Trong lớp không khí khảo sát thường giới hạn bởi mặt đất, còn độ cao thường là vô hạn hoặc hữu hạn tuỳ theo sự phân lớp của khí quyển. Thông thường điều kiện biên được thiết lập cho 2 trường hợp phù hợp với điều kiện thực tế của quá trình khuếch tán rối. Trong trường hợp này cần xét hai điều kiện sau:
158 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2970 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng mô hình giám sát môi trường không khí khu công nghiệp Biên Hòa 1 bằng kỹ thuật tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ước về BVMT và xử lý vi phạm hành chính về BVMT theo Nghị định số 121/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004 của Chính phủ.
Thực hiện Quy chế Quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT ngày 30/7/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai; Sở Tài nguyên và Môi trường đã tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp thông qua việc đăng ký quản lý chất thải nguy hại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp thông qua việc đăng ký quản lý chất thải nguy hại đối với chủ nguồn thải; đồng thời thẩm định và cấp phép cho những đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu huỷ; đã cấp Sổ đăng ký quản lý chủ nguồn chất thải nguy hại cho 150 doanh nghiệp/600 doanh nghiệp đã có ĐTM.
Đã thẩm định báo cáo giám sát môi trường định kỳ chi 250 doanh nghiệp/600 doanh nghiệp đã làm thủ tục ĐTM và đi vào hoạt động ổn định
Công tác quan trắc môi trường
Đồng Nai đã hình thành mạng lưới quan trắc chất lượng môi trường đối với các KCN tập trung như:
Quan trắc chất lượng không khí: với tần suất 2 tháng/lần tại các KCN Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Amata, Loteco, Gò Dầu, Nhơn Trạch và 6 tháng/lần tại các KCN Hố Nai, Sông Mây.
Quan trắc chất lượng nước mặt:
Với tần suất một tuần/lần tại đoạn Sông Cái (thuộc sông Đồng Nai) là nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN Biên Hoà 1, Biên Hoà 2, Amata, Loteco;
Với tần suất 6 tháng/lần đối với tuyến sông Đồng Nai (từ cầu Đồng Nai đến ngã 3 sông Gò Gia-Cái mép), sông Nước Trong, sông Buông là nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN An Phước, Tam Phước, Long Thành;
Với tần suất 6 tháng/lần đối với sông Đồng Môn là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Nhơn Trạch 3; sông Sông Thị vải là nguồn tiếp nhận nước thải của KCN Gò Dầu, Vedan, Nhơn Trạch 1-2-3-5.
Công tác kiểm soát ô nhiễm
Thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại của Thủ tướng Chính phủ và Qui định an toàn về thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại của UBND Tỉnh, năm 2002, Sở KHCNMT đã hướng dẫn và cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải cho 45 đơn vị; cấp giấy phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại cho 06 đơn vị.
Năm 2002, Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai kiểm tra môi trường tại KCN Gò Dầu. Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải 06 doanh nghiệp; kiểm tra hệ thống xử lý khí thải 02 doanh nghiệp; kiểm tra môi trường, nghiệm thu công trình cho 10 doanh nghiệp; giám sát hủy sản phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
Hầu hết các doanh nghiệp không thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường theo yêu cầu kèm theo quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM hoặc phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản kê khai môi trường. Tuy nhiên, so với các năm trước việc giám sát sau ĐTM có nhiều biến chuyển hơn, trong năm 2002 có 38 đơn vị doanh nghiệp tiến hành thực hiện chương trình giám sát sau ĐTM. Năm 2002, Công ty TNHH Chang Shin, doanh nghiệp đầu tiên của Tỉnh Đồng Nai có thành tích trong công tác BVMT được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trao tặng giải thưởng môi trường quốc gia.
Các doanh nghiệp có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hoạt động của hệ thống xử lý kém hiệu quả, không đạt chất lượng; vận hành hệ thống mang tính đối phó. Vẫn còn tồn tại các nhà máy nằm trong khu dân cư.
