Doanh nghiệp xã hội là mô hình mới và bền vững, hướng tiếp cận đổi mới
trong việc phát triền Nghề công tác xã hội ở Việt Nam
Các hoạt động kinh doanh có một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xã hội tự chủ
về tài chính và giảm phụ thuộc vào các đối tác, nhà tài trợ. Đây là điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp xã hội tiếp tục thực hiện sứ mệnh xã hội của mình, đa dạng hóa các hoạt động
xã hội và mở rộng số lượng đối tượng được hưởng lợi. Nó cho thấy tính ổn định, bền vững và
lâu dài của các doanh nghiệp xã hội.
TeaTalk là một trong những doanh nghiệp xã hội điển hình, hướng tiếp cận đổi mới
trong việc phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam. Tea Talk còn được biết đến là một
trung tâm tham vấn công tác xã hội thông qua xây dựng một không gian cafe thoải mái với
chất lượng dịch vụ sản phẩm tốt dành cho giới trẻ và tích hợp các hoạt động phù hợp với nhu
cầu của thanh niên. Ngoài ra, TeaTalk góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, tăng
cường khả năng ứng phó, thích ứng và giải quyết vấn đề trong cuộc sống của thanh niên Việt
Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ, hoạt động mang tính chất xã hội. Đây còn là môi
trường lý tưởng để các sinh viên, thực tập sinh, những cá nhân, nhóm tình nguyện viên, những
người hoạt động xã hội tích cực có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện, tổ chức,
đánh giá, lan tỏa.những chương trình/hoạt động xã hội mang lợi ích cho cộng đồng tại Việt
Nam.
"Tôi chia sẻ với nhân viên, tình nguyện viên rằng: Đây thực sự là một cơ hội lớn để
các bạn giao tiếp với các khách hàng khác nhau qua vai trò là một người phục vụ bàn. Các
bạn có thể học được rất nhiều kỹ năng như kỹ năng tạo lập mối quan hệ và kỹ năng quan sát.
Các bạn có thể biết nhu cầu và tâm lý của khách hàng để phục vụ họ tốt hơn. Nếu các bạn
làm được như vậy, khách hàng sẽ đến với quán cafe của chúng ta nhiều hơn, đặt niềm tin và
chia sẻ vấn đề của ho đang gặp phải với chúng ta. Từng bước một, họ sẽ nhận thức sâu sắc
hơn về vai trò của nhân viên xã hội và Nghề công tác xã hội".
6 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp xã hội: Quan điểm và cách tiếp cận mới trong nghề công tác xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 330
DOANH NGHIỆP XÃ HỘI: QUAN ĐIỂM VÀ CÁCH TIẾP CẬN
MỚI TRONG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
TS. Phạm Tiến Nam
Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long
Email: phamtiennam1987@gmail.com
Abstract: This article showed the author's perspective and approach on social
enterprise in social work profession in Vietnam, based on the author's dissertation entitled
"Non-State Partners in Social Development in Vietnam: Organization, Issues and Processes".
Based on scientific reasoning and empirical studies of three social enterprises (Hoa Sua,
KOTO, TeaTalk), the author demonstrated that social enterprises are professional models of
social work practice in Vietnam. For instance: social enterprises prioritize social mission and
as a result, make an impact on society; the approaches of social enterprises are based on the
fundamental principles of social work, it is a matter of human rights and social justice; social
enterprises are new models and sustainability, innovative approaches in the development of
social work profession in Vietnam; social enterprises's staff are social workers or para-
professional social workers.
Keywords: Social work; Social enterprise; Vietnam.
