Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái, khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai

MỤC LỤC

 

PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐA/KLTN

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục đích nghiên cứu 2

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3. Đối tượng nghiên cứu 3

1.4. Nội dung nghiên cứu 3

1.5. Phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1. Khung nghiên cứu 4

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6. Phạm vi nghiên cứu 5

1.7. Kết cấu đồ án 6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001

2.1. Tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8

2.1.1. Giới thiệu về ISO 8

2.1.2. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 8

2.1.3. Mô hình ISO 14001 9

2.2. Vai trò của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 10

2.3. Cơ sở pháp lý liên quan đến việc áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam 11

2.4. Hiện trạng áp dụng HTQLMT ISO 14001 12

2.4.1. Hiện trạng áp dụng trên thế giới 12

2.4.2. Hiện trạng áp dụng tại Việt Nam 14

2.4.3. Hiện trạng các ngành nghề đạt chứng nhận ISO tại Việt Nam 15

2.4.4. Một số tổ chức chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam 16

2.5. Xu thế phát triển 16

2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng ISO 14001 tại

Việt Nam 17

2.6.1. Thuận lợi 17

2.6.1.1. Về mặt thị trường 17

2.6.1.2. Về mặt kinh tế 17

2.6.1.3. Về mặt quản lý rủi ro 18

2.6.1.4. Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận 18

2.6.1.5. Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn 18

2.6.1.6. Sức ép từ các công ty đa quốc gia 19

2.6.1.7. Sự quan tâm của Nhà nước, cộng đồng 19

2.6.2. Khó khăn 20

2.6.2.1. Chi phí tăng 20

2.6.2.2. Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước 20

2.6.2.3. Thiếu nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện 21

2.6.2.4. Trình độ quản lý, công nghệ chưa cao 21

2.7. Lý do áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 21

2.8. Mối quan hệ giữa ISO 14001 với tiêu chuẩn quốc tế khác như:

SA8000, ISO 9001, OHSAS 22

2.9. Quy trình áp dụng HTQLMT theo TCVN ISO 14001 23

2.10. Một số phương pháp xác định KCMT có ý nghĩa 24

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ỨC THÁI

3.1. Hiện trạng sản xuất 26

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty 26

3.1.1.1. Lịch sử hình thành 26

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức 27

3.1.1.3. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 29

3.1.2. Quy trình sản xuất 30

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế 30

3.1.2.2. Nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng sản xuất 31

3.1.2.3. Trang thiết bị máy móc 32

3.1.3. Dây chuyền sản xuất và sơ đồ công nghệ 34

3.1.4. Sản phẩm và chất thải 38

3.1.4.1. Sản phẩm 38

3.1.4.2. Chất thải 38

3.2. Hiện trạng quản lý môi trường 39

3.2.1. Khí thải 39

3.2.2. Tiếng ồn, độ rung và vi khí hậu 41

3.2.3. Nước thải 41

3.2.4. Chất thải rắn 43

3.2.5. Sử dụng nhiên liệu và tài nguyên thiên nhiên 45

3.2.5.1. Sử dụng năng lượng 45

3.2.5.2. Sử dụng nước 45

3.2.6. Sự cố 45

3.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đã áp dụng 46

3.3.1. Biện pháp quản lý 46

3.3.1.1. Phương án giám sát và quản lý chất lượng môi trường 46

3.3.1.2. Tăng cường cây xanh thảm cỏ 47

3.3.2. Biện pháp kỹ thuật 47

3.3.2.1. Biện pháp xử lý ô nhiễm không khí 47

3.3.2.2. Biện pháp xử lý ô nhiễm nước thải 50

3.3.2.3. Biện pháp xử lý ô nhiễm chất thải rắn 51

3.3.2.4. Các biện pháp kỹ thuật và an toàn lao động 52

3.3.2.5. Các biện pháp hỗ trợ khác 53

3.4. Sự tương ứng giữa hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001) và hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) 53

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 CHO CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ỨC THÁI

