MỤC LỤC
Trang bìa
Tờ giao nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
Lời cảm ơn
Mục lục
Các ký hiệu
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
Đặt vấn đề
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
CHUONG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Lý thuyết hiện đại hóa sinh thái 3
2.1.2. Các ứng dụng lý thuyết hiện đại hóa sinh thái 8
2.2. Những lợi ích phát triển hệ sinh thái công nghiệp và KCN sinh thái 14
CHƯƠNG III : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
3.1. Nhu cầu phát triển bền vững công nghiệp và thái độ ứng xử của các nhà sản
xuất công nghiệp trong trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường . 21
3.2. Các xu hướng thực hiện kiểm soát ô nhiểm môi trường trong các hoạt động
sản xuất công nghiệp tập trung. 23
3.2.1. Xu hướng quản lý môi trường trong công nghiệp. 23
3.2.2. Xu hướng cải thiện chất lượng môi trường thông qua các hoạt động
khoa học công nghệ. 25
3.2.3. Xu hướng tìm kiếm, thử nghiệm qui hoạch các mô hình tổ chức sản
xuất công nghiệp mới theo hướng tập trung 29
3.3. Tiếp cận một số mô hình mới áp dụng trong công tác kiểm soát ô nhiễm
môi trường khu công nghiệp. 30
3.3.1 Mô hình quản lý môi trường ở phạm vi cơ sở sản xuất, nhà máy
công nghiệp. 30
3.3.2 Mô hình công nghệ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm ở phạm vi cơ
sở sản xuất, nhà máy công nghiệp. 32
3.3.3 Mô hình tổ chức, xây dựng KCN kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm-
KCN thân thiện môi trường 35
3.4. Các kinh nghiệm về áp dụng mô hình KCN sinh thái. 39
3.4.1. Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg 39
3.4.2 Dự án xây dựng KCN sinh thái Burnside, Nova Scotia, Canada. 42
3.4.3 Dự án KCN sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USA 43
3.4.4 Dự án cảng công nghiệp phát triển bền vững Cape Charles,
Eastville, Northampton County, Virginia, USA. 44
3.4.5 Dự án KCN sinh thái Brownsville, Texas, USA 45
3.4.6 Dự án KCN sinh thái Riverside, Burlington, Vermont, USA. 45
3.4.7 Dự án KCN sinh thái FCN Cheney, Spokane, Washington, USA. 46
3.4.8 Dự án KCN sinh thái Civano, Arizona, USA. 46
3.4.9 Dự án KCN sinh thái East Bay, San Fransico Bay, California, USA. 47
3.5. Nhận định và đánh giá về các mô hình khu công nghiệp sinh thái 47
3.6. Sơ lược về hiện trạng phát triển công nghiệp ở nước ta. 48
3.7. Tiềm năng ứng dụng thực tiễn các mô hình kiểm soát ô nhiễm môi trường
khu công nghiệp trong điều kiện công nghiệp hóa ở nước ta. 56
3.7.1. Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiển mô hình tiêu chuẩn xanh-sạch-đẹp. 57
3.7.2 Đánh giá tiềm năng ứng dụng thực tiển mô hình KCN thân thiện
môi trường trong dđiều kiện thực tế công nghiệp hóa nước ta. 62
CHƯƠNG IV : HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ
TÍCH LUỸ VỀ MÔI TRƯỜNG.
4.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 65
4.2. Các vấn đề tích lũy về môi trường. 70
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KCN HIỆP PHƯỚC
5.1. vị trí địa lý 74
5.2 Qui mô và mục tiêu phát triển 74
5.3. Cơ sở hạ tầng 74
5.4. Các ngành nghề hoạt động trong KCN Hiệp Phước. 75
CHƯƠNG VI: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KCN HIỆP PHƯỚC
VÀ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
6.1 Các Nguồn gây ô nhiễm 78
6.1.1 Nước Thảin 78
6.1.2. Khí Thải 79
6.1.3. Chất thải rắn 80
6.2. Công tác quản lý bảo vệ môi trường 81
6.2.1 công tác quản lý hành chính 81
6.2.2 Công tác đầu tư hệ thống kỹ thuật bảo vệ môi trường 82
6.3. Đánh giá khả năng xây dựng kcn hiệp phước theo hướng khu công nghiệp sinh thái. 84
CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI CHO
KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC,HUYỆN NHÀ BÈ, TP. HCM.