Chính sách kinh tế "Đổi mới" năm 1986 đã giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao. Tốc độ tăng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt 7,5%. Năm 2000 so với
năm 1990, GDP tăng gấp 2 lần. Trong 5 năm (2001-2005), GDP tăng bình quân 7,51%
(ĐCSVN - Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận, 2006). Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng kinh tế
cao Việt Nam đang chứng kiến sự gia tăng của các vấn đề xã hội và đặt ra những thách thức
lớn tới phát triển xã hội và chương trình xây dựng quốc gia. Đó là: khoảng cách lớn giữa
người giàu và người nghèo, giữa thành thị và nông thôn, và giữa các vùng lãnh thổ của đất
nước; số lượng gia tăng của nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, ví dụ những người cần
được sự trợ giúp đặc biệt, người già, người khuyết tật, người nhiễm và ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, người nghiện ma túy và mại dâm; và mối quan hệ lỏng lẻo trong gia đình
(Nguyễn Thị Oanh, 2002; Hugman et al, 2007). Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, cả nước có hơn 9 triệu người nghèo, 7,5 triệu người cao tuổi, 5,4 triệu người
khuyết tật, 1,6 triệu trẻ em sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như mồ côi, khuyết tật,
nạn nhân chất độc hóa học, nhiềm HIV/AIDS, hơn 180.000 người nhiễm HIV, gần 170.000
người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm... (Hiệp hội Dạy nghề và Nghề
Công tác xã hội Việt Nam, 2014).
Phát biểu tại Hội thảo Quốc tế "Nâng cao năng lực công tác xã hội tại Việt Nam" được
tổ chức tại Trường Đại học Thăng Long (18-19/1/2014), bà Vimla Nadkarni, Chủ tịch Hiệp
hội các trường đào tạo công tác xã hội thế giới (IASSW) cho rằng "Thế giới ngày nay mang
đầy những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội, sự thay đổi khí hậu, những mâu thuẫn trong
nội bộ và giữa các quốc gia ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của những người nghèo và
những người dễ bị tổn thương. Điều đó đòi hỏi rất lớn sự tham gia của những người làm công
tác xã hội". Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp thúc đẩy phát triển xã
hội và cố kết xã hội. Nó được vân hành dựa trên các lý thuyết chung và hệ thống tri thức bản
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 331
địa để trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và
dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội
góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, và đạt được phát triển bền
vững.
Công tác xã hội đóng một vai trò quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội. Ở ngành
công tác xã hội, người ta so sánh nhân viên xã hội như là bác sỹ xã hội nghĩa là chữa bệnh xã
hội liên quan đến con người, chăm sóc con người ở khía cạnh mối quan hệ xã hội. Công tác
xã hội dựa trên nền tảng cơ sở khoa học tâm lý, xã hội học và các khoa học khác để phát triển
lý thuyết và ứng dụng vào giải quyết vấn đề thân chủ ở nhiều lĩnh vực đa dạng như trong các
cơ sở/trung tâm chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng HIV/AIDS,
người nghiện... trong trường học, bệnh viện, tư pháp, gia đình và cộng đồng... Ở Việt Nam,
trong những năm gần đây công tác xã hội đã được biết vai trò của mình trong doanh nghiệp xã
hội; tuy nhiên còn ở mức hạn chế và chưa thật sự sâu sắc. Ngoài ra, chưa có nhiều nghiên
cứu, quan điểm và cách tiếp cận doanh nghiệp xã hội trong nghề công tác xã hội.
Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, trong bài báo khoa học này tác giả tập trung đưa ra
quan điểm và cách tiếp cận về doanh nghiệp xã hội trong nghề công tác xã hội ở Việt Nam
dựa trên luận án tiến sỹ của tác giả về "Các đối tác ngoài Nhà nước trong Phát triển xã hội ở
Việt Nam: Tổ chức, vấn đề và quá trình" được thực hiện từ năm 2010-2013.
Theo quan điểm của tác giả, doanh nghiệp xã hội chính là mô hình hoạt động chuyên
nghiệp công tác xã hội ở Việt Nam. Dựa trên lập luận khoa học và nghiên cứu thực tế ba
doanh nghiệp xã hội (Hoa Sữa, KOTO, TeaTalk), tác giả sẽ minh chứng quan điểm và cách
tiếp cận của mình.
