Lời nói đầu 1
Chương I: 2
Lý luận chung về đầu tư và đầu tư xây dựng cơ bản-cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng. 2
I. đầu tư phát triển: 2
1. Đầu tư-khái niệm và vai trò: 2
2. Đầu tư phát triển: 4
2.1/ Khái niệm: 4
2.2/ Đặc điểm: 4
2.3/. Vai trò của đầu tư phát triển: 5
2.3.2/ Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: 7
II. đầu tư xây dựng cơ bản: 8
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản: 8
1.1/ Khái niệm: 8
2. Quá trình hình thành công trình xây dựng và các lực lượng tham gia có liên quan: 9
2.1/ Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa rộng: 9
2.2/ Quá trình hình thành công trình xây dựng theo nghĩa hẹp: 11
2.3/ Các lực lượng tham gia vào quá trình hình thành công trình xây dựng: 12
3. Phân biệt một số kháI niệm về các lĩnh vực và các nghành có liên quan đến đầu tư và xây dựng: 13
3.1/ Lĩnh vực đầu tư và xây dựng: 13
3.2/ Nghành công nghiệp xây dựng: 13
3.3/ Nghành tư vấn đầu tư và xây dựng: 13
3.4/ Các nghành sản xuất cung cấp đầu vào cho dự án đầu tư xây dựng: 13
4. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng: 14
4.1/ Đặc điểm của sản phẩm xây dựng: 14
4.2/ Đặc điểm của sản xuất xây dựng: 16
III. vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 18
1. Khái niệm vốn đầu tư XDCB : 18
2. Bản chất và nội dung kinh tế của vốn đầu tư XDCB: 19
2.1/ Bản chất và vai trò của vốn đầu tư XDCB: 19
2.2/ Nội dung kinh tế của vốn đầu tư XDCB: 21
3. Phân loại vốn đầu tư XDCB: 23
4. Các nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB: 25
IV. Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB : 26
1. Kết quả của hoạt động đầu tư XDCB: 26
1.1/ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: 26
1.2/ Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: 27
2. Hiệu quả của hoạt động đầu tư XDCB: 27
V. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 29
1. Cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng: 29
2. Cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 30
Chương II: 32
Qúa trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và hiệu quả vốn đầu tư XDCB thời gian qua. 32
I. KháI quát về quá trình chuyển biến cơ chế quản lý đầu tư xây dựng thời gian qua: 32
1. Đã có bước chuyển đổi cơ bản từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trong đầu tư và xây dựng sang “cơ chế quản lý theo dự án”. 33
2. Việc phân loại theo quy mô và tính chất của các dự án theo hướng tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho các nghành địa phương và cơ sở cùng với việc phân chia các dự án Nhà nước theo 3 loại nguồn vốn: 34
3. Việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng đã đạt được những tiến bộ rất rõ rệt: 35
4. Về lĩnh vực quản lý chất lượng công trình xây dựng đã có những tiến bộ đáng kể: 35
5. Về lĩnh vực quản lý chi phí dự án đầu tư – xây dựng : 36
6. Quản lý vốn đầu tư bằng kế hoạch hoá của Nhà nước: 36
II. Đánh giá về kết quả quá trình đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trong quản lý và thực tế hoạt động đầu tư XDCB: 37
A.Trong quản lý đầu tư XDCB: 37
1. Các công trình XDCB đều có dự án đầu tư được duyệt: 37
2. Công tác đầu tư XDCB được kế hoạch hoá dài hạn và ngắn hạn ở cả hai cấp vĩ mô và vi mô và được cân đối nguồn vốn cho từng dự án đầu tư: 38
3. Việc tổ chức quản lý các công trình thuộc các dự án có sự phân chia phù hợp giữa các dự án với điều kiện của chủ đầu tư và hình thức quản lý: 38
4. Đã áp dụng rộng rãI phương thức đấu thầu thay thế cho phương thức chỉ định thầu: 39
5. Trình độ chuyên môn và hiệu quả trong quản lý ngày càng được nâng cao: 39
6. tạo ra một môi trường tốt thu hút hàng triệu lao động có công ăn việc làm: 40
B. Đối với việc huy động, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 40
1. Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB giai đoạn 1996 – 2000: 40
2. Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 45
2.1/ Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB (giai đoạn 1996-2000): 45
2.1.2/ Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: 57
1997 59
1998 59
1999 59
2.2/ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 60
Chương III. 65
Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB. 65
I. Một số vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư xây dựng và thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB thời gian qua: 65
A. Những vấn đề tồn tại trong cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng: 65
1. Chưa có bộ luật về quản lý đầu tư xây dựng: 65
2. Những tồn tại trong công tác quy hoạch: 66
3. Trình tự đầu tư xây dựng và thủ tục hành chính trong việc chấp hành trình tự này: 66
4. Hệ thống chuẩn mực áp dụng trong lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng còn nhiều hạn chế: 68