7.1. Mô hình hiện trạng tổng quát kỹ thuật sản xuất của KCN Hiệp Phước. 88
7.2. Xây dựng mô hình kỹ thuật tổng quát của kcn sinh thái Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM 88
7.3. Các bước tổ chức thực hiện 91
CHƯƠNG VIII: NHỮNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1 . Kết luận 100
8.2 . Kiến nghị 101
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2931 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øng
hơi/năm
Nhà máy sản xuất dược phẩm và enzyme Novo Nordisk
Bùn Bùn giàu dinh dưỡng
Nông trại
Những nguyên tắc về quan hệ cộng sinh công nghiệp trong KCN :
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
42
· Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện trao đổi chất thải
công nghiệp (waste exchange).
· Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn.
· Mỗi nhà máy đều nắm rõ các thông tin về các nhà máy khác trong KCN.
· Động cơ nội lực của nhà máy tham gia vào KCN sinh thái (EIP) là sự phát
triển bền vững.
· Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy
định của cơ quan chức năng.
3.4. 2 . Dự án xây dựng KCN sinh thái Burnside, Nova Scotia, Canađa :
KCN Burnside có diện tích 760 ha ở Dartmouth, Nova Scotia, Canađa, được
chuyển đổi thành KCN sinh thái vào năm 1992, là KCN lớn nhất Canađa với
khoảng 1.300 nhà máy và 17.000 công nhân, bao gồm các loại hình công nghiệp
như sau :
Bảng 5 : Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN sinh thái Burnside.
Loại hình công nghiệp Loại hình công nghiệp
1. Nhà ở 17. Phân phối
2. Keo dán 18. Sản xuất cửa
3. Máy lạnh 19. Thiết bị điện
4. Sửa chữa máy móc 20. Dịch vụ môi trường
5. Sản phẩm nước giải khát 21. Sản xuất đồ gia dụng
6. Vật liệu xây dựng 22. Thiết bị công nghệ thực phẩm
7. Trung tâm thương mại 23. Thiết bị công nghiệp
8. Vật liệu làm thảm và sàn nhà 24. Sản xuất thép
9. Sản xuất hoá chất 25. Xưởng cơ khí
10. Máy hút bụi 26. Dụng cụ y tế
11. Máy giặt 27. Tái sử dụng sơn
12. Thiết bị truyền thông 28. Sản xuất giấy/carton
13. Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính 29. In
14. Xây dựng 30. Xi mạ
15. Bao bì, đóng gói 31. Tủ lạnh
16. Sản phẩm bơ sữa 32. Kho hàng
Nguồn: Hội thảo công nghệ và môi trường hướng đến khu công nghiệp sinh thái sonadezi
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
43
KCN được sử dụng như phòng thí nghiệm phát triển KCN sinh thái (EIP)
trong 9 năm qua, nếu thành công sẽ là bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình KCN
sinh thái (EIP) quý báu cho các KCN đa dạng hoá sản xuất. Trong quá trình nghiên
cứu ứng dụng mô hình KCN sinh thái (EIP), KCN đã áp dụng các chiến lược phát
triển kết hợp với sự đô thị hóa, nhằm từng bước thay đổi cơ sở hạ tầng và hoạt động
của các cơ sở sản xuất thành phần cho phù hợp hơn với tiêu chuẩn KCN sinh thái
(EIP) tương lai. Các nỗ lực cộng tác theo hướng này bao gồm :
· KCN, khu đô thị và các trường đại học cùng hợp tác nghiên cứu ứng dụng mô
hình KCN sinh thái (EIP);
· Trường đại học, công ty cấp điện tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước cùng
hợp tác xây dựng Trung tâm hiệu suất sinh thái (Eco – efficiency center -
EEC);
· Aùp dụng quá trình trao đổi chất thải giữa các cơ sở sản xuất trong KCN;
· Thành lập các cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa
chữa, tái sinh và tái chế chất thải.
