Đồ án Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính

Hệ thống chương trình thi trắc nghiệm khách quan được xây dựng với mục đích cài đặt trên mạng máy tính tại các phòng thi, hỗ trợ một số lượng lớn thí sinh cùng thi một lúc. Vì vậy về phần cứng hệ thống cần có một mạng máy tính nhỏ, gồm có một máy chủ đủ mạnh để có thể xử lý đồng thời các thông tin từ phía máy khách của thí sinh, với tốc độ đường truyền vừa đủ. Tuỳ thuộc vào qui mô áp dụng của chương trình trong mỗi trường đại học mà hệ thống có thể được xây dưng trên hệ thống mạng cục bộ Lan, Wan hay Intranet.

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu đề thi khi thí sinh làm bài bị sai… 1.2. Phương pháp thi vấn đáp. Đây là hình thức đối thoại trực tiếp giữa giám khảo ( kiêm giám thị và người ra đề ) với thí sinh. Trong hình thức thi này giáo viên cho thí sinh bốc đề ngẫu nhiên rồi cho chuẩn bị trong khoảng thời gian ngắn sau đó giáo viên hỏi và thí sinh phải trực tiếp trả lời. Hình thức thi này thường áp dụng với quy mô nhỏ, ít thí sinh thường là các kỳ thi hết học kỳ ở các trường đại học hoặc tuyển nhân viên ở các công ty. 1.2.1. Ưu điểm của phương pháp thi vấn đáp. + Với phương pháp này giáo viên có thể kiểm tra trực tiếp kiến thức của thí sinh tránh được những tình trạng quay cop, rở tài liệu… + Về công tác tổ chức thi và chấm thi, giảm bớt được những bộ phận ra đề thi, coi thi và chấm thi rất cồng kềnh và tốn kém. 1.2.2. Nhược điểm của phương pháp thi vấn đáp. + Vì số lượng giáo viên có hạn nên chỉ áp dụng được với quy mô nhỏ, ít thí sinh. + Gây tâm lý lo lắng, mất bình tĩnh cho thí sinh đặc biệt là những thí sinh có khả năng diễn đạt kém hoặc có vấn đề về tim mạch ảnh hưởng đến kết quả của thí sinh. + Kết quả thi còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khách quan như tình trạng sức khoẻ của giáo viên không tốt lại phải tiếp xúc với nhiều thí sinh gây lên tình trạng mệt mỏi, bực tức… + Có tiêu cực nảy sinh khi giám khảo và thí sinh có quan hệ đặc biệt… + Về độ khó, dễ của các câu hỏi mà giáo viên đưa ra chưa chắc đã tương đồng. 1.3. Phương pháp thi trực tiếp trên máy tính. Phương pháp này được áp dụng phổ biến với các thí sinh chuyên nghành công nghệ thông tin. Trong phương pháp này thí sinh vào thí giáo viên cho bốc câu hỏi ( yêu cầu của bài toán ) sau đó thí sinh ngồi trực tiếp vào máy tính và thực hiện công việc làm bài của mình trong một khoảng thời gian cho phép. 1.3.1. ưu điểm của phương pháp thi trực tiếp trên máy tính: Phương pháp thi này có ưu điểm là tận dụng được sự chính xác của máy tính trong công việc chấm điểm và giáo viên có thể trực tiếp kiểm tra. 1.3.2. Nhược điểm của phương pháp thi trên máy. + Phương pháp này chỉ áp dụng trong quy mô nhỏ như các buổi thi thực hành ở các khoa công nghệ thông tin ở các trường đại học. + Không kiểm tra hết được kiến thức của thí sinh vì giới hạn của bài toán mà thí sinh phải thực hiện. + Kết qủa thi của thí sinh còn phụ thuộc vào những điều kiện khách quan như chất lượng của máy tính. + Vì phương pháp thi này cũng đối thoại trực tiếp giữa giáo viên và thí sinh như thi vấn đáp nên cũng không tránh khỏi những khuyết điểm của phương pháp thi vấn đáp. 2. khảo sát phương pháp thí trắc nghiệm khách quan Đây là một hình thức