1. Doanh nghiệp xã hội được lập ra vì mục tiêu xã hội và có những hiệu quả xã
hội tích cực
Doanh nghiệp truyền thống sử dụng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay tìm đến
các giải pháp xã hội như một công cụ nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ sỡ hữu của doanh
nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội sử dụng hình thức kinh doanh như một công cụ để
đạt được các mục tiêu xã hội của mình và lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh tiếp tục
được đầu tư trở lại cho sự phát triển của tổ chức, cộng đồng và mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp xã hội tạo ra giá trị xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống người dân,
đặc biệt nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương như phụ nữ nghèo, trẻ em, người khuyết
tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, dân tộc miền núi... Đây là nhóm đối tượng cần được ưu tiên,
trợ giúp và can thiệp trong nghề công tác xã hội.
Doanh nghiệp xã hội Hoa Sữa hay còn gọi là Trường Trung cấp Kinh tế và Du lịch
Hoa Sữa tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo của Nhà nước bằng cách quản lý một
hế thống cơ sở kinh doanh mang tính xã hội độc đáo nhằm cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo
và dạy nghề cho các thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn trong đó bao gồm cả trẻ mồ côi,
trẻ đường phố (26%), con thương binh, liệt sỹ (19%), trẻ em nghèo (31%), dân tộc thiểu số
(10%), học sinh khiếm thính và khuyết tật (11%) cũng như phụ nữ bị lạm dụng hoặc bị buôn
bán qua biên giới, nạn nhân chất độc màu da cam và thảm họa thiên tai (3%) (Doanh nghiệp
xã hội Hoa Sữa, WUSC, 2012) . Đây là một doanh nghiệp xã hội với sứ mệnh lớn lao, một
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 332
mô hình công tác xã hội mới và khác biệt trong việc dạy nghề và tạo việc làm cho các đối
tượng yếu thế.
"Hoa Sữa là một mô hình Công tác xã hội đa chiều. Mô hình này tập trung vào việc
dạy nghề, tạo việc làm miễn phí, tham vấn và trang bị kỹ năng sống cho các đối tượng nghèo,
khó khăn. Ngoài ra, mô hình này còn nghiên cứu và vận động chính sách tới các cơ quan, tổ
chức đoàn thể để bảo vệ quyền và lợi ích cho nhóm thanh niên yếu thế. Doanh nghiệp xã
hội/trường Hoa Sữa sẽ giúp học sinh trở nên tự tin, độc lập, sáng tạo và chuyên nghiệp thông
qua việc lồng ghép các bài học kỹ năng sống trong chương trình đào tạo dạy nghế. Rất nhiều
em đã thành công, đạt được những vị trí cao trong nghề nhà hàng khách sạn, có những em
làm chủ doanh nghiệp do mình tạo dựng nên, có những em trở về cộng đồng địa phương để
góp sức thoát nghèo. Tất cả các em là những bông Hoa sữa thơm ngát, luôn hướng về mái
trường thân yêu".
-PVS. Trần Sỹ Nguyên (9/2013)-
2. Cách tiếp cận của các doanh nghiệp xã hội dựa trên nguyên tắc cơ bản của
công tác xã hội, đó là vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội
Theo Martha C. NussBaum (2011), khả năng của mỗi con người là điều kiện cần thiết
của vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội. Do đó, môi trường đóng một vai trò quan trọng
để mỗi cá nhân tự do và phát huy hết tiềm năng của mình. Với phương châm trợ giúp trong
công tác xã hội là "Cho cần câu thay vif cho xâu cá", các doanh nghiệp xã hội đã trao quyền,
tạo điều kiện để đối tượng tham gia giải quyết vấn đề. Đây là cách thức để đối tượng nâng cao
năng lực và tăng cường khả năng đối phó với tình huống có vấn đề.
Doanh nghiệp xã hội KOTO "Know one Teach one" là một ví dụ điển hình của cách
tiếp cận dựa trên vấn đề nhân quyền và công bằng xã hội trong tiến trình trợ giúp thân chủ.
