Độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi – Kẻ thù giấu mặt

Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi do đó càng có nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao. Các nghiên cứu khoa học công nhận rằng sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc và thức ăn sẽ bị nhiễm độc là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi.

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi – Kẻ thù giấu mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Độc tố nấm trong thức ăn chăn nuôi – Kẻ thù giấu mặt Nhận diện và cảnh giác với kẻ thù giấu mặt: Nấm mốc và độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi có ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Vì vậy luôn có những cuộc chiến để loại trừ chúng. Đến nay có hơn 10.000 loài nấm được biết đến, đa số trong chúng chúng đều có lợi cho con người như trong việc sản xuất bánh mỳ, pho mát, kháng sinh, men... nhưng có khoảng 50 loài nấm mốc có mặt trong thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn (ngũ cốc) gây hại cho vật nuôi và con người vì chúng sản sinh ra độc tố, người ta thường gọi tên chúng là độc tố nấm mốc (mycotoxin). Trên toàn thế giới không có khu vực nào tránh khỏi tác hại của mycotoxin gây ra. Theo số liệu của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) thì khoảng 25% tổng số lượng ngũ cốc nhiễm mycotoxin. Tại Thái Lan, Indonesia & Philippin tổng chi phí hàng năm dành cho việc loại trừ Aflatoxin trong bắp và đậu phộng khoảng 290 triệu USD. Ngay cả ở khu vực Châu Âu, khi thực hiện những quy định gắt gao về việc quản lý nấm thì ước tính sự thiệt hại kinh tế do mycotoxin gây ra có thể lên đến mất mát lên hơn 1,4 tỷ USD cho những công ty Mỹ. (nhiều nhất cho các nhà chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia súc và thực phẩm cho con người). Hầu hết các quốc gia đều đưa ra qui định nghiêm ngặt về mức độ nhiễm độc tố nấm trong thức ăn gia súc, nhưng việc loại trừ hoàn toàn chúng là điều không thể, nhất là điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Châu Á. Một điều hết sức nan giải là trong khi nấm mốc - những tế bào sống – có thể bị tiêu diệt bằng các phương pháp cụ thể như nhiệt độ, axit… thì Mycotoxin lại là những chất độc hóa học rất bền vững hầu như không thể hủy bỏ được. Trước đây người ta cho rằng, độc tố nấm mốc ở mỗi nơi có khác nhau do điều kiện địa lý của từng khu vực. Chẳng hạn như: độc tố Aflatoxin thì thường được tìm thấy ở khu vực nhiệt đới, trong khi đó thì độc tố Zearalenon thường tìm thấy ở xứ ôn đới. Nhưng ngày nay khi nguyên liệu thức ăn (khô dầu đậu nành, hạt hoặc bã bắp, dầu cọ...) được mua bán, chuyên chở từ khu vực này đến khu vực khác thì việc cộng hưởng của các loại mycotoxin là dễ xảy ra. Điều này là nổi ám ảnh cho các nhà chăn nuôi và họ luôn tìm cách để loại trừ, vì họ biết sự có mặt độc tố trong thức ăn không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn sản sinh ra các độc tố gây bệnh cho vật nuôi. Có thể kể điển hình là Aflatoxin – là độc tố của nấm Aspergillus flavus và parasiticus - có nhiều ở hạt bắp, đậu phọng và một vài loại hạt khác có chứa dầu. Nó không chỉ là độc tố nấm mốc gây nhiễm độc, gây rối loạn chức năng, gây suy giảm miễn dịch, thoái hóa gan thận mà còn gây chết gia súc trong trường hợp nhiễm độc hàm lượng lớn độc tố. Aflatoxin cũng