Đồ án Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Bến Tre

MỞ ĐẦU Trang

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu luận văn 1

2. Mục tiêu của luận văn 1

3. Nội dung nghiên cứu 1

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

5. Phương pháp nghiên cứu 2

6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn 2

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ

1.1 Chất thải rắn 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn 4

1.1.3 Phân loại chất thải rắn 6

1.1.4 Thành phần của chất thải rắn 8

1.1.4.1 Thành phần vật lí của chất thải rắn 8

1.1.4.2 Thành phần hóa học của chất thải rắn 10

1.2 Khái niệm thu gom chất thải rắn 11

1.3 Một số phương pháp xử lí chất thải rắn hiện nay 13

1.3.1 Phương pháp hoá học 13

1.3.2 Phương pháp hóa lý 14

1.3.3 Phương pháp ủ sinh học 17

1.3.4 Chôn lấp rác 19

1.4 Các vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 21

1.4.1 Gây hại sức khoẻ 21

1.4.2 Môi trường nước 21

1.4.3 Môi trường không khí 22

1.4.4 Môi trường đất 22

1.4.5 Các tác động khác 23

 

doc118 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng mô hình thu gom, phân loại và xử lý rác thải tại nguồn tại xã Tân Thạch huyện Châu Thành – Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân cư khi để tồn sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Hiện trạng thu gom rác. Thị xã Bến Tre Thời gian thu gom và vận chuyển rác hàng ngày được thực hiện cụ thể như sau: Thu gom rác đường phố chính: từ 2 – 6 giờ sáng mỗi ngày (riêng khu vực xung quanh chợ phường 2 và phường 3 là từ 17 – 19 giờ) công nhân dùng xe cải tiến kéo tay, chổi tra cán dài để quét lòng, lề đường chính, hốt rác lên xe và đưa đến điểm hẹn ở Đại lộ Hùng Vương. Sáng sớm xe ép rác đến điểm hẹn lấy rác và chở thẳng ra bãi rác Phú Hưng. Mỗi xe đẩy tay thường có hai công nhân đi theo. Thu gom rác các hộ dân mặt tiền đường phố chính: xe ép rác đi thu gom từ 15 – 18 giờ. Xe đi đến đầu mỗi tuyến đường thì gõ kẻng báo động nhân dân mang rác ra để trước cửa nhà. Xe ép rác chạy chậm 5km/h, công nhận chạy theo 2 bên lấy rác bỏ trực tiếp lên xe ép và tiếp tục chạy sang tuyến phố khác cho đến khi rác đầy xe thì chở ra bãi xử lý. Thu gom rác hộ dân trong hẻm: được thu gom từ 13 – 15 giờ. Công nhân kéo xe vào hẻm đến từng hộ gia đình, gõ kẻng nhận rác trước mỗi hộ sau đó vận chuyển rác đến điểm hẹn trên các trục đường chính với cự ly tối đa 2km. Thu gom rác chợ, rác tại các cơ quan, trường học: được công nhân thu gom vào một bô hoặc nhiều bô rác tại chỗ, sau đó xe ép rác đến thu gom và vận chuyển ra bãi xử lý. Xe ép rác có nhiệm vụ thu gom rác từ các xe cải tiến tại các điểm hẹn theo đúng lịch trình thu gom đã quy định, gõ kẻng tại các điểm đổ xe để thu gom rác nhà dân, cơ quan và sau đó vận chuyển và xuống rác tại bãi rác Phú Hưng. Các điểm hẹn hiện nay bao gồm: trước Ban tổ chức Tỉnh uỷ, trên đường Ngô Quyền gần sở KHCN&MT tỉnh, ngã 3 Mũi Tàu, giao điểm đường Trương Định và Đoàn Hoàng Minh, ngã 4 Lý Thường Kiệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm ( chợ phường 2). Bên cạnh đó việc nạo vét đất có chỗ tiếp giáp lòng lề đường được thực hiện mỗi tháng 1 lần. Dùng xe cải tiến chuyên chở đất rác nạo vét được về đến điểm hẹn. Số lượng thùng chứa rác công cộng hiện nay quá ít so với nhu cầu cần thiết để trải đều dọc trên các tuyến phố chính và