 1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: lượng chè tươi được rải trên 1 đơn vị diện tích hộc héo(kg/m2).
t: Thời gian cho một mẻ héo chè(8giờ).
Ta có: n= 1,2(máng).
Vậy số lượng máng héo cần có là 5 máng.
d) Số lượng máy vò ,sàng tơi và máy lên men liên tục:
Lượng chè phải đi vò trong ngày là: 8171,5kg/ngày, trong khi vò thuỷ phần chè không đổi, chè được đưa đi sàng tơi và phân làm hai phần:
Phần to=40%=3268,6(kg).
Phần nhỏ=60%=4902,9(kg).
* Thông số kỹ thuật của máy vò (Ân độ): SUPERTWIST-90
- Lượng chè trong cối vò:220-240 (kg/h).
- Tốc độ quay: máy vò ấn độ có 4 tốc độ: 40-45-50-55 (vòng/phút).
- Công suất điện: P=7,5kw; n=1440(vòng/phút).
- kích thước thùng vò: đường kính Ф=960(mm).
Chiều cao=723(mm).
*Tính số máy cần dùng:
áp dụng công thức: n=h.
Trong đó: n: số lượng thiết bị(cái).
h: Hệ số dự trữ thiết bị thường bằng 1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm :Năng suất làm việc của thiết bị =240 (kg/h).
n=1,2.
Vậy ta chọn lượng máy vò lần 1 là 3 cái trong chè đen ta chọn chế độ vò 3 lần 3-3-2 nên ta có tổng số máy vò là:8 máy vò.
* Máy sàng tơi SX-400: (Việt Nam)
- công suất điện: động cơ chính: p=1,1kw; n= 960(vòng/phút).
động cơ đảo: p=1,1 kw; n= 960(vòng/phút).
Tốc độ quay:18-23(vòng/phút).
Khung sàng nghiêng: 45o .
Tính số máy cần dùng:
áp dụng công thức: n=h
n: số lượng thiết bị.
h: hệ số dự trữ thiết bị =1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị =700(kg/h).
=> n= 1,2.(máy).
Như vậy ta chọn 1 máy sàng tơi.
* Máy lên men liên tục (Ân độ): MajesTea TTM05
Thông số kỹ thuật:
Lưu lượng gió: 5000-6000(m3/h).
Công suất động cơ quạt: P=3,7kw; n=1430(vòng/phút).
Tốc độ lên men: có 4 tốc độ 60-75-90-105 (phút).
Công suất động cơ nạp liệu:P=1,5kw; n= 1415(vòng/phút).
Công suất động cơ đảo chiều: P= 0,5kw; n= 1415(vòng/phút).
Công suất động cơ đánh vỉ: P=1,5kw; n=960(vòng/phút).
Nhiệt độ:25oC.
độ ẩm không khí:95-98%.
độ dày của chè trên băng tải: 15-20 (cm).
độ dài của băng tải:13,4(m).
Cao x dài x rộng: 13x3x1,4 (m).
Tính số máy cần dùng:
áp dung công thức: n=h..
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm=1250 (kg/ngày).
như vậy ta chọn 1 máy lên men liên tục.
e) Lượng chè sau khi sấy và số lượng máy sấy:
Ap dụng công thức: Qs=Qn.
Trong đó:
Qs: lượng chè sau khi sấy khô.
Qn: lượng chè tươi trong ngày.
W0: độ ẩm trung bình của chè tươi: 75-78%.
Ws: độ ẩm trung bình của chè sau khi sấy: 3-5%.
=> Qs=13000.(kg/ngày).
* Thông số kỹ thuật:
- Nhiệt độ sấy: t=100-110oC.
- Thời gian sấy: t=20-25 (phút).
- Một số thông số khác:
Bảng 4: một số thông số của máy sấy
Thông số
Máy Liên xô
đơn vị
Động cơ gạt chè
0,8
Kw
Động cơ quạt ly tâm
11
Kw
Động cơ truyền động chính
2,2
Kw
Lưu lượng quạt gió
28900
m3/h
Diện tích giải chè/toàn bộ
55/73
m2
Tốc độ sấy: gồm 5 tốc độ: 10-20-30-40-50(phút).
Kích thước hình học: Dài x Rộng x cao= 8x2,5x3(m).
Tính số máy cần dùng: áp dụng công thức:
n=h(cái).
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 900(kg/h).
Ta chọn 01 cái máy sấy.
f) Tính sản phẩm:
* Với tổng số nguyên liệu sản xuất trong năm là:1605882 kg/năm. theo định mức hệ số K=4,2- 4,3(hệ số tơi ra khô)ta có thể tính được lượng sản phẩm:
Qsp==(kg/năm).
