Đồ án Xây dựng mô hình Web 3 lớp

SHOW DATABASE; // Liệt kê tất cả các database có trên Server

USE TÊN DATABASE; // Lựa chọn sử dụng database, nếu database có trên Server, máy sẽ báo là database changed

CREAT DATABASE TÊN DATABASE; // Tạo database mới

SHOW TABLES; // Liệt kê các bảng cho database

CREAT TABLE TÊN TABALE; // Tạo bảng cho database.

DESCRIBE TÊN TABLAE; // Mô tả bảng đã tạo.

INSERT INTO TÊN TABLE [ COLUMN 1, COLUMN 2, . ]VALUES (VALUE 1, VALUE 2, . ); // Đưa dữ liệu vào bảng.

SELECT items

FROM tables

[ WHERE điều kiện ]

 

doc39 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5088 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xây dựng mô hình Web 3 lớp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình độ cao về tin học, với một chút vốn tiếng anh đủ để hiểu những gì máy tính thông báo cũng có thể dùng nó như một công cụ đắc lực. Như vậy dịch vụ WWW trên mạng có một ứng dụng rất to lớn trong thời đại thông tin như hiện nay. Web đã thay đổi cách biểu diễn thông thường bằng văn bản toàn kiểu chữ nhàm chán sang kiểu thông tin sinh động có hình ảnh âm thanh. Với một bộ duyệt có trang tiện ích đồ hoạ ta có thể dễ dàng xử lý thông tin đa phương tiện khác. WWW cho phép tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, phổ biến các tài liệu khoa học và trao đổi thông tin trên mạng. 1.5.3. Mô hình Web Client/Server Mô hình Client/Server ứng dụng vào trang Web được gọi là mô hình Web Client/Server giao thức chuẩn được sử dụng để giao tiếp giữa Web Server và Web Client là HTTP. Web client (Web Browser): Các trình duyệt có vai trò như là Client trong mô hình Client/Server, khi cần xem một trang Web cụ thể nào thì trình duyệt Web sẽ gửi yêu cầu lên cho Web Server để lấy nội dung trang Web đó. Web Server : Khi nhận yêu cầu từ một Client/Server, Web Server sẽ trả về nội dung file cho trình duyệt Web Server cho phép chuyển giao dữ liệu bao gồm văn bản, đồ hoạ và thậm chí cả âm thanh, video tới ngưòi sử dụng. 1.6. Hoạt động của cơ chế Client/Server Tất cả các gói tin nhận và trả lời giữa Web Server và Client đều tuân theo giao thức chuẩn HTTP. Mô hình hoạt động như sau: - Ban đầu trình duyệt trên máy Client có một văn bản HTML và hiển thị lên màn hình với đầy đủ các mối liên kết. - Khi người sử dụng chọn một mối liên kết nào đó trong văn bản trên thì trình duyệt sẽ sử dụng giao thức HTTP gửi một yêu cầu lên mạng cho Web Server để truy cập tới một trang Web mới hay muốn được phục vụ một dịch vụ nào đó được chỉ ra bởi mối liên kết đó. - Sau khi nhận được thông tin từ trình duyệt nó có thể tự xử lý thông tin hoặc gửi cho các bộ phận khác có khả năng xử lý (Database Server, CGI…) rồi chờ kết quả để gửi về cho trình duyệt Client. - Trình duyệt nhận và định dạng dữ liệu theo chuẩn của trang Web để hiển thị lên màn hình. - Quá trình cứ tiếp diễn như vậy được gọi là duyệt Web trên mạng. 1.7. Mở rộng khả năng của Web Server Web Server là một phần mềm đóng vai trò phục vụ khi được hình thành, nó nạp vào bộ nhớ và đợi các yêu cầu từ nơi khác đến. Các yêu cầu có thể từ trình duyệt hoặc từ Web Server khác đến. Các yêu cầu thường là đòi hỏi về một tư liệu hay một thông tin nào đó. Khi nhận yêu cầu, nó phân tích để xác định xem tư liệu thông tin mà người dùng yêu cầu