Về công tác quản lý chất thải: Tại Tp. Biên Hòa, Công ty DVMTĐT đã triển khai thu gom rác trên địa bàn 25/26 phường, xã (riêng phường Tân Vạn là tự tổ chức xử lý). Tổng số lượng rác thu gom tại các hộ ở 25 phường xã bình quân ngày là: 400m 3/ngày. Lượng rác sinh hoạt được thu gom trên toàn địa bàn thành phố hiện hiện chỉ đạt ở mức 55%- 60%. Đang triển khai lập hồ sơ đấu thầu và chuẩn bị thi công bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt (15ha) tại phường Trảng Dài (Tp.Biên Hòa).
Công ty Sonadezi đang triển khai xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp tại xã Giang Điền (huyện Thống Nhất) như lập báo cáo dự án khả thi, lập hồ sơ kỹ thuật mời tư vấn nước ngoài thiết kế các ô chôn lấp chất thải đầu tiên, xây dựng nhà kho 3000m2 tại khu đất dự án để lưu giữ chất thải nguy hại, đang triển khai xây dựng một số hạng mục hạ tầng.
Việc thu gom và quản lý chất thải y tế phát sinh từ các phòng khám tư nhân trên địa bàn các huyện/TP chưa được quan tâm đúng mức; việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn các huyện còn chậm so với yêu cầu bức xúc hiện nay, nên việc xử lý chất thải chưa được triệt để.
Công tác giáo dục - tuyên truyền và nâng cao nhận thức về môi trường
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức BVMT ở địa phương trong nhiều năm qua, cho thấy vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến về môi trường nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Các hoạt động hưởng ứng 04 tuần lễ BVMT đã dần dần đi vào nề nếp và trở thành phong trào rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời dấy lên phong trào ra quân BVMT rộng khắp trên toàn Tỉnh.
Đánh giá, nhận xét
Nhìn chung các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường trên địa bàn đã được triễn khai sâu rộng. Tuy nhiên do biên chế mỏng, kinh phí dành cho công tác thanh tra, quan trắc, giám sát còn hạn chế nên mạng lưới quan trắc còn rất sơ sài, chưa đủ tư liệu để đánh giá, cảnh báo hiện trạng môi trường một cách xác thực. Ngoài ra, do có quá nhiều doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn, trong khi biên chế còn ít nên chưa thể quản lý một cách đầy đủ được.
Ngoài ra, bộ phận quản lý môi trường vừa hình thành tại các huyện, thị hầu như chưa có chuyên môn gì về môi trường; hầu hết trong số này là cán bộ địa chính hoặc cán bộ phòng kinh tế củ chuyển sang nên năng lực quản lý về môi trường là đều đáng quản tâm trong thời gian tới.
Tổng quan về KCN Biên Hòa I, đặc điểm kinh tế và hiện trạng môi trường KCN Biên Hòa I
Tổng quan về KCN Biên Hòa I
KCN Biên Hòa I được xây dựng từ những năm đầu thập kỷ 60 (21/02/1963) với tên gọi là khu kỹ nghệ Biên Hòa. Theo quy hoạch khu kỹ nghệ Biên Hòa được xây dựng trên diện tích 51 ha với 52 nhà máy chính thức hoạt động. Hiện tại KCN Biên Hòa I có 97 nhà máy đang hoạt động.
Vị trí địa lý
Khu công nghiệp Biên Hòa I thuộc phường An Bình, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về hướng Đông Bắc và cách TP Vũng Tàu 90 km.
Phía Bắc giáp khu dân cư phường An Bình
Phía Đông và Đông Nam giáp Xa lộ Hà Nội
Phía Tây và Tây Nam giáp Sông Cái (Sông Đồng Nai)
Cách trung tâm TP.HCM khoảng 30 km về hướng Đông Bắc
Cách ga Biên Hòa 15 km, Tp. Bà Rịa – Vũng Tàu 90 km.
Các thông tin khác
Công ty đầu tư hạ tầng: Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi)
Địa chỉ: Đường số 1, KCN Biên Hòa I, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai.
Điện thoại: 84-61-836072/836082 Fax: 84-61-836250
E-mail: marketing@sonadezi.com.vn
Diện tích: 335 ha.
Cung cấp điện: từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 2x40 MVA.