B. Những tồn tại trong thực tế sử dụng vốn đầu tư XDCB thời gian qua: 69
1. Tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung: 69
2. Tiến độ thực hiện đầu tư và giải ngân vốn đầu tư XDCB còn chậm: 70
3. Cơ cấu đầu tư trong xây dựng cơ bản còn có mặt chưa hợp lý 72
4. Tình trạng vốn chờ dự án, thừa-thiếu vốn giả tạo: 72
5. Lãng phí thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản. 74
6/ Đánh giá tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB năm 2002: 75
6.1/ Những tồn tại: 75
6.2/ Những nguyên nhân: 76
II. Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 78
A. Việc hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng thuộc về Nhà nước: 79
1. Các quyết định đầu tư dự án của tất cả các thành phần kinh tế trước hết phải tuân thủ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ (QHPTKTXH), quy hoạch phát triển ngành (QHPTN) và quy hoạch xây dựng (QHXD) đã được duyệt: 80
2. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm cho các ngành, các cấp; chủ đầu tư, doanh nghiệp trong việc quyết định đầu tư các dự án thuộc quyền quản lý và khai thác sử dụng. Cụ thể là: 80
3. Nghị định mới quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các chủ thể quan trọng trong đầu tư và xây dựng đó là chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu. Cụ thể: 83
4. Chấp hành nghiêm chỉnh trình tự đầu tư - xây dựng, tăng cường quản lý khâu thiết kế dự toán nhằm bảo đảm chất lượng và tiết kiệm chi phí các dự án Nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh công tác nghiệm thu bàn giao và quyết toán công trình. Cụ thể: 84
5. Về hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án. 86
6. Về một số biện pháp tăng cường quản lý nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng. 86
B. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư XDCB: 87
1. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư: 87
2. Đề cao trách nhiệm của cá nhân ra quyết định đầu tư : 88
3. Bổ sung, hoàn thiện và quản lý chặt chẽ hệ thống quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá trong đầu tư xây dựng: 88
4. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng: 89
5. Chấn chỉnh, hoàn thiện các khâu để thực hiện rộng rãi phương thức đấu thầu. 90
C. Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư XDCB nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB: 90
1/ Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ: 90
2/ Đổi mới cơ cấu kỹ thuật của vốn đầu tư XDCB: 92
3/ Đổi mới có cấu táI sản xuất của vốn đầu tư XDCB: 92
Kết luận 94
tài liệu tham khảo 95
98 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lĩnh vực được đầu tư tương đối trong những năm vừa qua. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới giao thông và sự bùng nổ thông tin liên lạc những năm gần đây đã cho thấy sự đầu tư vào lĩnh vực này cũng đã có tăng và đạt nhiều thành tựu. Tốc độ tăng vốn đầu tư của ngành này có nhỉnh hơn so với các ngành khác nhưng cũng có thể nói là chưa cao : Từ 10400 tỷ đồng năm 1996 tăng lên đến 17327 tỷ đồng năm 2000.
Thống kê thành tựu của đất cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Tức tỷ trọng giá trị tăng thêm của các khu vực (Nông lâm nghiệp và Thuỷ sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) theo giá hiện hành chiếm trong tổng sản phẩm trong nước đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, tuy nhiên đầu tư vào khu vực nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp thuỷ lợi và thuỷ sản) vẫn có xu hướng tăng thêm.
Điều này được thể hiện trong biểu sau:
Cơ cấu vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế giai đoạn 1996 -2000.
Đơn vị %
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
NN, TL, LN, TS
10,9
10,2
13
11,7
10,7
Công nghiệp
60,6
61,5
60
61
60
GTVT - TT - BĐ
21,3
21,2
21,5
20
22,7
Khoa học công nghệ
0,6
0,5
0,4
0,5
0,4
Giáo dục và đào tạo
2,7
2,6
2,7
3
3,2
Y tế xã hội
1,7
1,7
1,5
1,7
1,5
Văn hoá thể thảo
2,2
2,3
1,9
2,1
1,1
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ cơ cấu của vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế cho thấy, chiếm tỷ lệ lớn vẫn là vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm 60,6% năm 1996; 61,5% năm 1997; 60% năm 1998; 61% năm 1999 và 60% năm 2000. Nhìn chung công nghiệp vẫn giữ được tỷ trọng đều trong tổng vốn đầu tư, với mức vốn tương đối ổn định mà tỷ trọng giá trị gia tăng tăng dần chứng tỏ đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp đã phát huy được hiệu quả tốt.
Giao thông vận tải cũng chiếm tỷ lệ thứ hai trong tổng vốn đầu tư, năm 1996 là 21,3%; năm 1997 là 21,2%; năm 1998 là 21,5%; năm 1999 là 20%; năm 2000 là 22,7%. Trong những năm qua sự phát triển mạnh của hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc Bưu điện cho thấy tỷ lệ vốn trong ngành này cao cũng là phù hợp và cần thiết.