các khu vui chơi, cho nên hiện tượng xả rác tràn lan trên hè phố và các khu vui chơi giải trí còn rất phổ biến. Đối với các huyện trong Tỉnh Còn ở các huyện trong tỉnh Bến Tre, việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác chủ yếu do UBND thị trấn hoặc ban quản lý chợ trung tâm thị trấn đứng ra tổ chức thực hiện. Lượng rác được thu gom hiện nay chủ yếu là rác chợ, rác của một số hộ dân mặt tiền đường chính và rác của một số cơ quan, bệnh viện, trường học trên địa bàn. Nhìn chung đối với tất cả các thị trấn của Tỉnh Bến Tre, tỷ lệ thu gom so với lượng rác phát sinh thực tế tương đối thấp. Tỷ lệ hộ gia đình đăng ký thu gom xử lý rác tăng 90,88% (5 phường nội ô), 19,78% (8 phường ngoại ô) (12/2004). Trên các tuyến đường và các tụ điểm sinh hoạt công côïng đã trang bị các thùng rác. Các phương tiện xe tải ép rác và xe đẩy tay được đầu tư mới về số lượng và khả năng vận chuyển. Qua 2 năm thực hiện chỉ thị 03 – CT/TXU của ban thường vụ Thị xã uỷ về xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn thị xã Bến Tre, với sự cố gắng của các ngành, các cấp và nhất là của công ty môi trường đô thị, bộ mặt thị xã thay đổi khang trang, sạch đẹp hơn, làm giảm đáng kể tình trạng vứt rác bừa bãi ra đường phố. Do khả năng thu gom CTR của công ty ngày càng tăng qua các năm. Hiện trạng CTR ở xã Tân Thạch – Châu Thành Ở lĩnh vực này đặt biệt quan tâm. Bằng nhiều biện pháp và góp sức của các ngành chức năng, địa phương vận động hộ dân phát triển sản xuất phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi để bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết vệ sinh môi trường khu dân cư, phố, chợ, có 500 hộ đăng ký vận chuyển rác. Các hộ nông dân thực hiện hố chôn rác các trại chăn nuôi gia súc đều thực hiện xử lý chất thải bằng túi biogas đảm bảo vệ sinh môi trường nước, không khí. Phương tiện thu gom và vận chuyển Công ty Công Trình Đô Thị trang bị 3 xe lấy rác, đồ bảo hộ lao động gồm (quần , áo, ủng, bao tay, khẩu trang, chổi, ky hốt rác) cho 3 công nhân của công ty trực tiếp thu gom rác. Công nhân Công ty Công Trình Đô Thị trực tiếp lấy rác và phân chia địa bàn lấy rác của mình (các hộ trong hẻm) ra làm 2 khu vực, 1 ngày lấy rác 1 khu vực Các hộ trong xóm sẽ có 1 ngày bỏ rác và 1 ngày không bỏ rác. Riêng các hộ ngoài mặt đường chính sẽ được lấy rác hàng ngày. Thời gian và địa điểm giao rác: các hộ gia đình gom rác và đem ra mặt đường để công nhân đi gom. Thời gian là từ 16h hàng ngày đối với các hộ ngoài trục đường chính và 2 ngày/lần đối với các hộ ở trong các ấp sâu. Tình hình xử lý CTR trong tỉnh Đối với chất thải rắn sinh hoạt. Thị xã Bến Tre có một BCL rác sinh hoạt với diện tích 2,7 ha tại ấp Phú Thành, xã Phú Hưng, thị xã Bến Tre, hoạt động từ năm 1990. Hình thức BCL là đổ tự nhiên và chôn lấp một phần, bình quân 54 tấn rác/ngày tương đương 19.710 tấn rác/năm. Trong quá trình ủ có hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vôi và phun thuốc diệt ruồi nhưng vẫn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bãi rác hiện chưa đạt chuẩn BCL hợp vệ sinh. Tình hình xử lý nước rò rỉ từ bãi rác là thẩm thấu tự nhiên, xung quanh có tường bao không cho nước rỉ từ bãi rác chảy ra bên ngoài. Hiện tại bãi rác đã quá tải, UBND tỉnh đã phê duyệt cho mở rộng thêm 2 ha đất. Công nghệ xử lý hoặc tái chế rác thải tại tỉnh Bến Tre chưa có, chủ yếu là