Vào cuối những năm 1990, Jimmy Phạm người sáng lập ra doanh nghiệp xã hội KOTO trở về
quê hương Việt Nam với vai trò là một người điều hành du dịch. Khi ở Hà Nội, Jimmy Phạm
đã sử dụng tiền lương của mình để giúp đỡ trẻ em lang thang, đường phố. Ông biết đây là
một hoạt động từ thiện, một giải pháp tạm thời. Do đó, Jimmy Phạm mong muốn các em có
được một công việc ổn định, thu nhập tốt thông qua học nghề và được trang bị kiến thức, kỹ
năng sống. Đây là tư tưởng thai nghén nên doanh nghiệp xã hội KOTO.
Theo Jimmy Phạm, tất cả mọi người cần phải đứng trên đôi chân của mình và tự lập
cuộc sống. Phương châm của KOTO "Cho đối tượng cần cầu thay vì cho xâu cá" qua đào tạo
nghề đã góp phần thay đổi cuộc sống của các em. Doanh nghiệp xã hội KOTO đã giúp đỡ
nhóm trẻ em chịu nhiều thiệt thòi bằng cách cung cấp cho họ những kỹ năng cần thiết để
thành công trong cuộc sống và trao quyền phải là một quá trình tham gia tích cực.
Doanh nghiệp xã hội KOTO hoạt động dưới mô hình một nhà hàng kinh doanh phi lợi
nhuận và trung tâm dạy nghề với mục đích làm thay đổi cuộc sống của những trẻ em có hoàn
cảnh khó khăn tại Việt Nam. Đó là con các gia đình nghèo, cha mẹ nghiện hút, rượu chè, cờ
bạc hay các tật xấu khác, cha mẹ mang bệnh thần kinh, trẻ mồ côi hay bị ruồng bỏ, bị lạm
dụng, lao động nặng nhọc trong môi trường độc hại, bị bỏ mặc, trẻ bị vướng những rắc rối với
luật pháp... Đến với KOTO trong 24 tháng, các em sẽ được học các kỹ năng để phục vụ trong
lĩnh vực nhà hàng - khách sạn (bếp, phục vụ bàn - bar), tiếng Anh chuyên ngành và các kỹ
năng sống (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, quản lý chi tiêu cá nhân, kiềm chế cơn
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 333
tức giận, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng tìm việc, cả việc vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe sinh
sản và giới tính, tin học...). Ngoài ra, các em được kiểm tra sức khỏe định kỳ và được tiêm
chủng, được cung cấp đồng phục, giặt giũ, ăn trưa, nhà ở, dịch vụ y tế và tiền trợ cấp huấn
luyện hàng tháng tại nhà hàng đào tạo.. Sau khi kết thúc 17 tháng, các em phải tự lập cuộc
sống cho riêng mình và kết quả cho thấy các em có khả năng đương đầu và giải quyết những
tình huống phát sinh trong cuộc sống. Trong suốt thời gian thực tập, học viên KOTO đươc
đảm nhận vị trí quản lý trong nhà hàng, khách sạn và các em đã chứng tỏ được năng lực của
mình đóng góp vào sự phát triển của KOTO để hoàn thành sứ mệnh "Truyền lại kỹ năng cho
các học viên mới có hoàn cảnh giống như mình trước đây".
3. Doanh nghiệp xã hội là mô hình mới và bền vững, hướng tiếp cận đổi mới
trong việc phát triền Nghề công tác xã hội ở Việt Nam
Các hoạt động kinh doanh có một vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp xã hội tự chủ
về tài chính và giảm phụ thuộc vào các đối tác, nhà tài trợ. Đây là điều kiện thuận lợi để
doanh nghiệp xã hội tiếp tục thực hiện sứ mệnh xã hội của mình, đa dạng hóa các hoạt động
xã hội và mở rộng số lượng đối tượng được hưởng lợi. Nó cho thấy tính ổn định, bền vững và
lâu dài của các doanh nghiệp xã hội.