Cung cấp nước: đáp ứng đủ nhu cầu (hiện tại 25.000 m3/ngày)
Công suất nhà máy xử lý nước thải: Nước thải được xử lý tại Nhà máy nước thải tập trung KCN Biên Hòa II với công xuất hiện tại 4.000m3/ngày (công suất thiết kế 8.000 m3/ngày)
Thông tin liên lạc: Đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước.
Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng:
Giá thuê đất (DN có vốn đầu tư nước ngoài): 0,8 USD/m2/năm
Phí sử dụng hạ tầng: 0,4 USD/m2/năm Giá điện: 890 đồng/KWh.
Giá điện: 890 đồng/Kwh
Giá nước: 4.590 đồng/m3.
Giá xử lý nước thải: 0,28 USD/m3
Ngành nghề thu hút đầu tư:
Chế biến thực phẩm
Hoá chất
Vật liệu xây dựng
Luyện kim và gia công kim loại; Cơ khí
Điện tử; Giấy, Dịch vụ...
Tỷ lệ đất đã cho thuê: 100 %.
Hiện trạng phát triển kinh tế khu công nghiệp Biên Hòa I
Hình 2. KCN Biên Hòa I
Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Biên Hòa I
Nước
Hiện trạng nước mặt
Nước thải sản xuất phát sinh từ các nhà máy thuộc KCN Biên Hòa 1 có thành phần rất khác nhau tùy theo từng loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất. Cho đến nay, KCN Biên Hòa 1 chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Chỉ 12 trong tổng số 88 CSSX đã xây dựng trạm xử lý nước thải cục bộ. Do đó, hầu hết nước thải sản xuất của KCN đang được thải tự do vào nguồn tiếp nhận. Việc tái sử dụng nước thải sản xuất thường ít được nhà máy quan tâm vì những lý do sau đây:
Đặc tính nước thải sản xuất thường có lưu lượng lớn và chứa nồng độ chất nhiễm bẩn cao;
Việc hạn chế tiêu thụ nước cấp và phát sinh nước thải không mang lại lợi ích đáng kể cho nhà máy, nhất là khi nhà sản xuất không phải trả phí xử lý nước thải;
Khác với chất thải rắn, cơ hội để thực hiện tái sử dụng nước thải sản xuất ít hơn rất nhiều, nhất là khu công nghiệp không nằm gần vùng canh tác nông nghiệp.
Mặc dù hiện tại chưa có hình thức tái sử dụng nước thải sản xuất của các nhà máy trong KCN Biên Hòa 1, nhưng điều này không hoàn toàn đồng nghĩa với "không có khả năng thực hiện được". Một trong những phương án khả thi, thực tế đã được áp dụng tại KCN Biên Hòa 2, là tái sử dụng nước thải sau xử lý làm nước tưới cây trong khuôn viên nhà máy và khu công nghiệp. Như vậy, với tổng diện tích 335 ha, trong đó diện tích trồng cây xanh của toàn KCN Biên Hòa 1 chiếm 25%, tiêu chuẩn nước tưới cây 0,5l/m2/ngày, lượng nước thải tái sử dụng được vào khoảng 420m3/ngày. Trong trường hợp này, "quá trình trao đổi chất thải công nghiệp" không phải xảy ra giữa các CSSX trong khu công nghiệp, mà giữa CSSX hay khu công nghiệp với môi trường tự nhiên.
Nhánh sông Đồng Nai bên phải Cù Lao Phố (Sông Cái) đoạn chảy qua khu công nghiệp Biên Hòa I (dài khoảng 2 km) là nguồn tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Biên Hòa I đổ ra, gồm 4 rạch thoát nước và 12 cống xả trực tiếp của những nhà máy ven bờ. Nước sông bị ô nhiễm bởi:
Nước thải của các nhà máy có đường cống hoặc đường mương thoát nước thải trực tiếp vào sông như nhà máy Giấy Đồng Nai, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy hóa chất Biên Hòa. Đặc biệt, ở cống xả của Nhà máy đường Biên Hòa và Nhà máy Giấy Đồng Nai lưu lượng rất lớn và liên tục trong suốt thời gian nhà máy hoạt động.
Rạch thoát nước tập trung của một số nhà máy trong khu công nghiệp như Công ty sữa Dielac, Nhà máy hơi kỹ nghệ Sovigas, Vicoglass, Công ty Gạch men Thanh Thanh, Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa, Nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, Công ty bóng đèn Điện Quang, Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu xây dựng, Công ty Thép Miền Nam Vicasa, Công ty Bột giặt Net, Xí nghiệp Acquy Đồng Nai, Diêm Đồng Nai, Công ty Bông Đồng Nai.
Một cách định tính, có thể dễ dàng nhận thấy phạm vi ảnh hưởng của các nguồn thải qua diện tích nước mặt có màu đậm rõ. Trong thời điểm nước triều lên xuống mạnh, vùng nước này lan trên sông gần 1km theo chiều dài và khoảng 30 m theo chiều rộng từ bờ sông trở ra. Nước từ rạch cạnh nhà máy Diêm Đồng Nai thải ra có hàm lượng cặn lớn, tại cửa rạch có quá trình lắng đọng cặn tủa tạo thành một khoảng bồi tương đối chắc chắn trên 80 bờ sông. Tại cửa rạch thoát nước của nhà máy Hóa Chất Biên Hòa, cặn lắng tạo thành bãi bồi có kết cấu rắn như thạch cao dọc theo đường thoát nước ra sông. Chiều dày lớp cặn trên 1m, diện tích bồi lắng gần 100 m2.
Nguồn nước mặt sông Đồng Nai ở khu vực khu công nghiệp Biên Hòa I chưa có hiện tượng ô nhiễm nặng bởi nước thải công nghiệp từ các nhà máy thải ra. Tuy nhiên, tại vị trí bờ phải của nhánh sông Cái nơi trực tiếp nhận nước thải từ các nhà máy của khu công nghiệp chảy ra có dấu hiệu nhiễm bẩn trên phạm vi nhỏ (trên bờ, dọc theo bờ sông bên ngoài nhà máy Giấy Đồng Nai, nhà máy Đường Biên Hòa, nhà máy Hóa Chất Biên Hòa và cửa rạch thải nước từ khu công nghiệp ra cạnh phân xưởng Diêm Thống Nhất. Các chỉ tiêu gây ô nhiễm khu vực này chủ yếu là chất hữu cơ từ nước thải sản xuất đường, giấy, thể hiện bởi nồng độ Lignin trong nước.
Hiện trạng nước ngầm
Ở khu công nghiệp Biên Hòa I, nguồn nước sạch cấp bởi công ty cấp nước không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các nhà máy cũng như những hộ dân sống trong khu công nghiệp. Kết quả là việc khai thác nước ngầm vào mục đích công nghiệp và dân sinh phát triển và gia tăng nhanh. Hầu hết các giếng do dân tự xây dựng không được lựa chọn vị trí, thiết kế đúng kỹ thuật và khai thác chủ yếu ở tầng nước ngầm nông. Trong kh đó, khu công nghiệp chưa có hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải tập trung, lượng nước thải từ các nhà máy cũng như nước thải sinh hoạt của dân cư trong vùng đều xả vào các mương và rạch tự nhiên trong khu công nghiệp chảy ra sông rất dễ tràn trên mặt đất khi có mưa to. Sự rò rỉ chất thải từ các kho, bãi chứa nguyên liệu và phế phẩm từ các nhà máy cộng với lượng chất thải từ dân cư trong khu công nghiệp, tất cả những yếu tố đó dẫn đến khả năng gây ô nhiễm nước ngầm rất cao, đặc biệt là nước ngầm mạch nông.
Lượng chất thải rắn phát sinh
Một số cơ sở tận dụng chất thải dễ cháy làm chất đốt hoặc đốt hủy chất thải trong các lò thủ công, một số cơ sở còn lại ký hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường đô thị Biên Hòa thu gom, xử lý rác sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Các chất thải công nghiệp không nguy hại được đưa về chôn lấp chôn lấp tại các bãi rác sinh hoạt tại phường Trảng Dài (Tp Biên Hòa). Hiện nay có một số chất thải đang tồng đọng trong khuôn viên các cơ sở, đây là loại chất thải có thể bán để tận dụng nhưng chưa bán được hoặc thuộc loại chất thải độc hại, tạm thời phải tồn trữ an toàn để chờ phương án xử lý. Các cơ sở đó là
Xí nghiệp đất đèn: có khoảng 50 tấn bã thải từ sản xuất khí axetylen tồn đọng trong bãi chứa hở, chờ bán tận dụng làn phân bón.