trắc nghiệm trong đó đề thi bao gồm nhiều câu hỏi, được lấy từ ngân hàng câu hỏi có sẵn. Mỗi câu hỏi nêu ra một vấn đề với những thông tin cần thiết cho phép thí sinh có thể trả lời thật vắn tắt từng câu hỏi. Phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật: Bài thi trải đều mọi lĩnh vực đã học, do đó loại bỏ hoàn toàn tính trạng học lệch học tủ của thí sinh. Lĩnh vực ra đề rộng, thời gian trả lời câu hỏi ngắn nên thí sinh không thể quay cóp, tra cứu tài liệu. Công tác chấm điểm dễ dàng, chính xác, khách quan. Đề thi được ra một cách khách quan, tin cậy. Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi có tác dụng chuẩn hóa chương trình giảng dạy. Khi ra đề giáo viên phải đối chiếu theo nội dung chương trình để đặt câu hỏi cho phù hợp 2.1. Một số dạng câu hỏi trắc nghiệm: Hình thức kiểm tra kiểu trắc nghiệm khách quan có rất nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Mỗi loại câu hỏi có những ưu điểm riêng của nó, tuỳ vào cấp độ học và mức độ kiểm tra kiến thức mà người ta sẽ sử dụng loại hình câu hỏi kiểm tra thích hợp. Vì vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu từng loại câu hỏi để tìm dạng câu hỏi phù hợp cho hệ thống thi trắc nghiệm trên máy tính. 2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu điền khuyết Đây là một dạng câu hỏi được đưa ra dưới dạng một mệnh đề thiếu một bộ phận nhất định, nhiệm vụ của thí sinh là tìm ra một nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống. ví dụ: Các qui tắc của một hệ thống thông tin. Mức quan niệm: Có các qui tắc... Mức tổ chức: Có các qui tắc tổ chức. Mức vật lý: Có các qui tắc ... Đáp án: Quản lý; Kỹ thuật. ưu điểm: - Loại bỏ hoàn toàn được việc thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên một phương án trả lời bất kỳ, như trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác. Thí sinh phải nắm vững được kiến thức mới có thể trả lời được câu hỏi. nhược điểm: - Nội dung câu hỏi thường không thể bao quát được toàn bộ kiến thức môn học. Các câu hỏi thường không mang tính tư duy thường dựa vào sự thuộc bài của thí sinh. - Công việc chấm thi tương đối vất vả do mỗi thí sinh có một phương án trả lời khác nhau. Người chấm thi phải sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để xem xét, phán đoán ý tưởng của thí sinh trong những phức câu hỏi tạp hay mập mờ, chưa rõ ràng. Câu hỏi trắc nghiệm dạng đúng sai Đây là dạng câu hỏi được xây dựng bằng cách đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai. Ví dụ: 1. Khi tắt máy vi tính, dữ liệu trong bộ nhớ RAM sẽ không còn nữa. a-đúng; b-sai. 2. Dữ liệu ghi trong bộ nhớ ROM sẽ vẫn tồn tại ngay cả khi tắt máy tính. a- sai; b -đúng. trả lời: a;a ưu điểm: - Công việc xây dựng các câu hỏi dạng này tương đối đơn giản, thích hợp với các câu hỏi nhận biết sự kiện. Trong trường hợp bài thi với số lượng câu hỏi nhiều, phương pháp này có thể kiểm tra kiến thức sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Đồng thời công việc chấm điểm cũng hết sức đơn giản mà lại chính xác và khách quan. nhược điểm: - Xác suất trả lời đúng đối với câu hỏi này là rất cao đến 50%. Vì vậy, thí sinh dù không nắm vững kiến thức vẫn trả lời đúng được nhiều câu hỏi. Giải pháp để giải quyết nhược điểm này là điểm được tính dựa theo qui tắc: - Nếu số câu sai<=số câu đúng thì điểm tổng = (số câu đúng -số câu sai)*hệ số điểm. - Nếu số câu sai>số câu đúng thì: điểm tổng = 0 Nội dung câu hỏi không thể phản ánh đúng yêu cầu của đề thi bởi vì một số câu hỏi có thể có nhiều phương án trả lời. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu trả lời ngắn gọn Đây là dạng câu hỏi đưa ra dưới dạng từng câu hỏi ngắn đòi hỏi thí sinh trả lời bằng nội dung rất ngắn. Ví dụ: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên được gọi tắt là gì ? Trả lời: RAM. ưu điểm: - Bởi vì phương pháp này sử dụng các câu hỏi theo lối hỏi trực tiếp, ngắn gọn, xúc tích vì thế sinh viên dễ hiểu và nắm bắt được nội dung của đề bài. Sinh viên không thể chọn hú họa, ngẫu nhiên các phương án trả lời như trong các câu hỏi kiểu khác mà phải nắm vững được kiến thức môn thi mới trả lời được. nhược điểm: - Bởi vì các câu hỏi này phải hết sức ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng, đồng thời câu trả lời cũng hết sức ngắn gọn, đủ ý. Vì vậy công việc ra đề thi rất vất vả, phải là người giáo viên có trình độ chuyên môn cao và phương pháp lý luận tốt mới có thể xây dựng được những câu hỏi dạng này. Đặc thù đó này cũng làm cho nội dung câu hỏi rất tóm lược, không thể bao trùm được toàn bộ kiến thức đã học. - Công việc chấm điểm cũng tương đối khó do cùng một phương án trả lời nhưng mỗi sinh viên có một cách diễn đạt khác nhau, điều này gây ra sự phiền hà đối với người chấm do đó mà điểm thi cũng bị mất đi sự chính xác. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu ghép đôi : Trong loại hình này, một câu hỏi thi được tạo thành từ 2 vế thông tin, một vế chứa câu dẫn, một vế chứa câu trả lời. Yêu cầu thí sinh phải ghép các câu ở hai vế lại với nhau sao cho thích hợp. Trong nhiều trường hợp người ta thường cho số câu ở hai vế là không bằng nhau để tránh việc thí sinh ghép các cặp câu hỏi cuối cùng bằng cách loại trừ các câu đã trả lời. Một hình thức câu hỏi kiểu khác cũng gần giống phương pháp này đó là hình thức câu hỏi xác đinh thứ tự . ở loại hình này, mỗi câu hỏi là một tập các bước mô tả một qui trình thực hiện một công việc nào đó nhưng không được sắp xếp theo thứ tự, yêu cầu thí sinh phải sắp xếp lại các bước này sao cho đúng thứ tự ban đầu của nó. a> ưu điểm: Công việc xây dựng câu hỏi cũng như chấm điểm theo hình thức này rất đơn giản và chính xác. Qúa trình ghép đôi từng câu hỏi một với nhau hay sẵp xếp một dãy câu theo một trình tự phù hợp làm cho độ may rủi trong việc trả lời ngẫu nhiên của thí sinh bị giảm bớt. b>nhược điểm: Mỗi một câu hỏi gồm môt dãy các câu khác nhau với lượng thông tin rất lớn, điều này làm cho các thí sinh không khỏi bối rối, nhầm lẫn. Vì vậy mà chất lượng bài thi không được đảm bảo. Câu hỏi trắc nghiệm kiểu nhiều phương án chọn Đây là một dạng câu hỏi được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong những môn học đòi hỏi sự tư duy logic và trí nhớ của người học như: Ngoại ngữ, toán học... Mỗi câu hỏi được xây dựng dưới dạng: Đưa ra một nhận định cùng với một số phương án trả lời (thường là 4 phương án trở lên), thí sinh chỉ được chọn một phương án đúng nhất trong các phương án đó làm phương án chọn. Ví dụ: Để tìm kiếm thông tin trên đĩa,...