TeaTalk là một trong những doanh nghiệp xã hội điển hình, hướng tiếp cận đổi mới
trong việc phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam. Tea Talk còn được biết đến là một
trung tâm tham vấn công tác xã hội thông qua xây dựng một không gian cafe thoải mái với
chất lượng dịch vụ sản phẩm tốt dành cho giới trẻ và tích hợp các hoạt động phù hợp với nhu
cầu của thanh niên. Ngoài ra, TeaTalk góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, tăng
cường khả năng ứng phó, thích ứng và giải quyết vấn đề trong cuộc sống của thanh niên Việt
Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ, hoạt động mang tính chất xã hội. Đây còn là môi
trường lý tưởng để các sinh viên, thực tập sinh, những cá nhân, nhóm tình nguyện viên, những
người hoạt động xã hội tích cực có thể trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện, tổ chức,
đánh giá, lan tỏa...những chương trình/hoạt động xã hội mang lợi ích cho cộng đồng tại Việt
Nam.
"Tôi chia sẻ với nhân viên, tình nguyện viên rằng: Đây thực sự là một cơ hội lớn để
các bạn giao tiếp với các khách hàng khác nhau qua vai trò là một người phục vụ bàn. Các
bạn có thể học được rất nhiều kỹ năng như kỹ năng tạo lập mối quan hệ và kỹ năng quan sát.
Các bạn có thể biết nhu cầu và tâm lý của khách hàng để phục vụ họ tốt hơn. Nếu các bạn
làm được như vậy, khách hàng sẽ đến với quán cafe của chúng ta nhiều hơn, đặt niềm tin và
chia sẻ vấn đề của ho đang gặp phải với chúng ta. Từng bước một, họ sẽ nhận thức sâu sắc
hơn về vai trò của nhân viên xã hội và Nghề công tác xã hội".
-PVS. Michael Ong (9/2013)-
4. Nhân viên của doanh nghiệp xã hội là người làm công tác xã hội
Một số nhân viên của doanh nghiệp xã hội được đào tạo bài bản về công tác xã hội.
Hay nói cách khác họ là những nhân viên xã hội chuyên nghiệp, ứng dụng hệ thống kiến thức
lý thuyết, các giá trị, nguyên tắc, kỹ thuật công tác xã hội để hỗ trợ tâm lý - xã hội, vận động
chính sách, và kết nối nguồn lực dịch vụ xã hội cho nhóm đối tượng có nhu cầu/vấn đề tại
doanh nghiệp xã hội. Số nhân viên khác là những nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp, đã
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 334
theo học các lớp nâng cao đào tạo về công tác xã hội để củng cố hệ thống kiến thức và đạt
hiệu quả cao trong việc ứng dụng phương pháp công tác xã hội.
Người làm công tác xã hội tại các doanh nghiệp xã hội có một niềm tin sâu sắc vào sứ
mệnh, nhiệm vụ của tổ chức trong việc trao quyền và nâng cao năng lực những mảnh đời bất
hạnh trong cuộc sống. Niềm tin này xuất phát từ những trải nghiệm trong quá khứ, lòng yêu
thương và sự thấu cảm. Mỗi người trong số họ là một phần quan trọng, không thể thiểu của
doanh nghiệp xã hội. Họ là những con người thật giản dị nhưng có một ước muốn, một khao
khát đế cống hiến cho những mục tiêu đang theo đuổi của doanh nghiệp xã hội. Bên cạnh
niềm vui là những khó khăn, trông gai trong công việc và cuộc sống và khi đó chính họ là
những bờ vai vững chắc để động viên, an ủi nhau. Hình ảnh của người làm công tác xã hội tại
các doanh nghiệp xã hội khiến tôi nhớ lại một triết lý giản dị của GS.TS. Lê Thị Quý: "Nhân
viên CTXH phải thực sự là người yêu nghề, hiểu nghề thì họ mới giúp đỡ người khác được.