khai thác mụt (sàn) cung ứng cho nông dân với giá từ 120.000 – 150.000 đ/tấn nhằm hạn chế sự quá tải của bãi rác hiện nay. Đối với chất thải công nghiệp Rác thải công nghiệp là rác sinh ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp bao gồm CTR sản xuất và rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong các cơ sở công nghiệp. Do đặc thù các ngành công nghiệp hiện nay tại tỉnh Bến Tre chủ yếu sản xuất nhỏ và khá đa dạng, các chất thải công nghiệp được chủ cơ sở tận dụng tối đa hoặc thu gom triệt để bán cho các cơ sở công nghiệp khác đưa vào sản xuất chế biến. Do đó lượng rác thải công nghiệp sinh ra không nhiều. Hiện nay rác thải công nghiệp nguy hại của thị xã chủ yếu là bụi thuốc lá sinh ra từ nhà máy thuốc lá Bến Tre, khối lượng khoảng 2 tấn/ngày. Công nghệ xử lý là thải tự nhiên và chôn lấp tại bãi rác của thị xã. Đối với chất thải rắn y tế Rác thải bệnh viện bao gồm rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và rác thải y tế sinh ra từ việc khám, chữa và điều trị bệnh. Trong đó rác thải y tế đã được thế giới xếp vào loại rác thải độc hại nguy hiểm bởi trong rác thải chứa nhiều vi trùng có khả năng gây bệnh cho người và súc vật.Lượng rác thải y tế từ các bệnh viện và trung tâm y tế huyện trong tỉnh hiện nay khoảng 1 – 2 tấn/ngày. Tỉnh Bến Tre có 2 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 1 bệnh viện khu vực và 8 cơ sở điều trị tại 8 huyện thị. Chỉ có 4 đơn vị có dự án và đang hoạt động hệ thống xử lý CTR và lỏng. Những đơn vị còn lại đều chưa có, việc xử lý CTR chủ yếu bằng phương pháp đốt ngoài trời, chất thải lỏng được xử lý trong các hầm tự thấm. Do tính chất độc hại của rác thải y tế cho nên cần thiết phải có biện pháp thu gom và xử lý riêng biệt với các loại rác thải khác. 2.4.3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM CTR TẠI BẾN TRE 2.4.3.1 Đối với sức khoẻ cộng đồng Các tác nhân gây ô nhiễm như chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, kim loại nặng, chất rắn lơ lửng rất cao trong nước rò rỉ từ rác chảy tràn do mưa làm ô nhiễm nguồn nước mặt và thẫm thấu vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc thu gom, vận chuyển không triệt để CTR sẽ dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị, tăng mức độ ô nhiễm không khí tại các bãi tập kết rác và bãi rác. Như vậy, nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không tuân thủ các nguyên tắc khống chế và phòng chống ô nhiễm môi trường trong vận chuyển, thu gom và xử lý CTR. Theo kết quả khảo sát tại bãi rác Phú Hưng và một số bãi rác khác của huyện mùi hôi thối từ rác thải bốc lên phát tán đi rất xa, ruồi nhặng, côn trùng gây bệnh sinh sống và phát triển với mật độ cao làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sống và sức khoẻ của người dân trong khu vực. Đây là vấn đề cần giải quyết cấp bách nếu không về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và có thể gây ra các dịch bệnh cho cộng đồng. 2.4.3.2 Đối với hệ sinh thái Sự phân huỷ của rác sinh ra mùi hôi và tạo thành môi trường sống và sinh sản lý tưởng của ruồi sẽ tác động tiêu cực tới môi trường không khí, ruồi là tác nhân phát tán các mầm bệnh. Trong môi trường nước, rác sẽ bị thối rữa gây ô nhiễm môi trường nước bởi chất dinh dưỡng, kim loại nặng và chất rắn lơ lững. Nước rỉ ra từ rác nếu không được thu gom và xử lý mà đổ thẳng ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt dẫn đến sự phú dưỡng hoá nguồn nước. Khi rác phát tán vào đất, nước thấm qua kéo theo các chất ô nhiễm trong rác vào đất, gây ô nhiễm đất. Đất bị ô nhiễm sẽ có mùi rất khó chịu, khó sử dụng làm đất xây dựng, khó canh tác cây trồng và gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó rác và nước rác còn ảnh hưởng tới mỹ quan nguồn nước đặc biệt là nguồn nước được sử dụng vào mục đích cấp nước, vui chơi, giải trí. 2.5 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ CTR CỦA TỈNH Tất cả 7 huyện và 1 thị xã của tỉnh Bến Tre chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, với mực nước thuỷ triều cao nên việc xây dựng các bãi chôn lấp gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ thu gom ở các địa phương rất thấp, ngoại trừ ở thị xã tỷ lệ thu gom đạt khoảng 75,16%. Khối lượng rác chưa được phân loại này đều được vận chuyển ra các bãi rác đổ tự nhiên gây nên hiện trạng ô nhiễm môi trường và chi phí vận chuyển khá cao, trong lúc có thể tận dụng một số khá lớn rác thải để tái sinh và tái chế ra các sản phẩm có ích phục vụ cho nhiều mục đích khác. Ngoài ra nếu việc thu gom và phân loại triệt để ngay tại nguồn sẽ làm giảm chi phí vận chuyển và làm giảm áp lực cho các bãi rác. Xuất phát từ những đặc điểm trên cho thấy việc xây dựng mô hình thu gom và phân loại rác tại nguồn ở xã Tân Thạch phù hợp với điều kiện của tỉnh Bến Tre và làm thí điểm là hết sức cần thiết. Từ thực trạng trên cho thấy việc đầu tư xây dựng các bãi chôn lấp gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác với điều kiện đặc thù của một tỉnh cù lao với mực nước thuỷ triều cao thì việc hạn chế khối lượng rác chôn lấp là rất cần thiết. Mặt khác việc đề xuất các biện pháp phân loại tại nguồn, xây dựng các mô hình xử lý cục bộ tại chỗ nhằm nâng cao tỷ lệ thu gom, hạn chế khối lượng vận chuyển, tái chế là biện pháp có tính khả thi và mang hiệu quả kinh tế, xã hội rất cao. CHƯƠNG 3 DỰ BÁO MỨC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ KHỐI LƯỢNG CTR TẠI Xà TÂN THẠCH ĐẾN NĂM 2020 3.1 DỰ BÁO MỨC ĐỘ GIA TĂNG DÂN SỐ Để có thể tính toán dự báo được tổng dân số tỉnh Bến Tre ta áp dụng phương trình Eurler cải tiến để tính. Công thức Eurler : Trong đó: Ni : dân số hiện tại Ni+1 :dân số năm tiếp theo r : tốc độ tăng dân số Dt : khoảng thời gian ( bước tính) Công thức Eurler cải tiến: Trong đó: Ni : dân số hiện tại (người) Ni+1 :dân số năm tiếp theo (người) : giá trị trung gian (người) :giá trị trung gian (người) r : tốc độ tăng dân số (%) Dt : khoảng thời gian ( bước tính), chọn Dt = 1 3.1.1 Dự báo dân số toàn tỉnh Bến Tre Theo thống kê, dân số tỉnh Bến Tre vào năm 2005 là 1.351.472 người1, tốc độ gia tăng dân số trung bình của tỉnh là 0,978%. Dựa vào công thức Eurlen cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của toàn tỉnh từ năm 2006 đến 2020 như bảng sau: Bảng 3.1 : Dự báo tốc độ gia tăng dân số tỉnh Bến Tre từ năm 2006 – 2020 Năm Hệ số tăng dân số (%) Tổng dân số thành thị (người) Tổng dân số nông thôn (người) Tổng dân số toàn tỉnh (người) 2006 0,978 132.929 1.231.825 1.364.754 2007 0,978 134.235 1.243.932 1.378.167 2008 0,978 135.554 1.256.157 1.391.711 2009 0,978 136.886 1.268.502 1.405.388 2010 0,978 138.231 1.280.969 1.419.200 2011 0,95 139.550 1.300.337 1.439.887 2012 0,95 140.882 1.312.749 1.453.631 2013 0,95 142.227 