Nước ta là nước nông nghiệp 70 - 80% dân số làm nông nghiệp tuy nhiên hiệu quả ngành này không cao nên tỷ lệ vốn đầu tư vào nông nghiệp cũng thấp hơn so với các ngành khác, chỉ chiếm 10,9% năm 1996; 10,2% năm 1997; 13% năm 1998; 11,9% năm 1999 và 10,7% năm 2000. Sự duy trì tỷ lệ này là hợp lý và cần thiết bởi những người làm nông nghiệp ở nước ta vẫn đang chiếm tỷ lệ cao. Hy vọng trong tương lai tỷ lệ này sẽ giảm bớt và cân bằng với các ngành khác.
Tỷ lệ vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo cũng có xu hướng tăng dần do chính sách của Đảng và Nhà nước chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực đào tạo con người, khối lượng vốn đầu tư trong lĩnh vực này ngày càng tăng nhanh và phát huy được tính hợp lý của nó. Theo đánh giá của tổ chức phát triển liên hiệp quốc UNDP thì chỉ số giáo dục ở nước ta năm 1999 đứng thứ 92/174 nước góp phần nâng chỉ số phát triển con người (HDI) từ vị trí thứ 122/174 nước năm 1995, 113/174 năm 1998 lên 110/174 nước năm 1999, xếp trên nhiều nước trong khu vực như : ấn Độ, Pakistan, Myamar, Bangladesh .
Biểu: Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước theo giá hiện hành phân theo cấp quản lý.
Năm
Tổng số
Trung ương
Địa phương
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
1991
5114,6
100
2705,8
52,9
2408,8
41,7
1992
8687,8
100
4956,3
57
3731,5
43
1993
1855,5
100
12238,5
66
6317
34
1994
20796,3
100
12345,8
59,4
8450,5
40,6
1995
26047,8
100
14144
54,3
11903,8
45,7
1996
35894,4
100
20729,6
57,8
15164,8
42,2
1997
46570,4
100
26127,7
56,1
20442,7
43,9
1998
52536,1
100
27247
51,9
25289,1
48,1
1999
63871,9
100
36912,2
57,8
26959,7
42,2
2000
74700
100
43200
57,8
3150
42,2
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sự quản lý của Nhà nước đối với vốn đầu tư XDCB của Nhà nước chiếm tỷ lệ cao hơn so với địa phương nhưng với sự chênh lệch không cao. Điều này cho thấy sự phân cấp tương đối hợp lý. Nhà nước chỉ quản lý khối lượng vốn đầu tư trong phạm vi của mình và đối với những công trình mang tính chất quan trọng cấp Nhà nước. Như vậy vừa thể hiện là Nhà nước dân chủ, nhưng cũng không quản lý toàn bộ mà để địa phương quản lý phần vốn đầu tư XDCB ở địa phương mình. Sự phân cấp này làm cho việc sử dụng vốn cũng trở nên thuận lợi hơn, địa phương sẽ sử dụng vốn cho địa phương mình theo từng lĩnh vực mà địa phương thấy cần phải đầu tư nhiều hơn và giảm bớt những lĩnh vực không hoặc chưa cần thiết. Đồng thời Nhà nước cũng giảm nhẹ bớt được sự quản lý của mình đối với khối lượng vốn đầu tư XDCB , tránh sự chồng chéo. Nhìn bảng ta thấy trong giai đoạn từ 1991 - 2000 tuỳ từng năm mà sự phân cấp có khác nhau : Có những năm tỷ lệ vốn giữa Trung ương và địa phương chênh lệch khá rõ như năm 1993 tỷ lệ này là 60% đối với Trung ương và 34% đối với địa phương; năm 1994 Trung ương là 59,4% địa phương là 40,6%. Nhưng cũng có những năm tỷ lệ này tương đối đồng đều: năm 1995 Trung ương là 54,3%, địa phương là 45,7%, năm 1998 Trung ương là 51,9 và địa phương là 48,1%. Sự không đồng đều hoặc đồng đều là do kế hoạch thực hiện đầu tư XDCB của từng năm là khác nhau chứ không hoàn toàn giống nhau.
Cấu thành vốn đầu tư XDCB được thể hiện thông qua biểu sau:
Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước phân theo cấu thành (Giá hiện hành).
