Đồ án Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu của đề tài 1

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5. Phương pháp nghiên cứu 2

6. Kết cấu của đồ án 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 4

1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải nguy hại 4

1.1.1. Định nghĩa về chất thải nguy hại 4

1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại 5

1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải nguy hại 12

1.3. Tác động của CTNH với con người và môi trường 13

1.5. Quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam 24

1.4. Kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại 30

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA QUẬN 6 39

2.1. Điều kiện tự nhiên 39

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội quận 6 40

2.3. Hiện trạng môi trường trên địa bàn quận 6 43

2.4. Quy hoạch phát triển KT-XH-MT quận 6 trong giai đoạn từ 2010-2020 46

CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI QUẬN 6

3.1. Nguồn gốc phát sinh, thành phần chất thải nguy hại tại quận 6 50

3.2. Khối lượng và tốc độ phát sinh chất thải nguy hại tại quận 6 hiện nay 52

3.3. Hiện trạng quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất ở quận 6 53

3.3.1. Hiện trạng lưu giữ chất thải nguy hại tại quận 6 54

3.3.2. Tình hình thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại tại quận 6 56 3.3.3. Các hình thức xử lý chất thải nguy hại tại quận 6 59

3.4. Một số ngành công nghiệp tạo ra nhiều CTNH tại quận 6 71

3.5. Công cụ pháp lý hiện hành về quản lý chất thải nguy hại 65

3.5.1. Trình tự đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải 65

3.5.2. Quy định pháp luật đối với chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và xử lý

CTNH 67

3.6. Đánh giá công tác quản lý trên địa bàn quận 6 68

3.7. Dự báo lượng phát thải CTNH đến năm 2020 73

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI TẠI QUẬN 6 TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 75

