MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.3
CHƯƠNG I. Ô NHIỄM PAH VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬLÝ.4
1.1. Khái niệm PAH. . 4
1.2. Nguồn phát thải PAH vào không khí . 8
1.3. Nồng độcủa PAH trong không khí.10
1.4. Dạng tồn tại của PAH trong không khí.11
1.5. Tác hại của PAH. .12
1.6. Một sốPAH được chọn đểnghiên cứu .14
1.6.1. Naphtalen .14
1.6.2. Antraxen.15
1.7. Phương pháp xửlý PAH trong khí thải.15
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. Lý thuyết chung vềxúc tác .17
2.1.1. Khái niệm .17
2.1.2. Xúc tác dịthể.17
2.1.2.1. Thành phần chất xúc tác dịthể.17
2.1.2.2. Lựa chọn hệxúc tác dịthể.18
2.1.2.3. Tính chất của xúc tác dịthể.19
2.1.2.4. Cơchếcủa phản ứng xúc tác dịthể.22
2.1.2.5. Động học phản ứng xúc tác dịthể.25
2.1.2.6. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt BET.28
2.1.3. Phương pháp điều chếxúc tác . .29
2.2. Phương pháp phân tích.32
2.2.1. Phương pháp xác định hoạt độhấp phụvà bềmặt riêng của xúc tác.32
2.2.2. Sắc ký khí.35
2.2.3. Sắc kí lỏng hiệu năng cao. .36
2.2.4. Nhiễu xạRơng en. .37
2.2.5. Kính hiển vị điện tửquét . .38
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM.39
3.1. Thiết bịvà hóa chất sửdụng .39
3.2. Điều chếchất xúc tác. .40
3.2.1. Điều chếxúc tác CuO .40
3.2.2. Điều chếxúc tác CuO-CeO2. .41
3.2.3. Điều chếxúc tác CuO-CeO2/γ-Al2O3.43
3.2.4. Điều chếxúc tác CuO-CeO2-Cr2O3/γ-Al2O.44
3.3. Xác định một số đặc trưng quan trọng của xúc tác .44
3.4. Tính hiệu suất xửlý.44
3.4.1. Hệthống thực nghiệm khảo sát hoạt độxúc tác .45
3.4.2. Dựng đường chuẩn.46
3.4.3. Tính hiệu suất xửlý.47
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN.50
4.1. Kết quả điều chếxúc tác. .50
4.2. Kết quảxác định một số đặc trưng quan trọng của xúc tác .50
4.2.1. Diện tích bềmặt riêng của các chất xúc tác nghiên cứu.51
4.2.2. Phân tích nhiễu xạRơnghen và kính hiển vi điện tửquét. .51
4.3. Kết quảkhảo sát hiệu suất xửlý PAH được chọn trên các hệxúc tác.55
4.3.1. Ảnh hưởng của phương pháp điều chếxúc tác.55
4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độxửlý xúc tác .56
4.3.3. Ảnh hưởng của chất mang .57
4.3.4. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí thổi qua ống xúc tác. .57
4.3.5. Ảnh hưởng của môi trường phản ứng.58
4.3.6. Ảnh hưởng của cấu trúc hình học của chất cần xửlý.59
KẾT LUẬN.61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.62
PHỤLỤC.64
70 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2201 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o
với tốc độ phản ứng trên bề mặt xúc tác. Như vậy tốc độ chung của phản ứng phụ thuộc
vào tốc độ phản ứng bề mặt. để làm tăng tốc độ chung cần:
+ Làm tăng tốc phản ứng bằng cách tăng thời gian tiếp xúc giữa chất phản ứng với
xúc tác. Để tăng thời gian tiếp xúc có thể tăng chiều cao lớp xúc tác hoặc giảm vận
tốc dòng khí phản ứng.
+ Tìm nhiệt độ tối ưu của phản ứng.
+ Tìm loại xúc tác có hoạt tính cao.
Phản ứng ở vùng quá độ
Tại vùng này, vận tốc khuếch tán và vận tốc động học là tương đương nhau.
Tốc độ phản ứng xúc tác dị thể
Tốc độ phản ứng hóa học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: nồng độ chất tham gia phản
ứng, nhiệt độ, áp suất, lượng xúc tác, tốc độ thể tích của các chất tham gia phản ứng.