Năm
Tổng số
Xây lắp
Thiết bị
XDCB khác
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Vốn (tỷ đ)
Cơ cấu (%)
1991
5114,6
100
3321,1
64,9
1317,2
26,9
416,3
8,2
1992
8687,8
100
5947,8
68,5
1880,3
21,6
859,7
9,9
1993
1855
100
10717,2
57,7
5933,4
32
1904,9
10,3
1994
20796,3
100
12550
60,3
5957,9
28,6
2288,4
11,1
1995
26047,8
100
15352,4
58,9
7523,8
28,9
3171,6
12,2
1996
35894,4
100
19574,6
54,4
11539,3
32,1
4840,5
13,5
1997
46570,4
100
27693,4
59,5
12422,7
26,7
6454,3
13,8
1998
52536,1
100
31236,2
59,5
13555,1
25,8
7744,8
14,7
1999
63871,9
100
36532,9
57,2
1800,8
26
9336,2
16,8
2000
74700
100
41832
56,0
20169
27
12699
17
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Cấu thành vốn đầu tư XDCB bao gồm : Vốn xây lắp, vốn mua sắm thiết bị và vốn cho XDCB khác. Trong đó vốn xây lắp chiếm tỷ lệ lớn nhất trên 50% tổng số vốn đầu tư XDCB và tỷ lệ này cũng thay đổi qua các năm trong giai đoạn 1991 - 2000. Có năm chiếm tới 68,5% như năm 1992, 64,9% năm 1991, càng ngày tỷ lệ này càng giảm bớt và giữ ở mức dưới 60% năm 1997, 1998 là 59,5%; năm 1999 là 57,2% và năm 2000 là 56%.
Vốn cho mua sắm thiết bị có tỷ lệ không biến động mạnh riêng hai năm 1993 và 1996 là 32% và 32,1% còn các năm khác dao động trong 26 - 27%, năm 1992 chỉ chiếm 21%.
Vốn XDCB khác có xu hướng tăng dần lên từ 8,2% năm 1991 lên 9,9% năm 1992, 10,3% năm 1993, 11,1% năm 1994; 12,2% năm 1992; 13,5% năm 1996; 13,8 năm 1997; 14,7% năm 1998; 16,8% năm 1999 và 17% năm 2000.
Nhìn vào cấu thành vốn đầu tư XDCB ta thấy sự chênh lệch khá cao giữa các thành phần vốn, vốn xây lắp chiếm tỷ lệ quá lớn trong khi đó vốn cho mua sắm thiết bị lại chỉ chiếm chưa đến 1/2 số vốn xây lắp. Mà máy móc thiết bị là nhân tố chính, chủ yếu làm tăng thêm giá trị sản xuất cho nền kinh tế. Một số ngành như Giao thông vận tải hay giáo dục thì khối lượng vốn đầu tư xây lắp chiếm tỷ lệ lớn là cần thiết, nhưng với các ngành công nghiệp, khoa học kỹ thuật, nông nghiệp thì cũng nên chú ý hơn đối với khâu mua sắm máy móc thiết bị.
Xu hướng giảm bớt tỷ lệ vốn xây lắp trong giai đoạn 1991 - 2000 là điều cần thiết nó sẽ giảm bớt những thất thoát, lãng phí mà chủ yếu hoạt động đầu tư XDCB mắc phải.
2. Kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB:
2.1/ Kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB (giai đoạn 1996-2000):
2.1.1/ Khối lượng vốn đầu tư XDCB thưc hiện:
2.1.1.1/ Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB theo nguồn vốn:
Nhìn chung, khối lượng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội thực hiện trong thời gian qua đã tăng lên liên tục qua các năm. Khối lượng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội thực hiện năm 1996 là 79.367,4 tỷ đồng, năm 1997 là 96.870,4 tỷ đồng, năm 1998 đạt 97.336,1 tỷ đồng, năm 1999 103.900 tỷ đồng và năm 2000 là 120600 tỷ đồng, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm
Vốn đầu tư XDCB toàn XH (tỷ đồng)
GDP theo giá thực tế (tỷ đồng)
Tỷ lệ vốn đầu tư XDCBXH so với GDP (%)
Tốc độ tăng GDP (%) giá so sánh
1996
1997
1998
1999
2000
79.367
96.870
97.336
103.900
120600
272.036
313.623
361.468
399.942
444139
29,2
30,9
26,9
26,0
27.1
9,34
8,15
5,76
4,77
6,75
Nguồn:Nghiên cứu Kinh tế số 286 - 3/2002
Từ năm 1996 - nay, so với GDP tỷ lệ vốn đầu tư XDCB toàn xã hội luôn chiếm trên 25% chẳng hạn năm 1996 là 29,2%, năm 1997 là 30,9% hai năm 1998 - 1999 tỷ lệ này có giảm nhưng vẫn trên 25% các tỉ lệ tương ứng là 26,9% và 26%. Tính bình quân 1996 - 2000 thì tỷ lệ vốn đầu tư XDCB xã hội so với GDP đạt 28%, tốc độ tăng GDP theo giá so sánh đạt 7,5% và hệ số ICOR là 3,8 lần. Điều này cho thấy vốn đầu tư XDCB xã hội chiếm một tỷ trọng cao trong GDP, là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong các nguồn vốn huy động cho công tác XDCB, có thể thấy ở giai đoạn này tăng mạnh nhất là vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn tín dụng :
Vốn đầu tư XDCB toàn xã hội 1996 - 2000 theo giá hiện hành phân theo nguồn vốn. Đơn vị: Tỷ đồng
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
79367,4
96870,4
97336,1
103771,9
120600,0
1. Vốn Nhà nước
34784,4
46570,4
52536,1
63871,9
74700,0
* Vốn ngân sách Nhà nước
16544,2
20570,4
22208,9
26197,2
28000,0
- Trung ương
8968,6
9861,3
10076,5
11580,1
13000,0
- Địa phương
7575,6
10709,1
12132,4
14617,1
15000,0
* Vốn tín dụng
8280,2
12700,0
10214,8
14782,2
24700,0
* Vốn tự có ở DNNN
11070,0
13300,0
20112,4
19000,0
22000,0
2. Vốn ngoài QD
20773,0
20000,0
20500,0
21000,0
23500,0
3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
22700,0
30300,0
24300,0
18900,0
22400,0
Nguồn: Niên giám thống kê 2000.