4.1. Cơ sở xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại 75

4.2.1. Cơ sở pháp lý 75

4.2.2. Cơ sở thực tiễn 83

4.3. Các nội dung của chương trình xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy

hại 87

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4231 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện có thể có, đó là các thùng nhựa hay các thùng gỗ, phuy sắt. Quyết định 155 yêu cầu chất thải được lưu trữ trong các thùng chứa phù hợp tránh rò rỉ, đồng thời phải ở trong kho chứa an toàn có bờ bao chắn chống chảy tràn. Thực tế thì CTNH đã được lưu trữ tùy tiện. Một số cơ sở đã để thùng chứa ngoài trời do vậy lượng chất thải theo nước mưa xâm nhập môi trường. Một số công ty lưu trữ có nghiêm túc hơn nhưng việc chảy tràn hay rò rỉ cũng xảy ra. Việc dán nhãn không được thực hiện nơi các thùng chứa. Một số chủ nguồn thải có lượng chất thải phát sinh thấp đổ chất CTNH chung với chất thải thông thường. Tại công ty môi trường Việt –Úc, nhiều bao chất thải được công nhân xếp tại góc sân, khi tương đối nhiều họ cho xe đến chở đi đổ bỏ. Tại công ty này chất thải lỏng rò rỉ chảy theo hệ thống thoát nước mưa ra môi trưòng. Các phương tiện chở CTNH khi về đến nhà máy được rửa tại sân và theo đó nước chảy vào hệ thống thoát nước mưa. Hình 3.3 và 3.4: Lưu giữ giẻ lau và lon mực in tại Công ty TNHH Thuận Thành 3.3.2. Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại tại quận 6 Các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ Chất thải công nghiệp từ các cơ sở vừa và nhỏ chiếm lượng đáng kể trong tổng CTNH của quận ( chiếm 79% năm 2000 và 60% năm 2010 ). Do qui mô sản xuất và vị trí phân bố nên hiện nay chưa có biện pháp quản lý đối với các cơ sở này. Chất thải sinh ra từ các cơ sở này được thu gom cùng với chất thải sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh. Hầu hết các cơ sở không có đủ ngân sách và hoạt động với lãi suất thấp do đó họ cũng không quan tâm đến việc cải tiến cho việc giảm thiểu chất thải tạo ra. Đây cũng là những cơ sở tạo ra nhiều CTNH đặc biệt là các cơ sở dệt nhuộm, giày da, cơ khí. Đối với các cơ sở này trình độ nhận thức của họ rất hạn chế trong lĩnh vực quản lý CTNH. Việc phân loại tại nguồn là không thể thực hiện. Các vấn đề tràn đổ hóa chất hay rò rỉ cũng xảy ra. Hình 3.5 và 3.6: Hình chất thải nguy hại và chất thải sinh hoạt được thu gom chung Các cơ sở sản xuất qui mô Chỉ rất ít nhà máy tổ chức tái sinh, tái chế chất thải, những chất thải được tái chế lại tập trung ở các hóa chất và một số chất thải mà chủ nguồn thải thấy được lợi ích trước mắt của nó. Hầu hết các cơ sở hiện nay kí hợp đồng với các công ty môi trường địa phương để thu gom chất thải cho họ. Chất thải đã không được phân loại tại nguồn và không được xử lý đúng cách. Chúng được thu gom sau đó đem đổ bỏ cùng với chất thải thông thường tại bãi chôn lấp dành cho chất thải sinh hoạt. Các doanh nghiệp kí hợp đồng trực tiếp với các công ty môi trường địa phương hoặc một công ty thu gom chất thải thông thường. Theo thống kê năm 2010, toàn TPHCM có 20 đơn vị thu gom, xử lý CTNH đang hoạt động. Phần lớn trong số họ là những cơ sở tư nhân với quy mô, công suất nhỏ và rất nhỏ. Các chủ cơ sở sản xuất vừa và nhỏ sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và sử lý với các đơn vị này. Theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoạc 1 năm thì đơn vị thu gom sẽ dùng xe chuyên dụng để vận chuyển đến CTNH đến các đơn vị có chức năng xử lý. Tuy nhiên, hầu hết phương phaùp chủ yếu là đơn vị vận chuyển đem về các kho lưu giữ hoặc chôn lắp không đúng theo quy định. Sau đây là tình hình thu gom CTNH của các đơn vị thu gom điển hình tại