· Quản lý chuỗi nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá
trình thu hồi phế liệu phục vụ tái sinh chất thải;
· Phối hợp hành động giữa các cơ sở sản xuất và cơ quan quản lý nhà nước
trong việc huấn luyện quản lý môi trường và nâng cao nhận thức theo nhu
cầu xây dựng KCN sinh thái (EIP).
Yếu tố quyết định thành công của dự án này không chỉ nằm ở sự quan tâm
và tự nguyện xây dựng KCN sinh thái của các cơ sở sản xuất, mà còn có sự tham
gia liên tục và bền bỉ của các nhóm đối tác từ chính quyền đến ngành công nghiệp,
trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quần chúng nhân dân quan tâm đến
các lợi ích môi trường.
3.4.3. Dự án KCN sinh thái Fairfield, Baltimore, Maryland, USA :
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
44
Dự án nằm ở phía Đông nam thành phố Baltimore với diện tích sử dụng 880
ha. Thành phần KCN bao gồm : các ngành dầu khí, hoá chất hữu cơ (asphalt, dầu
và hoá chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ hỗ trợ cho các công ty lớn (lắp ráp lốp xe,
sản xuất thùng chứa, bao bì…). KCN đã được lựa chọn xây dựng mô hình KCN sinh
thái (EIP) lý tưởng cho tương lai. Các hoạt động chuyển đổi KCN Fairfield thành
KCN sinh thái bao gồm việc mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có gắn liền với nhu
cầu bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp hệ sinh thái công nghiệp (IEs)
(industrial ecosystem- IEs) theo các hướng chính sau :
· Chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với (IEs) .
· Chuyển đổi công nghệ sản xuất phù hợp với công nghệ môi trường đang áp
dụng.
· Gia tăng cơ sở và hoạt động tái sinh, tái chế, trao đổi chất thải.
KCN Fairfield đã đạt được mục đích, phát triển không gây ra các tác động tiêu cực
môi trường, trong đó phát triển bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người
lao động là nỗ lực chiến lược chung của KCN.
3.4.4. Dự án cảng công nghiệp phát triển bền vững Cape Charles, Eastville,
Northampton County, Virginia, USA :
Dự án nằm ở tỉnh Northampton nghèo nhất Bang Virginia, chịu ảnh hưởng
nặng nề từ sự nghèo nàn và nạn thất nghiệp. Vì vậy, Hội đồng quản hạt địa phương
đã thông qua chiến lược hành động phát triển bền vững, trong đó xây dựng Dự án
cảng công nghiệp phát triển bền vững Cape Charles, Eastville từ năm 1995 với
diện tích sử dụng 228 ha. Mục tiêu dự án : cung cấp, thu hút đầu tư và hình thành
mạng lưới các nhà máy tương thích về KCN sinh thái, khuyến khích sự phát triển
bền vững của các cộng đồng dân cư xung quanh. Kế hoạch bao gồm các nội dung
sau :
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
45
· Xây dựng phát triển kinh tế bền vững, khuyến khích tham gia tích cực của
các doanh nghiệp, người dân địa phương, các thành phần kinh tế, tài nguyên
thiên nhiên và nông nghiệp trồng trọt;
· Tạo ra nhiều việc làm và nhiều cơ hội có việc làm;
· Bảo vệ và tăng cường phát triển tài nguyên thiên nhiên, trồng trọt, chứng
minh khả năng bảo tồn và sử dụng tài nguyên hiệu quả, phát triển ứng dụng
các nguyên lý IEs.
· Tạo điều kiện phát triển kinh tế và công nghiệp địa phương.
· Phát triển các cơ sở công nghiệp trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi nhuận,
tài nguyên, hiệu quả, sinh thái công nghiệp và ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường.
Hạt nhân của KCN sinh thái là ngành sản xuất điện năng từ năng lượng ánh
sáng mặt trời có mức phát thải thấp (các panell quang điện của Solar building
system). Hiện nay, KCN sinh thái đã phát triển với 6 ngành chủ đạo là : nông
nghiệp; hải sản và nuôi trồng thuỷ sản; du lịch di tích lịch sử; mỹ thuật, hàng thủ
công và sản phẩm địa phương truyền thống; nghiên cứu và giáo dục; phát triển
những loại hình công nghiệp mới sạch hơn. Đây là kinh nghiệm quý báu cho xây
dựng mô hình KCN sinh thái gắn với xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường phát
triển bền vững.