Phương trình tốt độ phản ứng xác định mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng với nồng độ
chất phản ứng trong điều kiện các thông số khác không đổi và ở điều kiện tối ưu.
Phương trình động học dưới đây được xây dựng trên mô hình của Langmuir –
Hinshelwood với các giả thiết sau:
+ Giả thiết phản ứng bề mặt quyết định tốc độ phản ứng, có nghĩa là quá trình hấp
phụ xảy ra rất nhanh và thực tế đạt được trạng thái cân bằng.
+ Đồng nhất năng lượng trên bề mặt xúc tác.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
26
+ Có thể sử dụng định luật tác dụng cho các phân tử bị hấp phụ trên bề mặt hạt xúc
tác.
Xét phản ứng: A +B ↔ C
Cơ chế phản ứng với giả thiết cả hai cấu tử bị hấp phụ.
A + L ↔ A1 (hấp phụ)
B + L ↔ B1 (hấp phụ)
A1+ B1 ↔ C1 + L (phản ứng bề mặt)
C1 ↔ C + L (nhả hấp phụ)
Trong đó: L là tâm hoạt hóa.
A1, B1, C1 là các chất ở trạng thái bị hấp phụ hay trạng thái hoạt hóa.
Với giả thiết bước (1), (2), (4) đều đạt trạng thái cân bằng. Bảng 2.3 trình bày phương
trình tốc độ của các bước.
Bảng 2.3. Phương trình tốc độ phản ứng
Bước Tốc độ phản ứng thuận Tốc độ phản ứng nghịch
Bước (1) r1 = k1.PA.CL r1’ = k1’.CA
Bước (2) r2 = k2.PB.CL r2’ = k2’.CB
Bước (3) r3 = k3.CA.CB r3’ = k3’.CC.CL
Bước (4) r4 = k4.CC r4’ = k4’.PC.CL
Trong đó
¾ PA, PB, PC là áp suất riêng phần của các cấu tử A, B, C.
¾ CA, CB, CC là nồng độ bề mặt của các cấu tử bị hấp phụ tính trên bề mặt của tất
cả tâm hoạt hóa, tương ứng với θA, θB, θC trong đó θi là hiệu suất tâm hoạt hóa
của chất i. Nó chính là tỉ số giữa số tâm hoạt hóa đã hấp phụ phân tử khí i (đã
bị bao phủ bởi phân tử khí i) và tổng số tâm hoạt hóa có trong một đơn vị xúc
tác.
¾ CL là nồng độ tâm hoạt hóa tự do tính trên nồng độ của tất cả các tâm hoạt hóa
(tương ứng với 1-∑ iθ ).
¾ k1, k2, k3, k4 là hằng số tốc độ quá trình thuận.
¾ k1’, k2’, k3’, k4’ là hằng số tốc độ quá trình nghịch.
Theo thuyết hấp phụ hóa học đẳng nhiệt Langmuir thì tổng số tâm hoạt hóa không thay
đổi theo thời gian, như vậy ta có: CA + CB + CC + CL = 1 (5).
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
27
Do phản ứng bề mặt là bước quyết định quá trình phản ứng, có nghĩa là bước (3) quyết
định tốc độ quá trình chung. Khi đó tốc độ quá trình được tính như sau:
r = r3 – r3’ = k3.CA.CB - k3’.CC.CL (6)
các bước (1)(2)(4) ở trạng thái cân bằng nên ta có:
r1 = r1’; r2 = r2’ ; r4 = r4’ (7)
Định nghĩa hằng số cân bằng hấp phụ của các cấu tử:
KA = k1/k1’ ; KB = k2/k2’; KC = k4/k4’
Khi đó từ hệ (7) ta có thể tính nồng độ bề mặt chưa biết qua các phương trình sau:
CA = KA.PA.CL
CB = KB.PB.CL
CC = KC.PC.CL
Thay các giá trị trên vào phương trình (5) ta được:
CL + KA.PA.CL + KB.PB.CL + KC.PC.CL =1
Như vậy nồng độ bề mặt của các tâm hoạt hóa tự do được tính như sau:
CL =1/( 1 + KA.PA + KB.PB + KC.PC)
Thay các giá trị CA, CB, CB vào phương trình (6) ta được phương trình tốc độ phản ứng:
r = k3.CA.CB - k3’.CC.CL = k3. KA.PA.CL . KB.PB.CL - k3’ . KC.PC.CL. CL
= (k3. KA.PA. KB.PB - k3’ . KC.PC)CL2
⇒ r = (k3. KA.PA. KB.PB - k3’ . KC.PC) / (1 + KA.PA + KB.PB + KC.PC)2 (8)
Phương trình (8) mô tả trường hợp đơn giản khi phản ứng bề mặt quyết định tốc độ quá
trình. Về nguyên lý có thể xây dựng phương trình tốc độ cho một quá trình xúc tác dị thể
bất kì, trong đó phải xác định bước nào là bước quyết định tốc độ quá trình, và cơ chế
của từng bước đó (cấp khối ngoài, khuếch tán mao quản…) và kết nối để có mô hình tốc
độ chung của quá trình.