được chứng minh là chất độc gây ung thư cho động vật thí nghiệm, do đó rất nguy hiểm đối với con người. Các độc tố được điểm danh Nấm/ mốc Độc tố nấm Thường có trong Áspergillus flavus & A. parasiticus Aflatoxin Ngũ cốc và hạt có dầu Aspergillus và Penicilium Ochratoxin A Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp Furasium Zearalenone Bắp, đậu nành Furasium DON (vomitoxin) Bắp, lúa mì Furasium T-2 Ngũ cốc Furasium Fumonisin B1 Bắp, lúa miến Độc tố nấm là các chất chuyển hóa phát sinh trong quá trình phát triển của các loại nấm mốc. Sự có mặt của độc tố nấm mốc trong ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi đã trở thành mối quan tâm đối với sức khỏe vật nuôi. Nấm có thể phát triển trong lúc canh tác, lúc thu hoạch, lúc dự trữ, lúc chế biến thức ăn, lúc bảo quản, lúc vận chuyển và ngay trong cả quá trình cho ăn (nếu máng ăn, máng uống không được vệ sinh thay rửa thường xuyên, thức ăn còn tồn đọng kéo dài…). Hiểu biết về nấm mốc, về độc tố và những tác hại của chúng để có những biện pháp phòng chống, bảo vệ vật nuôi và con người là cần thiết. Nguy cơ và tác hại của Mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi Trước tình hình thực tế hiện nay, do giá thức ăn ngày càng cao, người chăn nuôi có khuynh hướng chọn loại nguyên liệu rẻ để làm thức ăn chăn nuôi do đó càng có nguy cơ thức ăn bị nhiễm độc tố cao. Các nghiên cứu khoa học công nhận rằng sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc và thức ăn sẽ bị nhiễm độc là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất vật nuôi. Mycotoxin không những hiện diện trong các hạt ngũ cốc, các loại hạt mà còn chuyển qua thịt, sữa, trứng và các sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản như tôm, cá. Vì thế độc tố nấm mốc trong thức ăn là nguy cơ tiềm tàng đối với sức khỏe của người: Độc tố nấm mốc được vật nuôi hấp thu và truyền vào những sản phẩm của chúng như trứng, sữa và các sản phẩm thủy sản như tôm, cá. Độc tố này có thể gây hại đến sức khỏe con người nếu như ăn phải các sản phẩm từ chăn nuôi động vật mà bị nhiễm độc tố nấm tồn đọng trong sữa và thịt động vật. (Một số độc tố nấm gây ra ung thư, loại phổ biến nhất là Aflatoxin). Các tác hại của Mycotoxin được ghi nhận trên vật nuôi - Giảm lượng thức ăn vào, giảm năng suất sinh trưởng. - Suy yếu hệ thống miễn nhiễm (giảm lượng kháng thể trong cơ thể) - Gia tăng mức độ nhạy cảm đối với bệnh tật - Hư hại các cơ quan nội tạng (gan, thận, bộ phận sinh dục) - Năng suất sản xuất kém (giảm tỷ lệ thụ thai, sẩy thai, âm hộ sưng to, động dục giả) - Mối nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng khi thực phẩm có nhiễm mycotoxin Độc tố nấm. nguồn gốc, độ độc hại và dấu hiệu Nấm/ mốc Độc tố nấm Thường có trong Cơ quan mục tiêu Dấu hiệu lâm sàng,thương tổn và hậu quả tiếp Áspergillus flavus & A. parasiticus Afatoxin Ngũ cốc và hạt có dầu Gan (heo, gia cầm) Kém ăn, ngưng tăng trưởng, thiếu máu (xanh xao), da hơi vàng Aspergillus và Penicilium Ochratoxin A Lúa mạch, yến mạch, lúa mì, bắp Thận Uống nhiều nước, ngưng tăng trưởng, thay đổi thức ăn kém, cật tái và phồng to Furasium Zearalenone Bắp, đậu nành Tử cung, buồng trứng âm hộ, dịch hoàn Sẩy thai, viêm âm đạo, cằn cỗi, teo dịch hoàn, đẻ sớm, chết non Furasium DON (vomitoxin) Bắp, lúa mì Gan (heo) Kém ăn, nôn mửa, chậm tăng trưởng, viêm ruột, tiêu chảy. Furasium