Qua đó cho thấy chủ trương khai thác, phát huy nội lực, kích cầu đầu tư đã được quan tâm và phát huy tác dụng trong chính sách huy động vốn. Từ năm 1996 là 8280,2 tỷ đồng, năm 1997 là 12700 tỷ đồng, đến năm 2000 con số đó đã là 24700 tỷ đồng ( gấp 2.9 lần năm 1996 ). Cơ chế vốn tín dụng đã từng bước chấm dứt tình trạng bao cấp tràn lan, chuyển một bộ phận quan trọng các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khả năng thu hồi vốn sang cơ chế tự vay, tự trả tự chịu trách nhiệm trong đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngoài quốc doanh tính trong giai đoạn trên có tăng về qui mô nhưng rất chậm: năm 1996 vốn đầu tư là 20.779 tỷ đồng và năm 1997 lại bị giảm xuống còn 20.000 tỷ đồng. Đến năm 2000 có tăng lên ( Từ 21000 – 23500 tỷ đồng ), thể hiện sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang từng bước đi lên tương xứng với tiềm năng của mình.
Vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn của nước ngoài số liệu thống kê cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực Châu á đã ảnh hưởng làm cho lượng vốn đầu tư XDCB từ nguồn này giảm: năm 1997 vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài là 30300 tỷ đồng thì năm 1998 chỉ còn 24300 tỷ đồng và năm 1999 tiếp tục giảm xuống còn 18900 tỷ đồng. Năm 2000 con số đó đã tăng trở lại (22400 tỷ đồng) cho thấy nền kinh tế nước ta cũng như các nước đã hồi phục và bước ra khỏi khủng hoảng.
Đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài những năm qua tăng chậm còn do những hạn chế trong cơ chế chính sách của nước ta: như thủ tục hành chính, thuế, giá thuê đất... chưa đủ sức hấp dẫn để khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn, đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Về cơ cấu vốn đầu tư XDCB toàn xã hội (%)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng số
100
100
100
100
100
1. Vốn Nhà nước
45,23
48,07
53,97
61,60
61,9
* Vốn ngân sách Nhà nước
20,85
21,23
22,82
25,02
23,2
* Vốn tín dụng
10,43
13,11
10,49
18,29
20,5
* Vốn tự có ở DNNN
13,95
13,73
20,66
18,29
18,2
2. Vốn ngoài QD
26,17
20,65
21,06
20,21
19,5
3. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
28,60
31,28
24,97
18,15
18,6
Nguồn: Niên giám thống kê 2000.
Qua tính toán ở bảng số liệu trên cho chúng ta thấy nguồn vốn trong nước là nguồn chủ yếu trong đầu tư XDCB, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó nguồn vốn đầu tư XDCB của Nhà nước chiếm vị trí chủ đạo không chỉ về số lượng mà còn giữ vị trí then chốt trong các dự án đầu tư trọng điểm, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xây dựng công trình văn hoá, phúc lợi công cộng. Năm 1997, năm 1998 và năm 1999 mặc dù nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng nặng nền của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nguồn thu ngân sách Nhà nước bị hạn chế, nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm nhưng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội đã không giảm mà vẫn tăng qua các năm là do sự tăng tên của vốn đầu tư XDCB của Nhà nước.