định vị sector trên đĩa nhờ toạ độ 3 chiều: số lượng track, số lượng hiệu mặt, số hiệu sector. hệ điều hành DOS. BIOS. CMOS. đầu từ. trả lời: 4. ưu điểm: - Với số lượng phương án chọn lớn, yếu tố may rủi trong việc trả lời câu hỏi của thí sinh được giảm đi rất nhiều. - Mỗi câu hỏi được đi kèm với một lượng lớn các phương án chọn. Do đó nội dung câu hỏi thi có thể bao trùm được toàn bộ môn học. Vì thế sinh viên phải sử dụng tối đa kiến thức cùng với sự phán đoán logic của mình để trả lời câu hỏi. - Cho dù thí sinh không trả lời được đúng câu hỏi, thì các dạng câu kiểu này cũng giúp cho sinh viên nắm vững hơn kiến thức chuyên môn của mình. - Công việc chấm điểm hết sức đơn giản, điểm được chấm một cách hết sức khách quan và chính xác. nhược điểm: - Công việc biên soạn câu hỏi rất khó khăn và nặng nhọc, yêu cầu người viết câu hỏi phải am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như phải biết được một số kiến thức về văn phạm. Bởi vì nội dụng câu phải rõ ràng mạch lạc, giúp cho thí sinh có thể hiểu được ý tưởng của câu, đồng thời không cho họ có thể đoán trước được phương án trả lời đúng. Từ việc phân tích những ưu, nhược điểm của từng dạng câu hỏi trong phương pháp trắc nghiệm khách quan. Ta nhận thấy kiểu câu hỏi nhiều phương pháp chọn là một dạng câu hỏi có nhiều ưu thế nổi bật nhất, nó đã giảm đến mức tối đa yếu tố may rủi trong thi cử, đồng thời nó còn giúp cho người làm bài nâng cao thêm kiến thức đã học của mình. Ngoài ra với việc áp dụng cho số lượng lớn thí sinh, nó có thể giúp cho chúng ta điều tra và đánh giá được trình độ kiến thức của sinh viên, qua đó sẽ cải tiến từng bước phương pháp học tập, giảng dạy tại các trường học. Do đó dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều phương án là một dạng câu hỏi rất hiệu quả nếu như được thực hiện trên máy tính. Chính vì lý do này mà tôi chọn dạng câu hỏi này làm dạng câu hỏi thi chính thức trong hệ thống thi của mình. Yêu cầu của hệ thống mới cần xây dựng. Qua nghiên cứu về các hình thức thi nói chung và hình thức thi trắc nghiệm khách quan nói riêng cùng với qua khảo sát thực tế tôi đã xác định được yêu cầu của hệ thống cần xây dựng như sau: Để chương trình có thể quản lý điểm thi của thí sinh ,chưôing trình cần phải có chức năng cập nhật và lưu trữ thông tin thí sinh Ngân hàng đề thi được đưa vào chương trình trước đó và các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên trong lúc thi.Sau đó các kỳ thi được tạo ra đẻ các thí sinh có thẻ đăng ký ,thí sinh naòp thi xong sẽ được chương trình cập nhật và không được phép thi lại ngoại trừ có sự cho phép của cán bộ coi thi Sau khi thi thí sinh có thể biết điểm ngay hoặc sẽ công bố ngay tuỳ vào người soạn lịch thi có cho phép không. Các chức năng cập nhật các bộ dữ liệu cho chương trình phải thông qua các ủe có quyền hạn tương ứng mới cho cập nhật Ngoài ra các bài thi của thí sinh phải được lưu lại trên cơ sở dữ liệu để xem về sau. Chương trình còn có các chức năng in danh sách lớp , in các bộ đề thi,in điểm thi của các thí sinh trong một kỳ thi Chương II: phân tích, thiết kế hệ thống phân tích , thiết kế hê thống về chức năng xử lý. Sơ đồ phân cấp chức năng nghiệp vụ: sơ đồ: Dựa và yêu cầu trương trình ta có sơ đồchức nămg của trương trình sử lý