Miêu tả dưới dạng tổng quát phương trình tốc độ theo mô hình của Langmuir –
Hinshelwood :
r = (thành phần động học × động lực)/ (thành phần hấp phụ)α
Trong đó:
¾ k là hằng số đặc trưng cho thành phần động học.
¾ PA, PB, PC là áp suất riêng phần của các cấu tử đặc trưng cho động lực quá trình
¾ (1 + KA.PA + KB.PB + KC.PC) là thành phần hấp phụ với α là số cấu tử bị hấp phụ
trong hệ [12].
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
28
2.1.2.6. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt BET
Giả thuyết đầu tiên cho quá trình hấp phụ đơn phân tử được đưa ra bởi
Langmuir. Theo ông trên bề mặt chất hấp phụ có những trung tâm hấp phụ gọi là
những điểm cơ bản. Các điểm cơ bản này có khả năng hấp phụ chỉ một phân tử, chất bị
hấp phụ hình thành một lớp đơn phân tử, số điểm cơ bản càng nhiều thì hoạt độ của
chất hấp phụ càng cao . Lý thuyết Langmuir rất phù hợp cho hấp phụ hóa học, nhưng
khi hấp phụ vật lý thì không phù hợp bởi vì quá trình hấp phụ xảy ra trên một số lớp.
Ðể giải quyết vấn đề này Brunauer - Emmett - Teller (BET) đã phát triển thêm, khi
cho rằng trong các lớp cao hơn có thể giải thích bằng phương pháp tương tự
như ngưng tụ hơi và đưa ra học thuyết dựa trên các giả thuyết sau:
+ Hấp phụ xảy ra theo nhiều lớp. lớp đầu tiên được coi là lớp hấp phụ vật lý, các lớp
tiếp theo là các lớp ngưng tụ. như vậy phân tử của chất bị hấp phụ và chất hấp phụ
chỉ tương tác với nhau ở lớp thứ nhất, còn ở những lớp sau được hình thành nhờ
lực phân tử của các chất bị hấp phụ với nhau.
+ Hằng số cân bằng hấp phụ và hằng số cân bằng ngưng tụ xấp xỉ bằng nhau.
Phương trình BET có dạng [13]:
ommo
o
P
P
Ca
C
CaPPa
PP
.
)1(
.
1
)1.(
−+=−
Trong đó :
a - Ðộ hấp phụ ở áp suất cân bằng P của hơi
am- Ðộ hấp phụ cực đại
P - áp suất chất bị hấp phụ ở pha khí
Po - áp suất hơi bão hòa của chất bị hấp phụ ở trạng thái lỏng tinh khiết ở
cùng nhiệt độ. C = K1.Po (K1 là hằng số cân bằng hơi – lỏng)
Phương trình BET còn có thể được viết dưới dạng [13]:
ommo
o
P
P
CV
C
CVPPV
PP
.
)1(
.
1
)1.(
−+=−
Trong đó:
V là thể tích chất bị hấp phụ ở các áp suất khác nhau (cm3.g-1)
Vm là thể tích chất bị hấp phụ ứng với lớp hấp phụ đơn phân tử đặc khít trên bề
mặt rắn (cm3.g-1).
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
29
Phương trình trên được ứng dụng để xác định diện tích bề mặt của chất xúc tác:
Nếu dựng đồ thị P/V(Po-P) phụ thuộc P/Po thì đường biểu diễn là đường thẳng có độ
dốc s = (C-1)VmC và cắt trục tung tại i =1/(VmC).