Công ty Tôn Phương Nam: xỉ kẽm (khoảng 20 tấn/ tháng) được lưu giữ an toàn trong kho chờ bán phế liệu, bùn từ hệ thống xử lý nước thải (khoảng 20 kg/tháng) lưu giữ trong phân huỷ chờ xử lý.
Nhà máy Cà phê Biên Hòa: Có khoảng 10 tấn bã cà phê tồn đọng trong bãi chứa hở chờ bán tận dụng làm phân bón.
Công ty tấm lợp và vật liệu xây dựng Đồng Nai: có khoảng 500 m3 bùn thải và 3000 m3 chất thải rắn lưu giữ trong bãi chứa hở chờ xử lý.
Xí nghiệp Acquy Đồng Nai: xỉ nghèo chì (khoảng 20 kg/ngày) được lưu giữ an toàn trong phuy chờ bán phế liệu hoặc lập phương án tận dụng. Bùn từ hệ thống xử lý nước thải (khoảng 15 kg/ngày) cũng được lưu giữ trong phuy chờ xử lý.
Công ty dây đồng Việt Nam CFT: có khoảng 7 tấn xỉ được lưu giữ an toàn trong kho chờ bán phế liệu. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải ép làm khô và cũng được lưu giữ an toàn trong phuy chờ xử lý.
Xí nghiệp đèn ống (công ty bóng đèn điện quang): phế phẩm đầu đèn (khoảng 20 kg/tháng) chờ xử lý, bã huỳnh quang (khoảng 15 kg/tháng) chôn lấp trong khuôn viên.
Nhà máy thép Biên Hoà Vicasa: luyện thép dạng cục (khoảng 30 tấn/ngày), xỉ cán thép (khoảng 5 tấn/ngày) tập trung trong khuôn viên nhà máy.
Nhà máy cơ khí luyện kim Sadakim: có xỉ luyện thép (0,5 m3/ngày) và cát thải (4,4 m3/ngày) tập trung về bãi chứa thải xỉ).
Việc lưu giữ chất thải khi chưa có biện pháp xử lý thích hợp là một việc làm cần thận trọng. Nếu lưu giữ trong các thùng phuy không có nắp đậy, hoặc để tồn đọng chất thải trong các bãi chứa lộ thiên, trực tiếp trên đất ở một số cơ sở như hiện nay thật sự không an toàn đối với môi trường, nước mưa chảy tràn qua các bãi thải rửa trôi các chất thải có thể làm ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm.
Khí
Hiện trạng
Môi trường không khí ở khu công nghiệp Biên Hòa I bị ô nhiễm chủ yếu do bụi và khí SO2. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các nhà máy đều sử dụng dầu cho lò hơi. Ngoài ra môi trường không khí ở đây còn bị ảnh hưởng bởi các phương tiên giao thông vận tải trên 2 trục đường chính với lưu lượng xe trong ngày rất lớn.
Nguồn khí thải tại khu công nghiệp Biên Hòa I chủ yếu là khí thải đốt nhiên liệu của máy phát điện, lò hơi, lò sấy, lò nung, lò đúc, lò nấu… Các loại nhiên liệu chính là dầu DO, FO và gas, tạo ra lượng khí thải chứa các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOx, CO và các chất hữu cơ bay hơi.
Tình trạng sử dụng săm, lốp xe, đế giày, cao su phế thải, gỗ vụn (đã tẩm phủ chất bảo quan), vỏ hạt điều, cặn dầu nhớt, dung môi phế thải … làm chất đốt và sử dụng lò thủ công để đốt chất thải trong đó có lẫn bao bì bằng nhựa, chất dẻo, bao bì đựng các hóa chất độc hại, giẻ dính dầu, bã sơn… rất đáng lo ngại. Khói bụi do đốt các loại phế thải trên có nguy cơ ô nhiễm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm của cơ sở bên cạnh và sức khỏe của dân cư sống xen kẽ trong khu công nghiệp. Đặc biệt, khi đốt các chất thải trên trong lò thủ công, nhiệt độ cao nhất chỉ đạt vài trăm độ thì khí thải sinh ra thường chứa đioxin là một chất gây độc rất mạnh.