4.1. Khảo sát nhận thức và năng lực của cán bộ công nhân viên về tiêu chuẩn

ISO 14001 55

4.2. Năng lực quản lý môi trường của công ty 55

4.2.1. Chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho cán bộ

công nhân viên 55

4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường 55

4.2.3. Công tác an toàn vệ sinh lao động 56

4.3. Các giải pháp quản lý môi trường đã được áp dụng tại công ty 56

4.3.1. Giải pháp hành chánh 56

4.3.2. Giải pháp kỹ thuật 57

4.4. Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010

của công ty Cao Ức Thái 57

4.4.1. Cam kết của lãnh đạo 59

4.4.2. Khả năng về tài chính 58

4.4.3. Khả năng về nhân sự 58

4.4.3.1. Công tác quản lý nhân sự của công ty 58

4.4.3.2. Sự hiểu biết của công nhân viên của công ty về HTQLMT 59

4.4.4. Các yếu tố quyết định khả năng áp dụng HTQLMT ISO 14001 60

4.4.5. Kết quả đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001 60

4.5. Khả năng áp ứng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 của công ty 61

4.5.1. Tìm hiểu thông tin và cách đánh giá của nhân viên trong công ty

về HTQLMT 61

4.5.2. Kết quả khảo sát thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 62

4.6. Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa 75

4.6.1. Mục đích 75

4.6.2. Danh sách kiểm tra các KCMT tiềm tàng của công ty Cao Ức Thái 76

4.6.3. Qui trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa 81

4.6.4. Đánh giá mức độ tác động môi trường 82

4.6.5. Đánh giá mức độ tác động môi trường để xác định KCMT có ý nghĩa 83

4.6.6. Bảng xác định KCMT từng khu vực trong công ty 84

CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2010 TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ CAO ỨC THÁI

5.1. Xác định phạm vi của HTQLMT và thành lập ban môi trường 97

5.1.1. Phạm vi HTQLMT của công ty 97

5.1.2. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập ban môi trường 97

5.2. Xây dựng chính sách môi trường 98

5.2.1. Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng CSMT 98

5.2.2. Xây dựng CSMT cho công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái 99

5.2.3. Hình thức phổ biến 100

5.2.4. Kiểm tra lại CSMT 101

5.3. Xác định KCMT và đánh giá tác động môi trường 101

5.3.1. Xác định KCMT 102

5.3.2. Đánh giá KCMT 103

5.4. Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 103

5.5. Xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường 107

5.5.1. Thiết lập mục tiêu 107

5.5.2. Thiết lập chỉ tiêu 108

5.5.3. Các điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu 108

5.5.4. Quá trình thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu của Công ty Cao Ức Thái 108

5.6. Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn 113

5.7. Năng lực, đào tạo và nhận thức 116

5.7.1. Các quy định chung 116

5.7.2. Nguồn lực đào tạo và nhận thức tại công ty 117

5.8. Trao đổi thông tin 119

5.8.1. Cách thức thực hiện 119

5.8.2. Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và bộ phận chức năng khác nhau

của tổ chức 120

5.8.3. Tiếp nhận, lập thành văn bản và đáp ứng các thông tin tương ứng từ các

bên hữu quan bên ngoài 120

5.9. Hệ thống tài liệu 121

5.10. Kiểm soát tài liệu 122

5.11. Kiểm soát điều hành 123

5.12. Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp 125

5.13. Giám sát và đo lường 126

5.14. Đánh giá sự tuân thủ 127

5.15. Sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa 128

5.16. Kiểm soát hồ sơ 128

5.17. Đánh giá nội bộ 129

5.18. Xem xét lãnh đạo 130

5.19. Dự toán chi phí 131

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN 132

KIẾN NGHỊ 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. ISO 14001:2010 Quy định và hướng dẫn sử dụng 1

Phụ lục 2. Phiếu tìm hiểu thông tin về công nhân viên công ty Cao Ức Thái 17

Phụ lục 3. Tài liệu trong chương trình đào tạo cho công nhân của Công ty

Cao Ức Thái 24

Phụ lục 4. Danh sách các thủ tục môi trường tại công ty TNHH Cao Ức Thái 26

Phụ lục 5. Các yêu cầu pháp luật trong công ty 28

 