quận 6: Tình hình thu gom của IEC Hiện tại IEC có 4 công nhân được kí hợp đồng để thu gom chất thải thời gian lao động 8 giờ mỗi ngày, với nhiệm vụ thu gom chất thải của các doanh nghiệp đã kí hợp đồng. Qua điều tra được biết số công nhân này là người địa phương, khi lao động không có trang bị găng tay, quần áo bảo hộ… Sau khi thu gom chất thải về bãi tập trung, một số người đã tìm cách phân loại chất thải có thể đem bán. Tuy nhiên thực tế thì bãi tập trung chỉ là một khu đất trống, không được lót nền và không có hệ thống thu gom nước rò rỉ. Rác được thu gom lại dồn vào thùng lớn khoảng 9 m3. Đây là thùng rác không có nắp đậy. Sau 3-4 ngày khi thùng đầy rác, công nhân gọi điện cho công ty đưa xe xuống chở đến bãi chôn lấp chung của thành phố. Hiện tại công ty thu gom cả CTNH trộn lẫn trong chất thải không nguy hại. Công ty không quan tâm đến mình có thu gom CTNH hay không. Công ty TNHH Môi trường xanh là công ty tư nhân thành lập năm 1999 và là một trong những đơn vị quản lý CTNH lớn nhất thành phố hiện nay.Công ty đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân và tổ chức thu gom chất thải lỏng và rắn với đoàn 3 xe tải chuyên dụng chủ yếu từ các ngành công nghiệp sau thuốc bảo vệ thực vật, điện / điện tử, dược phẩm và vận tải. Công ty vận hành một lò đốt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân với công suất 2 tấn / ngày và chỉ nhận CTNH. Các thiết bị khác gồm 2 máy nghiền thuốc hỏng, một hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và một hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, đơn vị có một lượng chất thải quá tải lớn phải lưu trữ mà chủ yếu là bùn chứa kim loại nặng và tro từ lò đốt được lưu giữ tại một địa điểm gần nhà máy, công ty chưa nhận được lời than phiền nào từ phía cộng đồng địa phương. Công ty môi trường Việt –Úc : Đây là công ty tư nhân được thành lập năm 2002. Đơn vị nhận thu gom CTNH rắn, lỏng và có 1 xe tải chuyên dụng 2,5 tấn để thu gom chất thải từ các ngành sau : dệt nhuộm, dược phẩm, điện và xi mạ. Công ty vận hành 2 lò đốt có công suất 2 tấn/ ngày và chỉ nhận CTNH. Lò còn lại chỉ nhận chất thải không nguy hại và có công suất 4 tấn /ngày. Những thiết bị khác bao gồm máy nghiền thuốc lá hỏng, hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và hệ thống xử lý nước thải 5 m3/ngày. Công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng. Họ nhận được nhiều loại chất thải ví dụ như 3.000 tấn nhựa phản quang thải và 300 kg dây kéo phế thải và hiện không có lượng chất thải đáng kể phải lưu giữ đồng thời chưa nhận được lời than phiền nào từ cộng đồng. Công nhân đã không sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc, hệ thống lò đốt cần phải thay đổi do thải nhiều khói đen khi hoạt động. Ngoài ra, công ty cũng phải xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước riêng khi rửa các thiết bị của mình. 3.3.3. Các hình thức xử lý chất thải nguy hại tại quận 6 Sau khi chất thải được thu gom sẽ được chuyển giao cho các đơn vị xử lý. Tuy nhiên, đối với chất thải lỏng, do chưa thống kê được nên không thể thực hiện quản lý có khả năng loại chất thải này đã được thải bỏ vào nước thải, cịn chất thải rắn được xử lý tại các đơn vị trên đại bàn TPHCM. Hiện có 12 công ty thu gom và xử lý CTNH trên địa bàn TPHCM, nếu mỗi công ty có khả năng thực hiện hết công suất xử lý của mình thì lượng CTNH được xử lý mỗi ngày khoảng 24 tấn. Con số này thực tế đã không được như vậy. Với lượng phát sinh CTNH hiện nay thì toàn thành phố mỗi ngày thải ra 122 tấn( số liệu năm 2002 ). Như vậy, 98 tấn chất thải mỗi ngày tương đương 35600 tấn mỗi năm không thể được lưu giữ toàn bộ. Việc lưu giữ CTNH an toàn cần phải