Kết hợp với đầu tư công nghệ, thiết bị mới, các cơ sở đã lắp đặt hệ thống thu hồi khí nhiễm bụi, lọc bụi trước khi thải ra ngoài. Những thiết bị xử lý bụi kiểu lắng tĩnh điện, cyclon. Lọc bụi túi vải khi nhập đồng bộ cùng dây chuyền sản xuất thường đạt hiệu quả xử lý cao. Các thiết bị cùng loại chế tạo trong nước (lắp đặt tại Gạch men Thanh Thanh, Gỗ Việt Giai, Gỗ An Bình) có hiệu quả xử lý bụi kém vì năng lực thiết kế, chế tạo và vật liệu sử dụng chưa phù hợp với yêu cầu.
Trong các CSSX, các chất khí ô nhiễm chính là các chất hữu cơ bay hơi (dung môi, sơn, keo dán, mực in, quang dầu, verni…), hơi axit (H2SO4, HCl, H3PO4), chì, thủy ngân, khí H2S, NH3, Cl2, F2. Một số cơ sở đã xây dựng các buồng kín cách ly và lắp đặt hệ thống xử lý hoặc trang bị hệ thống chụp hút, quạt hút thu khối khí ô nhiễm và phát tán ra bên ngoài qua ống thải khí. Nhưng cũng có cơ sở chỉ lắp đặt quạt thổi gió nhằm mục đích phân tán, pha loãng thật nhanh các khí ô nhiễm. Biện pháp này không chỉ giải quyết được tình trạng ô nhiễm bên trong nhà xưởng mà công nhân lao động là người bị ảnh hưởng trực tiếp.
Diễn biến chất lượng
Mỗi năm, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai thực hiện quan trắc định kỳ 2 lần tại các KCN. Vị trí quan trắc tại KCN Biên Hòa I được thể hiện trên hình dưới đây.
Hình 3. Vị trí quan trắc không khí ở KCN Biên Hòa I
Bảng 11. Kết quả quan trắc không khí trong năm 2003, 2004 và 2005 tại KCN Biên Hòa I
Năm 2003
Thời điểm lấy mẫu
Bụi(mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2(mg/m3)
CO(mg/m3)
Độ ồndBA
TCVN
0,3
0,5
0,4
40
73
Tháng 2
Sáng
Lần 1
0,21
0,040
0,010
11,00
58-60
Lần 2
0,02
0,040
0,012
15,00
74,6-76,3
Lần 3
0,06
0,030
0,017
12,00
58,3-61
Chiều
Lần 1
0,53
0,040
0,020
14,00
61,3-63,6
Lần 2
0,06
0,050
0,009
28,00
56,6-62
Lần 3
0,83
0,040
0,009
10,00
58,3-61,6
Tháng 4
Sáng
Lần 1
0,56
0,030
0,009
13,00
63,3-65,3
Lần 2
0,15
0,030
0,010
25,00
58,6-61
Lần 3
0,63
0,040
0,015
17,00
59-62
Chiều
Lần 1
0,24
0,030
0,017
29,00
60-61
Lần 2
0,56
0,040
0,010
20,00
61,6-63,6
Lần 3
1,24
0,030
0,020
27,00
64-65,6
Tháng 6
Sáng
Lần 1
0,51
0,054
0,032
29,84
65,7-67,6
Lần 2
0,39
0,034
0,011
37,94
63,7-65,7
Lần 3
0,69
0,038
0,010
31,81
62-64
Chiều
Lần 1
0,49
0,056
0,008
30,55
63,4-67,4
Lần 2
0,48
0,075
0,167
32,51
62,7-64,8
Lần 3
0,40
0,060
0,006
30,62
67,4-70,6
Tháng 8
Sáng
Lần 1
0,15
0,032
0,003
4,10
61,3-64
Lần 2
0,14
0,018
0,007
9,71
64-66,6
Lần 3