 

doc133 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7601 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 cho Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái, khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ét đến chế độ lương bổng theo kế hoạch học tập và thi tay nghề. Tiếp tục duy trì và không ngừng củng cố lại đội ngũ an toàn viên, vệ sinh viên trong công ty trong công tác phòng chống, bảo vệ môi trường. Kiểm tra, thực hiện các quy chế bảo vệ môi trường tại công ty và hướng dẫn việc thực hiện từng CB-CNV. 4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường Công ty có lực lượng công đoàn thanh niên năng động, nhiệt tình tham gia ngày chủ nhật xanh, đồng thời, với sự ý thức của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty nên ban chấp hành công đoàn đã phát động những kỳ lao động công ích và nhận được sự hưởng ứng tích cực của công nhân viên công ty. Ngoài ra, công ty cũng luôn quan tâm trong việc đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững chung, bảo vệ môi trường, tham gia hỗ trợ các dự án có hiệu quả, có lợi cho cộng đồng. Công tác an toàn và vệ sinh lao động Công ty Cao Ức Thái luôn quan tâm, thực hiện tốt các vấn đề an toàn lao động, vệ sinh lao động; luôn trang bị đầy đủ các thiết bị cho phòng chống cháy nổ, không để xảy ra cháy nổ, không để xảy ra tai nạn lao động thương tật, chết người. Căn tin, bếp ăn tập thể của công ty đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm. Không gây ô nhiễm môi trường, rác thải chủ yếu của công ty là rác sinh hoạt. Các loại rác này được giao cho công ty môi trường đô thị thu gom trong ngày. Tổ chức tự kiểm tra về an toàn đối với các thiết bị, máy móc, nhà xưởng, việc chấp hành các quy định, các quy trình vận hành máy, các điều kiện vệ sinh công nghiệp trước khi đi vào sản xuất (tức 1 lần/ngày). Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân theo quy định mỗi năm 1 lần. Toàn thể cán bộ công nhân viên công ty rất ý thức về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động, vì thế từ khi đi vào hoạt động chưa xảy ra những tai nạn trong lao động. 4.3. Các giải pháp quản lý môi trường đã được áp dụng tại công ty 4.3.1. Giải pháp về hành chính Công ty luôn tuân thủ các quy định và luật bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của công ty. Có dự kiến lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải, bụi và chống ồn. Cam kết cung cấp tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường tại công ty và trong cộng đồng xã hội nhằm nâng cao hơn nữa hình ảnh thân thiện với môi trường của công ty. Giải pháp về kỹ thuật Chất thải trong sinh hoạt và chất thải trong sản xuất (chủ yếu là đồng lõi và nhựa thải) được phân loại. Đối với chất thải sản xuất, tất cả các lõi đồng và nhựa được phân loại và bán lại nhằm mục đích tái chế. Chất thải sinh hoạt tuy chưa có sự phân loại rõ ràng nhưng tất cả rác thải được tập trung để đổ vào xe rác công cộng. Xây dựng hệ thống ống khói, được lắp đạt tại vị trí gần lò nung. Bụi sinh ra trong vận chuyển, nấu đồng tuy chưa được xử lý triệt để xong tại tất cả các phân xưởng sản xuất đều có quạt thông gió. Đối với tiếng ồn sinh ra từ các loại máy móc, thì công nhân được trang bị dụng cụ lao động giảm ồn – hệ thống cách âm. Ngoài ra, công ty đã đầu tư xây dựng khuôn viên với hệ thống cây xanh, ao hồ chiếm hơn 1/3 trong tổng diện tích công ty. 4.4. Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 của Công ty Cao Ức Thái 4.4.1. Cam kết của lãnh đạo Ban Giám Đốc công ty rất chú trọng trong việc xây dựng mô hình công ty theo định hướng phát triển bền vững, không những đảm bảo chất lượng môi trường mà còn tạo ra sự công bằng trong xã hội. Ban Giám Đốc cũng đang xúc tiến tìm hiểu, nghiên cứu khả năng áp dụng HTQLMT cho công ty. Ban Giám Đốc cũng cam kết khi HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 được thiết lập, công ty sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất các nguồn gây ô nhiễm môi trường do công ty gây ra, và sẽ thực hiện, duy trì, cải tiến liên tục HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Qua cuộc phỏng vấn Ông phó giám đốc – Trần Kiệt Huy (đại diện cho ban lãnh đạo công ty), cho thấy sự cam kết chắc chắn của Ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực và đóng góp tích cực của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty. Như vậy, HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 chắc chắn sẽ được áp dụng và có thể chứng nhận thành công trong tương lai. Khả năng về tài chính Theo chủ trương của công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh đi đối với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên và tuân thủ theo các yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường. Vào đầu năm 2012, Công ty sẽ dành một khoản chi phí cho việc nghiên cứu áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và dự tính đến cuối năm 2012 sẽ nhận chứng chỉ TCVN ISO 14001:2010 phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. Ngoài ra, việc áp dụng thành công HTQLCL ISO 9001:2000 sẽ giúp công ty dễ dàng hơn khi xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010. 4.4.3. Khả năng về nhân sự 4.4.3.1. Công tác quản lý nhân sự của công ty Đối với nhân viên, công ty tạo môi trường làm việc tốt với những cơ hội phát triển nghề nghiệp trong và ngoài nước dựa vào năng lực và kết quả công tác. Mọi người tôn trọng, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau chia sẽ kiến thức và thông tin. Tuyển dụng người có khả năng tốt nhất cho công việc, trong đó hơn 97% cán bộ công nhân viên có trình độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên. Bảo vệ quyền lợi của mỗi thành viên: quyền được làm việc và phát triển, không bị phân biệt. Mọi thành viên được hưởng các phúc lợi y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm thất nghiệp, được đào tạo để phát triển bản thân và nhiều phúc lợi khác. Công ty đặt ưu tiên trong việc đào tạo và phát triển nhân viên, nuôi dưỡng các sở trường của họ. Hơn nữa, Ban Giám Đốc nhận thức rằng sự thành công liên tục của công ty sẽ tùy theo các nhân viên được đào tạo ở mọi mức độ và trong mọi chức vụ. Ban Giám Đốc coi trọng việc đào tạo nhân viên để họ có thể nâng cao hiệu quả làm việc và khắc phục các nhược điểm trong công việc. Với ưu thế trong công tác quản lý nhân sự và đội ngũ cán bộ chuyên trách như đã nêu cùng với sự hợp tác thực hiện trách nhiệm đối với môi trường của tất cả các thành viên trong toàn công ty, việc xây dựng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 chắc chắn sẽ thành công. Sự hiểu biết của công nhân viên của công ty về HTQLMT Thông qua phỏng vấn trực tiếp và thống kê 60 phiếu hỏi công nhân viên về vấn đề hiểu biết HTQLMT ISO 14001, cũng như trình độ, kỹ năng, kỹ thuật của công nhân viên trong công ty; cho thấy toàn bộ công nhân viên trong công ty đều có biết về HTQLMT ISO 14001, nhưng sự am hiểu của họ về hệ thống này vẫn chưa sâu rộng, chỉ một số ít người trong ban ISO mới hiểu được tiêu chuẩn này. Nhưng điều quan trọng là 100% công nhân viên rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, sẵn sàng tuân thủ trong suốt quá trình áp dụng HTQLMT ISO 14001 (Phiếu điều tra, phụ lục 2). Do Công ty Cao Ức Thái đã áp dụng HTQLCL ISO 9001 nên trình độ hiểu biết của công nhân viên về ISO cũng tăng lên. Giữa tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001:2010 có rất nhiều điểm tương đồng và đều hoạt động dựa trên nguyên tắc của vòng tròn PDCA (Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động khắc phục) nên việc công ty áp dụng thành công và hiệu quả ISO 9001:2000 là một thuận lợi lớn khi công ty tiến hành triển khai áp dụng ISO 14001. 4.4.4 Các yếu tố quyết định khả năng áp dụng HTQLMT ISO 14001 Cam kết của ban lãnh đạo công ty về việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001 tại công ty. Khả năng tài chính của công ty. Nguồn lực hiện có của nhà máy, đặc biệt là nhân lực. 4.4.5 Kết quả đánh giá khả năng áp dụng ISO 14001 Dựa vào 60 phiếu tìm hiểu thông tin về công nhân viên trong công ty và sử dụng phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Science) để thống kê, đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT ISO 14001 theo công thức: Khả năng áp dụng = 0.4A + 0.3B + 0.3C (Với A, B, C là các yếu tố quyết định khả năng áp dụng) Ta được kết quả như sau: A = 100% B = 90% C = 71,7% Vậy: Khả năng áp dụng = 0.4*100% + 0.3*90% + 0.3*71,7% = 88,51% (xét trên 60 phiếu điều tra). Với kết quả trên cho thấy Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái hoàn toàn có khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. 