Biết được s và i sẽ suy ra: Vm = 1/(s +i) và C = s/i +1.
Do Vm là thể tích hấp phụ cực đại, ứng với sự che phủ một lớp đơn phân tử trên toàn
bộ bề mặt của 1 gam chất hấp phụ ở nhiệt độ 0oC và 1amt, ta tính được diện tích bề
mặt riêng S (m2/g) theo công thức:
S = Vm/22,4. N. Am. 10-20 (m2/g) [11]
Trong đó:
N là số Avogadro
Am là diện tích cắt ngang trung bình của phân tử chất bị hấp phụ tính bằng Å2.
Nếu đại lượng hấp phụ cực đại tính theo g/g thì ta dùng công thức:
S = xm/M. N. Am. 10-20 (m2/g) [11]
Trong đó: xm là độ hấp phụ cực đại (g/g)
M là khối lượng phân tử của chất bị hấp phụ
Tiết diện phân tử Am trong hai biểu thức trên có thể tính theo công thức:
Am= f. [M/(ρ.N)]2/3 . 10-16 (Å2) [11]
Trong dó M – khối luợng phân tử, N – số Avogadro, ρ – khối luợng riêng của chất bị
hấp phụ ở trạng thái lỏng tại nhiệt độ hấp phụ (g/cm3). f là thừa số vây quanh. Nếu có
12 phân tử vây quanh thì có f = 1,091.
Hình 2.5. Đồ thị đường thẳng BET
2.1.3. Phương pháp điều chế xúc tác [33].
Những tính chất quan trọng của chất xúc tác như hoạt độ xúc tác, độ chọn lọc, và độ
bền của xúc tác quyết định việc lựa chọn xúc tác. Các đặc tính này phụ thuộc vào thành
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
30
phần và phương pháp điều chế xúc tác. Các phương pháp để điều chế xúc tác rất đa
dạng, sau đây là các phương điều chế xúc tác oxit kim loại và xúc tác oxit kim loại trên
chất mang.
Xúc tác một oxit
Phương pháp phổ biến nhất để điều chế xúc tác gồm 1 oxit kim loại là phương pháp
kết tủa.
Tiến hành: từ muối ban đầu cho kết tủa bằng bazơ để thu được hydroxyt rắn.
Hydroxit rắn thu được được sấy, sau đó tiến hành nung tạo thành oxyt.Trong các công
đoạn điều chế, nung là công đoạn quan trọng nhất. Thông thường, người ta nung xúc
tác ở nhiệt độ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ phản ứng xúc tác trong các lò nung trực tiếp.
Phương pháp kết tủa cho phép thay đổi cấu trúc xốp, bề mặt của xúc tác và chất mang
trong một khoảng rộng. Nhược điểm cơ bản của nó là chi phí hóa chất rất cao, nước
thải sinh ra trong quá trình sản xuất là rất lớn
Chú ý:
+ Quá trình kết tủa phải được diễn ra từ từ, nếu tốc độ kết tủa nhanh sẽ mang theo
những ion lạ vào mạng lưới tinh thể của oxyt. Những ion lạ đó có thể giúp tăng
cường hoạt tính xúc tác hoặc làm cản trở phản ứng tiến hành.
+ Sỡ dĩ phải có quá trình làm khô, sấy rồi mới nung vì sau khi thu được kết tủa, nếu
đem đi nung đột ngột nước trong mao quản sẽ thoát ra rất nhanh làm vỡ mao quản,
phá hủy mạng lưới.
Xúc tác là hỗn hợp các ôxit
Hiện nay đa số các xúc tác là hỗn hợp của nhiều oxit. Xúc tác này có thể được điều chế
bằng các phương pháp như: phương pháp đồng kết tủa, phương phát lắng đọng - kết
tủa, hoặc phương pháp cơ học.
¾ Phương pháp đồng kết tủa:
Tiến hành: từ dung d ịch hỗn hợp 2 muối ban đầu, cho kết tủa bằng bazơ để thu
được hỗn hợp 2 hydroxyt rắn. Hỗn hợp này được lọc rửa và đem sấy sau đó tiến hành
nung để thu được hỗn hợp 2 oxit.
¾ Phương pháp lắng đọng – kết tủa.