0,16
0,026
0,006
10,09
62,3-63,6
Chiều
Lần 1
0,14
0,031
0,005
40,42
58,6-62,6
Lần 2
0,24
0,043
0,007
43,42
61,6-63
Lần 3
0,17
0,040
0,003
10,00
62,3-63,7
Tháng 10
Sáng
Lần 1
0,85
0,022
0,006
57,30
63-66
Lần 2
0,48
0,022
0,003
46,90
63,6-67
Lần 3
0,23
0,019
0,001
30,00
61,3-65,6
Chiều
Lần 1
0,19
0,017
0,001
5,53
60,3-62,6
Lần 2
0,37
0,018
0,001
12,80
59,3-61,6
Lần 3
0,40
0,020
0,002
12,90
58,3-60
Tháng 12
Sáng
Lần 1
0,58
0,029
0,009
19,30
64-66,3
Lần 2
1,42
0,036
0,008
9,24
63-66,3
Lần 3
0,64
0,063
0,007
3,82
68-70,3
Chiều
Lần 1
0,46
0,062
0,008
3,63
63,6-66,3
Lần 2
0,28
0,065
0,008
5,24
67-70,3
Lần 3
1,23
0,045
0,012
4,39
65-67,6
Năm 2004
Ngày lấy mẫu
Thời điểm lấy mẫu
Bụi(mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2(mg/m3)
CO(mg/m3)
Độ ồndBA
TCVN
0,3
0,5
0,4
40
73
16/02/2004
Sáng
Lần 1
2,15
0,097
0,015
3,6
63-74
Lần 2
1,10
0,094
0,016
6,07
68-75
Lần 3
2,35
0,053
0,012
2,93
61-69
Chiều
Lần 1
1,07
0,037
0,007
9,71
60-67
Lần 2
0,61
0,054
0,009
12
63-69
Lần 3
1,20
7,12
61-69
26/04/2004
Sáng
Lần 1
0,43
0,039
0,002
19,9
64-69
Lần 2
0,45
0,021
0,004
31,7
62-70
Lần 3
0,74
0,014
0,006
0,11
60-67
Chiều
Lần 1
0,61
0,013
0,003
90,1
59-66
Lần 2
0,36
0,104
0,014
104
62-67
Lần 3
0,11
0,143
0,011
18,4
60-71
13/09/2004
Sáng
Lần 1
0,78
0,069
0,033
43,1
66-68
Lần 2
0,66
0,090
0,041
7,72
69-73
Chiều
Lần 1
0,30
0,119
0,095
24,5
75-77
Lần 2
0,23
0,116
0,075
23,2
74-77
Năm 2005
Ngày lấy mẫu
Ký hiệu mẫu
Bụi(mg/m3)
SO2(mg/m3)
NO2(mg/m3)
CO(mg/m3)
Độ ồndBA
TCVN
0,3
0,5
0,4
40
73
08/04/2005
K-KCN-BH1-Đ2-L1
1,51
0,046
0,017
152
74-79
K-KCN-BH1-Đ2-L2
0,79
0,035
0,017
19
72-76
13/06/2005
K-KCN-BH1-Đ1-L1
0,34
0,063
0,008
4
61-64
K-KCN-BH1-Đ1-L2
0,33
0,064
0,008
6
62-64
K-KCN-BH1-Đ2-L1
0,40
0,069
0,022
2
66-68
K-KCN-BH1-Đ2-L2
0,36
0,078
0,012
7
68-71
11/08/2005
K-KCN-BH1-Đ1-L1
0,13
0,022
0,020
2
64-69
K-KCN-BH1-Đ1-L2
0,11
0,056
0,023
1
66-70
K-KCN-BH1-Đ2-L1
0,11
0,055
0,018
<1
63-70
K-KCN-BH1-Đ2-L2
0,20
0,055
0,018
2
62-69
03/10/2005
K-KCN-BH1-Đ1-L1
0,15
0,008
0,010
3
69-76
K-KCN-BH1-Đ1-L2
0,10
0,002
0,016
2
64-67
K-KCN-BH1-Đ2-L1
0,03
0,005
0,005
3
65-68
K-KCN-BH1-Đ2-L2
0,02
0,008
0,007
2
62-68
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai)
Qua bảng trên có thể đưa ra nhận xét sau đây:
Hàm lượng bụi tại các điểm khảo sát tương đối cao, dao động từ 0,02 đến 2,35 mg/m3. Trong 65 thông số bụi phân tích có 38 thông số vượt Tiêu chuẩn (TCVN 5937:1995), chiếm 58,46%.