1.325.279 1.467.506 2014 0,95 143.585 1.337.929 1.481.514 2015 0,95 144.956 1.350.699 1.495.655 2016 0,9 146.266 1.362.910 1.509.176 2017 0,9 147.588 1.375.231 1.522.819 2018 0,9 148.922 1.387.664 1.536.586 2019 0,9 150.268 1.400.209 1.550.477 2020 0,9 151.626 1.412.868 1.564.494 (1) Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2005 3.1.2 Dự báo dân số huyện Châu Thành đến năm 2020 Theo niên giám thống kê, dân số huyện Châu Thành năm 2005 là168.332 người, tốc độ tăng dân số lấy bằng mức bình quân toàn tỉnh là 0,978%. Dựa vào công thức Eurlen cải tiến ta xác định được dân số của huyện Châu Thành đến năm 2020 như bảng sau: Bảng 3.2 : Dự báo tốc độ gia tăng dân số huyện Châu Thành từ năm 2006 – 2020 Năm Hệ số tăng dân số (%) Tổng dân số thành thị (người) Tổng dân số nông thôn (người) Tổng dân số toàn huyện (người) 2006 0,978 2.877 167.109 169.986 2007 0,978 2.905 168.752 171.657 2008 0,978 2.934 170.410 173.344 2009 0,978 2.963 172.085 175.048 2010 0,978 2.992 175.513 178.505 2011 0,95 3.021 177.188 180.209 2012 0,95 3.050 178.879 181.929 2013 0,95 3.079 180.587 183.666 2014 0,95 3.108 182.311 185.419 2015 0,95 3.138 184.050 187.188 2016 0,9 3.166 185.714 188.880 2017 0,9 3.195 187.393 190.588 2018 0,9 3.223 189.088 192.311 2019 0,9 3.252 190.798 194.050 2020 0,9 3.281 192.523 195.804 3.1.3 Dự báo dân số xã Tân Thạch – huyện Châu Thành Theo thống kê của Phòng Dân Số và Kế hoạch hoá gia đình xã Tân Thạch, dân số của xã năm 2005 là 13.179 người và tốc độ tăng dân số của xã là 0,978%. Dựa vào công thức Eurlen cải tiến ta xác định được dân số của xã đến năm 2020 như bảng sau: Bảng 3.3: Dự báo tốc độ gia tăng dân số xã Tân Thạch từ năm 2006 – 2020 Năm 2006-2007 13.308 13.244 13.309 2007-2008 13.439 13.374 13.440 2008-2009 13.571 13.506 13.572 2009-2010 13.704 13.638 13.705 2010-2011 13.839 13.772 13.840 2011-2012 13.975 13.908 13.976 2012-2013 14.113 14.045 14.113 2013-2014 14.521 14.182 14.252 2014-2015 14.391 14.322 14.392 2015-2016 14.352 14.458 14.533 2016-2017 14.675 14.604 14.676 2017-2018 14.820 14.748 14.820 2018-2019 14.965 14.893 14.966 2019-2020 15.112 15.039 15.113 3.2 Dự báo sự biến đổi thành phần và khối lượng CTR tỉnh Bến Tre Một trong những công việc quan trọng để có thể xác định được thành phần chất thải rắn là phải phân loại chúng. Việc phân loại sơ bộ thường dựa trên nguồn gốc phát sinh, sau đó dựa trên thành phần vật lý và dự báo biến đổi về thành phần của chúng. 3.2.1 Thành phần khối lượng và dự báo sự biến đổi của rác thải sinh hoạt 3.2.1.1 Thành phần vật lý của chất thải sinh hoạt. Từ trước đến nay tỉnh chưa có sự quan tâm đúng mức về CTR sinh ra, việc thu gom và xử lý đơn giản mới chỉ thực hiện tại các khu vực thị xã và các thị trấn. Việc phân loại riêng rẽ các chất thải theo thành phần cũng chưa được thực hiện, để từ đó có thể tính được tốc độ phân huỷ của CTR và lựa chọn biện pháp xử lý. Thành phần và tính chất của rác sẽ quyết định tỷ trọng, tốc độ phân huỷ và độ giảm thể tích của rác trong toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý. Nhìn chung thành phần các chất trong rác thải đô thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen và tập quán sinh hoạt, mức sống và các mùa trong năm. Thành phần vật lý của rác có ý nghĩa quyết định tới phương pháp phân loại và xử lý rác. Kết quả phân tích thành phần rác của Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường tại Bến Tre được đưa ra trong bảng : Bảng 3.4 : Thành phần vật lý của rác thải sinh hoạt STT Thành phần Tỷ lệ (%) 1 Giấy : sách, báo, bìa, các loại bao bì giấy 5,8 – 7,2 2 Thuỷ tinh : thuỷ tinh 0,4 – 1,3 3 Kim loại : lon sắt, nhôm, hợp kim các loại 1,1 – 2,4 4 Nhựa : chai nhựa, bao nilon các loại 3,4 – 6,2 5 Chất hữu cơ : thức ăn thừa, rau, củ, lá, trái cây 60,3 – 85,4 6 Các chất độc hại : pin, acquy, sơn, bệnh phẩm 0,2 – 03, 7 Xà bần : sành, sứ, bêtông, đá, gạch, vỏ sò 1,0 – 2,2 88 Chất hữu cơ khó phân huỷ : cao su, da, vỏ trứng 0 ,8 – 1,9 9 9 Các chất có thể đốt cháy : cành cây, gỗ, vải vụn, lông gia súc 4,2 – 8,4 Nguồn : Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường. Từ kết quả phân tích cho thấy trong thành phần rác, tỷ lệ các chất hữu cơ dễ phân huỷ khá cao, các thành phần khác dao đôïng từ 24,6 – 29,7%. Tuy nhiên, cùng vơí sự phát triển kinh tế – xã hội, thành phần vật lý của rác thải đô thị cũng biến đổi. Theo xu hướng chung khi kinh tế phát triển, thành phần chất trơ giảm, các chất có khả năng tái sử dụng như giấy, nhựa, thuỷ tinh, kim loại tăng. 3.2.1.2 Dự báo về sự biến đổi thành phần vật lý CTR Theo định hướng phát kinh tế – xã hội của tỉnh thì tỉnh đã và đang tiến hành nhiều chương trình có mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong tỉnh với các chỉ tiêu mang tính định hướng về sản xuất công nghiệp, mạng lưới y tế – chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phát triển dịch vụ du lịch – thương mại, CNH - HĐH nông thôn và quan trọng nhất là định hướng về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Với định hướng như thế, cùng với mọi nổ lực chắc chắn đời sống người dân sẽ từng bước nâng cao hơn. Một khi đời sống người dân tăng cao, tình hình sản xuất tập trung theo hình thức trang trại, các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng ở vùng nông thôn và sản xuất công nghiệp tập trung sẽ tăng ở khu vực thị trấn. Hình thức sinh hoạt của người dân cũng đa dạng hơn, các bữa ăn công nghiêp sẽ được sử dụng nhiều hơn nên CTR sinh hoạt cũng khác hơn. Thành phần CTR là giấy gói, plastic, carton cũng tăng lên. Các loại lon đựng đồ hộp cũng tăng lên làm đa dạng thêm thành phần CTR sinh hoạt. Do công nghiệp hoá nên hình thức lao động cũng khác đi. Các thực phẩm dư thừa trước đây được tận dụng đưa vào chăn nuôi thì nay trở thành CTR sinh hoạt làm tăng thành phần hữu cơ thải bỏ. Khi nền kinh tế trong tỉnh phát triển theo đúng mục tiêu đề ra, đời sống của nhân dân đã được tăng cao, đã hình thành các khu công nghiệp tập trung, các khu đô thị đã được quy hoạch ổn định thì sẽ xảy ra hiện tượng : tốc độ xây dựng các vùng nông thôn sẽ tăng cao dẫn đến CTR từ xây dựng (xà bần), sành sứ tăng. Ngược lại do đã phát triển ổn định nên tốc độ xây dựng tại các khu đô thị lớn, tập trung chậm lại dẫn tới là CTR từ xây dựng (xà bần) giảm  làm thay đổi thành phần CTR sinh ra. Ngoài ra khi đời sống tăng cao, các sản phẩm công nghiệp được người dân sử dụng nhiều hơn như các hoá chất, các sản phẩm công nghiệp. Các sản phẩm này sau khi thải bỏ sẽ trở thành các chất thải nguy hại. Và như vậy sẽ gián tiếp làm gia tăng chất thải nguy hại trong thành phần của CTR sinh hoạt. Từ những phân tích trên khi nền kinh tế phát triển ổn định có thể dự báo sự biến đổi thành phần CTR sinh hoạt sinh ra như