T-2 Ngũ cốc Miệng, dạ dày cơ Cằn cỗi, nôn mữa, viêm dạ dày ruột, chết hoại miệng Furasium Fumonisin B1 Bắp, lúa miến Phổi, tim heo Phổi phù, chết hoại ở gan, tiêu chảy Quản lý Mycotoxin trong sản phẩm chăn nuôi   Mycotoxin hiện diện phổ biến trong thức ăn chăn nuôi nhưng không dễ nhận diện và tác hại của chúng càng ngày càng được nhận diện rõ ràng hơn do có các nghiên cứu chuyên sâu. Những phân tích trong hạt ngũ cốc đã xác định được độc tố ở mức độ  cực kỳ thấp mà trước đây không thể phát hiện được. Nay người ta đã phát hiện ra nhiều loại Mycotoxin với tỉ lệ ppm (1/1.000.000) thậm chí ppb (1/1.000.000.000). Để dễ hiểu ta có thể hình dung ppm tương đương với một hạt bắp trong 14 giạ hạt bắp, ppb tương đương với tỉ lệ 1 giây trên 31 năm. Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng sự quan ngại đối với Mycotoxin. Các kỹ thuật canh tác như không cày xới đất, ủ rơm rạ có thể làm tích lũy tế bào nấm, dẫn tới sự gia tăng hàm lượng Mycotoxin. Quan trọng hơn hết đó là chúng ta đang áp dụng những phương pháp chăn nuôi cao sản nhằm tăng cao năng suất, cùng với nhiều loại tác động không tốt từ môi trường, các tác nhân gây bệnh, trong đó bao gồm cả sự hiện diện của Mycotoxin… chính tất cả những điều này đang gây sức ép (stress) lên vật nuôi và gây ra cho chúng nhiều bệnh lý lâm sàng. Điều này buộc các nhà sản xuất thức ăn phải tìm hiểu để can thiệp. Mỹ và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những giới hạn nghiêm ngặt về hàm lượng đối với một số loại Mycotoxin cụ thể, các giới hạn này có thể thay đổi tùy theo từng loại vật nuôi, từng lứa tuổi và từng nhóm sản phẩm. Tuy đã được định danh nhưng hầu hết trong số đó chúng ta không có những thử nghiệm thích hợp để định lượng. Aflatoxin, Zearalenone, Vomitoxin (DON) và Fumonisin là những độc tố được nghiên cứu rộng rãi nhất và có thể định lượng được. Tuy nhiên, hầu hết những công trình đã được công bố chỉ nghiên cứu trên từng Mycotoxin riêng lẻ với các độc tố nguyên chất. Tuy nhiên cũng từ những nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện từ những cơn bộc phát bệnh do Mycotoxin cho thấy lượng độc tố tìm thấy trong thức ăn chăn nuôi nhỏ hơn rất nhiều lần so với độc tố nguyên chất được nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm mà vẫn gây ra những ảnh hưởng lâm sàng trên thú. Nguyên nhân được giải thích là độc lực của Mycotoxin trong điều kiện tự nhiên không hoàn toàn giống với độc tố nguyên chất trong phòng thí nghiệm và dẫn đến kết luận: điều kiện tự nhiên thường sản xuất ra đa độc tố và tác động cộng hưởng giữa những Mycotoxin khác nhau dã đến sự gia tăng độc lực.  Mức độ  Mycotoxin cần quan tâm Thông thường đa độc tố (dù ở hàm lượng thấp) xuất hiện trong khẩu phần ăn của vật nuôi sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lâm sàng. Nhưng điều đáng lưu ý là tổng lượng đa độc tố (TTL) trong khẩu phần thức ăn mới đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra những ảnh hưởng xấu trên năng suất vật nuôi. Nhưng năng suất xấu của vật nuôi xuất hiện là kết quả của sự tương tác giữa vật nuôi, môi trường sống của nó và các tác nhân hay độc tố gây bệnh. Ví dụ một một con vật có khả năng chịu được hàm lượng độc tố cao hơn khi đựơc nuôi dưỡng trong điều kiện tốt, sạch sẽ và không có nhiều sức ép trên năng suất. Ngược lại trong môi trường ẩm thấp, dơ bẩn hoặc