Trong đó :
Qsp: Tổng lượng sản phẩm của nhà máy trong một năm sản xuất.
Qv: Lượng nguyên liệu đưa về sản xuất tại nhà trong một năm.
K: hệ số tiêu hao nguyên liệu cho một tấn sản phẩm.
* Do tính chất nguyên liệu để sản xuất ra các mặt hàng trên khác nhau về thuỷ phần, độ non, già, nặng, nhẹ,… Nên tỷ lệ mặt hàng thành phẩm sẽ phụ thuộc vào các loại nguyên liệu ABCD.
Theo quy dịnh của nhà máy thiết kế khi thu mua nguyên liệu đúng tiêu chuẩn thì tỷ lệ mặt hàng sẽ như sau:
Bảng 5: tỷ lệ mặt hàng của công ty
Loại chè
A
B
C
D
Tổng cộng
Sản lượng(tấn)
0
1124/4,3=261
402/4,3=93
80/4,3=19
373
Sản lượng mặt hàng
% tấn
% tấn
% tấn
% tấn
% tấn
OP
0 0
20 52,2
17 16
6 1,14
18,3 68,3
P
0 0
21 54,8
20 18,6
16 3,04
20,5 76,4
FBOP
0 0
16 4,76
13 12,09
9 1,7
14,9 55,56
PS
0 0
12 31,32
13 12,09
22 4,18
12,847,59
BPS
0 0
18 46,98
21 19,53
26 4,94
19,2 71,45
F
0 0
8 20,88
7 6,51
8 1,52
7,8 28,91
D
0 0
2 5,22
4 3,72
5 0.95
2,7 9,89
Bồm và cậng
0 0
3 7,83
5 4,65
8 1,52
3,8 14
Qua tính toán nguyên liệu càng non tỷ lệ mặt hàng cao cấp càng lớn và ngược lại.
g) Các thiết bị phân loại sản phẩm:
* Máy sàng rung SX-1000: (Việt Nam).
- Thông số kỹ thuật:
+ Công suất điện: P=1,7kw; n= 960 (vòng/phút).
+ khung sàng nghiêng: 45o.
+ Năng suất máy:1600 (kg chè tươi/h).
- Tính số máy cần dùng:
áp dụng công thức: n= h
Trong đó:
n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 900(kg/h).
Vậy ta chọn1 máy sàng rung.
* Máy cán CN-500 , cắt (Việt Nam):
Máy cán cắt chỉ làm việc với phần chè to trên sàng cần cho đi cán, cắt và phần chè cần đem cán cắt trong ngày chiếm khoảng 40% tổng lượng chè cần phân loại trong ngày: => 3010,5. 40%= 1204(kg/ngày).
- Thông số kỹ thuật:
Công suất động cơ: P=2,2kw; n=1450(vòng/phút).
Năng suất:2300(kg chè tươi/h).
- Tính số lượng máy:
áp dụng công thức: n=h.
Trong đó:
n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 2300(kg/h).
Vậy ta sẽ chọn 1 máy cán cắt.
* Máy sàng bằng SB-250: (Việt Nam)
- Thông số kỹ thuật:
Năng suất:1100 (kg/h).
Công suất động cơ: P=2,2kw; n=1450(vòng/phút).
Kích thước: Dài x Rộng x Cao=4,9x2,4x3,6(m).
- Số lượng thiết bị:
áp dụng công thức: n=h
Trong đó:
n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 1100(kg/h).
Ta chọn 1 máy sàng bằng.
* Máy sàng vòi ST-660: (Việt Nam)
- Thông số kỹ thuật:
Năng suất:2700(kg chè tươi/h).
Công suất động cơ chính: P=0,75kw, n= 950 (vòng/phút).
Công suất động cơ băng tải: P=1,25kw, n=1400 (vòng/phút).
Cùng lúc lắp được 5 cách sàng.
- Tính số lượng máy: áp dụng công thức:
n=h
Trong đó: n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 2700(kg chè tươi/h).
Chọn 1 máy sàng vòi.
* Quạt rê 6CEF-40: (Trung quốc)
- Thông số kỹ thuật:
Năng suất:900 (kg chè tươi/h).
Công suất động cơ quạt gió: P=1,5kw, n=1450(vòng/phút).
Công suất động cơ băng tải: P=0,37kw, n=1450(vòng/phút).
- Tính số lượng máy:
áp dụng công thức: n=h
Trong đó: n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 900(kg/h).
Chọn 1 máy quạt rê.