Trong giai đoạn 1996 - 2000 chính sách sử dụng vốn đầu tư đã hướng vào trọng tâm là thay đổi cơ cấu vốn đầu tư: vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước tuy được bố trí tăng về qui mô hàng năm, song tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm từ 23,6% giai đoạn 1991 - 1994 giảm xuống còn 21,5% trong giai đoạn này. Trong khi đó vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước lại tăng nhanh từ 6,14% giai đoạn 1991-1994 lên 17,5%. Đây là xu hướng tích cực nhằm xoá bỏ bao cấp, vốn ngân sách Nhà nước được tập trung ưu tiên đầu tư cho những công trình thuộc kết cấu hạ tầng, khả năng thu hồi vốn thấp và có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực trong phạm vi cả nước, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển. Vốn tín dụng được dành cho các dự án sản xuất kinh d
oanh, xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Tỷ trọng vốn đầu tư XDCB của tư nhân và dân cư, của khu vực đầu tư nước ngoài so với tổng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội không tăng trong những năm gần đây, tỷ trọng này còn thấp so với tiềm năng, cho thấy lĩnh vực đầu tư XDCB chưa có những nét đổi mới để thực hiện sự thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
2.1.1.2/ Đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế quốc dân:
Ta có thể quan sát tình hình đầu tư XDCB trong một số ngành kinh tế chủ đạo và cơ cấu vốn đầu tư của các ngành này theo bảng số liệu sau:
Vốn đầu tư XDCB của một số ngành kinh tế chủ đạo.
Đơn vị: Tỷ đồng
1996
1997
1998
1999
Tổng số
27464
36290
54396
66632
1.Nông nghiệp,lâm nghiệp, thuỷ sản.
2988
3735
5638
7452
2. Công nghiệp
1640
22300
33857
40132
3. Giao thông vận tải, bưu điện, TTLL.
5855
7642
10923
12342
4. Khoa học công nghệ
158
192
297
325
5. Giáo dục đào tạo
752
956
1396
2135
6. Y tế, xã hội
457
638
2015
2101
7. Văn hoá thể thao
614
827
1270
2145
Nguồn: Niên giám thống kê 1999.
Trong những năm gần đây vốn đầu tư XDCB cho ngành nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản) luôn chiếm khoảng 10,3% và tăng bình quân hàng năm 28,3%; đầu tư XDCB cho ngành công nghiệp chiếm khoảng 60% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng bình quân hàng năm là 33,8%; vốn đầu tư XDCB cho ngành giao thông vận tải, bưu điện thông tin liên lạc chiếm khoảng trên 20% và tăng bình quân hàng năm 20,9%.
Đầu tư XDCB cho các ngành hạ tầng xã hội đã được chú ý đúng mức chủ yếu là vốn ngân sách và huy động một phần các nguồn vốn khác để tham gia phát triển ngành theo hướng "Nhà nước và nhân dân cũng làm". Đầu tư XDCB cho ngành khoa học công nghệ trong thời gian qua bình quân hàng năm chiếm khoảng 0,5% trong tổng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội và tăng bình quân hàng năm 38,6%; đầu tư XDCB cho ngành giáo dục và đào tạo chiếm khoảng 2,6% trong tổng vốn đầu tư XDCB và tăng bình quân hàng năm 31,1%; vốn đầu tư XDCB cho ngành y tế xã hội chiếm khoảng 1,7% tổng vốn đầu tư XDCB và tăng bình quân hàng năm 64,4%; vốn đầu tư XDCB cho ngành văn hoá thể thao chiếm khoảng 2,2% tổng vốn đầu tư XDCB và tăng bình quân hàng năm 44,4%.
Cơ cấu vốn đầu tư XDCB các ngành kinh tế
1996
1997
1998
1999
Tổng số
100
100
100
100
1. Nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp thuỷ sản.
10,886
10,29
10,36
10,02
2. Công nghiệp
60,59
61,45
62,24
62,58
3. Giao thông vận tải, bưu điện, TTLL.
21,32
21,06
20,08
20,04
4. Khoa học công nghệ
0,58
0,53
0,55
0,56
5. Giáo dục đào tạo
2,74
2,63
2,57
2,6
6. Ytế, xã hội
1,66
1,76
1,87
1,84
7. Văn hoá thể thao
2,24
2,28
2,33
2,3
Nguồn: Niên giám thống kê 1999.
Như vậy đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất năm cao nhất đạt 62,58% (năm 1999) cho thấy vai trò quan trọng của công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, lượng vốn đầu tư XDCB được ưu tiên số 1 cho nền công nghiệp non trẻ của nước nhà. Chỉ có tập trung đầu tư để xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các dự án quan trọng cho ngành này thì mới đảm bảo được việc hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế xã hội đã đặt ra.
Đối với ngành nông nghiệp vốn đầu tư XDCB vào lĩnh vực này giảm trong tổng vốn đầu tư XDCB toàn xã hội, nhưng xét về giá trị tuyệt đối lượng vốn đầu tư XDCB vào ngành nông nghiệp vẫn gia tăng đáng kể. Tỷ trọng giảm này là do khả năng hấp thụ vốn của ngành này còn kém do cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, hiệu quả sản xuất thấp ....