là gì. Sau đó gửi trả kết quả lại nơi yêu cầu. Các phần mềm Web Server chủ yếu: Apche dùng cho UNIX. IIS dùng cho Window NT. PWS dùng cho Window9x. Bản thân Web Server không có khả năng truy cập CSDL. Vấn đề đặt ra là cần mở rộng khả năng của Web Server để nó có thể xử lý các yêu cầu truy nhập vào một CSDL nào đó, lấy các thông tin từ đó ra và sau đó trả các thông tin này về cho trình duyệt – nơi đã gửi yêu cầu. Chương II: ASP.NET/SQL/MÔ HÌNH 3LỚP 2.1. Giới thiệu về ASP.NET 2.1.1. ASP.NET là gì? ASP.NET là một nền tảng ứng dụng web (web application framework) được phát triển và cung cấp bởi Microsoft, cho phép những người lập trình tạo ra những trang web động, những ứng dụng web và những dịch vụ web. Lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 2 năm 2002 cùng với phiên bản 1.0 của .NET framework, là công nghệ nối tiếp của Microsoft's Active Server Pages(ASP). ASP.NET được biên dịch dưới dạng Common Language Runtime (CLR), cho phép những người lập trình viết mã ASP.NET với bất kỳ ngôn ngữ nào được hỗ trợ bởi .NET language. 2.1.2. Lịch sử ra đời của ASP.NET Sau khi phát hành phiên bản Internet Information Service 4.0 vào năm 1997, hãng Microsoft bắt đầu nghiên cứu một mô hình ứng dụng web để giải quyết những bất tiện của ASP, đặc biệt là việc tách riêng biệt phần thể hiện và phần nội dung cũng như cách viết mã rõ ràng hơn. Mark Anders, quản lý của nhóm IIS và Scott Guthrie, gia nhập Microsoft vào năm 1997 sau khi tốt nghiệp Đại học Duke, được giao nhiệm vụ định hình mô hình cần phát triển. Những thiết kế ban đầu được thực hiện trong vòng 2 tháng bởi Anders và Guthrie, Guthrie đã viết mã prototype đầu tiên trong khoảng thời gian nghỉ lễ Giáng sinh năm 1997. 2.1.3. ĐẶC TÍNH ASP.NET Những trang ASP.NET, được biết đến như những web form, là khối chính trong phát triển ứng dụng. Những web form được chứa trong những file có phần mở rộng ASPX; những nhà phát triển có thể đặt nội dung tĩnh hoặc động vào trang aspx dưới dạng server-side Web Control và User Control. Ngoài ra, có thể viết mã bằng cách chèn vào trang web giống như những công nghệ phát triển web khác PHP, JSP và ASP, nhưng những công nghệ nào không hỗ trợ data binding khi nó phát sinh nội dung trang web. Ví dụ sau sử dụng mã "inline", một dạng ngược lại với code behind. <!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" ""> protected void Page_Load(object sender, EventArgs e) { Label1.Text = DateTime.Now.ToLongDateString(); } Sample page The current time is: 2.1.4. Mô hình Code-behind Mô hình code-behind được giới thiệu bởi Microsoft, đưa ra cách viết mã linh động bằng cách để những mã lập trình trong một tập tin riêng eCodeBehind : System.Web.UI.Page { protected override void Page_Load(EventArgs e) { base.OnLoad(e); } } } Trong trường hợp này, phương thức Page_Load() được thực thi mỗi lần trang ASPX được request. Người lâp trình có thể viết mã xử lý trong phương thức này. 2.2. Giới thiệu về SQL Server 2.2.1. SQL Server là gì? SQL Server là một database Server, là hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong việc lưu trữ, tìm kiếm, sắp xếp và truy vấn dữ liệu, nó tỏ ra rất nhanh và mạnh mẽ. SQL Server Server điều khiển truy cập dữ liệu đa người dùng cùng một thời điểm, cung cấp khả năng truy cập dữ liệu