như sau: Hệ Thống Trắc nghiệm CN danh sách kỳ thi Cập Nhật data CN danh sách lớp CN danh sách dề thi CN quyền hạn nhập báo cáo ĐĂNG Ký THI Thi thử BC danh sách lớp BC bộ đề thi Thi thật BC điểm thi Xem lại bài làm TS Những từ viết tắt của biểu đồ: CN – Cập nhật BC – Báo cáo TS – Thí sinh Giải thích: Biểu đồ phân cấp chức năng trên gổm ba chức năng xử lý cao nhất bao trùm toàn bộ hệ thống. Sau đây tôi xin giải thích chi tiết từng chức năng của biểu đồ. Phần giải thích của chức năng cập nhât. Chức năng này có nhiệm vụ cập nhật ( thêm, sửa, xoá ) dữ liệu của toàn bộ hệ thống. Chức năng này được phân rã thành các chức năng con Chức năng “ CN danh sách lớp” có nhiệm vụ cho phép người sử dụng chương trìnhcó thể cập nhật xoá, thay đổi thông tin về danh sách lớp và danh sách các thí sinh thuộc lớp đó. Chức năng CN Danh sách bộ đề thi và các câu hỏi trắc nghiệm: cho phép người sử dụng chương trình cập nhật ,xoá ,thay đổi các thông tinvề các bộ đề thi,và các câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đè thi đó , gnười sử dụng chương trình phải có quyền hạn (được phép cập nhật thông tin về bộ đề thivà danh sách thí sinh ) , khai báo trong quyền hạn đăng nhập. Chức năng cập nhật danh sách các kỳ thi và các lớp sẽ thi trong kỳ thi đó: cho phép người sử dụng chương trình soạn lịch các kỳ thi sẽ thi ,bộ đề thi chokỳ thivà các lớp được thi trong kỳ. Muốn thực hiện được điều này , người sử dung phai có quyền hạn tương ứng được quy định trong quyền hạn đăng nhập Cập nhật quyền hạn đăng nhập : Cho phép khai báo nhều USER với các quyền hạn khác nhau để có thể cập nhật dữ liệu . các quyền hạn đăng nhập này là : Cập nhật thông tin về danh sách lớp và thí sinh Cập nhật thông tin về danh sách lớp và thí sinh. Cập nhật thông tin về bộ đè thi và các câu hỏi trắc nghiệm Soạn lịch thi Tạo và thay đổi các thông tin về USER Giải thích chức năng thi TRĂC NGHIÊM” Chức năng này có nhiệm vụ xử lý quan trọng trong chương trình ,các thí sinh thường được sử dụng chức năng này để dăng ký và sau đó tiến hành thi trắc ngiệm trên máy tính .Có hai hình thức là thi thử và thi thật. a> Đăng ký thi thử : thí sinh có thểkiểm tra kiến thức của mình bằng cách đăng ký thi thử với một bộ đề thi nào đó và kiểm tra bài làm với đấp án. b> Đăng ký thi thật: Muốn được thi chính thức trong một kỳ thi nào đó thí sinh sẽ tiến hành đăng ký thi thật. Trong lúc đăng ký thí sinh sẽ xhọn những thông tin cần thiết như mã thí sinh , mã lớp......... sau đó tiến hành thi trong thời gian qui định trước ,sau khi thi song thí sinh sẽ tiến hành nộp bài, bài làm và điểm của thí sinh được cập nhật vào cơ sở dữ liệu Giải thích chức năng “báo cáo ” Báo cáo danh sách lớp: Chương trình cho phép xem và in danh sách cáchọc viên theo từng lớp, hoặc theo tất cả các lớp. Báo cáo danh sách bộ đề thi: Người sử dụngcó quyền hạn tương ứng có thể xemvà in các bộ đề thi câu hởivà đáp án. Báo cáo điểm thi: Xem và in điểm thi của các thí sinh trong từng kỳ thi Xem lại bài làm của thí sinh : Sử dụngchức năng nà y khi thí sinh có yêu cầu xem lại bài thi của mình. 2.2.14. Hướng dẫn sử dụng chương trình : Chức năng nằy giới thiệu và hướng dẫn cho người sử dụngcác tính năng và cách sử dụng chương trình. Xây dựng biểu đồ luông dữ liệu các mức. Xây