Trong phương pháp này, các hydroxyt không được tạo ra đồng thời mà sẽ tiến hành kết
tủa một hydroxyt trước. Sau đó, hydroxyt này được lọc, rửa và cho phân tán vào trong
dung dịch muối còn lại. Tiếp đó bổ sung dung dịch bazơ để kết tủa hydroxyt còn lại.
hỗn hợp hydroxyt thu được được lọc rửa, sấy và nung ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
31
ôxit.
¾ Phương pháp trộn cơ học:
Theo phương pháp này, giai đoạn đầu tiên là trộn các cấu tử riêng biệt với nhau. Trong
quá trình điều chế có thể hình thành dung dịch rắn, hỗn hợp hoá học hoặc hệ đa pha.
Hiện tại, có hai phương pháp trộn : trộn khô và trộn ướt. Phương pháp trộn ướt: trộn
huyền phù của một chất với dung dịch huyền phù của các chất khác, tiếp đó là kết tủa
và tách kết tủa ra khỏi dung dịch bằng máy ép, sấy khô và tạo hình. Bằng cách trộn này
cho phép thu được một khối đồng nhất, có thể tạo hạt rắn chắc theo kích thước mong
muốn.
Phương pháp trộn khô: tiến hành trộn các ôxit kim loại đã được điều chế trong cối sứ
theo đúng tỷ lượng. Sau đó hỗn hợp rắn thu được được đưa đi nung.
Xúc tác có chất mang
Các chất mang thường dùng là: than hoạt tính, silicagel, oxyt nhôm, zeolit... Xúc tác
nhóm này được điều chế bằng cách mang các thành phần hoạt động lên chất mang xốp.
¾ Phương pháp tẩm:
Thông thường chất mang được tẩm dung dịch chứa các hợp chất của pha hoạt động,
hợp chất này dễ dàng được chuyển thành các nguyên tố hoạt động trong quá trình xử
lý. Quá trình tẩm có thể được tiến hành theo chu kỳ hoặc liên tục. Tẩm liên tục thường
cho phép thu được xúc tác có thành phần đồng nhất hơn. Có thể tẩm một lần hoặc
nhiều lần, phương pháp tẩm nhiều lần được sử dụng nếu sau một lần tẩm không thể
mang đủ lượng của cấu tử chất hoạt động cần thiết. Sau mỗi lần tẩm xúc tác thường
được xử lý nhiệt thành dạng không hòa tan sau đó mới tiếp tục tẩm. Sau khi tẩm xong
lượng chất cần thiết, tiến hành nung hỗn hợp.
Ngoài phương pháp tẩm, còn có thể dùng phương pháp ngấm (ngấm dưới áp suất
thường và ngấm dưới áp suất chân không) hay phương pháp đồng kết tủa…
¾ Ngấm dưới áp suất thường:
Ở phương pháp này cho chất mang ngâm vào dung dịch muối xúc tác hoặc dung
dịch xúc tác ở áp suất thường. Sau đó đem sấy khô để nước bốc hơi, còn xúc tác bám
vào chất mang.
Phương pháp này mặc dù đơn giản nhưng xúc tác có bề mặt riêng bé, thời gian làm
việc ngắn. Đó là do trong các mao quản còn có không khí, xúc tác không thể đi vào
bên trong được mà chỉ phủ một lớp bề mặt bên ngoài, nên bề mặt của chất mang
giảm đi một cách đột ngột.
Muốn tăng bề mặt và độ bền cơ học của xúc tác với chất mang thì dùng phương
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
32
pháp ngấm dưới áp suất chân không.
¾ Ngấm dưới áp suất chân không:
Ở phương pháp này cần tiến hành hút chân không nhằm đuổi không khí trong các mao
quản lớn bé của chất mang. Sau đó mới cho dung dịch xúc tác vào chất mang và giữ
nguyên áp suất chân không. sau đó đưa áp suất hệ bằng áp suất ngoài trời để đẩy các
cấu tử xúc tác vào chất mang. Để như vậy trong một ngày, gạn dung dịch xúc tác còn
lại ra và đưa đi sấy khô. Để tránh sự phân huỷ nhiệt và để có độ bền cơ học thì phải sấy
từ từ và nhiệt độ không quá 120oC.
Với cách chuẩn bị này, xúc tác sẽ ngấm đều, bề mặt xúc tác bằng bề mặt chất mang.