có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, CTNH còn là tác nhân dễ gây là tai nạn hay cháy nổ. Việc thải bỏ CTNH theo con đường chôn lấp như chất thải thông thường hay được đổ bỏ bất hợp pháp là điều hiển nhiên xảy ra. * Các cơ sở có khả năng xử lý CTNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay có 12 công ty được cấp giấy phép về thu gom và xử lý CTNH, chi tiết về các công ty như sau: Công ty TNHH Môi trường xanh là công ty tư nhân thành lập năm 1999 và là một trong những đơn vị quản lý CTNH lớn nhất thành phố hiện nay.Công ty đặt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân và tổ chức thu gom chất thải lỏng và rắn với đoàn 3 xe tải chuyên dụng chủ yếu từ các ngành công nghiệp sau :thuốc bảo vệ thực vật, điện / điện tử, dược phẩm và vận tải. Công ty vận hành một lò đốt tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân với công suất 2 tấn / ngày và chỉ nhận CTNH. Các thiết bị khác gồm 2 máy nghiền thuốc hỏng, một hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và một hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, đơn vị có một lượng chất thải quá tải lớn phải lưu trữ mà chủ yếu là bùn chứa kim loại nặng và tro từ lò đốt được lưu giữ tại một địa điểm gần nhà máy, công ty chưa nhận được lời than phiền nào từ phía cộng đồng địa phương. Công ty môi trường Việt –Úc : Đây là công ty tư nhân được thành lập năm 2002. Đơn vị nhận thu gom CTNH rắn, lỏng và có 1 xe tải chuyên dụng 2,5 tấn để thu gom chất thải từ các ngành sau : dệt nhuộm, dược phẩm, điện và xi mạ. Công ty vận hành 2 lò đốt có công suất 2 tấn/ ngày và chỉ nhận CTNH. Lò còn lại chỉ nhận chất thải không nguy hại và có công suất 4 tấn /ngày. Những thiết bị khác bao gồm máy nghiền thuốc lá hỏng, hệ thống chưng cất để xử lý chất thải lỏng và hệ thống xử lý nước thải 5 m3/ngày. Công ty chưa nhận được nhiều hợp đồng. Họ nhận được nhiều loại chất thải ví dụ như 3.000 tấn nhựa phản quang thải và 300 kg dây kéo phế thải và hiện không có lượng chất thải đáng kể phải lưu giữ đồng thời chưa nhận được lời than phiền nào từ cộng đồng. Công nhân đã không sử dụng đồ bảo hộ đầy đủ khi làm việc, hệ thống lò đốt cần phải thay đổi do thải nhiều khói đen khi hoạt động. Ngoài ra, công ty cũng phải xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nước riêng khi rửa các thiết bị của mình. Công ty TNHH Kim Danh nằm trong quận Tân Bình TPHCM, đây là công ty tư nhân thành lập năm 2000 nhằm mục đích quản lý chất thải không nguy hại và được cấp giấy phép thu gom và lưu giữ CTNH năm 2001. Từ khi được cấp giấy phép đơn vị chưa nhận được hợp đồng nào về CTNH. Dự kiến mục tiêu chính về quản lý CTNH là ngành công nghiệp điện vì khả năng chính của công ty là chất thải tái sinh có chì. Tài sản của công ty bao gồm 2 cơ sở lưu giữ ở quận Thủ Đức và Tân Bình và 3 xe tải có thùng kín. Hiện tại, không có lượng chất thải đáng kể nào được lưu giữ, chủ yếu là chất thải có thể tái sinh như thùng carton, giấy…Công ty nói rằng không có tai nạn nào hay lời than phiền nào được đưa ra từ cộng đồng địa phương trong năm 2001. Tuy nhiên, hoạt động sức khỏe, an toàn và môi trường của cần được cải thiện, đặc biệt là khi công ty bắt đầu nhận CTNH. Công ty TNHH Lê Hoàng Tuấn nằm ở quận Thủ Đức TPHCM. Đây là đơn vị được thành lập năm 1999 và bắt đầu cung cấp dịch vụ từ cuối năm 2001. Công ty nhận thu gom CTNH rắn và lỏng với đoàn xe tải chuyên dụng gồm 3 chiếc có thùng kín, chủ yếu thu gom chất thải từ ngành điện. Họ vận hành một nhà máy tái sinh chì tại cơ sở. Các phương tiện khác gồm một cơ sở thu gom nước, một cơ sở xử lý nước thải, một hệ thống xử lý khí thải. Công ty hoạt động dược 3 năm và có vẻ tồn tại