*Máy tách xơ và tách Dust HX-200 (Việt nam):
- Thông số kỹ thuật:
Năng suất: 900(kg chè tươi/h).
Công suất động cơ: P=2.2kw, n=1415(vòng/phút).
- Tính số lượng máy cần dùng:
áp dụng công thức: n=h
Trong đó: n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 900(kg/h).
Chọn 1 máy tách xơ,và tách chè Dust.
* Máy trộn chè b2-ykr-r4: (Liên xô)
- Thông số kỹ thuật:
Năng suất: 9000(kg chè tươi/h).
Kích thước Dài x Rộng x cao=8260 x 5000 x 4035(mm).
Số vòng quay: 5 (vòng/phút).
Kích thước thùng trộn: Ф= 2150(mm); N=1650(mm);V=1(m3).
Công suất động cơ: P=2,2kw; n=1450(vòng/phút).
Đai truyền động: 4500 x 90x6,25(mm).
- Tính số máy cần dùng:
áp dụng công thức: n=h
Trong đó: n: số lượng thiết bị (cái).
h: hệ số dự trữ thiết bị=1,2.
Qn: năng suất trung bình cao nhất của nhà máy/ ngày.
qm: năng suất làm việc của thiết bị: qm= 9000(kg/h).
Chọn 1 máy trộn chè chè.
*Lò đốt SOLA MARK II (Ân độ):
- Thông số kỹ thuật:
Kích thước: Dài x Rộng x Cao= 3630 x 3960 x 2640(mm).
Buồng đốt: V=1,84 m3.
Diện tích tiếp nhiệt:110m2.
Nhiệt độ không khí nóng: 100-130oC.
Lưu lượng khí: 30000m3/h.
Quạt nhồi động cơ: P=1,2kw, n=2900(vòng/phút), v=5000m3/h.
Quạt hút động cơ:
Cho máy sấy: P=11kw, n=1450(v/p), v= 16000-50000m3/h.
Cho hộc héo: P=20kw.
Tính số lò đốt: số lò đốt cần đùng là 2 cái tương đương với với 1 máy sấy và 1 lò héo.
Bảng 6: các loại máy và số lượng
Loại máy
Tên máy
Số lượng
Máng héo
Việt nam
5
Máy vò
SUPERTWIST-902 (Ân độ)
8
Máy sàng tơi
SX-400, (Việt Nam)
1
Máy lên men liên tục
MajesTea TTM05(ấn độ)
1
Máy sấy
Liên xô
1
Máy sàng rung
SX-1000, (Việt Nam).
1
Máy cán cắt
CN-500 , cắt (Việt Nam)
1
Máy sàng bằng
SB-250
1
Máy sàng vòi
ST-660
1
Quạt rê
6CEF-40, (Trung quốc)
1
Máy tách xơ và dust
HX-200 (Việt nam)
1
Máy trộn chè
b2-ykr-r4: (Liên xô)
1
Lò đốt
SOLA MARK II (Ân độ)
2
III.Tổng mặt bằng nhà máy
1.Thuyết minh tổng mặt bằng
Dựa vào tình hình khu đất, đặc điểm của sản xuất và quy trình công nghệ đề ra, việc bố trí tổng mặt bằng nhà máy được bố trí theo nguyên tắc phân vùng :
- Khu vực quản lý hành chính và dịch vụ nằm ở đầu hướng gió chủ đạo (hướng đông nam) bao gồm: Nhà điều hành sản xuất, nhà khách, bồn hoa, nhà ăn ca, nhà để xe được bố trí thoáng đãng, kiến trúc, cảnh quan đẹp, đáp ứng yêu cầu vệ sinh công nghiệp. Nhà điều hành sản xuất gần với phân xưởng thuận tiện cho công việc điều hành sản xuất.
- Khu phân xưởng sản xuất được bố trí tách biệt với khu hành chính, có đường giao thông bao quanh thuận tiện cho việc chuyên trở nguyên liệu và sản phẩm. Gần khu vực cung cấp năng lượng như: Điện, than, nước, kho nguyên liệu và kho thành phẩm được bố trí ngay tại phân xưởng sản xuất chính, tạo điều kiện cho sản xuất dễ dàng.
- Những khu vực có nhiều bụi, nước thải sản xuất nằm ở cuối hướng gió chủ đạo, không gây ảnh hưởng đến các khu vực khác.
- Nhà máy có 1 cổng bảo vệ là cổng chính, cổng chính dành cho vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm cũng như dành cho cán bộ, công nhân, khách của nhà máy qua lại. Việc bố trí 1 cổng gần phòng bảo vệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sự ra vào nhà máy cũng như đón tiếp các đoàn khách đến thăm.