3.4.5. Dự án KCN sinh thái Brownsville, Brownsville, Texas, USA :
Dự án là sự cố gắng của cộng đồng dân cư nhằm phát triển công nghiệp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường với mục tiêu chính là phát triển cộng đồng sản xuất
công nghiệp và dịch vụ tại khu dân cư Brownsville/Matamroros trên cơ sở trao đổi
các sản phẩm phụ và chất thải giữa các cơ sở sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao
hơn. Loại hình công nghiệp chính là công nghiệp nhẹ và dịch vụ kho chứa, trong đó
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
46
hạt nhân KCN sinh thái là Nhà máy hàng dệt kim. Đây là kinh nghiệm quý báu
trong lĩnh vực phát triển KCN sinh thái dân doanh.
3.4. 6. Dự án KCN sinh thái Riverside, Burlington, Vermont, USA :
Dự án nằm ở thung lũng Burlington, là dự án phối hợp lợi ích môi trường
giữa cộng đồng dân cư, tư nhân và các tổ chức phi lợi nhuận theo mục tiêu sử dụng
năng lượng sinh học để cải thiện kinh tế và chất lượng cuộc sống ở thung lũng
Burlington. Hạt nhân KCN sinh thái là Nhà máy điện McNeil rộng 4 ha ở thung
lũng với mô hình phát triển kinh tế thân thiện với môi trường. Đây là khu liên hợp
các nhà kính trồng cây và các toà nhà cao ốc tái sử dụng nhiệt dư như sản phẩm
phụ của nhà máy điện, trong đó đã thiết lập mối quan hệ cộng sinh giữ các ngành
như công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ sinh học, nuôi trồng thuỷ sản và một số
loại công nghệ khác, là kinh nghiệm tốt trong phát triển KCN sinh thái hỗn hợp dân
doanh, tư nhân và tổ chức xã hội, cũng như đa lĩnh vực kinh tế.
3.4.7. Dự án KCN sinh thái FCN Cheney, Spokane, Washington, USA :
Dự án được thiết kế khởi nguồn là KCN sinh thái theo tiêu chuẩn của Hiệp
hội phát triển bền vững và Tổ chức bảo vệ môi trường, và Sở năng lượng. KCN sinh
thái FCN nằm ở Cheney, cách thành phố Spokane khoảng 15 dặm về phía Đông,
dự kiến phát triển các cơ sở sản xuất quy mô vừa và dịch vụ kho hàng. Cơ sở hạ
tầng KCN FCN được thiết kế theo yêu cầu phát triển bền vững, trong đó tất cả các
vật liệu nhà xưởng đều được sử dụng theo nhu cầu thân thiện với môi trường, đồng
thời sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí năng lượng tới
khoảng 70%. KCN sẽ sản xuất và cung cấp các loại sản phẩm thân thiện với môi
trường và hầu như sẽ không tạo nên ô nhiễm môi trường ở bất kỳ dạng nào.
3.4. 8. Dự án KCN sinh thái Civano, Tucson, Arizona, USA :
Dự án là KCN phát triển trên cơ sở mối tương tác giữa con người và trách
nhiệm đối với môi trường. Các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong KCN Civano
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
47
được đầu tư theo hướng phát triển KCN trở thành Trung tâm công nghệ ứng dụng
bền vững, trong đó KCN Civano sẽ đáp ứng tiêu chuẩn KCN sinh thái.
Các cơ sở sản xuất đa ngành (sản xuất PV, xe vận chuyển, bảng điện tử,
thép, vật liệu xây dựng có thể tái sử dụng…) sẽ phối hợp hoạt động, sử dụng chung
nguồn tài nguyên và cơ sở hạ tầng KCN như trạm xử lý nước cấp, nước thải, phương
tiện vận chuyển…Mục tiêu chính của Dự án là thu hút các đầu tư cơ sở sản xuất phù
hợp với chiến lược phát triển bền vững.