dựng biểu đồ luông dữ liệu mức khung cảnh Bộ phận chuyên môn, giáo viên, ban giám hiệu Thí sinh Hệ thống thi trắc nghiệm Giáo vụ Đề thi Ngân hàng câu hỏi Điểm và phương án đề Phương an chọn PA giáo vụ Thông tin cần tra cứu Thông tin tra cưu Giải thích: Sơ đồ luông dư liệu mức khung cảnh gồm một chức năng xử lý chính, ba tác nhân ngoài và 6 luồng dữ liệu. Chức năng xử lý Hệ thống trắc nghiệm là chức năng xử lý bao trum toàn bộ hệ thống nó đáp ứng yêu cầu của toàn hệ thống. Tác nhân giáo viên,ban giám hiệu,bộ phận chuyên trách cung cấp bộ câu hỏi và các phương án trả lời của từng câu hỏi cùng với phương hướng đề. Tác nhân thi sinh cung cấp thông tin về các phương án lưa chọn khi làm bài thi và nhận kết quả trực tiếp từ giáo vụ. Tác nhân giáo vụ có chức năng nhập thông tin thí sinh, tổ chức thi, nhận và gửi kết quả cho thí sinh. Sơ đồ luồng dữ liệu ( dfd ) tiến trình cập nhật Bộ phận chuyên môn Giáo viên Giám hiệu Giáo vụ Bộ phận chuyên môn (1) (4) (5) ( 6) Cập nhật DS bộ đề thi và câu hỏi (2) Cập nhật quyền hạn Cập nhật danh sách lớp (3) (7) (8) DS lớp & DS thí sinh DS các USER & quyền DS Bộ đề thi& câu hỏi Giải thích: Ban giám hiệu yêu cầu cập nhật danh dách các lớp Phòng giáo vụ tiến hành cập nhập danh sách các lớp và thí sinh Lưu vào kho dữ liệu chứa danh sách lớp và danh sách thí sinh Ban giám hiệu yêu cầu cập nhật một số đề mới và thí sinh Bộ phận chuyên môn yêu cầu chỉnh sửa bộ đè thi nếu phát hiện sai sót Giáo viên được phân công tiến hành cập nghật hoạc chỉnh sửa dữ liệu bộ đề thi Lưu vào kho dữ liệu của bộ đề thi và câu hỏi Lấy dữ liệu từ kho ra và chỉnh sửa,lưu lại sơ đồ luồng dữ liệu (dfd) theo tiến trình đăng ký thi: Phòng giáo vụ Thí Sinh (1) (4) (11) Soạn lịch thi (2) (7) Thi thử (6) Thi thật (5) (11) (3) (9) (8) (10) (10) (8) DS bộ đề thi &câu hỏi Bài làm thi sinh DS lớp DS về lịch thi cua các lớp Điểm thi của thí sinh Giải thích: (1): Thí sinh đăng ký thi thử một đề thi trắc nghiệm. (2): Lấy dữ liệu từ kho Bộ đề thi và câu hỏi ra cho thí sinh thi thử (3) : Thí sinh tiến hành thi thử và kiểm tra đấp án đúng của bộ đề thi (4) : Phòng giáo vụ lên lịch thi cho các lớp (5): Dữ liệu về lịch thi được dữ lại trong kho dữ liệu danh sách lịch thi (6) : Sau khi soạn thảo lịch thi song đề thíẵn sàng cho thí sinh đăng ký dự thi chính thức (7): Thí sinh tiến hành đăng ký thi chính thức (8): Lấy dữ liệu từ kho lịch thi và danh sách lớp ra kiểm tra xam thí sinh có được phép dự thi trong kỳ thi này không (9): Sau khi hoàn thanh thủ tục đăng ký, dữ liệu về các câu hỏi được lấy ngẫu nhiên cho thí sinh thi (10): Khi thí sinh thi xong , bài làm và điểm được lưu vào kho dữ liệu tương ứng\ (11): Nếu phòng giáo vụ có yêu cầu chỉnh sửa thì dữ liệu được lấy từ kho ra chỉnh sửa Phân tích thiết kế hệ thống về dữ liệu xây dựng lược đồ cấu trúc dữ liêu Mô hình quan hệ thực thể Đây là bước xác định các thông tin cần thiết cho hệ thống thông tin. Mô hình quan hệ thực thể sẽ cung cấp cho ta cơ sở để thực hiện một hệ thống thoả mãn các yêu cầu nhiệm vụ một cách đơn giản nhất. Qua tìm hiểu ta thấy trong hệ thống tồn tại những mối quan hệ và qui tắc quản lý sau: Xác định các thực thể: a>Thực thể “Danh sách lớp “ chứa các thông tin chi tiết về lớp học cụ thể là các thuộc tính sau : Mã lớp, Tên lớp , Sĩ số b>Thực thể “ Danh sách thí sinh” chứa các thông tin chi tiết về các thuộc tính sau :Mã thí sinh , Tên thí sinh , Ngày sinh , Quê quán , Ghi chú , Mã lớp c>Thực thể “Danh sấch bộ đề thi “ liệt kê các thông tin về bộ đề thi bao gồm các thuộc tính sau : Mã đề , Tên đề thi d>Thực thể “ Danh sách các câu hỏi” lưu thông tin về các câu hỏi trắc nghiệm gồm :Mã câu hỏi, Nội dung câu hỏi , Câu trả lời để thí sinh chọn, đáp án đúng ,Mã đề thi dùng để liên kết qua tập thực thể DS bộ đề thi. e>Thực thể “ Danh sách lich thi gồm : Mã kỳ thi , Tên kỳ thi, Ngày thi , Số câu hỏi, Điểm tối đa ,Thời gian ,số điểm mỗi câu làm đúng, điểm bị trừ nếu lầm sai f>Thực thể “Chi tiêt lich thi” :Liệt kê danh sách các lớp sẽ thi trong một kỳ thi nào đó gôm: Mã kỳ thi , Mã lớp Các thực thể còn lại : *”Bài làm thí sinh” Gồm (Mã thí sinh , Mã kỳ thi , Mã câu hỏi, Trả lời ) *”Điểm thí sinh” Gồm(Mã kỳ thi , Mã thí sinh , Điểm thi) *”Quyền hạn người sử dụng” : Gồm các thuộc ting(Username, password, họ tên , chức vụ người nhập , quyền ADmin ,quyền danh sách lớp Trong đó : *Danh sách lớp *Danh sách thí sinh .Hai tập thực thể này có quan hệ một nhều như sau DS lớp DS thí sinh DS các câu hỏi DS bộ đề thi Tương tự DS lịch thi Chi tiêt lịch thi Có mô hình quan hệ: DS thí sinh DS lớp 1 n DS bộ đề thi DS các câu hỏi Chi tiêt lịch thi DS lịch thi Điểm thí sinh Bài làm thí sinh Chương III: Lựa chọn môi trường hoạt động Môi trường vật lý của hệ thống Môi trường làm việc : Hệ thống chương trình thi trắc nghiệm khách quan được xây dựng với mục đích cài đặt trên mạng máy tính tại các phòng thi, hỗ trợ một số lượng lớn thí sinh cùng thi một lúc. Vì vậy về phần cứng hệ thống cần có một mạng máy tính nhỏ, gồm có một máy chủ đủ mạnh để có thể xử lý đồng thời các thông tin từ phía máy khách của thí sinh, với tốc độ đường truyền vừa đủ. Tuỳ thuộc vào qui mô áp dụng của chương trình trong mỗi trường đại học mà hệ thống có thể được xây dưng trên hệ thống mạng cục bộ Lan, Wan hay Intranet.. 1.2. Môi trường hệ điều hành: Để cài đặt chương trình trên mạng, điều tất yếu là phải có một hệ điều hành mang. Trong khuôn khổ bài tôi chọn hệ điều hànhWindow NT Server của hãng MicroSoft làm môi trường điều hành hệ thống. Bởi vì: Window NT Server là một hệ điều hành mạng khá phổ biến nhất ở Việt Nam, nó đã được sử dụng tại đa số các trường đại học. Window NT Server dễ sử dụng do môi trường giao diện window đã khá quen thuộc với đa số người dùng máy tính Window NT Server cho phép tích hợp các môi trường cơ sở dữ liệu Client-Server, trong đó có môi trường cơ sơ dữ liệu MSACCESS là môi trường cơ sở dữ liệu mà tôi chọn để thao tác dữ liệu. Vấn đề bảo mật hệ thống của Window NT Server rất tốt, nó quản lý chặt chẽ quyềt truy nhập tài nguyên hệ thống và quyền sử dụng hệ thống cho các đối tượng người dùng khác nhau. Ngoài ra tuỳ thuộc vào hoàn cảnh hay môi trường làm việc, người dùng vẫn có thể cài đặt chương trình trên hệ điều hành đơn giản khác như: Window95, Window98... mà vẫn thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của hệ thống chương trình. Môi trường Cơ Sở Dữ Liệu: Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) sử dụng trong hệ thống thi trắc nghiệm khách quan tôi quyết định sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access của hãng MicroSoft. Do qui mô của hệ thống không lớn, số lượng thông tin phải xử lý nhỏ. Hệ quản trị CSDL Access nhỏ gọn, dễ cài đặt, không đòi hỏi một server mạnh. Microsoft Access cung cấp các nhiều các đối tượng cho phép biểu thị và điều khiển dữ liệu như: Form, Report, Control. Đồng thời Microsoft Access cho phép sử dụng các đối tượng đến từ các nguồn khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau theo một cách thức như nhau. Trong đó có các đối tượng Data Acces Object(DAO. đối tượng truy cập dữ liệu) của Microsoft DAO, gồm có một tập hợp các đối tượng khá mạnh như: TableDef, QueryDef, RecordSet.. cho phép định cấu trúc và thao tác với cơ sở dữ liệu. Đồng thời MicroSoft Access cho phép thao tác với CSDL dưới dạng các câu lệnh SQL. Trong đó Ngôn Ngữ Hỏi Có Cấu Trúc (SQL) là một ngôn ngữ phi thủ tục, cho phép thao tác với các CSDL chuẩn một cách dễ dàng. Môi trường thiết kế giao diện và lập trình. Để thiết kế giao diện và lập trình xây dựng ứng dụng tôi chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic của Microsoft. Bởi vì: Về giao diện, Visual Basic cung cấp cho chúng ta rất nhiều công cụ đa dạng cho phép thiết kế, chỉnh sửa nhanh chóng màu sắc, hình dáng, kích thước của các đối tượng trong hệ thống. Với hệ thống công cụ, thực đơn phong phú, nó cho phép người dùng chỉ qua một vài thao tác kéo thả (drap and drop) là có thể tạo dựng giao diện của hệ thống, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức so với các ngôn ngữ khác. Về lập trình, Visual Basic là một công cụ lập trình window đầy năng lực, nó cho phép phát triển hệ thống trình ứng dụng của Windows một cách toàn diện và trọn gói. Ngôn ngữ lâp trình Visual Basic cho phép truy xuất dữ liệu từ nhiều hệ quản trị CSDL khác nhau như: SQL Server, Orcale, Access.., hỗ trợ phát triển ứng dụng client/server. Visual Basic còn cung cấp cho ta các đối tượng dữ liệu ActiveX (ActiveX Data Object - ADO), cho phép kết nối CSDL của máy để bàn hoặc môt máy chủ chứa CSDL từ xa, đồng thời có thể truy nhập được nhiều kiểu dữ liệu đặc biệt như thư điện tử.. Đặc biệt, Visual Basic cho phép tích hợp chặt chẽ các sản phẩm phần mềm khác của Microsoft trong đó có Microsoft Access, là một hệ quản trị CSDL mà tôi sử dụng trong hệ thống. Do đó, nó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của môt chương trình quản lý CSDL, tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa người và máy. |= Chương Iv: Thiết kế cơ sở dữ liệu chương trìnnh Chuyển đổi từ mô hình quan hệ sang mô hình vật lý Để cài đặt các mô hình quan hệ đã tạo ra ở trên vào trong CSDL MicroSoft Access. Ta thực hiện như sau: ánh xạ các bảng trong sơ đồ quan hệ tương ứng thành các bảng trong Access. Ví dụ: ta chuyển bảng DS lớp trong sơ đồ quan hệ thành bảng T01_DSLOP trong mục Table của Access hoặc SQLserver. ánh xạ thuộc tính trong quan hệ thành cột của bảng trong Access. ánh xạ thuộc tính khoá thành thuộc tính Primary key. ánh xạ thuộc tính khoá ngoại thành thuộc tính Foreign key. kiểu dữ liệu đối với các thuộc tính trong các quan hệ sẽ chuyển thành các kiểu dữ liệu tương ứng có trong Access, cùng với độ dài của dữ liệu mà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35327.doc