2. Giải pháp kết cấu thi công và tính toán diện tích các công trình:
2.1. Nhà sản xuất chính:
Tất cả các giai đoạn của dây chuyền chế biến được thực hiện ở đây: Làm héo, vò, lên men, sấy, sàng, đóng bao, kho thành phẩm. Nhà xưởng được xây dựng để đáp ứng với yêu cầu chế biến 13 tấn chè búp tươi/ ngày.
Nhà sản xuất chính được thiết kế đơn giản, bảo đảm các yêu cầu vận hành của toàn bộ dây chuyền. Trong quá trình sản xuất có phát sinh bụi (khâu sàng) do đó cần thông thoáng để đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Toàn bộ nhà sản xuất chính được xây dựng 1 tầng.
Có tổng diện tích như sau : 72 x 30 = 2160 m2 1 tầng
* Giải pháp kết cấu:
- Nhà bê tông cốt thép 1 nhịp, có nhịp vuông góc, mái dốc 2 phía, nhà không có cầu trục, cao H = 8 m.
- Tường bao che và tường ngăn trong phân xưởng dày 220mm, riêng tường ngăn giữa các phòng sản xuất có bổ trục chịu lực. Tường ngăn giữa phòng sấy, phòng chứa lò cấp nhiệt với các phòng khác xây bằng gạch cách nhiệt.
- Cửa mái: Được bố trí dọc nhà, cửa mái có tác dụng thông gió, thoát hơi, thoát nhiệt, thải khí độc, bụi, chiếu sáng tự nhiên vùng giữa nhà, chiều dài của mái 12 m, chiều cao 3850 mm.
- Cửa đi: cửa sắt có ốp tôn.
- Cửa sổ: Bằng kính, có song sắt bảo vệ.
- Nền lát gạch men, bên dưới có lớp chịu lực là gạch đầm chặt và vữa. Đối với kho thành phẩm cần láng vữa cách ẩm, nền phải chịu được trọng tải và độ rung của thiết bị.
2. Nhà điều hành chung:
Là công trình có mục đích quản lý sản xuất, giao tiếp với cơ quan ngoài nhà máy, với khách hàng nên cần có yêu cầu thẩm mỹ về kiến trúc. Hạng mục là nhà 2 tầng.
Có tổng diện tích là : 2 x (6 x 24) = 288 m2 2 Tầng
- Yêu cầu xây dựng: Nhà 2 tầng, mái bằng, tường có móng xây gạch, chiều cao mỗi tầng 4 m. Lát gạch hoa. Cửa đi pano kính, cửa sổ kính có hoa sắt bảo vệ.
3. Nhà hội trường.
Tổng diện tích là: 16 x 10 = 160 m2 1 Tầng
4. Nhà điều hành nhà máy.
Tổng diện tích là: 8 x 6 = 48 m2 1 tầng
5. Nhà để xe cơ quan + ga ra ô tô.
Tổng diện tích là : 14 x 4 = 56 m2 nhà cấp IV
6. Nhà bảo vệ.
Có diện tích là : 3 x 4 = 12 m2 nhà cấp IV
7. Bãi than.
Có diện tích là : 8 x 8 = 64 m2
8. Bãi xỉ than.
Có diện tích là : 8 x 6 = 48 m2
9. Nhà máy phát điện.
Có diện tích là : 7 x 3 = 21 m2 Nhà cấp IV
10. Trạm hạ thế.
Có diện tích là : 4 x 3 = 12 m2
11. Nhà ăn+Vệ sinh.
Có diện tích là : 13 x 8 = 104 m2 Nhà cấp IV
12. Tháp nước.
Có diện tích là : 2 x 2 = 4 m2
13. Buồng dập bụi.
Có diên tích là : 3 x 6 = 18 m2
14. ống khói 0,2 m2
15. Cây xanh:
Bố trí cây xanh xen kẽ giữa các nhà trong phạm vi nhà máy, gồm: cây ngăn cách các phạm vi ranh giới xí nghiệp, cây bóng mát, bồn hoa, cây cảnh...
Tổng diện tích cây xanh: 3.500 m2
Phần IV Các bước áp dụng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp
Chương I Việc xây dựng ISO 9000 tại doanh nghiệp có thể tiến hành theo các bước sau
Bước 1: cam kết của lãnh đạo
Bước đầu tiên khi bắt tay vào việc xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 là phải thấy được ý nghĩa của nó trong việc duy trì và phát triển của tổ chức. Lãnh đạo của doanh nghiệp cần định hướng cho các hoạt động của hệ thống chất lượng, xác đinh mục tiêu và phạm vi áp dụng để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của mình đem lại lợi ích thiết thực cho tổ chức.