bền vững và hiện không có lượng chất thải quá tải phải lưu giữ. Công ty tuyên bố trong năm 2001 chưa có tai nạn hay lời than phiền nào được đưa ra. Tuy nhiên, môi trường làm việc và sức khỏe của công nhân cần được cải thiện. CITENCO nằm ở quận 1 TPHCM. Đây là công ty nhà nước thành lập năm 1975 nhằm thu gom chất thải nguy hại rắn và lỏng với đoàn xe 225 xe tải các loại. Công ty thu gom rác thải y tế từ các bệnh viện, phòng khám có kí hợp đồng. Đồng thời thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt đến bãi chôn lấp. Công ty vận hành một lò đốt tại Bình Hưng Hòa, huyện Bình Chánh có công suất 7 tấn /ngày và chỉ nhận chất thải y tế nguy hại. Lò đốt đang hoạt động hết công suất. Những phương tiện khác bao gồm nhà máy xử lý nước thải và hệ thống xử lý khí thải. Công ty cho biết đã có 18 tai nạn xảy ra trên đường đến nơi tiêu hủy/ xử lý và nhận được những lời than phiền từ cộng đồng địa phương chủ yếu là các hoạt động thu gom chậm trễ. Hoạt động an toàn và sức khỏe của công nhân cũng như vấn đề môi trường của công ty cần cải thiện nhiều. Công ty xử lý chất thải thành phố - HOWADICO. Công ty chỉ nhận cung cấp dịch vụ tiêu hủy cho chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại. Hợp tác xã Giao thông và Vận tải cơ khí nằm ở quận Thủ Đức TPHCM. Đây là công ty nhà nước thành lập năm 1997, đơn vị chỉ lưu giữ và xử lý cặn dầu và nước thải chứa dầu. Các khách hàng chính là công ty cung cấp dịch vụ tàu biển ngoài khơi. Công ty xác nhận rằng họ không thu gom và vận chuyển dầu ngoài khơi về xử lý. Tuy nhiên, những người có trách nhiệm của công ty đóng tàu Vũng Tàu nói rằng chính công ty này là đơn vị trực tiếp thu gom và vâïn chuyển chất thải từ tàu dầu về Thành phố Hồ Chí Minh. Sự thiếu chắc chắn và rõ ràng này là vấn đề lớn, nhất là trong trường hợp có tai nanï, đổ tràn trong quá trình vận chuyển. Công ty cũng vận hành một cơ sở tách dầu khỏi nước và sản xuất 20 tấn nhiên liệu đốt từ dầu mỗi ngày. Đây làø đơn vị duy nhất trong khu vực có sản xuất nhiên liệu từ cặn dầu và nước thải. Họ bán những bánh dầu này cho các công ty sản xuất gạch men, thủy tinh. Công ty đã hoạt động 5 năm và có vẻ tồn tại bền vững. Lượng chất thải mà công ty lưu giữ gồm toàn cặn dầu khoảng 1.000 tấn. Công ty tuyên bố chưa có lời than phiền nào được ghi nhận. Công ty xây dựng và môi trường quốc tế – IEC mới thành lập tháng 4 năm 2002. Công ty chưa đăng kí nhận thu gom CTNH. Các công ty dưới đây cũng có giấy phép thu gom và xử lý CTNH: Công ty TNHH thương mại và tiêu hủy chất thải Thành Lập. Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp. Công ty TNHH Teasung là công ty 100% vốn nước ngoài. Cơ sở Ngọc Thu. 3.4. Một số ngành công nghiệp tạo ra nhiều CTNH tại quận 6 Ngành dệt nhuộm: Ngành dệt nhuộm sử dụng hóa chất chủ yếu ở công đoạn nhuộm sợi và vải. Các hóa chất thực hiện những chức năng công nghệ khác nhau như: Xử lý bề mặt sợi vải làm tăng khả năng hấp thụ và giữ màu. Tẩy trắng sợi và vải. Trợ giúp cho quá trình khuếch tán màu vào trong các lỗ xốp của sợi và vải. Nhuộm và in hoa. Thuốc nhuộm vải thường có các loại sau: trực tiếp, lưu hóa, azo, bazơ, acid, hoạt tính, hoàn nguyên. Công thức các thuốc nhuộm hầu hết đều là chất hữu cơ mạch vòng phức tạp. Ví dụ: thuốc nhuộm trực tiếp benzidine có 4 vòng benzen, loại lưu hóa thuộc loại anilin… Các nhuộm mang màu thường là nhóm nitrozo ( -NO), nitro (-NO2), azo ( -N=N-), carbonyl (>C=O). Các thuốc nhuộm và in hoa hầu hết đều sử dụng dung môi. Khi sử dụng dung môi sẽ gây độc đối với công nhân khi tiếp xúc. Dung môi làm tăng khả năng khuếch tán của thuốc nhuộm trong môi trường nghĩa là khả năng gây độc tăng. Trong qui trình dệt nhuộm các