nhanh, đảm bảo cho người sử dụng được cấp quyền truy cập dữ liệu của hệ thống. Do vậy SQL Server là đa người dùng đa luồng. Nó sử dụng các câu lệnh truy vấn SQL (ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc) là một chuẩn ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu hiện nay trên Web. SQL Server được chính thức sử dụng rộng rãi năm 1996 nhưng nó đã hình thành từ năm 1979. SQL Server có thể quản lý tới hàng Terabyte dữ liệu, hàng triệu bản ghi, chạy trên nhiều môi trường khác nhau, có giao diện tương đối dễ sử dụng, có thể truy vấn cơ sở dữ liệu thông qua câu lệnh SQL. SQL Server thường được sử dụng chung với PHP trong những trang Web cần sử dụng đến cơ sở dữ liệu. 2.2.2. Cài đặt SQL Server Download SQL Server từ địa chỉ SQL Server. com/download/, giải nén và tiến hành cài đặt, phải thiết lập username (ở đây là admin) và Database Server (ở đây là localhost). 2.2.3. Sơ lược SQL Server Các cơ sở dữ liệu trong SQL Server được tạo hoàn toàn bằng lệnh. Các lệnh trong SQL được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;). Trừ một số lệnh như Quit là trường hợp đặc biệt. Khi thực hiện lệnh, SQL Server chuyển nó đến Server và yêu cầu thực hiện lệnh. Do đó “SQL Server>” ở cuối cùng khi bấm enter thực hiện lệnh báo hiệu yêu cầu đã được thực hiện. SQL Server đưa ra kết quả dưới dạng 1 bảng gồm các cột và hàng. SQL Server cũng đưa ra bao nhiêu hàng được trả về và trong vòng bao nhiêu giây. Ngoài ra SQL Server cũng thể hiện được những phép tính đơn giản. Các lệnh trong SQL Server có thể viết trên một hàng, hoặc nhiều hàng. SQL Server có 4 loại dấu nhắc. Sau đây là ý nghĩa của các dấu nhắc: Prompt: ý nghĩa SQL Server>: sẵn sàng cho một lệnh mới _>: chờ cho hàng kế tiếp của một lệnh có nhiều hàng ‘>: chờ cho hàng kế tiếp thực hiện bởi 1 chuỗi trong dấu nháy đơn “>: chờ cho hàng kế tiếp thực hiện bởi một chuỗi trong dấu nháy 2.2.4. Các lệnh cơ bản trong SQL Server SHOW DATABASE; // Liệt kê tất cả các database có trên Server USE TÊN DATABASE; // Lựa chọn sử dụng database, nếu database có trên Server, máy sẽ báo là database changed CREAT DATABASE TÊN DATABASE; // Tạo database mới SHOW TABLES; // Liệt kê các bảng cho database CREAT TABLE TÊN TABALE; // Tạo bảng cho database. DESCRIBE TÊN TABLAE; // Mô tả bảng đã tạo. INSERT INTO TÊN TABLE [ COLUMN 1, COLUMN 2, .... ]VALUES (VALUE 1, VALUE 2, ... ); // Đưa dữ liệu vào bảng. SELECT items FROM tables [ WHERE điều kiện ] [ GROUP BY group_type ] [ HAVING where_definition ] [ ORDER BY order_type] [ LIMIT limit_criteria ] // Truy vấn cơ sở dữ liệu trong các bảng. LOAD DATA INFILE “TÊN FILE. EXCEPTION” INTO TABLE TÊN TABLE; // Nhập dữ liệu vào bảng từ trình soạn thảo văn bản khác. DELETE FROM table [ WHERE condition ] [ LIMIT number] // Xóa dữ liệu trong bảng UPDATE tablename SET column1 = expression1, column2 = expression2, .... [ WHERE condition ] [ LIMIT number ] ALTER TABLE tên table RENAME tên table mới // Thay đổi tên bảng ALTER TABLE table_name ADD COLUMN column_name column atributes. // Thêm cột vào bảng. ALTER TABLE table_name DROP column_name // Xóa cột trong bảng. 2.3. Giới thiệu về mô hình 3lớp(three tier) 2.3.1. THREE TIER là gì? Bạn sẽ nghe nói đến thuật ngữ kiến trúc đa tầng/nhiều lớp, mỗi lớp sẽ thực hiện một chức