Tuy nhiên Nhà nước cũng đã tăng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Với nguồn vốn hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước và huy động trong dân cư thông qua phát hành công trái xây dựng đất nước, Nhà nước đã tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (gồm hệ thống đường sá, cầu cống kênh mương, đê điều, cơ sở sơ chế phơi sấy, chế biến nông sản, hệ thống thông tin, hệ thống giáo dục, y tế, văn hoá...) đặc biệt phát triển hạ tầng 1000 xã nghèo nhất ở vùng sâu vùng cao, vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh những mặt được, công tác này cũng còn bộc lộ một số thiếu sót. Trước hết đó là việc phân bổ vốn đầu tư cho các công trình chưa đều, vốn đầu tư Nhà nước bố trí lớn nhưng ở một số nơi công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu, trong đấu thầu còn gặp một số khó khăn, có lúc, có chỗ còn có nhiều tiêu cực, nhập nhèm trong việc xét thầu. Bên cạnh đó, sự thiếu phối hợp với các bộ ngành dẫn đến chồng chéo thiếu đồng bộ, điều hành lúng túng gây chậm trễ cũng là một trở ngại. Một số chương trình đã được chính phủ thông qua nhưng thủ tục XDCB còn chậm, tiêu biểu là dự án trồng 5 triệu ha rừng, các chương trình sản xuất đường muối ... Việc quản lý đặc biệt là phân cấp giữa trung ương và địa phương chưa đồng bộ nên đã không phát huy hết các quyền lực, ngay công tác thông tin báo cáo, cũng thường xuyên chậm trễ, thậm chí một số dự án còn thiếu nghiêm túc, ảnh hưởng tới sự điều hành của cấp trên.
Đối với lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, thông tin liên lạc, sự gia tăng vốn đầu tư XDCB cho các ngành này thấp cho thấy sự thiếu hụt và trình độ thấp kém của cơ sở hạ tầng nước và hiện nay. Qua tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB theo ngành ta cũng thấy giáo dục đào tạo là một ngành đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của đất nước nhưng lại chiếm tỷ trọng rất thấp, khoảng 2,6% tổng vốn đầu tư XDCB.
2.1.1.3/ Tình hình đầu tư XDCB theo vùng kinh tế.
Vốn đầu tư XDCB theo các vùng kinh tế.
1996
1997
1998
1999
Tổng số
27464
36290
54396
58826
1. Miền núi phía Bắc
2239
2867
4279
5134
2. Đồng bằng sông Hồng
6835
8744
13892
13982
3. Bắc trung Bộ
2610
3414
5365
5834
4. Duyên hải miền Trung
3245
4044
6120
6583
5. Tây nguyên
1380
1887
3190
4942
6. Đông Nam Bộ
7238
9546
13570
13892
7. Đồng bằng sông C.Long
3917
5688
7980
8459
Nguồn: Tổng cục đầu tư phát triển
Xem xét đầu tư XDCB theo vùng kinh tế từ năm 1996-1999 cho thấy cơ cấu đầu tư XDCB theo vùng lãnh thổ đã có những bước chuyển dịch đáng kể. Bên cạnh những lợi thế trong việc thu hút các nguồn vốn trong vùng kinh tế trọng điểm, chúng ta đã có những cơ chế khuyến khích nhằm huy động nhiều nguồn vốn khác nhau hỗ trợ cho các vùng còn khó khăn.
Trong thời gian 1996-1999 tổng khối lượng vốn đầu tư XDCB cho vùng miền núi phía Bắc đã thực hiện là 114519 tỷ đồng tăng bình quân hàng năm là 31,9% và chiếm 8,1% tổng vốn doanh thu XDCB. Miền núi phía Bắc là vùng tuy có nhiều tiềm năng nhưng vẫn là một trong những vùng chậm phát triển do một bộ phận đáng kể dân số có trình độ dân trí thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém nên việc thu hút vốn đầu tư XDCB còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Khối lượng vốn đầu tư XDCB cho vùng đồng bằng sông Hồng đã thực hiện là 43453 tỷ đồng chiếm 27,8% tăng bình quân hàng năm là 23,3%.
Vùng Đông Nam Bộ khối lượng vốn đầu tư XDCB đã thực hiện là 44246 tỷ đồng chiếm tới 25% và bình quân hàng năm là 21,7%.
Như vậy do lợi thế so sánh về cơ sở hạ tầng và điều kiện thích ứng cơ chế thị trường năng động nên vốn đầu tư XDCB vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ chiếm gần 50% tổng số vốn. Những vùng này cũng là những vùng có số lượng dự án đầu tư FDI nhiều đã góp phần làm tăng nhịp độ tăng trưởng vốn đầu tư.