Do đó hoạt tính và thời gian làm việc của xúc tác tăng.
¾ Phương pháp đồng kết tủa
Chọn chất mang là chất dễ kết tủa. Chọn tác nhân kết tủa sao cho hydroxyt của chất
mang kết tủa trước, làm nhân để xúc tác kết tủa theo. Sau đó đem sấy khô.
2.2. Phương pháp phân tích
2.2.1. Phương pháp xác định hoạt độ hấp phụ và bề mặt riêng của xúc tác [16].
Khả năng hấp thụ vật lý của vật liệu thường được xác định thông qua khả năng hấp
phụ hơi benzen và hơi nước theo phương pháp Rubinsteiu trên hệ thống cân hấp
phụ động Mark - Bell với lò xo thạch anh. Sơ đồ thiết bị đo được trình bày trên hình
2.6.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
33
Hình 2.6. Sơ đồ cân hấp phụ động Mark-Bell
Độ hấp thụ của vật liệu ở các giá trị áp suất hơi tương đối P/PS được xác định
thông qua độ co giản của lò xo thạch anh treo mẫu chất hấp phụ. Thiết bị quang
học (10) đo độ giãn lò xo có độ chính xác 0,01mm. Độ hấp phụ được tính theo công
thức :
Trong đó Δl1 - Độ giản của lò xo do lượng mẫu đưa vào
Δl2 - Độ giản của lò xo do lượng chất hấp phụ khi cân bằng
M- Trọng lượng phân tử chất bị hấp phụ
Từ các số liệu thu được, xây dựng đường đẳng nhiệt hấp phụ và giải hấp phụ của
chất hấp phụ theo quan hệ a = f (P/PS) đồ thị có dạng trên hình 2.7.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
34
Hình 2.7. Đường hấp phụ và giải hấp phụ đẳng nhiệt benzen
Từ độ hấp phụ thu được có thể tính ra diện tích bề mặt riêng của chất xúc tác theo
phương trình BET đã trình bày ở phần 2.1.2.5.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
35
2.2.2. Sắc ký khí [15].
Ngày nay sắc ký khí (Gas Chromatography – GC) đã trở thành một trong những
phương pháp quan trọng để phân tích lượng vết các chất hữu cơ dễ bay hơi và khá bền
nhiệt như ankan, PAHs, PCBs, dioxin…
Sắc kí là phương pháp dùng để tách những hỗn hợp phức tạp thành những chất riêng lẻ
dựa vào sự khác nhau về tính chất hóa lý của các chất. Trong sắc ký khí, chất cần phân
tách được tách do sự tương tác khác nhau của nó với pha tĩnh và pha động. Khi vật liệu
tách có thể ở dạng bột thô, được tẩm một pha lỏng và nhồi vào cột mà dòng khí mang
có thể len lỏi đi qua thì được gọi là sắc ký cột nhồi. Nếu chất hấp phụ, pha lỏng hoặc
cả hai được phủ lên thành cột mao quản ống hẹp thì cột thu được là cột mao quản.
Trong một thiết bị sắc ký khí, cột tách và detector là những thiết bị quan trọng nhất.
Hình 2.8 trình bày sơ đồ đơn giản của một thiết bị sắc ký khí.
Hình 2.8. Sơ đồ đơn giản của một thiết bị sắc ký
Nhờ có khí mang chứa trong bom khí, mẫu được dẫn vào cột tách nằm trong buồng
điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra tại đây. Sau thời gian rời khỏi cột tách tại các thời
điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào detector, tại đó chúng được chuyển hóa
thành tín hiệu điện. Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển sang bộ ghi, tích phân kế
hoặc máy vi tính. Trên sắc đồ nhận được sẽ có các tín hiệu ứng với các cấu tử được
tách gọi là pic. Thời gian lưu của pic là đại luợng đặc trưng (định tính) cho chất cần
tách. Còn diện tích và chiều cao của pic sẽ là thước đo định lượng cho từng chất cần
nghiên cứu.
Thời gian lưu.
Các chất trong hỗn hợp mẫu phân tích, khi được nạp vào cột sắc ký chúng sẽ bị lưu
giữ ở trong cột tách. Thời gian lưu là khoảng thời gian được tính từ lúc nạp mẫu vào
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
36
cột tách sắc ký cho đến lúc chất tan được rửa giải ra khỏi cột ở điểm có nồng độ cực
đại .