qui trình phát sinh nhiều CTNH nhất là: hóa chất tẩy và trợ nhuộm, thuốc nhuộm, hơi dung môi và hóa chất khi tiến hành nhuộm ở nhiệt độ cao, khí độc phát sinh trong quá trình chuẩn bị thuốc nhuộm và mực in. Trong ngành dệt nhuộm CTNH còn phát sinh từ các chất trợ nhuộm không được biết tên cũng như công thức hóa học. Các thùng đựng hóa chất khi thải bỏ cũng tạo ra một lượng đáng kể CTNH. Cụ thể các chất nguy hại phát sinh được cho trong bảng 3.5 dưới dây: Bảng 3.5: Quá trình phát sinh CTNH từ ngành dệt nhuộm Công đoạn Chất ô nhiễm Chất ô nhiễm nước Cặn bã rắn, bán rắn Nấu, tẩy, hồ VOCs BOD, COD, kim loại, chất tẩy rửa, hồ Xơ vải, hồ tinh bột Dệt Không có Không có Xơ sợi, dầu thải Giũ hồ VOCs từ glycol ether BOD từ hồ tan trong nước, hồ tổng hợp, chất bôi trơn,chất diệt nấm mốc Ngâm kiềm bóng Không có PH cao, NaOH Nhuộm VOCs Kim loại, muối, chất hoạt động bề mặt,chất độc, các chất nhuộm cation, màu, BOD, COD, sulfid, axit/kiềm, dung môi In Dung môi, axit acetic từ công đoạn làm khô SS, Urea, dung môi màu, kim loại, BOD Hoàn tất VOCs ĐBO, COD, SS, các chất dung môi Vải vụn Nguồn: Khảo sát công ty Dệt nhuộm Thái Hưng tại quận 6 Ngành điện, điện tử: ngành công nghiệp điện tử chủ yếu là lắp ráp và sản xuất mạch in, chỉ một số ít cơ sở sản xuất mạch in tuy nhiên trong tương lai số lượng các cơ sở sản xuất sẽ tăng lên nhiều. Công nghệ sản xuất mạch in sử dụng rất nhiều hóa chất, đặc biệt trong công đoạn chụp quang hóa mạch in và công đoạn ăn mòn bản đồng mạch in. Hóa chất sử dụng trong công nghệ mạch in bao gồm: FeCl2, CuCl2, H2SO4, HCl… và các dung môi hữu cơ, chủ yếu là loại dung môi mạch để tẩy dầu mỡ trên bản mạch in như xylen. Có thể tham khảo một số công đoạn gây ô nhiễm trong ngành sản xuất mạch in được trình bày trong bảng 3.6 như sau: Bảng 3.6: Quá trình phát sinh CTNH từ ngành sản xuất mạch in Công đoạn Chất thải khí Chất thải lỏng Chất thải rắn Chuẩn bị mạch in Bụi, hơi axit, VOCs Dung dịch axit và dung dịch kiềm thải Bùn và bản mạch in hỏng Mạ bản mạch Dung dịch mạ chứa đồng, dung dịch xúc tác, dung dịch axit thải,nước xúc rửa bể mạ Bùn, cặn bể mạ và bùn xử lý nước thải In mạch Hơi chất hữu cơ và mù axit Dung dịch tráng mạch thải, chất kháng, dung dịch khắc, dung dịch axit thải, nước thải có kim loại Dung môi dùng làm sạch bản mạch, bùn xử lý nước thải Mạ điện Mù axit, amoniac, VOCs Nước thải chứa chì, chất thải ăn mòn, chất phản ứng, dung dịch khắc, dung dịch mạ, dung dịch tráng Bùn, cặn lắng bể mạ và bùn xử lý nước thải Hàn phủ VOCs, CFCs Xỉ hàn Gắn mạch và hàn VOCs, CFCs Bụi hàn, dung môi Xỉ hàn, kim loại 3.5. Công cụ pháp lý hiện hành về quản lý chất thải nguy hại 3.5.1. Trình tự đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải Chủ nguồn thải thực hiện đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật. Các quy định của pháp luật hổ trợ cho việc đăng ký: Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề,mã số quản lý chất thải nguy hại Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Trình tự đăng ký sổ chủ nguồn thải: Chủ nguồn thải Phòng trả và tiếp nhận hồ sơ Cán bộ thụ lý hồ sơ Trình duyệt cấp sổ Theo quy trình thủ tục khi đăng ký Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại thì đơn vị đăng ký phải nộp tới Sở Tài nguyên và Môi trường 4 loại hồ sơ, giấy tờ sau: Đơn đăng ký Chủ nguồn thải chất thải nguy hại Bản sao Quyết định thành lập cơ sở hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Bản sao hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại do Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Cục Bảo vệ môi trường cấp; Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (nếu có) Chủ nguồn thải CTNH sẽ nộp hồ sơ theo đúng quy định tại phòng trả và tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được chuyển giao cho nhân viên thụ lý để kiểm tra tính xác thực của đơn đăng ký về số lượng chất thải nguy hại được kê khai. Kế tiếp, hồ sơ sẽ được trình duyệt cấp sổ nếu tất cả hợp lệä. Thời gian cấp sổ Cấp mới: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cấp điều chỉnh, bổ sung: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3.5.2. Quy định pháp luật đối với chủ nguồn thải, chủ vận chuyển và xử lý CTNH * Những quy định của chủ thu gom vận chuyển và xử lý Theo quyết định 155 về quản lý CTNH thì công ty thu gom và vận chuyển CTNH cũng như chủ xử lý, tiêu hủy CTNH có trách nhiệm sau: Trách nhiệm của chủ thu gom và vận chuyển: Có phương tiện thu gom vận chuyển bảo đảm các an toàn kĩ thuật. Hoàn tất thủ tục liên quan về CTNH : diền và kí tên vào phần II chứng từ CTNH, yêu cầu chủ lưu giữ, xử lý, tiêu hủy kí tên vào phần III của chứng từ CTNH. Báo cáo cho CQQLNNMT theo đúng thời hạn và mẫu qui định. Khẩn trương khắc phục sự cố do CTNH gây ra, bồi thường theo qui định của pháp luật nếu gây thiệt hại cho con người và môi trường. Trách nhiệm các chủ lưu trư,õ xử lý, tiêu hủy CTNH: Tiếp nhận chất thải từ chủ nguồn thải, thu gom vận chuyển trên cơ sở hợp đồng kí giữa 2 bên, có đầy đủ chứng từ CTNH. Có phương án và thiết bị phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phòng ngừa và ứng cứu sự cố. Báo cáo cho Sở TNMT có thẩm quyền các thông tin có liên quan đến quản lý chất thải nguy hại. Đào tạo cán bộ, nhân viên kĩ thuật đáp ứng các yêu cầu lưu giữ, xử lý, tiêu hủy CTNH. Hoàn thiện chứng từ CTNH : lưu giữ 01 bản và gửi 02 bản cho chủ nguồn thải, 01 bản cho chủ thu gom, vận chuyển CTNH. Không được chôn lẫn CTNH với chất thải không nguy hại. Chỉ được phép chôn trong khu vực đã được qui định. Cấm thải CTNH vào các thành phần của môi trường như : không khí, đất, nước. Khí thải, nước thải và bùn, tro xỉ phải được quan trắc, phân tích, và có sổ nhật kí ghi chép, theo dõi và xử lý đạt Tiêu Chuẩn Việt Nam. Có biện pháp nâng cấp hệ thống xử lý khí thải, nước thải và bùn, tro theo thời hạn do Sở TNMT cho phép. Khẩn trương khắc phục sự cố do CTNH gây ra, bồi thường theo qui định của pháp luật nếu gây thiệt hại cho con người và môi trường. Tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố do CTNH gây ra, hạn chế tác động đến con người và môi trường. Lập đề án bảo vệ môi trường sau khi công ty đã ngưng hoạt động. 3.6. Đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại tại quận 6 a. Sự phát thải CTNH Chất thải nguy hại chiếm khoản 18 – 47% lượng chất thải công nghiệp. Tại cơ sở sản xuất một số ngành: sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ, sản xuất bình ắc quy, sản xuất hóa mỹ phẩm, sản xuất các sản phẩm gỗ trang trí... Đo lượng chất thải sinh ra Có rất ít thông tin về lượng chất thải sinh ra. Các số liệu về chất thải thu được chỉ mang tính tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác. Điều này gây khó khăn cho việc xác định đâu là vấn đề ưu tiên trong việc lập kế hoạch quản lý. Hiện tại các chủ nguồn thải đo lượng chất thải phát sinh không giống nhau tùy thuộc vào loại chất thải. Các công ty đo lượng chất thải có thể theo khối lượng hoặc theo thể tích, thường thì số liệu thu được chỉ dựa trên sự ước lượng của chủ nguồn thải. Điều này khiến cho việc xác định tính chính xác về lượng thải ra không thực hiện được và vì thế việc ước lượng đâu là chủ nguồn thải chính trở nên khó khăn. Cùng chung với việc đo lượng chất thải phát sinh tại nhà máy thì việc xác định lượng chất thải sinh ra tại công ty thu gom sẽ chính xác hơn. Các công ty xử lý