năng nào đó, trong đó mô hình 3 lớp là phổ biến nhất. 3 lớp này là gì? Là Presentation, Business Logic, và Data Access. Các lớp này sẽ giao tiếp với nhau thông qua các dịch vụ(services) mà mỗi lớp cung cấp để tạo nên ứng dụng, lớp này cũng không cần biết bên trong lớp kia làm gì mà chỉ cần biết lớp kia cung cấp dịch vụ gì cho mình và sử dụng nó mà thôi. - Presentation Layer: Lớp này làm nhiệm vụ giao tiếp với người dùng cuối để thu thập dữ liệu và hiển thị kết quả/dữ liệu thông qua các thành phần trong giao diện người sử dụng. Lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ do lớp Business Logic cung cấp. Trong lớp này có 2 thành phần chính là User Interface Components và User Interface Process Components. UI Components là những phần tử chịu trách nhiệm thu thập và hiển thị thông tin cho người dùng cuối. Trong ASP.NET thì những thành phần này có thể là các TextBox, các Button, DataGrid… UI Process Components: là thành phần chịu trách nhiệm quản lý các qui trình chuyển đổi giữa các UI Components. Ví dụ chịu trách nhiệm quản lý các màn hình nhập dữ liệu trong một loạt các thao tác định trước như các bước trong một Wizard… Lưu ý : lớp này không nên sử dụng trực tiếp các dịch vụ của lớp Data Access mà nên sử dụng thông qua các dịch vụ của lớp Business Logic vì khi bạn sử dụng trực tiếp như vậy, bạn có thể bỏ qua các ràng buộc, các logic nghiệp vụ mà ứng dụng cần phải có. - Business Logic Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ chính của hệ thống, sử dụng các dịch vụ do lớp Data Access cung cấp, và cung cấp các dịch vụ cho lớp Presentation. Lớp này cũng có thể sử dụng các dịch vụ của các nhà cung cấp thứ 3 (3rd parties) để thực hiện công việc của mình(ví dụ như sử dụng dịch vụ của các cổng thanh tóan trực tuyến như VeriSign, Paypal…). Trong lớp này có các thành phần chính là Business Components, Business Entities và Service Interface. Service Interface là giao diện lập trình mà lớp này cung cấp cho lớp Presentation sử dụng. Lớp Presentation chỉ cần biết các dịch vụ thông qua giao diện này mà không cần phải quan tâm đến bên trong lớp này được hiện thực như thế nào. - Data Access Layer Lớp này thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến lưu trữ và truy xuất dữ liệu của ứng dụng. Thường lớp này sẽ sử dụng các dịch vụ của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như SQL Server, Oracle,… để thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong lớp này có các thành phần chính là Data Access Logic, Data Sources,Servive Agents). Data Access Logic components (DALC) là thành phần chính chịu trách nhiệm lưu trữ vào và truy xuất dữ liệu từ các nguồn dữ liệu - Data Sources như RDMBS, XML, File systems…. Trong .NET Các DALC này thường được hiện thực bằng cách sử dụng thư viện ADO.NET để giao tiếp với các hệ cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng các O/R Mapping Frameworks để thực hiện việc ánh xạ các đối tượng trong bộ nhớ thành dữ liệu lưu trữ trong CSDL. 2.3.2. Mô hình trực quan 2.3.3. Demo(Three Tier) Đây là demo đơn giản về mô hình 3 lớp. Link Download ( Chương III: KHẢO SÁT PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG 3.1. Đặt vấn đề Bán hàng qua mạng là:Một hệ thống bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh phải đảm bảo yêu cầu sau: thay vì đến cơ sở của người bán, người mua có thể thực hiện tất cả các công đoạn của việc mua hàng chỉ thông qua Internet. Nghĩa là người mua có thể thực hiện việc xem hàng, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, thụ hưởng các dịch vụ sau bán hàng... thông qua mạng Internet. ● Xem hàng và đặt hàng Có thể nói thương mại điện tử VN hiện nay chỉ gồm việc thiết lập một “showroom trên mạng” để giới thiệu về doanh nghiệp và trưng bày các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Trong một số trường hợp, các website còn thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có thể đặt hàng thông qua email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua và sẽ tiến hành thanh toán. Trong qui trình giao dịch này, việc mua bán qua mạng chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, các công đoạn khác vẫn được tiến hành theo cách thức truyền thống. Trong khi các showroom trên mạng được hình thành rất rầm rộ, thậm chí có cả những showroom để cho thuê (người lập website không dùng nó để trưng bày các sản phẩm của mình, mà của các doanh nghiệp khác); thì việc mua bán qua mạng lại chưa được phát triển ở VN. Lý do của vấn đề này nằm ở chính khâu thanh toán. Có thể nói thanh toán như là một “nút cổ chai” cản trở sự phát triển của việc mua bán trực tuyến nói riêng và của thương mại điện tử nói chung ở VN. ●Thanh toán Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu hoạt động từ tháng 5-2002 và đến nay đã có lượng thanh toán trung bình 12.000 - 13.000 món/ngày với số tiền là 8.000 tỉ đồng/ngày. Hệ thống đã kết nối thanh toán cho 232 chi nhánh tổ chức tín dụng và 50 ngân hàng thương mại (Theo báo cáo thương mại điện tử năm 2005 của Bộ Tài chính). Như vậy, việc thanh toán điện tử giữa các chi nhánh của ngân hàng và giữa các ngân hàng trong nước với nhau đã liên thông. Tuy nhiên, phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp có website bán hàng qua mạng áp dụng chủ yếu hiện nay là chuyển khoản (qua ngân hàng hoặc qua máy ATM), gửi tiền qua bưu điện, chuyển tiền qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, thanh toán thông qua các thẻ mua hàng trả trước. Nhược điểm chung của các hình thức thanh toán này là không nhanh gọn, kéo dài thời gian mua hàng và không đảm bảo mục đích mà người mua mong muốn khi mua hàng qua mạng: tiến hành tất cả các thủ tục mua hàng tại chỗ, trên máy vi tính, nhanh gọn. Riêng việc thanh toán qua thẻ mua hàng trả trước thì đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng chỉ đối với khách hàng thân thiết (những người đã mua thẻ), chưa đáp ứng được các giao dịch của các khách hàng vãng lai, nghĩa là vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thanh toán “mọi lúc mọi nơi” của giao dịch B2C. Trong khi đó, phương thức thanh toán đặc trưng nhất của thương mại điện tử là thanh toán qua mạng thông qua mã số thẻ ngân hàng thì chưa được áp dụng tại VN. Các doanh nghiệp bán hàng trực tuyến chưa thể mở tài khoản thu tiền thanh toán từ thẻ (merchant account) tại các ngân hàng thương mại tại VN. Người tiêu dùng chưa thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các sản phẩm mua tại những website bán hàng trong nước. Luật về các công cụ chuyển nhượng đã cho phép cá nhân