3.4. 9. Dự án KCN sinh thái East Bay, San Francisco Bay, California, USA :
Dự án bao gồm những đặc điểm chính sau đây :
· Hạt nhân KCN là cơ sở thu hồi tài nguyên, bao gồm tái sử dụng, tái chế, tái
sản xuất và sản xuất phân compost.
· Thu hút các cơ sở sản xuất bao gồm cả các cơ sở trực thuộc các KCN lân cận,
sao cho có thể thực hiện chương trình trao đổi các sản phẩm phụ, chủ yếu
thuộc nhóm sản xuất vật liệu và năng lượng có thể tái chế.
· Việc lựa chọn vị trí và quy hoạch phải bảo đảm duy trì sự phát triển kinh tế
trong giới hạn bảo đảm sự cân bằng với môi trường sinh thái. Sự phân bố các
cơ sở sản xuất trong KCN phải thể hiện các đặc điểm hệ sinh thái tự nhiên.
· Khi thiết kế cơ sở hạ tầng và phân xưởng sản xuất phải xem xét tính hiệu
quả về năng lượng, sử dụng nguyên liệu và năng lượng có thể tái chế được,
đồng thời ngăn ngừa ô nhiễm.
Chiến lược phát triển mạng lưới trao đổi sản phẩm phụ được xây dựng dựa
trên cơ sở khảo sát những nhà máy công nghiệp phù hợp với mục tiêu đề ra. Các cơ
sở sản xuất có vùng lân cận và nghiên cứu, tổ chức hội thảo các báo cáo về những
loại chất thải công nghiệp đã phát sinh với tất cả các tổ chức này.
3.5. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC MƠ HÌNH KHU CƠNG NGHIỆP
SINH THÁI.
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
48
Như vậy, chúng ta đã sơ lược các kinh nghiệm khá đa dạng và phong phú
của các nước công nghiệp phát triển về tổ chức chuyển đổi và xây dựng các KCN
sinh thái trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, bao gồm cả khu vực kinh tế dân
doanh. Về cơ bản, các nước đã áp dụng và kiểm nghiệm mô hình KCN sinh thái,
các mô hình này không đơn nhất trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, trao đổi
chất thải và theo các mục tiêu phát triển khác nhau, song chúng có chung đặc điểm
là kết cấu theo nhu cầu sinh thái công nghiệp, vận dụng tối đa sức mạnh nội lực của
các lĩnh vực và thành phần kinh tế, sử dụng tối đa khả năng trao đổi cộng sinh công
nghiệp, hạn chế và tiến tới loại trừ các phát thải công nghiệp.
Đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho chúng ta học tập và vận dụng vào
mục tiêu tổ chức xây dựng các KCN sinh thái. Nhìn vào bối cảnh và các điều kiện
công nghiệp hoá thực tế ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp vẫn còn trong giai
đoạn tìm tòi, học hỏi, hay đang đặt nền móng cho những dự án xây dựng và phát
triển các KCN thành những KCN sinh thái.Trong tương lai, sẽõ cần nhiều những mô
hình, những đề xuất thích hợp phát triển ngành công nghiệp theo hướng sinh thái
môi trường, nhằm từng bước thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiến đến hội nhập xu
hướng phát triển chung của thế giới – phát triển bền vững, không phát thải, không
ảnh hưởng môi trường. Để nhận định được vấn đề, trước hết, chúng ta sẽ tổng quan
sơ lược về hiện trạng phát triển công nghiệp của cả nước, đặt biệt Vùng kinh tế
trọng điểm phía nam .