sau : Khối lượng CTR ngày càng tăng do đời sống vật chất người dân ngày càng cao. Các thành phần CTR sinh hoạt có xu hướng tăng cùng với sự phát triển kinh tế xã hội. Các chất thải nguy hại có mặt trong CTR sinh hoạt như cao su, kim loại, hoá chất tăng cao cùng với sự gia tăng đời sống vật chất của người dân. Các loại CTR là xà bần, sành sứ sinh ra từ các quá trình xây dựng sẽ tăng nhưng thường được tái sử dụng để làm vật liệu lấp nền nhà. 3.2.1.3 Dự báo về tốc độ thải bỏ CTR sinh hoạt. Có nhiều cách tính toán để dự báo mức độ chất thải sinh hoạt khác nhau. Một trong những cách tính là sử dụng mô hình toán dựa trên sự tăng trưởng dân số. Do đó, để tính rác thải sinh hoạt của tỉnh trong đề tài này sẽ sử dụng phương pháp dựa vào sự tăng trưởng dân số của từng địa phương. Qua tham khảo một số nghiên cứu và dựa vào tình hình phát triển kinh tế của tỉnh có thể đưa ra hệ số phát sinh CTR ở từng địa phương như sau : Bảng 3.5 : Hệ số phát sinh CTR tỉnh Bến Tre Năm Hệ số phát sinh CTR ở thành thị (kg/người/ngày) Hệ số phát sinh CTR ở nông thôn (kg/người/ngày) 2006 0,37 0,27 2007 0,39 0,29 2008 0,41 0,31 2009 0,43 0,33 2010 0,45 0,35 2011 0,47 0,37 2012 0,49 0,39 2013 0,51 0,41 2014 0,53 0,43 2015 0,55 0,45 2016 0,57 0,47 2017 0,59 0,49 2018 0,61 0,51 2019 0,63 0,53 2020 0,65 0,55 KHU VỰC ĐÔ THỊ Theo kết quả khảo sát và tính toán của Sở KH&CN Bến Tre thì tốc độ phát thải ở khu vực đô thị là 0,35 kg/người.ngày (năm 2004), từ đó có thể xác định được khối lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tại khu vực đô thị là : 0,35 kg/người.ngày * 10%* 1.351.472 người = 47301,52 kg/ngày = 47,3 tấn /ngày Trong đó : Tốc độ phát thải ở khu vực đô thị :0,35kg/người.ngày Dân số toàn tỉnh năm 2005 :1.351.472 người Phần trăm dân số sống tại khu vực đô thị : 10% Dự báo diễn biến về khối lượng rác sinh hoạt Dựa vào tốc độ phát triển kinh tế, có thể dự đoán mức tăng trưởng kinh tế xã hội trung bình hàng năm là 8% cho giai đoạn 2005 – 2015 và 10% cho giai đoạn 2015 -2020. Khi đó tốc độ rác thải sẽ tắng tương ứng là 8% và 10%. Bên cạnh đó đối với khu vực thị trấn/thị tứ dự báo trong tương lai tỷ lệ dân số được hưởng dịch vụ thu gom CTR sẽ tăng từ 60% năm 2005 và sẽ đạt mức 100% vào năm 2020. Khối lượng CTR của khu vực đô thị dự báo đến năm 2020 được trình bày như bảng sau : Bảng 3.6 : Dự báo khối lượng CTR khu vực đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Năm Dân số Tốc độ thải (kg/người.ngày) Lượng rác thải (tấn/ngày) Tỷ lệ phục vụ(%) Rác gom được (tấn/ngày) 2006 135.929 0,37 49,18 60 29,51 2007 134.235 0,39 52,35 60 31,41 2008 135.554 0,41 55,57 60 33,34 2009 136.886 0,43 58,86 70 41,20 2010 138.231 0,45 62,24 70 43,57 2011 139.550 0,47 65,58 70 45,91 2012 140.882 0,49 69,03 80 55,22 2013 142.227 0,51 72,53 80 58,02 2014 143.585 0,53 76,10 80 60,88 2015 144.956 0,55 79,92 90 71,75 2016 146.266 0,57 83,37 90 75,03 2017 147.588 0,59 87,07 90 78,37 2018 148.922 0,61 90,84 90 81,75 2019 150.268 0,63 94,66 100 94,66 2020 151.626 0,65 98,56 100 98,56 Khu vực đô thị huyện Châu Thành Vì đây là khu vực thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docHINH-BT.doc
  • docto buom.doc
  • docBAN DO.doc
  • docDANH MUC CAC CHU.doc
  • docmuc luc chinh.doc
  • docphu luc.doc
  • docbia HH.doc
  • docmuc luc roi.doc
  • docto nhiem vu.doc
  • docLOI CAM ON.doc
Tài liệu liên quan