4.5. Khả năng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 của công ty Tìm hiểu thông tin và cách đánh giá của nhân viên trong công ty về HTQLMT Tiêu chuẩn ISO 14001 yêu cầu tất cả những người mà công việc của họ có thể tác động đến môi trường đều phải được đào tạo thích hơp. Hơn nữa, chúng ta phải thiết lập và duy trì các thủ tục để giúp các công nhân cũng như nhân viên ở các cấp trong tổ chức nhận thức được: Tầm quan trọng của sự phù hợp với CSMT và thủ tục và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001. Các tác động môi trường đáng kể hiện tại hoặc tiềm ẩn do các hoạt động công việc của họ và các lợi ích môi trường thu được do kết quả hoạt động của từng cá nhân được nâng cao. Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách và thủ tục về môi trường và các yêu cầu của HTQLMT, gồm cả các yêu cầu sẵn sàng đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Các hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi các thủ tục hoạt động đã qui định. Hình thức được áp dụng trong đồ án này là việc tìm hiểu sự nhân thức của nhân viên công ty thông qua phiếu tìm hiểu thông tin như sau (Xem phụ lục 2) Kết quả khảo sát thực hiện so với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Để đánh giá tình trạng thực hiện thủ tục tại doanh nghiệp so với tiêu chuẩn ISO 14001, chúng ta có thể tham khảo vào thang đánh giá đối với bảng so sánh như sau: 0%: hoàn toàn không có thủ tục nào được thiết lập 25%: đã có thủ tục hoặc chính sách nhưng chưa tuân thủ theo yêu cầu của ISO 14001:2010 50%: các thủ tục hoặc chính sách chưa hoàn chỉnh và chưa đầy đủ 75%: các thủ tục hoặc chính sách đầy đủ nhưng còn 1 vài thiếu sót cần hoàn chỉnh 100%: tất cả các thủ tục hoặc chính sách đã đầy đủ hoàn toàn Bảng 4.1- Sự đáp ứng của Công ty so với tiêu chuẩn ISO 14001:2010 4.2 Chính sách môi trường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Cam kết của lãnh đạo cao nhất - Phù hợp với bản chất, qui mô của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức - CSMT thể hiện cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. - CSMT có cam kết tuân thủ pháp luật và qui định tương ứng về môi trường và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ - CSMT đưa ra khuôn khổ cho việc đề xuất các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. - CSMT được lập thành văn và phổ biến cho tất cả mọi người trong công ty cũng như các tổ chức liên quan. Chưa có chính sách môi trường Giám sát và đo định kỳ theo quý, không có cam kết gồm: Các báo cáo giám sát môi trường theo quý. Phân tích các chỉ tiêu môi trường Tuân thủ các yêu cầu về xả thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn,…) 25% 4.3 Lập kế hoạch 4.3.1 Các khía cạnh môi trường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Thiết lập và duy trì thủ tục để xác định các KCMT của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. - KCMT tiềm tàng phải có các biện pháp kiểm soát và phải được xem xét đến khi thiết lập mục tiêu - Viết thủ tục “Xác định KCMT và Đánh giá tác động” - Cập nhật và lưu trữ các nội dung trên khi có thay đổi Công ty chưa nhận dạng và đánh giá các khía cạnh môi trường 0% 4.3.2 Các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Thiết lập và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan. - Xác định cách áp dụng những yêu cầu này với các KCMT của Công ty. - Viết thủ tục “Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác”. Công ty có cập nhật và tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường như: - Các tiêu chuẩn về xả thải, khí thải - Pháp luật về chất thải độc hại Công ty chưa có thủ tục “Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác”. 0% 4.3.3 Các mục tiêu và chỉ tiêu Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Thiết lập và duy trì các mục tiêu và chỉ tiêu Khi thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu cần xem xét các vấn đề sau: - Yêu cầu về luật pháp và các yêu cầu khác Các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Các phương án công nghệ Các yêu cầu về hoạt động, kinh doanh và tài chính - Quan điểm của các bên hữu quan Các mục tiêu môi trường như: phân loại rác tại nguồn, cải thiện yếu tố vi khí hậu, đảm bảo các chỉ tiêu nước thải, khí thải theo tiêu chuẩn pháp luật Hiện tại, công ty chưa xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. 