được ký phát sec nhưng mới chỉ có hiệu lực từ ngày 1-7-2006. Như vậy, việc giải tỏa những trở ngại về thanh toán qua mạng hiện nay là điều kiện thiết yếu giúp thương mại điện tử nói chung và việc mua bán qua mạng nói riêng ở VN phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này dần quen với phương thức kinh doanh mới để có đủ sức cạnh tranh khi các hàng rào hoàn toàn bị xóa bỏ theo qui định của WTO. Nếu như các ngân hàng không triển khai phương thức thanh toán mới ngay từ bây giờ, thì đến lúc các hàng rào pháp lý đối với ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ hoàn toàn, chính các ngân hàng trong nước sẽ gặp khó khăn để cạnh tranh trong việc kinh doanh các dịch vụ thanh toán. ●Vận chuyển Một trong những ưu thế của mua bán trực tuyến là giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng và nhanh chóng mua một món hàng không có ở địa phương mình với chi phí rẻ. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ đạt được khi hệ thống vận chuyển có chất lượng phục vụ tốt và có mức phí cạnh tranh. 3.1.1.Sơ đồ ngữ cảnh 3.2.Phân tích yêu cầu 3.2.1.Xác định yêu cầu Đối tượng phục vụ : Người quản trị hệ thống ,Ban Quản Lý ,Nhân viên , Khách hàng Đối tượng quản lý :Mặt hàng , Khách hàng , Nhân viên , Hoá đơn . Yêu cầu đối với hệ thống : Phân quyền người dùng : Người Quản trị hệ thống sẽ thực hiện việc Phân quyền người dùng trong Công ty để mỗi người dùng hệ thống có một tài khoản đăng nhập vào hệ thống . Đăng nhập và Đăng xuất : Ban quản lý , Nhân viên sử dụng chức năng này để có thể vào hệ thống và sử dụng các chức năng tương ứng với các quyền của mình mà các quyền này đã được tạo ra bởi Người Quản trị . Quản lý Nhân viên : Ban quản lý sẽ sử dụng chức năng này để quản lý thông tin nhân viên của Công ty . Quản lý các Loại Mặt Hàng : Ban quản lý sẽ sử dụng chức năng này để Quản lý các Loại Măt hàng trong Công ty sau mỗi đợt nhập vào kho những mặt hàng mới .Chức năng này phục vụ cho các chức năng xuất nhập kho của Công ty . Lập Phiếu Đặt Hàng : Nhân viên Lập phiếu xuất sẽ sử dụng chức năng này để Lập phiếu Đặt Hàng cho nhà cung cấp. Khách hàng có thể đặt hàng trước ở Công ty cho đến khi nào có hàng . Tra cứu Hàng Hoá : Chương trinh hỗ trợ chức năng này cho Nhân viên, Quản trị để tra cứu thông tin hàng hoá . Đăng ký tài khoản : Nếu là nhân viên chính thức sẽ được cấp tài khoản tương ứng nghiệp vụ mà họ đang làm Tra cứu thông tin Khách Hàng : Hỗ trợ chỗ ban quản trị, nhân viên tra cứu dễ hơn. 3.2.2.Định hướng yêu cầu - Phân quyền người dùng :Khi mới sử dụng hệ thống này , người quản trị phải thực hiện chức năng này để những nhân viên có tài khoản đăng nhập vào hệ thống . Người quản trị dùng chức năng này để Phân quyền hạn cho những nhân viên hệ thống tương ứng với chức năng của họ. - Đăng nhập và Đăng xuất : Khi muốn sử dụng một chức năng nào đó của hệ thống người dùng (Ban quản lý , Nhân viên )đòi hỏi phải được người quản trị tạo một tài khoản đăng nhập cho mình .Sau đó người dùng đăng nhập vào Username và Password để vào hệ thống với quyền tương ứng đã được tạo ra từ trước.