3.6. SƠ LƯỢC VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA.
3.6.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp và khu công nghiệp tập trung :
Theo các tài liệu tham khảo, hiện trạng phát triển công nghiệp Việt nam có
thể được khái quát hoá như sau :
(a). Hiện trạng phát triển công nghiệp ở quy mô cả nước :
Tính đến đầu năm 2009, cả nước cĩ 219 KCN, với diện tích hơn 61.000ha. Các
KCN thu hút 2.250 dự án đầu tư nước ngồi, với vốn thực hiện 16,2 tỷ USD, bằng
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
49
38% tổng vốn đăng ký; 2.258 dự án đầu tư trong nước, vốn thực hiện hơn 120 nghìn
tỷ đồng, bằng 49% tổng vốn đăng ký. Ngồi những đĩng gĩp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo kinh tế nhiều địa phương, tạo việc làm
cho hàng triệu lao động... sự phát triển của các KCN đã bộc lộ nhiều bất cập. Đĩ là
tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chất thải cơng nghiệp khơng được xử lý triệt để,
nước thải, khí thải chưa qua xử lý với độ ơ nhiễm vượt hàng trăm lần so với tiêu
chuẩn cho phép... Được biết, mỗi ngày các KCN xả gần 225.000m3 nước thải cơng
nghiệp, chỉ cĩ 30% đã qua xử lý; khoảng 30.000 tấn chất thải rắn... Trong khi đĩ, việc
thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại vẫn chưa đạt hiệu quả, do số lượng cơ
sở xử lý quá ít, chỉ tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Hà Nội. Tại
Hải Phịng, qua kết quả quan trắc của ngành chức năng, nước các hồ An Biên, Hồ
Sen, Tam Bạc, kênh An Kim Hải… đang bị ơ nhiễm nặng. Nguồn cung cấp nước thơ
phục vụ sản xuất nước sinh hoạt như sơng Giá, sơng Đa Độ, sơng Rế đều cĩ dấu hiệu
ơ nhiễm. Tại TP Cần Thơ, nước ở sơng Hậu đã ơ nhiễm cấp độ 2. Tại Long An, các
KCN hiện cĩ mỗi ngày thải ra mơi trường khoảng 363 tấn rác, 151.000m3 nước thải...
Lượng chất thải này đã gây ơ nhiễm nước các con sơng vốn là nguồn cung cấp nước
sinh hoạt cho dân cư trong vùng. Bên cạnh đĩ, tình trạng ơ nhiễm khơng khí do khí
thải cơng nghiệp như các chất SO2, CO, NO2… ở các khu vực quanh KCN đều vượt
quá giới hạn cho phép. Tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, khí thải độc hại
vượt giới hạn cho phép từ 20 đến 435 lần... .
(b). Hiện trạng phát triển công nghiệp ở Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam :
Vùng KTTĐ phía Nam (gọi tắt là TĐPN) bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên tồn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2%
diện tích cả nước. Dân số tồn vùng năm 2005 cĩ 14,7 triệu người, chiếm 17,7% dân
số cả nước. Tỷ lệ đơ thị hĩa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
TĐPN cĩ vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để
phát triển cơng nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
50
(CNH, HĐH); đặc biệt phát triển cơng nghiệp cơng nghệ cao, cơng nghiệp điện tử, tin
học, cơng nghiệp dầu khí và sản phẩm hĩa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du
lịch, dịch vụ viễn thơng, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai
khoa học và cơng nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cĩ trình độ cao.
Vùng cĩ hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và cĩ kỹ năng khá nhất,
do đĩ là địa bàn cĩ mơi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Đây là trung tâm đầu mối dịch
vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài
chính, ngân hàng, viễn thơng, dịch vụ cảng…. Đã hình thành mạng lưới đơ thị vệ tinh
phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến trục và vành đai
thơng thống.
TĐPN là một vùng cơng nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành
và liên kết mạng lưới các KCN tập trung và phát triển các ngành cơng nghiệp mũi
nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện,
cơng nghệ tin học, hĩa chất cơ bản, phân bĩn và vật liệu… làm nền tảng cơng nghiệp
hĩa của vùng và của cả nước.
Đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y
tế cĩ trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một
trong 2 vùng cĩ khu cơng nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần
mềm của cả nước.
Đây là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho
phát triển cơng nghiệp và dịch vụ để cĩ tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
(c). Hiện trạng phát triển các khu công nghiệp tập trung :
Công tác tổ chức xây dựng và phát triển các KCN & KCX tập trung bao gồm
những nét chính như sau :
Các thành tựu cơ bản :
· Nhiều KCN mới được thành lập và mở rộng diện tích quy hoạch;
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
51
· Bên cạnh các KCN đã triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình
hạ tầng trong và ngoài KCN, thì các địa phương vẫn tiếp tục đẩy mạnh thu
hút đầu tư trong và ngoài nước;
· Nhiều dự án đầu tư vào KCN được thực hiện, tăng năng lực sản xuất công
nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao động;
· Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả khá cao, góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH .
Các nhược điểm tồn tại trong việc phát triển khu công nghiệp tập trung :
· Hoạt động của một số KCN tập trung còn nhiều khó khăn và phát triển
không đồng đều giữa các vùng;
· Quá trình thực hiện quy hoạch chưa hợp lý cả trong khâu xây dựng cơ sở hạ
tầng (kỹ thuật, xã hội…trong và ngoài KCN);
· Việc thu hút đầu tư thường chậm tiến độ, thiếu cân đối và đồng bộ…đã hạn
chế sức hấp dẫn các nhà đầu tư;
· Cơ chế quản lý và một số chính sách KCN tập trung chưa được hoàn thiện.
Những phương hướng tiếp tục phát triển KCN theo thời kỳ 2001 – 2005 :
¨ Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt, ưu tiên phát
triển các KCN có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, phải có kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung quy hoạch, phát triển.
Đặt biệt, chú trọng :
o Lấp đầy các KCN đã được thành lập, đẩy mạnh thu hút đầu tư .
o Đối với KCN thuận lợi (có đầu tư tốt, xây dựng cơ sở hạ tầng đúng tiến
độ), còn quỹ đất phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng có thể
xem xét việc mở rộng KCN;
o Đối với KCN có khó khăn trong triển khai, cần tập trung giải quyết các
vướng mắc để hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Nếu
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
52
KCN không có triển vọng thì có thể rút giấy phép đầu tư, chuyển đổi
mục đích sử dụng, tránh dư luận xã hội.
¨ Xây dựng KCN phải gắn với xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN
¨ Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu vào KCN, thu hút sự quan tâm
của cộng đồng các nhà đầu tư, huy động thêm vốn đầu tư của xã hội.
¨ Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách liên quan
về KCN theo nhu cầu “ một cửa và tại chỗ “, trong đó :
o Hoàn thiện cơ chế uỷ quyền của các bộ, ngành cho ban quản lý (BQL)
KCN, Ban Quản Lý KCN là đại diện Nhà nước ở phạm vi KCN.
o Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa BQL KCN với chính quyền địa phương,
giảm tối đa ảnh hưởng của chế độ hành chính đối với hoạt động kinh tế,
tính quan liêu của bộ máy quản lý.
o Nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành quy chế mới về KCN (các đổi
mới, sửa đổi, cụ thể hoá trong luật và chính sách Nhà nước đối với KCN).
o Dành ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ tầng KCN, khuyến khích
doanh nghiệp chủ động tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
o Chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng ngân hàng, cần áp dụng cho
phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, nhằm tháo
gỡ khó khăn và hấp dẫn đầu tư vào KCN.
o Phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với nhu cầu lao động KCN, nhất là
đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, có đất chuyển đổi sang sản xuất
công nghiệp.
3.6.2. Hiện trạng môi trường công nghiệp và khu công nghiệp tập trung :
Quá trình CNH – HĐH đất nước, nhằm xây dựng nền sản xuất công nghiệp
mới, đã tất yếu kéo theo tình trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi
trường. Cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có sự cải thiện, chưa có chiều hướng
Xây dựng khu công nghiệp sinh thái cho khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TPHCM
53
suy giảm, ngược lại còn có xu hướng gia tăng. Kết quả quan trắc và giám sát về
hiện trạng chất lượng môi trường cho thấy :
· Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải, nước thải, rác thải.
· Ô nhiễm môi trường đất do nước thải, rác thải, các loại hoá chất (thuốc trừ
sâu, BVTV, nhiệt dư xả thải vào môi trường..).
· Ô nhiễm môi trường nước do nước thải, rác thải và các loại hoá chất độc hại .
· Ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động sản xuất, sinh hoạt .
· Ô nhiễm môi trường đô thị do ô nhiễm môi trường công nghiệp và do hiện
tượng đô thị hóa.
· Ô nhiễm môi trường nông thôn do các loại hoá chất BVTV, rác thải, quá
trình đô thị hóa, CNH nô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DATN - VO HOAI HAN.pdf