25% 4.3.4 Chương trình quản lý môi trường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Chương trình cần đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu gồm: Định rõ trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu ở từng bộ phận chức năng của tổ chức Tiến độ để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu Chương trình có thể áp dụng cho các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc sửa đổi Chưa xác định rõ chương trình quản lý môi trường 0% 4.4 Thực hiện và điều hành 4.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Lãnh đạo đảm bảo cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT. - Ban lãnh đạo phải bổ nhiệm ĐDLĐ chịu trách nhiệm đảm bảo HTQLMT được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn và báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT cho lãnh đạo. - Đảm bảo các yêu cầu của HTQLMT được thiết lập, thực hiện và duy trì theo tiêu chuẩn . - Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn cần được xác định, lập thành văn bản, công bố. - Hiện tại Công ty chưa có cơ cấu tổ chức về HTQLMT. - Công ty đã có đội ngũ nhân viên về môi trường vận hành hệ thống xử lý và các vấn đề liên quan đến sức khỏe an toàn lao động của nhân viên trong công ty. 25% 4.4.2 Đào tạo, nhận thực và năng lực Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Xác định nhu cầu đào tạo về môi trường. - Tất cả những nhân viên mà công việc của họ có thể gây ra những tác động đáng kể đến môi trường cần phải được đào tạo hợp lý. - Tiến hành đào tạo nhận thức về môi trường cho cán bộ - công nhân viên. - Đánh giá hiệu quả sau đào tạo. - Vai trò, trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của HTQLMT và hậu quả tiềm ẩn do đi chệch khỏi thủ tục đã quy định. - Viết thủ tục đào tạo. - Diễn tập PCCC 1 năm/lần, môi trường còn ít chú trọng - Sau mỗi đợt diễn tập PCCC, công ty có đánh giá thông qua bài kiểm tra. - Gộp với các thủ tục đã có của ISO 9001(xây dựng các thủ tục về môi trường, các nội quy, các hướng dẫn…) 75% 4.4.3 Thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Tổ chức cần thiết lập các thủ tục về môi trường để: - Thông tin liên lạc nội bộ giữa các cấp và bộ phận khác nhau. Tiếp nhận, lập thành văn bản và phản hồi các thông tin tương ứng từ các bên hữu quan bên ngoài Tổ chức xem xét các quá trình thông tin nội bộ bên ngoài về các KCMT có ý nghĩa của mình Ghi lại quá trình thông tin liên lạc từ bên ngoài về các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của mình Công ty có hệ thống thông tin liên lạc nội bộ cũng như bên ngoài thông qua mạng, điện thoại, fax Nhưng chưa có thủ tục thông tin ở dạng văn bản 25% 4.4.4 Hệ thống tài liệu của hệ thống quản lý môi trường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Xây dựng hệ thống tài liệu môi trường của công ty phải bao gồm: Chính sách, mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. Mô tả phạm vi HTQLMT Sổ tay môi trường Mô tả yếu tố cơ bản của HTQLMT và tác động qua lại của chúng Đưa ra hướng dẫn đối với các văn bản có liên quan Công ty có HTTL về bản đăng ký đạt chuẩn môi trường, báo cáo giám sát định kỳ, kết quả đo đạc các thông số môi trường Dựa trên 4 cấp tài liệu như sổ tay, thủ tục, hướng dẫn công việc và hồ sơ 75% 4.4.5 Kiểm soát tài liệu Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Đưa ra cách thức viết tài liệu, kiểm soát tài liệu môi trường bao gồm: - Phê duyệt sự phù hợp của tài liệu trước khi ban hành. - Đảm bảo tài liệu có sẵn khi cần dùng. - Tài liệu luôn rõ ràng, dễ đọc và dễ nhận biết. - Phân biệt tài liệu có hiệu lực sử dụng và tài liệu lỗi thời. - Phương pháp và thời gian lưu trữ. - Xác định trách nhiệm biên soạn và sửa đổi tài liệu. - Chưa có tài liệu nào qui định cách thức viết và kiểm soát tài liệu môi trường. - Các tài liệu về môi trường do nhân viên môi trường quản lý. - Hiện tại công ty vẫn chưa phân biệt các tài liệu/ hồ sơ đang sử dụng với tài liệu/ hồ sơ lỗi thời. 0% 4.4.6 Kiểm soát vận hành Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Cần xác