nuôi cao sản thì nó sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn, hoặc những con vật non có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn những con đã trưởng thành... Ảnh hưởng của (TTL) có  thể không đáng kể ở những hàm lượng thấp, nhưng khi vượt một mức cụ thể thì thành tích của tổng đàn sẽ sụt giảm. Mức (TTL) khi xảy ra năng suất vật nuôi giảm được gọi là MỨC ĐỘ  CẦN CAN THIỆP (MIP). Mức độ này không giống nhau cho tất cả các đàn ở mọi thời điểm mà tùy thuộc vào khả năng đề kháng của thú, tình trạng bị phơi nhiễm và môi trường nuôi dưỡng. Xác định (MIP) và xây dựng ngay một chương trình kiểm soát là vô cùng quan trọng nhằm tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của Mycotoxin đối với đàn vật nuôi. Sự can thiệp này là cần thiết để đảm bảo mức (TTL) bên dưới mức (MIP). Chương trình kiểm soát và quản lý Mycotoxxin là làm hạ thấp (TTL) dưới mức (MIP). Việc loại bỏ hoàn toàn độc tố là không thể và không quan trọng bằng việc giảm thiểu độc tố và làm hạ thấp (TTL) dưới mức (MIP). Lưu ý rằng (MIP) không hoàn toàn giống nhau ở các trại chăn nuôi, nó tùy thuộc vào  mùa vụ, và mục đích chăn nuôi khác nhau. Quản lý tốt Mycotoxxin còn quan trọng ở việc quản lý khâu lựa chọn nguyên liệu đến vận chuyển và bảo quản. Đây là điều kiện cơ bản để giảm thiểu sự phát triển của nấm mốc và độc tố của nó. Tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của Mycotoxin Khi không thể loại trừ thì việc quản lý Mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi là chiến lược và là bí quyết của các nhà chăn nuôi chuyên nghiệp, các chuyên gia về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi. Về cơ bản, bí quyết đó là ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học để nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm hấp phụ độc tố nấm mốc và dùng trộn vào thức ăn, chất này nhanh chóng cô lập Mycotoxin trước khi chúng được hấp thu. Nghĩa là khi không loại bỏ thì sẽ dùng biện pháp ngăn ngừa tác hại của chúng. Đặc điểm "lý tưởng" mà chất hấp phụ cần có là: - Có kết quả hấp phụ nhiều loại mycotoxin - Liều dùng thấp - Phân tán nhanh ra đồng đều khi trộn. - Bền với nhiệt trong suốt quá trình ép viên, ép đùn và dự trữ - Không hấp phụ các loại vitamin, khoáng và các dưỡng chất khác - Độ pH không thay đổi - Có khả năng phân hủy sinh học khi loại thải (theo phân vật nuôi). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung chất hấp phụ độc tố vào thức ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích, không những chúng làm duy trì thành tích vật nuôi mà còn tăng hiệu quả của việc dùng kháng sinh và vaccin. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm hấp phụ độc tố nấm được bán trên thị trường, tùy thuộc vào công nghệ sản xuất , có những sản phẩm đã chứng minh có hiệu quả lên các cơ quan mục tiêu chính bị ảnh hưởng bởi độc tố nấm mốc và đã đã có những bằng chứng thử nghiệm đầy đủ. Có thể kể đến: MYCO-AD AZ (MTV) , TOXFIN (Kemin), MICROBOND (Biocom), MYCOSORB (Alltech), Mycotoxin tuy được mệnh danh là kẻ thù giấu mặt, nhưng cuộc chiến chống kẻ thù luôn diẽn ra để chúng phải lộ diện và tất nhiên kẻ thù phải bị tiêu diệt.  Vấn đề là người chăn nuôi phải chọn phương pháp tiêu diệt thế nào cho hiệu quả.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdoc_to_nam_trong_thuc_an_chan_nuoi_ke_thu_giau_mat_7708.doc