Hàm lượng SO2 và NO2 tại các điểm khảo sát thấp và khá ổn định, SO2 dao động từ 0,02 đến 0,143 mg/m3 và NO2 dao động từ 0,001 đến 0,167. Tất cả các thông số phân tích đều có hàm lượng SO2 và NO2 đạt tiêu chuẩn.
Hàm lượng CO tại các điểm khảo sát tương đối thấp, tuy nhiên có một vài mẫu có hàm lượng khá cao (90 mg/m3). Trong 65 thông số bụi phân tích có 6 thông số vượt Tiêu chuẩn (TCVN 5937:1995), chiếm 9,23%.
Phân tích một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại tỉnh Đồng Nai nói chung và khu công nghiệp Biên Hòa I nói riêng
KCN Biên Hòa I cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 6 km, dọc theo xa lộ Hà Nội 3,2 km đối diện với KCN Biên Hòa II và trong khu vực quy hoạch công nghiệp. Như vậy, môi trường không khí tại KCN Biên Hòa I sẽ ảnh hưởng bởi các nguồn sau:
Giao thông từ xa lộ Hà Nội
Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa II
Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa I
Giao thông nội bộ trong KCN Biên Hòa I
Từ các nhà máy trong KCN Biên Hòa I
Bụi trong không khí phát sinh từ nhiều nguồn:
Bụi kim loại từ các lò nấu sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, các xưởng gia công, chế tạo sản phẩm kim loại.
Bụi đất, cát, đá, xi măng amiăng,… từ sản xuất bê tông, xi măng, gạch ngói, tấm lợp, kính xây dựng.
Bụi nguồn gốc thực vật từ chế biến cà phê, nông sản, thức ăn gia súc, chế biến gỗ, giấy, bông.
Bụi hóa chất dạng bột, bụi bột giặt.
Kết quả khảo sát cho thấy, trong KCN Biên Hòa I, biện pháp phát tán khí thải qua ống khói được sử dụng khá phổ biến nhằm xử lý khí thải lò hơi và một số nguồn thải dung môi khác. Mặc dù kết quả đo đạc giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh các nhà máy đều đạt TCCP vì điều kiện khí tượng của khu vực khá tốt đã pha loãng được nồng độ khí thải, tuy nhiên đây lại chính là nguồn ô nhiễm tiềm ẩn vì tính theo tải lượng thì khối lượng chất ô nhiễm đã thải vào môi trường không hề được giữ lại, điều này khiến cho môi trường nước và đất của khu vực bị ô nhiễm do sự sa lắng và tích lũy các thành phần ô nhiễm.
Điều đáng nói ở đây là biện pháp phát tán lại được xem là một giải pháp xử lý hợp pháp và thường xuyên được các nhà tư vấn cũng như cơ quan quản lý đưa ra như là một biện pháp khả thi cao.
Các biện pháp khác được áp dụng tại đây là hấp phụ, tách bụi bằng cyclone, túi vải, buồng lắng…
CHƯƠNG 2
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
Trong chương này trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của Đồ án. Các nội dung được trình bày trong chương này gồm: Hệ thống thông tin môi trường, công nghệ hệ thống thông tin địa lý, mô hình mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm được sử dụng trong Đồ án, một số kết quả gần với hướng của đề tài này đã được thực hiện trong các đề tài trước đây. Phần trọng tâm của chương này trình bày phần mềm ENVIMAP trợ giúp quản lý và đánh giá ô nhiễm không khí.
Hệ thống thông tin môi trường
Khái niệm hệ thống thông tin môi trường không còn là một khái niệm mới mẻ. Đã từ lâu, những nguyên lý của Tin học môi trường cũng như của Hệ thống thông tin môi trường đã được ứng dụng vào thực tiễn công tác BVMT. Hơn thế nữa đây còn là một môn học được giảng dạy cho sinh viên ngành môi trường /nguồn [9]/.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi vấn đề môi trường bắt đầu được quan tâm thì cũng là lúc loài người hiểu được rằng kiến thức về môi trường phải được tổng hợp từ các nguồn tri thức khác nhau. Đây cũng chính là sự khởi đầu của giai đoạn phát triển CNTT. Kết quả g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUT.doc