định các khía cạnh có ý nghĩa của các hoạt động và quá trình - Cần thiết lập và duy trì các thủ tục mà nếu thiếu các thủ tục này sẽ dẫn đến việc đi chệch hướng khỏi chính sách môi trường và các mục tiêu, chỉ tiêu đã đặt ra như: + Kiểm soát việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên: năng lượng điện, nước,… + Kiểm soát chất thải rắn + Kiểm soát khí thải + Kiểm soát nước thải + Kiểm soát hóa chất. - Viết các thủ tục kiểm soát điều hành các hoạt động trên. - Các thủ tục và yêu cầu liên quan đến HTQLMT được thông báo đến các nhà cung ứng và các nhà thầu Công ty đã có thực hiện một số hành động kiễm soát điều hành đối với một số KCMT như: - Thực hiện kiểm soát chất thải rắn bằng chương trình “Phân loại rác tại nguồn” trong toàn công ty. - Có xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất - Các quạt hút thông thoáng nhà xưởng - Trang thiết bị PCCC trong toàn công ty Tuy nhiên, công ty vẫn chưa kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, an toàn lao động. Công ty chưa xây dựng các thủ tục kiểm soát điều hành 25% 4.4.7 Sự sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp xảy ra Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định khả năng và đáp ứng tiềm ẩn với các sự cố và tình trạng khẩn cấp, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động môi trường có thể liên quan đến các tình trạng đó + Phòng cháy chữa cháy + Sự cố thiết bị + Sự cố hóa chất - Đào tạo và thực tập đáp ứng tình trạng khẩn cấp - Ngăn ngừa và giảm nhẹ tác động khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. - Viết thủ tục “Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp” - Định kỳ xem xét và khi cần thiết soát xét lại các thủ tục trên - Công ty có trang bị các thiết bị ứng phó tình huống cháy nổ như bình chữa cháy, kẻng báo động, cửa thoát hiểm,… và có phòng y tế để sơ cứu kịp thời khi tai nạn lao động xảy ra. - Công ty thực tập diễn tập PCCC mỗi năm 1 lần. 75% 4.5 Kiểm tra 4.5.1 Giám sát và đo lường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ Các thủ tục được thiết lập để giám sát và đo dựa trên cơ sở qui định và các đặc trưng chủ yếu của các hoạt động có tác động đến môi trường Danh mục các chỉ tiêu giám sát và đo Danh mục các thiết bị đo lường Có các thủ tục hiệu chuẩn các thiết bị giám sát - Giám sát công việc môi trường hàng ngày: việc phân loại rác, thu gom rác, quét dọn vệ sinh,… - Giám sát và đo các chỉ số môi trường: nước thải, khí thải, các yếu tố vi khí hậu, khối lượng chất thải rắn,… - Thiết bị giám sát môi trường cần phải được hiệu chuẩn và được bảo dưỡng định kỳ. Có các thủ tục dạng văn bản để định kỳ đánh giá sự tuân thủ với luật pháp và các qui định Tiến hành do đạc, giám sát định ký chất lượng môi trường Môi trường nước thải Môi trường không khí Bụi Nhiệt cao trong xưởng,… Công ty chưa thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường. Việc đánh giá mức độ tuân thủ này được thực hiện qua các lần kiểm tra của cơ quan chức năng và các kết quả quan trắc môi trường thực hiện định kỳ tại công ty 50% 4.5.2 Sự không phù hợp với hành động khắc phục và phòng ngừa Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Các thủ tục được thiết lập và duy trì để xác định trách nhiệm và quyền hạn để kiểm soát và điều tra sự không phù hợp và đưa ra hành động giảm thiểu các tác động đến môi trường, và để đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa. Thủ tục này yêu cầu: + Điều tra các điểm không phù hợp, xác định nguyên nhân của sự không phù hợp + Đưa ra hành động khắc phục và phòng ngừa (KP&PN) + Lưu hồ sơ kết quả các hành động KP&PN đã được tiến hành. + Xem xét tính hiệu quả của việc thực hiện các hành động KP&PN - Hồ sơ của các hành động khắc phục và phòng ngừa - Hiện tại công ty chưa có thủ tục khắc phục – phòng ngừa. - Sự không phù hợp trong công tác quản lý môi trường của công ty được nhận dạng thông qua nhân viên môi trường và từ đơn vị quản lý bên ngoài - Chỉ có hồ sơ về PCCC, chưa có hồ sơ về các sự cố khác. 25% 4.5.3 Hồ sơ Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Các thủ tục được thiết lập và duy trì để xác định, duy trì và phân định, các hồ sơ môi trường - Hồ sơ môi trường cần dễ đọc, dễ xác định nguồn gốc của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan - Các hồ sơ môi trường cần được lưu giữ và duy trì để có thể tìm lại được và được bảo vệ chống hủy hoại, hư hỏng hoặc mất mát 1 số thủ tục đã có trong hệ thống quản lý chất lượng Chưa có thủ tục về kiểm soát hồ sơ môi trường 25% 4.5.4 Đánh giá hệ thống quản lý môi trường Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Các chương trình và thủ tục được thiết lập và duy trì để tiến hành đánh giá HTQLMT định kỳ - Chương trình đánh giá bao gồm cả kế hoạch đánh giá dựa trên tầm quan trọng về môi trường của các hoạt động có liên quan và các kết quả của những lần đánh giá trước - Thủ tục đánh giá bao gồm cả phạm vi, tần suất và phương pháp đánh giá, trách nhiệm và các yêu cầu tiến hành đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá Công ty chưa có HTQLMT 0% 4.6 Xem xét của lãnh đạo Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 Tình trạng thực hiện tại doanh nghiệp Đánh giá tỷ lệ - Lãnh đạo cao nhất của tổ chức thường xuyên xem xét HTQLMT nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả, bao gồm: + CSMT còn phù hợp không? + Các kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá mức độ tuân thủ. + Kết quả thực hiện mục tiêu và chỉ tiêu môi trường. + Trao đổi thông tin với các bên hữu quan bên ngoài, kể cả khiếu nại. + Các hành động khắc phục và phòng ngừa. + Các đề xuất cải tiến môi trường. + Lên kế hoạch thực hiện các hoạt động môi trường trong thời gian tới. + Việc xem xét của lãnh đạo cần cân nhắc đến nhu cầu thay đổi về chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và các yếu tố khác của HTQLMT - Quá trình xem xét của lãnh đạo phải được lập thành văn bản Ban lãnh đạo có xem xét các kết quả đo đạc về môi trường và đề ra các biện pháp quản lý như: - Đưa ra các chính sách mới về lượng xả thải hay xây dựng hệ thống xử lý mới đạt tiêu chuẩn hơn. Dữ liệu có thu thập nhưng chưa đầy đủ 75% Nhận xét chung Nhìn chung, trong công ty từ công nhân đến cấp lãnh đạo đều nhìn nhận được tầm quan trọng của HTQLMT, thêm vào đó do công ty đã từng xây dựng thành công 1 hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2000) nên việc thực hiện và áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 là khả thi. Việc đầu tiên để xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là phải xác định được các KCMT có ý nghĩa để từ đó xây dựng HTQLMT. Tính trung bình công ty đáp ứng được khoảng 51% so với yêu cầu ISO 14001:2010. Đây là tỷ lệ đáp ứng khá tốt đối với đối với một công ty bước đầu áp dụng HTQLMT ISO 14001. Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Mục đích Đánh giá các khía cạnh môi trường (KCMT) và tác động môi trường, từ đó xác định KCMT có ý nghĩa nhằm xây dựng kế hoạch môi trường phù hợp với qui mô và hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ Cao Ức Thái Danh sách kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng của Công ty Cao Ức Thái Khía cạnh môi trường được định nghĩa là “yếu tố của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức có thể tác động qua lại với môi trường. Định nghĩa này có liên quan đến định nghĩa về KCMT có ý nghĩa “là một khía cạnh có hoặc có thể gây tác động đáng kể đến môi trường”. Tác động môi trường được định nghĩa “bất kỳ sự thay đổi nào gây ra cho môi trường , dù là có hại hoặc có lợi, toàn bộ hoặc từng phần cho các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của một tổ chức gây ra”. Sau khi định nghĩa khía cạnh và tác động môi trường, công ty phải xác định được các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà công ty có thể kiểm soát và qua đó dự kiến chúng có ảnh hưởng nhằm xác định những KCMT có hoặc có thể có tác động đáng kể đến môi trường. Dựa vào tài liệu “Giám sát môi trường” của Công ty và “Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ HTQLMT” để đưa ra các tiêu chí kiểm tra và đánh giá các khía cạnh môi trường tiềm tàng để từ đó xác định các KCMT có ý nghĩa và có các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, sự cố cho công ty. Bảng 4.2- Danh sách kiểm tra các khía cạnh môi trường tiềm tàng Khía cạnh môi trường Có/ k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3.HOAN CHINH LV.doc
  • doc1.CAM ON.doc
  • doc2.MỤC LỤC.doc
  • doc4.TLTK.doc
  • doc5.PHỤ LỤC ISO.doc
Tài liệu liên quan