Bước 2: lập ban chỉ đạo dự án thực hiện ISO 9000
Việc áp dụng ISO 9000 có thể được xem như là một dự án lớn, vì vậy các doanh nghiệp cần tổ chức điều hành dự án sao cho có hiệu quả. Nên có một ban chi đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện bộ phận nằm trong phạm vi áp dụng ISO 9000.
Cần bổ nhiệm đại diện của lãnh đạo về chất lượng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng, có thể bổ xung nhiều hơn một đại diện lãnh đạo về chất lượng nếu thấy cần thiết.
Bước 3: đánh giá thực trạng của doanh nghiệp và so sánh tiêu chuẩn
đây là bước thực hiện xem xét kỹ lượng thực trạng của doanh nghiệp để đối chiếu với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 9000, xác định xem yêu cầu nào không áp dụng, những hoạt động nào của tổ chức đã có, mức độ áp dụng đến đâu và các hoạt động nào chưa có để từ đó xây dựng lên kế hoạch chi tiết để thực hiện, thông thường ở các doanh nghiệp và các quá trình và thủ tục chưa được thiết lập một cách phù hợp hoặc chưa được thành lập văn bản đầy đủ. Thậm chí đôi khi không có các thủ tục hoặc có thủ tục nhưng chưa được tuân thủ. Trong trường hợp các quá trình và các thủ tục đã được thiết lập và được viết ra thì người đánh giá sẽ xem xét và đối chiếu với tiêu chuẩn. Còn trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hệ thống văn bản thì cần xây dựng hệ thống văn bản.
Sau khi đánh giá thực trạng, công ty có thể xác định được những gì cần thay đổ bổ xung để hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 4: thiết kế và lập văn bản hệ thống chất lượng theo ISO 9000
Thực hiện những thay đổi hoặc bổ xung đã xác định trong đánh giá thực trạng để hệ thống chất lượng (HTCL) phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. cấn xây dựng và hoàn chỉnh các tài liệu theo yêu cầu của tiêu chuẩn:
Xây dựng sổ tay chất lượng
Lập thành văn bản tất cả các quá trình và thủ tục liên quan
Xây dựng các hướng dẫn công việc quy chế, quy định cần thiết.
* Xây dựng hệ thống chất lượng:
Yêu cầu văn bản hệ thống chất lượng phải đạt được hai vấn để cơ bản: đáp ứng đây đủ theo yêu cầu của tiêu chuẩn và thích hợp với hoạt động thực tế để đảm bảo tính khả thi.
Các văn bản hệ thống chất lượng phải phù hợp với đối tượng sử dụng cách trình bày sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ khối lượng văn bản phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người sử dụng.
Căn cứ vào tình hình tổ chức và nhân sự của công ty, tài liệu về hệ thống chất lượng được xây dựng theo ba mức dưới đây.
- Mô tả hệ thống chất lượng ứng với:
+ Chính sách chất lượng
+ Mục tiêu đã công bố
Sổ tay + Tiêu chuẩn được áp dụng
chất lượng
- Mô tả các hoạt động của các đơn vị
Chức năng riêng rẽ cần thiết để
Các thủ tục của thực hiện các yếu tố của HTCL
hệ thống chất lượng
- Các tài liệu chi tiết về các
Các tài liệu về chất lượng côngviệc
(mẫu biểu, báo cáo,
chỉ dẫn, công việc)
Bước 5: áp dụng hệ thống văn bản:
Công ty cần áp dụng hệ thống chất lượng đã thiết lập để chứng minh hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. Trong bước này cân thực hiện các hoạt động sau:
Phổ biến tất cả cho cán bộ công nhân viên nhà máy trong công ty nhận thức về ISO 9000.
Hướng dẫn cho cán bộ công nhân viên thực hiện theo các quy trình, thủ tục đã được viết ra.
Phân rõ trách nhiệm ai sử dụng tài liệu nào và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ mà thủ tục đã mô tả.
Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ về sự phù hợp của hệ thống và đề ra các hành động khắc phục đối với sự không phù hợp.
Bước 6: chuẩn bị đánh giá chứng nhận
Về việc chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm các bước sau:
+ Đánh giá trước chứng nhận:
Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định sem hệ thống chất lượng của công ty đã phù hợp với tiêu chuẩn chưa và có được thực hiện một cách hiệu quả không. Xác định các vấn đề còn tồn tại để khắc phục. Việc đánh giá trước chứng nhận có thể do chính công ty thực hiện hoặc do
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sua hoan chinh.doc
- NHA XUONG.dwg