Đối với Khách hàng việc tạo tài khoản đăng nhập sẽ do người dùng tự tạo. - Quản lý Nhân viên : Khi nhân viên vào làm cho Công ty sẽ được Ban quản lý lưu trữ thông tin trong hệ thống để tiện việc quản lý . - Quản lý Danh Mục Hàng : Khi một lô hàng mới được nhập về kho của Công ty ,Ban quản lý phải lưu trữ thông tin hàng hoá trong kho để tiện việc quản lý xuất nhập tồn kho sau này . - Lập Phiếu Đặt Hàng :Nhân viên Lập phiếu xuất sẽ sử dụng chức năng này để Lập phiếu Đặt Hàng cho Nhà Cung Cấp khi Công ty không có đủ hàng để đáp ứng yêu cầu Khách hàng , Khách hàng có thể đặt hàng trước ở Công ty. - Tra cứu Hàng Hoá Nhân viên hàng hay bất kỳ nhân viên nào trong Công ty muốn xem thông tin hàng hoá đều có thể sử dụng chức năng này .Chức năng này đòi Ban quản lý phải thực hiện chức năng quản lý thông tin hàng hoá trước . - Tra cứu thông tin Khách Hàng : Khi Nhân viên muốn xem lại thông tin của mình thì sử dụng chức năng này .Hoặc quản trị Công ty muốn xem thông tin Khách hàng để Lập phiếu thì cũng sử dụng chức năng này 3.3.Xây dựng chức năng 3.3.1.Biểu đồ phân rã chức năng Trang chủ Đăng Kí Tin Tức Giỏ Hàng Giới Thiệu Công Ty Hướng Dẫn Mua Hàng Liên Hệ Phản Hồi Tìm Kiếm Báo Giá Sản Phẩm Lịch Sử Giao Dịch Đăng Nhập Mua Sản Phẩm Công Nghệ Thông Tin Cá Nhân 3.3.2.Biểu đồ chi tiết chức năng 3.3.2.1.Sản phẩm Mô tả - Cung cấp chức năng hiển thị thông tin chi tiết về các loại sản phẩm có trên website Kích hoạt - Khách hàng click vào menu sản phẩm Quá trình xử lý - Khi một sản phẩm được bấm chọn, mã sản phẩm được gửi đến trang xem chi tiết để hiển thị chi tiết sản phẩm. - Lấy mã hãng sản xuất, mã sản phẩm, tên hãng sản xuất - Truy cập cơ sở dữ liệu lấy các sản phẩm thuộc chủng loại hay hãng sản xuất được đưa vào ở trên. - Hiển thị danh sách lên website - Khi bấm chọn mua hàng, mã sản phẩm được gửi đến trang giỏ hàng Thông tin đầu ra - Hiện thị thông tin về các sản phẩm mới nhất mà công ty có, hiển thị chi tiết về sản phẩm giúp người dùng dễ dàng lựa chọn 3.3.2.2..Đăng kí thành viên : Mô tả - Cung cấp chức năng đăng kí thành viên giúp cho khách hàng có thể đặt hàng tại website, giúp khách hàng có nhiều quyền lợi hơn ,… Kích hoạt - Khi khách click vào chức năng mua hàng, đóng góp ý kiến Quá trình xử lý - Hệ thống sẽ yêu cầu người dùng nhập các thông tin bắt buộc : + Thông tin cá nhân: Họ Tên, số điện thoại. + Bắt buộc: Email, Username, Password,Mã Kiểm Tra,Địa Chỉ - Kiểm tra kết quả nhập của khách hàng: kiểm tra tính hợp lệ của form - Kiểm tra trong CSDL đã tồn tại Username hay chưa, nếu chưa thì lưu vào CSDL, trùng thì thông báo lỗi khách hàng này đã đăng kí để thực hiện lại. - Thông tin thành công được đưa vào CSDL. Thông tin đầu ra - Hiển thị thông báo khi khách hàng đăng kí thành công hay không thành công. - Nếu thành công thì cho phép khách hàng lựa chọn việc sửa đổi thông tin và thêm thông tin chi tiết. Nếu không thì báo lỗi và thông báo cho khách hàng quay lại Form nhập thông tin. 3.3.2.3.Đăng nhập : Mô tả -Chức năng đăng nhập giúp khách hàng có thể đặt hàng, nhiều quyền lợi hơn Kích hoạt - Khi khách click vào chức năng mua hàng, đóng góp ý kiến Quá trình xử lý - Hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập: + Username + Password - Kiểm tra Username và Password có tồn tại trong CSDL hay không. - Tạo phiên truy cập thành viên cho người vừa đăng nhập hợp lệ - Nếu khách hàng quên mật khẩu thì đưa ra chức năng lấy lại mật khẩu - Nếu chưa là thành viên thì đưa ra trang đăng kí