Như vậy nếu gọi tRi là thời gian lưu tổng cộng của chất tan i thì chúng ta luôn có:
tRi = ( t0+t'Ri )
Trong đó:
t0 là thời gian chết (thời gian lưu của một cấu tử trơ như không khí, metan…đối
với pha tĩnh)
tRi là thời gian lưu giữ thực của chất i ở trong cột sắc ký.
Giá trị t’Ri của một chất tan trong quá trình sắc ký là phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ
như :
- Bản chất sắc ký của pha tĩnh, kích thước, độ xốp, cấu trúc xốp, .. .
- Bản chất thành phần, tốc độ của pha động,. . .
- Cấu tạo và bản chất của phân tử chất phân tích, các nhóm thế.
- Nhiệt độ, tốc độ khí mang, áp suất đầu cột…
Trong một số trường hợp nó còn phụ thuộc cả vào độ linh động của pha động,
nồng độ chất phân tích, nếu các yếu tố này có ảnh hưởng đến các cân bằng động trong
quá trình sắc ký. Giá trị thời gian lưu t'Ri có ý nghĩa rất lớn trong thực tế của kỹ thuật
sắc ký [15].
2.2.3. Sắc kí lỏng hiệu năng cao.
Phương pháp sắc kí khí có hạn chế ứng dụng đối với các hợp chất khó bay hơi hoặc
không bền nhiệt. Để tách các hợp chất này cần sử dụng phương pháp sắc kí lỏng
(HPLC - high-performance liquid chromatography) [14]. HPLC thường được ứng
dụng để phân tích lượng vết các chất hữu cơ như PAHs, PCBs, dioxin… [7].
Tương tự như sắc kí khí, trong sắc kí lỏng chất cần phân tích được pha động đưa vào
để phân tách ở cột sắc kí sau đó được xác định nhờ vào các detector. Sự phân tách này
là kết quả của sự tương tác khác nhau giữa nguyên tử của cần phân tích với hai pha
động và tĩnh. Thời gian lưu của chất cần phân tích cũng được tính là khoảng thời gian
từ lúc nạp mẫu vào cột tách sắc ký cho đến lúc chất này được rửa giải ra khỏi cột ở
điểm có nồng độ cực đại .
Trong phương pháp sắc kí lỏng, pha động là chất lỏng (nước đã loại ion, metanol,
acetonitril…). Phương pháp này có thể sử dụng các detector như FLD (detector huỳnh
quang), UV-vis (detector tử ngoại khả kiến). Các loại cột HPLC làm bằng thép hay
thuỷ tinh có vỏ thép bên ngoài để chịu áp suất cao
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
37
2.2.4. Nhiễu xạ Rơnghen [17].
Phương pháp nhiễu xạ Rơngen (X-ray Diffraction) là phương pháp phân tích vật lý
hiện đại được ứng dụng rất phổ biến để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của các vật liệu.
Khi chiếu tia X vào nguyên tử thì các điện tử sẽ dao động quanh vị trí trung bình của
chúng. Khi điện tử bị hãm (mất năng lượng) nó sẽ phát xạ tia X. Quá trình hấp thụ và
tái phát bức xạ điện từ này được gọi là tán xạ. Nhiễu xạ là sự giao thoa tăng cường của
nhiều hơn một sóng tán xạ. Khi chiếu tia X vào vật rắn tinh thể ta thấy xuất hiện các tia
nhiễu xạ với cường độ và hướng khác nhau. Các hướng này bị khống chế bởi bước
sóng của bức xạ tới và bản chất của mẫu tinh thể. Giả thiết rằng mỗi mặt phẳng nguyên
tử phản xạ sóng tới độc lập như phản xạ gương (Hình 2.9). Khi đó tia X xem như được
phản xạ (thực chất là chúng bị tán xạ). Giả sử có hai mặt phẳng nguyên tử song song.