Nhân viên CTXH phải là người có tính nhân văn sâu sắc, có kiến thức sâu rộng và có kỹ năng
khéo léo, mềm dẻo bởi công việc của họ không dễ dàng. Họ không thể làm giàu bằng nghề
như nhà buôn, không thể có quyền lực như nhà chính trị những họ sẽ là những tượng đài
trong lòng mọi người" (Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội Việt Nam, 2014).
Tóm lại, dựa trên quan điểm và cách tiếp cận của tác giả trong Nghề công tác xã hội,
doanh nghiệp xã hội chính là mô hình hoạt động chuyên nghiệp công tác xã hội ở Việt Nam.
Doanh nghiệp xã hội hướng đến những giá trị nhân văn cao cả và đây được xem là kim chỉ
nam cho hoạt động hỗ trợ thân chủ. Doanh nghiệp xã hội lấy con người làm trung tâm hơn là
lợi nhuận thu được. Có nhiều quan điểm cho rằng: so với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa doanh
nghiệp xã hội có giá trị nhân văn sâu sắc hơn. Nó phù hợp với văn hóa tương thân, tương ái,
tinh thần đoàn kết và trách nhiệm tập thể của cộng đồng người Việt, đó là "Lá lành đùm lá
rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", "Hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau", "Một cây làm chẳng
nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"... Doanh nghiệp xã hội tạo ra giải pháp xã hội cho
nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương thông qua hoạt động kinh doanh và đóng góp không
nhỏ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, công tác xã hội với doanh
nghiệp xã hội cần thiết được giảng dạy trong chương trình đào tạo cử nhân công tác xã hội
như là một môn học tự chọn tại trường Đại học Thăng Long và sinh viên công tác xã hội tích
cực tham gia hoạt động tình nguyện, thực hành/thực tập tại các doanh nghiệp xã hội như Hoa
Sữa, KOTO, TeaTalk... để nâng cao kỹ năng, kỹ thuật thực hành công tác xã hội và trở thành
những nhân viên xã hội chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế trong tương lai không xa.
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) - Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận. (2006). Báo
cáo tổng kết lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), tr.68-69.
[2]. Doanh nghiệp xã hội Hoa Sữa & WUSC. (2012). Mô hình đào tạo kỹ năng và tạo
việc làm mới dựa trên cộng đồng tại Việt Nam. Dự án CE-CCFD.
[3]. Hiệp hội Dạy nghề và Nghề Công tác xã hội Việt Nam. (2014). Thành lập Hội
các Trường đào tạo Công tác xã hội: Nhu cầu cấp thiết. Báo Nghề nghiệp & Cuộc
sống, (5), 9-10.
[4]. Hiệp hội Dạy nghề và Nghề Công tác xã hội Việt Nam. (2014). Tài liệu Đại hội
Lần thứ nhất Hội đào tạo Công tác xã hội Việt Nam.
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II
Trường Đại học Thăng Long 335
[5]. Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức, Phạm Kiều Oanh, Trần Thị Hồng Gấm.
(2012). Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách.Hà Nội: Hội
đồng Anh.
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
[1]. Hugman, R., Durst, D., Le Hong Loan, Nguyen Thi Thai Lan & Nguyen Thuy
Hong. (2007). Developing Social Work in Viet Nam: Issues in Professional Education.
Social Work Education, 28 (2), 177-189.
[2]. Martha C.Nussbaum. (2011). Creating Capabilities: The Human Development
Approach. Printed in the United States of America.
[3]. Nguyen Thi Oanh. (2002). Historical developments and characteristics of social
work in today’s Viet Nam. International Journal of Social Welfare, 11 (1), 84–91.
[4]. Pham Tien Nam. (2014). Dissertation "Non-State Partners in Social Development
in Vietnam: Organization, Issues and Processes". College of Social Work and Community
Development. University of the Philipines, Diliman.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doanh_nghiep_xa_hoi_quan_diem_va_cach_tiep_can_moi_trong_ngh.pdf