Thông tin đầu ra - Hiển thị thông báo đăng nhập thành công hoặc không thành công 3.3.2.4.Quản lý thông tin cá nhân : Mô tả - Giúp khách hàng quản lý thông tin cá nhân của mình Kích hoạt - Khách hàng đã đăng nhập và chọn menu My Account Quá trình xử lý - Khách hàng đã đăng nhập hệ thống muốn sửa đổi thông tin của mình. - Khách hàng sau khi đăng kí có thể lựa chọn sửa đổi thông tin chi tiết. - Chuyển đến trang thông tin cá nhân. - Cập nhật thay đổi của khách hàng vào CSDL. Thông tin đầu ra - Thông báo nếu sửa đổi thành công và quay trở lại trang chủ. - Thông báo nếu không thành công hoặc khách hàng khai báo không hợp lệ để khách hàng sửa đổi. 3.3.2.5.Xem tin tức : Mô tả - Cung cấp các tin tức liên quan Kích hoạt - Khi khách hàng chọn menu tin tức Quá trình xử lý - Truy cập cơ sở dữ liệu lấy tin tức Thông tin đầu ra - Hiển thị danh sách tin tức dạng tóm tắt. - Các bài viết về thủ thuật CNTT,hay tin tức thời sự hot trong cùng lĩnh vực. 3.3.2.6.Xem công nghệ : Mô tả - Cung cấp các tin công nghệ liên quan Kích hoạt - Khi khách hàng chọn menu công nghệ Quá trình xử lý - Truy cập cơ sở dữ liệu lấy tin công nghệ Thông tin đầu ra - Hiển thị danh sách tin công nghệ dạng tóm tắt. - Các bài viết về thiết bị giải trí CNTT,hay các sản phẩm hot trong cùng lĩnh vực. 3.3.2.7.Tìm kiếm : Mô tả - Giúp người dùng nhanh chóng tìm kiếm sản phẩm muốn xem Kích hoạt - Khách hàng chọn menu tìm kiếm Quá trình xử lý - Yêu cầu khách hàng nhập vào các thông tin: + Tên sản phẩm + Giá - Tìm kiếm trong CSDL theo khóa. - Từ cơ sở dữ liệu lấy ra các sản phẩm tìm được. - Kiểm tra dữ liệu nhập, so sánh sản phẩm với các nhóm hàng, hãng sản xuất hoặc với mức giá khi nhập vào form. Thông tin đầu ra - Hiển thị các sản phẩm tìm thấy lên website , nếu không tìm thấy xuất ra thông báo không tìm thấy. 3.3.2.8. Giỏ hàng : Mô tả - Cung cấp một giỏ hàng ảo cho khách hàng Kích hoạt - Khi khách hàng mua hàng và xem giỏ hàng Quá trình xử lý - Sau khi chọn hàng, các thông tin về sản phẩm sẽ được cho vào giỏ hàng. - Khi khách hàng muốn xem giỏ hàng thì ấn chi tiết ở giỏ hàng sẽ hiện danh sách chi tiết về sản phẩm. Thông tin đầu ra - Đưa ra danh sách sản phẩm khách hàng đã mua. - Số lượng khách hàng đặt mua sản phẩm. - Tổng số tiền của giỏ hàng. 3.3.2.9.Báo giá: Mô tả - Cung cấp danh sách tên sản phẩm, giá của các link kiện bán trong cửa hàng Kích hoạt - Khi khách hàng ấn vào menu báo giá. Quá trình xử lý - Khi khách hàng muốn xem báo giá thì chi tiết link download các bản báo giá sẽ hiện ra. Thông tin đầu ra - Đưa ra danh sách các bản báo giá. 3.3.2.10.Liên hệ phản hồi : Mô tả - Khách hàng có thể gửi ý kiến đóng góp cho công ty Kích hoạt - Người dùng chọn menu đóng góp ý kiến Quá trình xử lý - Khách hàng cần nhập Email để gửi - Hệ thống đưa ra một form cho khách hàng nhập nội dung - Lưu lại trong CSDL Thông tin đầu ra - Thông báo cho khách hàng đã gửi thành công hay không. Chương IV: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU 4.1.1.MÔ HÌNH E-R 4.1.2. Xác định các thực thể và thuộc tính Advertise(Advertise,name,images,with,link,target,position,order,status). Trong đó Advertise là thuộc tính khóa Company(Name,Address,PhoneNumber,Fax). Trong đó Name là th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74279385-Baocao-Web.doc