Hai tia 1 và 2 đơn sắc, song song và cùng pha với bước sóng λ chiếu vào hai mặt phẳng
này dưới một góc θ. Hai tia bị tán xạ bởi 2 nguyên tử trên hai mặt phẳng nguyên tử và
cho hai tia phản xạ là 1’và 2’ cũng dưới một góc θ so với các mặt phẳng này. Sự giao
thoa của tia X xảy ra nếu hiệu quãng đường 11’ và 22’ (là 2dhkl.sinθ) bằng số nguyên
lần bước sóng.
Như vậy điều kiện nhiễu xạ là: 2.dhkl.sinθ = n.λ
Trong đó:
dhkl: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song
θ: Góc giữa chùm tia X tới mặt phẳng phản xạ
n = 1, 2, 3… được gọi là bậc của phản xạ.
Ðây là hệ thức Vulf – Bragg, là phương trình cơ bản cho nghiên cứu câu tạo mạng tinh
thể. Căn cứ vào các cực đại nhiễu xạ trên giản đồ XRD tìm được 2θ. Từ dó suy ra dhkl
theo hệ thức Vulf – Bragg. So sánh giá trị dhkl với giá trị dhkl chuẩn sẽ xác định được
thành phần cấu trúc mạng tinh thể của chất phân tích. Vì vậy phương pháp này
thường được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật chất. Ngoài việc xác
định định tính, nhiễu xạ tia X cũng có khả năng định lượng, dựa vào việc so sánh vạch
của chất chuẩn với chất nghiên cứu.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
38
Hình 2.9. Nguyên lý nhiễu xạ của bức xạ Rơnghen trên các mặt tinh thể
2.2.5. Kính hiển vị điện tử quét [17].
Kính hiểu vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope - SEM) là phương pháp phân
tích vật lý hữu ích trong nghiên cứu kích thước và hình dạng của bề mặt các hạt. Thông
tin đưa ra bởi những phương pháp này còn hỗ trợ cho các dữ liệu thu được từ các
đường đẳng nhiệt hấp phụ và phân tích XRD.
Nguyên tắc cơ bản của hiển vi điện tử quét là dùng chùm điện tử để tạo ảnh của mẫu
nghiên cứu. Ảnh đó khi đến màn huỳnh quang có thể đạt độ phóng đại theo yêu cầu.
Phương pháp này cho phép xác định hình dạng và kích thước tinh thể của sản phẩm
kết tinh cần nghiên cứu.
Chùm điện tử được tạo ra từ Catot (súng điện tử) qua 2 tụ quang sẽ được hội tụ lên
mẫu nghiên cứu. Chùm điện tử này được quét đều lên mẫu. Khi chùm điện tử đập vào
mẫu, trên bề mặt mẫu phát ra các điện tử phát xạ thứ cấp. Mỗi một điện tử phát xạ này
qua điện thế gia tốc vào phần thu và biến đổi sẽ biến thành một tín hiệu ánh sáng,
chúng được khuếch đại, đưa vào mạng lưới điều khiển tạo độ sáng trên màn ảnh. Ðộ
sáng tối trên màn ảnh tùy thuộc lượng điện tử phát ra và tới bộ thu, và phụ thuộc tình
trạng bề mặt mẫu nghiên cứu. Do có khả năng hội tụ chùm tia nên chùm điện tử có thể
đi sâu vào trong mẫu, cho phép nghiên cứu cả phần bên trong của vất chất.
Hiển vi diện tử quét thường được sử dụng dể nghiên cứu kích thước và hình dạng tinh
thể vật chất do nó có khả năng phóng đại ảnh và tạo ảnh mầu rất rõ nét và chi tiết.
Trước khi chụp ảnh SEM, nếu mẫu dẫn điện thì không cần gia công mẫu, còn mẫu
cách điện thì cần được rửa sạch bằng etanol, phân tán mẫu, sấy khô và phủ một lớp vật
liệu dẫn điện cực mỏng lên bề mặt như cacbon, vàng.., để tránh tích điện trên bề mặt
mẫu.
Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại –Nguyễn Thị Thủy – CNMTK48
Viện khoa học và công nghệ môi trường (INEST) ĐHBK - Tel: (84.4) 8681686 – Fax: (84.4) 8693551
39
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM
Phần thực nghiệm đã tiến hành điều chế các xúc tác, xác định một số đặc trưng quan
trọng của xúc tác, khảo sát hiệu suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xử lý PAH trong khí thải bằng phương pháp ôxi hóa trên hệ xúc tác ôxit kim loại.pdf