CTNH theo hợp đồng nên biết chính xác lượng chất thải mà họ thu gom là bao nhiêu, nhưng nếu có quá trình đổ bỏ không theo qui định thì lượng CTNH sẽ đi theo con đường khác. Hiện tại công ty có trách nhiệm thu gom chất thải trong khu công nghiệp là công ty môi trường và xây dựng quốc tế –IEC. c. Tách riêng CTNH tại nguồn Việc tách riêng chất thải tại nguồn nhằm làm giảm tác đôïng của chất thải đối với con người và môi trường. CTNH được tách riêng sẽ làm giảm lượng phải xử lý. Tại các doanh nghiệp đã không thực hiện tách riêng CTNH với chất thải thông thường. Họ trộn chung chất thải không nguy hại và CTNH. Tại bãi trung chuyển có rất nhiều bao bì thuốc trừ sâu và các hóa chất được tìm thấy. Điều này cho thấy rằng chủ nguồn thải đã có nhận thức không tốt về tác hại của CTNH hay đơn giản là không có động lực để khiến họ phải phân loại và tiêu hủy riêng. Thậm chí ngay cả khi CTNH được phân loại cũng không được xử lý riêng biệt bởi chi phí xử lý đối với CTNH cao hơn nhiều so với chất thải thông thường. Nhiều công ty đơn giản chỉ kí hợp đồng với đơn vị thu gom chất thải dựa trên khối lượng chất thải phát sinh vàø không quan tâm đến sự khác biệt giữa CTNH và chất thải thông thường cũng như không quan tâm đến chất thải của mình sau khi đi ra khỏi cơ sở. Điều này xảy ra khi công tác cưỡng chế yếu và sự giám sát không chặt của CQQLNNMT. d. Công tác thu gom, vận chuyển Qua việc nêu lên hiện trạng thu gom, vận chuyển CTNH trên địa bàn quận 6 ta có thể thấy được rằng chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại tại một số phường trên quận 6 thì được thu gom chung sau đó được đem vào các bãi chôn lắp cũng như các vỏ hộp nếu có thể bán thì các cơ sở tập trung lại đến khi số lượng nhiều thì bán cho các vựa ve chai, thu gom phế liệu. Chính những nguyên nhân đã nêu trên đã làm cho công tác thu gom, vận chuyển trở nên khó khăn. Điều này có thể là do các cơ sở chưa nắm vững các tác hại mà chất thải nguy hại gây ra. Một phần là do nhân viên làm công tác môi trường đã không phổ biến rõ về tầm quan trọng của khâu phân loại và lưu trữ chất thải nguy hại để thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển như thế nào. e. Đánh giá công tác thu gom của một số đơn vị có chức năng Đánh giá các vấn đề gây ra cho con người và môi trường do công tác thu gom của công ty IEC : Tác động gây ra bởi bãi trung chuyển : Do không có cơ sở vật chất cho trạm trung chuyển cũng như IEC sử dụng thùng đựng rác hở nên trạm này gây ra các tác động lớn đến môi trường. Nước rò rỉ : Chất thải để 3-4 ngày có thể phát sinh nước thải, mặc dù chất thải công nghiệp chứa lượng nước ít hơn nhiều so với chất thải sinh hoạt tuy nhiên trong quá trình lưu chứa có thể hút nước từ môi trường đặc biệt là vào mùa mưa. Nước mưa có thể đi qua chất thải và cuốn theo chất thải vào dòng nước gây hại cho môi trường. Thông thường lượng nước thải phát sinh chảy thẳng vào hệ thống thoát nước mưa hoặc chảy tràn ra bãi cỏ bên cạnh. Khí thải : Bãi trung chuyển có thể phát sinh khí thải gây ô nhiễm mùi đối với môi trường xung quanh, khí thải có thể phát sinh do sự phân hủy chất thải hoặc do sự phản ứng của chất thải với chất khác. Tác động do sự rơi vãi CTNH : chất thải rơi vãi gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt. Tác động đến sức khỏe công nhân thu gom : Trong quá trình thu gom, công nhân không được trang bị đồ bảo hộ lao động nên là đối tượng chịu tác động trực tiếp trong quá trình thu gom, tác động này có thể là tức thời hay lâu dài do công nhân va

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoidungdoan.doc
  • docDANH MUC BANG.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docMUC LUC.doc