ở một số vùng kém phát triển, tuy có tiềm năng kinh tế dồi dào nhưng do cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn lao động có trình độ không cao, thời tiết khí hậu khắc nghiệt ... cho nên kinh tế còn chưa phát triển, nguồn vốn đầu tư thu hút chưa nhiều.
Chẳng hạn như Tây Nguyên là vùng có tiềm năng lớn về trữ lương gỗ, đất bazan thích hợp trồng cây công nghiệp, quặng bô xit và trữ năng thuỷ điện lớn là vùng có ý nghĩa chiến lược về phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng hiện tại dân cư còn thưa thớt, công nghiệp và điều kiện kết cấu hạ tầng chưa phát triển, lại cộng thêm trình độ dân trí còn thấp nên đây cũng là vùng nhận được ít vốn đầu tư XDCB nhất: lượng vốn đầu tư được thực hiện là 11399 tỷ đồng chỉ chiếm 6,2% trong tổng số tuy nhiên cũng có tiến độ tăng bình quân hàng năm là 47%.
Vùng Bắc Trung Bộ là lĩnh vực có nhiều địa hình dốc và bị chia cắt, sông suối ngắn, nơi hội tụ những điều kiện bất lợi của thiên nhiên là vùng kinh tế chưa phát triển, đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên vùng này có cả biển, đồng bằng, trung du, miền núi nên nó cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng. Có điều kiện phát triển các cảng biển có qui mô lớn. Tiềm năng khoáng sản lớn, đa dạng về chủng loại, có những khoảng sản mang ý nghĩa cả nước (đá vôi, sắt, thép kẽm...). Mặc dù vậy những tiềm năng này vẫn chưa này vẫn chưa được nhận biết nên qui mô vốn đầu tư XDCB cho vùng này nhỏ, tuy có tăng dần qua các năm. Khối lượng vốn đầu tư XDCB thực hiện là 17223 tỷ chiếm 9,6% tăng bình quân hàng năm là 30%.
Hai vùng còn lại là Duyên Hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Khối lượng vốn đầu tư XDCB thực hiện ở vùng Duyên Hải miền Trung là 19992 tỷ chiếm 11,4% trong tổng số và tăng bình quân hàng năm 25,1% còn vùng đồng bằng Sông Cửu Long có khối lượng vốn đầu tư XDCB thực hiện là 26050 tỷ chiếm 14,4% trong tổng số và tăng bình quân hàng năm 32,6%.
Hai vùng này mặc dù có điều kiện tốt hơn hai vùng trên tuy nhiên công nghiệp và kết cấu hạ tầng chưa phát triển, do đó các tiềm năng còn chưa được phát huy hết.
Vùng được đầu tư nhiều nhất là Đông Nam Bộ (44246 tỷ) và vùng đầu tư XDCB thấp là Tây Nguyên: (11399 tỷ) sự chênh lệch vốn đầu tư XDCB vùng lớn nhất và vùng thấp nhất là 4,06 lần. So với giai đoạn 86-90 là 11,1 lần thì sự chênh lệch này đã có xu hướng thu hẹp lại rõ ràng.
Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo vùng đã có những chuyển biến, thay đổi cơ cấu vốn đầu tư cho phù hợp hơn giữa sự phát triển kinh tế của mỗi vùng và cả nước. Nhà nước cũng đã chú trọng tới việc đầu tư có trọng điểm và đã hình thành một số vùng phát triển cao. Cơ cấu vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền. Một số khu công nghiệp, khu chế xuất đang được xây dựng theo qui hoạch. Một số vùng nông thôn nhờ qui hoạch lại và chuyển dịch cơ cấu theo hướng khai thác lợi thế so sánh gắn với thị trường đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, nhiều địa phương đã có bước phát triển mạnh về kinh tế, đời sống nhân dân đã được thiện. Khó khăn nhất hiện nay là vùng miền núi và đồng bào dân tộc, kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng thiếu thốn và lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn, dân trí thấp.
Đây cũng là vấn đề bức xúc mà Đảng và Nhà nước ta đang tìm cách giải quyết.
2.1.1.4/ Đầu tư XDCB phân theo theo cấu thành và cấp quản lý:
Vốn đầu tư XDCB của Nhà nước theo giá hiện hành phân theo cấu thành và cấp quản lý
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Tổng mức
Phân theo cấu thành
Phân theo cấp QL
Xây lắp
Thiết bị
XDCB khác
Trung ương
Địa phương
1996
%
35894,4
100
19514,6
54,4
11539,3
32,1
4840,5
13,5
20729,6
57,8
15164,8
42,2
1997
%
46570,4
100
27693,4
59,5
12422,7
26,7
6454,3
13,8
26127,7
56,1
20442,7
43,9
1998
%
52536,1
100
31236,2
59,5
13555,1
25,8
7744,8
14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0063.doc