Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa

Lời mở đầu

Chương 1- Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh của DNTM trong quá trình hội nhập

I- Khái niệm kinh doanh, vai trò của kinh doanh

1. Khái niệm

2. Vai trò của kinh doanh thương mại

II- Nội dung của kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc dân

III- Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế

Chương II- Hội nhập kinh tế quốc tế những thuận lợi và thách thứcđối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân

I- Hội nhập kinh tế quốc tế

1. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ

2. Khu vực tự do thương mại ASEAN( AFTA)

II- Những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp thương

mại tư nhân

1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM SANA

2. Thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây

2.1. Phân tích chung tình hình tài chính của công ty

2.2. Phân tích khả năng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.3. Phân tích tỷ suất doanh lợi doanh thu

2.4. Phân tích tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu

III- Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty giai đoạn

2001- 2002

1. Ưu điểm

2. Tồn tại và nguyên nhân

Chương 3- Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập

1. Thuế XNK của Việt Nam trong xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế

2. Thương mại điện tử và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

3. Cải cách các chính sách kinh tế và thủ tục hành chính

4. Đón đầu thị trường tạo ra nét độc đáo của doanh nghiệp

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cứu nhu cầu khách hàng để đưa vào kinh doanh các mặt hàng mới, tiên tiến có nhu cầu trên thị trường. III. Tính tất yếu của xu thế hội nhập thương mại quốc tế: Xu thế hoà bình hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc đối với mỗi dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Các nước đều dành những ưu tiên đặc biệt cho sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế, để hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế đòi hỏi mỗi quốc gia cần phải có môi trường hoà bình và ổn định. Trong xu thế hội nhập, các quốc gia đều chủ động thực hiện các chính sách mở cửa, các nền kinh tế tại mỗi quốc gia ngày càng gắn bó và tuỳ thuộc lẫn nhau bổ xung và hỗ trợ cho nhau tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã tích cực hợp tác để hội nhập thể hiện qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế (ASEAN, ASEM, APEC) và kí kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Còn đối với tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), tuy chúng ta chưa phải là thành viên chính thức , nhưng chúng ta đã đạt được những bước tiến quan trọng trong những vòng đàm phán gần đây, những thành công trên của nước ta chính là những tiền đề cho hội nhập và phát triển kinh tế. Có thể nói, bản chất của các tổ chức khu vực và quốc tế là để giải quyết vấn đề thị trường. Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá và khu vực hoá là sản phẩm của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các quốc gia và các thực thể kinh tế quốc tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sức sản xuất ngày càng tăng, kéo theo là sự đòi hỏi cấp bách về thị trường tiêu thụ. Với sự hợp tác quốc tế, những hàng rào cản trở giao lưu thương mại và đầu tư ngày càng giảm đi, kinh tế thế giới ngày càng trở thành một thị trường chung. Tất cả các nước để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của chính mình, đây thực chất là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh phân chia thị trường. Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á vừa qua, không những không thể đảo ngược xu thế liên kết khu vực, liên kết về thương mại đầu tư trên thế giới mà thậm chí còn có phần kích thích xu thế đó phát triển. Tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên đòi hỏi tất cả các nước phải thường xuyên có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những sự biến động trên thế giới. Vì vậy, hội nhập quốc tế thực chất là cuộc đấu tranh phức tạp để góp phần phát triển kinh tế, củng cố an ninh chính trị,và bản sắc của đất nước thông qua việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, đan xen nhiêu chiều, đan xen nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc với các quốc gia khác nhau. Đứng trước những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế, đại hội Đảng lần thứ 7 đã chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Đánh dấu bước khởi đầu cho tiến trình hội nhập quốc tế. Tiếp đó ngày 27-11-2001 Bộ chính trị đã ra nghị quyết 07NQ/TW nêu rõ mục tiêu những quan điểm chỉ đạo, một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Dựa trên đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, các doanh nghiệp thương mại tư nhân đã kịp thời nắm bắt các chủ trương, chủ động đẩy mạnh việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước cũng như quốc tế, hoạch định đường lối kinh doanh đúng đắn để sẵn sàng cho hợp tác đấu tranh bình đẳng trên thị trường toàn cầu. Đây chính là những thuận lợi và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải và cần có những thay đổi cho phù hợp để sẵn sàng thích ứng với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế và tận dụng tối ưu những cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Chương II Hội nhập kinh tế quốc tế, thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại tư nhân. I. Hội nhập kinh tế quốc tế. 1. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ Hiệp định thương mại Việt – Mỹ chính thức có hiệu lực từ 15h ngày10-12-2001 là thời điểm mà đại diện hai nước trao thư phê chuẩn tại Washington. HĐTM sẽ được tự động gia hạn mỗi ba năm một lần trừ khi một phía yêu cầu chấm dứt HĐTM trước khi hết hạn ba năm hiệu lực. Theo điều 5 của HĐTM hai nước sẽ thành lập “ Uỷ ban hỗn hợp và phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” để theo dõi và đảm bảo việc thực thi HĐTM. Uỷ ban này cũng là một kênh chính thức để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc hiểu và thực thi HĐTM. Hiệp định thương mại Việt – Mỹ có nội dung rất phong phú và đa dạng, với những phụ lục khác nhau và rất chi tiết về các sản phẩm và dịch vụ, về đầu tư và sở hữu trí tuệ: đề cập rất nhiều đến các vấn đề và các lĩnh vực như chất lượng sản phẩn trong công nghiệp, nông nghiệp, thuế quan là bước mở màn cho Việt Nam đàm phán thuận lợi để gian nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Khi hiệp định được các cơ quan lập pháp của hai nước thông qua, phía Mỹ trên nguyên tắc sẽ áp dụng thuế suất phù hợp với WTO, tháo gỡ các rào cản phi thuế quan hạn chế định lượng mở đường cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp thương mại tư nhân quả thật đã có những cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng khi HĐTM được ký kết. Theo thống kê gần đây cho thấy Việt Nam là một đối tác tương đối nhỏ của Hoa Kỳ với giá trị thương mại hàng năm vào khoảng 1 tỷ USD, tương phản với thị trường Mỹ với sức mua tổng cộng khoảng 9300 tỷ USD thị trường Việt Nam có sức mua chỉ khoảng 143 tỷ USD. Như vậy, các doanh nghiệp chúng ta đã được tiếp cận với một thị trường có sức mua khổng lồ, và quan trọng hơn khi mà HĐTM có hiệu lực hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ Việt Nam trở lên có tính cạnh tranh hơn khi Hoa Kỳ giảm thuế nhập khẩu từ mức trung bình là 40% xuống còn trung bình 3%. Thực tế đã cho thấy HĐTM đã mang lại nhiều tác động có lợi cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân. Yếu tố chủ yếu là cạnh tranh theo quy định của HĐTM buộc Việt Nam phải tái cơ cấu các ngành không linh hoạt như tài chính, ngân hàng, khu vực doanh nghiệp nhà nước, cũng như cải tiến các luật kinh doanh và đầu tư. Những biện pháp trên nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh bình đẳng. Việc trong những năm qua những doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả đã được cổ phần hoá, mở cửa cho đầu tư tư nhân cả trong nước lẫn ngoài nước là một biểu hiện cho quá trình chuyển đổi mạnh mẽ. Hệ quả của HĐTM là các doanh nghiệp tư nhân sẽ mở rộng và đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế trong khi khu vực quốc doanh sẽ thu hẹp đáng kể. Để biến những cơ khả năng này thành hiện thực thì các doanh nghiệp thương mại tư nhân cần có ngay một chương trình hành động cụ thể, bắt đầu từ việc nâng cao trình độ tiếng Anh thương mại, nghiên cứu hệ thống luật pháp liên bang và các bang của Hoa Kỳ, xây dựng quan hệ thương mại, tìm đối tác, tổ chức tiếp thị, quảng bá thương hiệu để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Nhìn vào thực trạng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua sang Mỹ, mặt hàng dệt may, nông nghiệp và thuỷ sản chiếm ưu thế lớn. Điều này phản ánh đúng lợi thế so sánh giữa hai quốc gia. Mặt khác thị trường Mỹ là thị trường khó tính đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng, bảo vệ môi trường, trong đó tiêu chuẩn ISO là quan trọng nhất. Một khó khăn nữa cho doanh nghiệp thương mại tư nhân Việt Nam khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là hệ thống luật: Hệ thống luật của Hoa Kỳ rất phức tạp và mỗi bang lại có thể chế riêng nên không thể chủ quan tuỳ tiện áp dụng luật từ thị trường bang này sang bang khác. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thương mại tư nhân Viêt Nam còn rất thiếu các kênh thông tin xúc tiến thương mại, điều này đòi hỏi chính mỗi doanh nghiệp cũng cần phải xúc tiến và quảng bá cho tên tuổi và hình ảnh của mình. 2. Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) Thành lập cách đây 34 năm( ngày 8 tháng 8 năm 1967), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á( ASEAN) hoạt động nhằm vào ba mục tiêu cơ bản là: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển bền văn hóa, bảo vệ sự ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực, chống lại các thế lực bên ngoài; là diễn đàn giải quyết các tranh chấp và xung đột trong khu vực từ chỗ chỉ có 5 quốc gia thành viên đến nay Asean đã quy tụ đầy đủ 10 nước trong khu vực. Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) được ký kết vào ngày 28-1-1992 tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư ở Singapore nhằm mục đích nâng cao hơn nữa mức độ hợp tác trong lĩnh vực thương mại sức cạnh tranh của hàng hoá ASEAN trên thị trường quốc tế và tăng tính hấp dẫn của khu vực đối với vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, và đồng thời đó là thực hiện các quy định của AFTA, loại bỏ hoàn toàn các hàng rào cản trở thương mại, kể cả thuế quan và phi thuế quan. Như vậy theo hiệp định đã được ký kết Việt Nam sẽ cắt giảm thuế suất của mình xuống còn từ 0 – 5% đối với hầu hết các hàng hoá trong nội bộ ASEAN theo từng năm và hạn cuối cùng là vào ngày 1-1-2006. AFTA đã tạo nên những cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân, AFTA hình thành một thị trường rộng lớn với hơn 400 triệu người tiêu thụ, hệ thống luật pháp, chính sách thương mại, tài chính đầu tư được hình thành vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa thích hợp với hoàn cảnh đất nước, giảm bớt khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác từng lợi thế nhỏ để hoạt động có kết quả trên thương trường. Các doanh nghiệp thương mại ngay càng có nhiều cơ hội để chọn lựa và quyết định phương án kinh doanh của mình, khi mà hàng hoá từ ASEAN ngày càng đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, ổn định hơn về chất lượng và nguồn cung cấp, đây chính là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp thương mại tư nhân có thêm tự tin để ký kết và thực hiện những hợp đồng có giá trị thương mại lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp thương mại tư nhân cần chủ động thực hiện các chương trình xúc tiến, tìm hiểu thị trường, nâng cao khả năng dự báo xu thế của thị trường. II- Những thuận lợi và thách thức đối với các doanh nghiệp TMTN Với ví dụ của công ty TNHH TM SaNa, ta sẽ thấy rõ hơn những hiệu quả cũng như những khó khăn mà quá trình hội nhập đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. 1. Giới thiệu chung về công ty TNHH TM SANA Công ty TNHH TM SANA được thành lập năm 1999 theo giấy phép số 4463 GP/TLDN do Chủ tịch uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ký quyết định. Tên giao dịch trong nước : Công ty trách nhiệm hữu hạn và thương mại SANA Tên giao dịch đối ngoại : SANA TRADING COMPANY LIMITED Tên viết tắt : SANA TRADING Co.., Ltd Với ngành nghề kinh doanh chính như sau: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là hàng kim khí, kim loại màu), thiết bị điện, buôn bán lương thực, thực phẩm. Hiện nay công ty có trụ sở chính tại: Số 19 đường 1B khu A Nam Thành Công Hà Nội. Ngoài ra công ty còn có hai chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Tây. 2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH TM SANA trong 2 năm gần đây. 2.1. Phân tích chung tình hình tài chính của công ty. a) Đánh giá khái quát quy mô vốn sử dụng( khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp) Chỉ tiêu phân tích: Tổng tài sản Bảng cân đối kế toán( trích một số chỉ tiêu) Năm 2002 Đơn vị: đồng Tài sản Đầu năm Cuối năm Nguồn vốn Đầu năm Cuối năm A. TSLĐ 1. Tiền 2. Các khoản phải thu 3. Thuế GTGT được khấu trừ 4. Hàng tồn kho 5.TSLĐ khác B. TSCĐ 8.886.968.123 62.684.576 6.282.876.522 30.652.444 2.503.632.581 7.122.000 500.243.228 8.405.921.641 26.398.222 5.659.901.876 18.457.566 2.697.643.977 3.700.000 408.285.843 A. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.267.435.045 7.088.323.034 188.112.011 2.110.776.306 5.694.977.613 5.614.358.141 80.619.472 3.119.229.871 Tổng TS 9.387.211.351 8.814.207.484 Tổng NV 9.387.211.351 8.814.207.484 Từ kết quả phân tích trên, ta có: DồTS= ồTS1 - ồTS0= -573.003.867 <0 Như vậy có thể nhận thấy rằng quy mô vốn sử dụng của doanh nghiệp cuối năm giảm so với đầu năm. b) Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu phân tích: Tỉ suất tự tài chính: (Tt) T(t) = Nguồn vốn chủ sở hữu * 100 Tổng nguồn vốn T(t)ĐN = 22,4 T(t)CN = 35,3 D T(t) = 35,5 – 22,4 = 12,9 >0 So với đầu năm, tỷ suất tài trợ của công ty tăng lên 12,9% chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn được nâng lên, do đó công ty nâng cao được tính độc lập trong việc tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ nợ tin tưởng một sự đảm bảo trả các món nợ đúng hạn. c) Đánh giá khái quát khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính là tốt, thì Công ty sẽ ít bị công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, không đảm bao thanh toán các khoản nợ. Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu dược nhiều đối tượng quan tâm nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế. Việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán sẽ là những thông tin rất hữu ích để đánh giá Công ty chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ta có thể lập bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Cách xác định Đầu năm Cuối năm 1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Tổng tài sản Tổng nợ phải trả 1,298 1,547 2. Hệ số thanh toán tạm thời TSLĐ và ĐTDH Tổng nợ ngắn hạn 1,253 1,497 3. Hệ số thanh toán nhanh Tài sản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 0,008 0,004 -Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đạt [1,298 ; 1,547] So với đầu năm, hệ số này tăng lên 0,249 lần. Như vậy, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty tương đối ổn định. Trong năm, Công ty đã tăng cường thanh toán các khoản nợ phải trả là (7.276.435.045 – 5.694.977.613) = - 1.581.457.432đ. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn đủ tài sản đảm bảo thanh toán các khoản nợ. So với mức trung bình ngành là 3,2 thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát thấp hơn 1,653 lần. Như vậy khả năng thanh toán tổng quát của Công ty chưa thật tốt. Công ty cần có những biện pháp để điều chỉnh tăng hệ số này lên bằng với mức trung bình ngành. Việc tăng khả năng thanh toán tổng quát trước hết công ty cần phải tăng sản xuất tăng nguồn thu nhập để đầu tư thêm tài sản. Bên cạnh đó, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. -Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [1,253 ; 1,497] Đầu năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,253đ giá trị TSLĐ thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,497đ giá trị TSLĐ, tăng 19,4% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán hiện thời cả ở đầu năm và cuối năm. Khả năng này có xu hướng tăng lên. So với mức trung bình ngành là 2 thì hệ số này thấp hơn 0,503 lần, chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty cũng vẫn chưa đáp ứng tốt. Tuy nhiên, với hệ số này vốn lưu động sẽ ít bị ứ đọng do không có quá nhiều nợ phải thu của khách hàng và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhưng công ty cần phải điều chỉnh cho phù hợp với mức qui định của ngành để có thể tăng khả năng thanh toán hiện thời lên. Trong một số trường hợp, hệ số này không phản ánh chính xác được khả năng thanh khoản bởi hàng tồn kho của công ty rất đa dạng, nhiều chủng loại vì vậy công ty rất khó chuyển đổi chúng thành tiền để trả nợ. Bởi vậy chúng ta cần quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty. Hệ số này sẽ cho ta biết khả năng thanh toán thực sự của công ty. -Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,008 ; 0,004] Qua phân tích, ở cả đầu năm và cuối năm, với tỉ trọng vốn bằng tiền nhỏ hơn các khoản nợ ngắn hạn nên doanh nghiệp không thể đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Hệ số này có xu hướng giảm so với đầu năm. Nhìn chung, hệ số này quá thấp sẽ làm cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán công nợ. (< 0,1) Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2002 chưa thật tốt so với mức trung bình của ngành đặt ra. 2.2. Phân tích khả năng hiệu quả sử dụng vốn lưu động Ta có bảng chỉ tiêu sau: Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Hiệu quả sử dụng VLĐ 1. Doanh thu thuần 2. VLĐ bình quân 3. Lãi thuần trước thuế 4. Số vòng luân chuyển VLĐ 5. Độ dài một vòng luân chuyển 6. Sức sinh lời của VLĐ 7. Hệ số đảm nhiệm của VLĐ 25.155.558.057 6.250.689.354 10.416.667 4,02 89,5 0,001 0,248 25.936.547.949 8.646.444.882 41.846.018 3,01 119,6 0,004 0,332 Giảm Giảm Tăng Giảm Qua kết quả tính toán trên cho thấy, so với năm 2001, năm 2002 công ty sử dụng VLĐ chưa có hiệu quả. Bằng bốn chỉ tiêu trên dễ dàng nhận thấy rằng hiệu quả sử dụng của VLĐ liên tục giảm. 2.3. Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh và lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản phẩm đem lại. Tỷ suất doanh lợi doanh thu = x100 Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần ứng dụng vào công ty (thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) ta xác định dược chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty như sau: Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2001 0,0004% = 0,0016% = Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2002 Tỷ suất doanh lợi doanh thu năm 2002 tăng so với năm 2001. Đây là một cố gắng lớn của công ty trong việc tăng lợi nhuận, tăng khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. Nhưng so với mức trung bình ngành thì tỷ suất này quá thấp, thể hiện khả năng sinh lời của doanh thu là chưa có hiệu quả. Xét ở cả hai năm, tỷ suất doanh lợi doanh thu này nhỏ nên doanh nghiệp cần có biện pháp kinh doanh tốt hơn để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn. 2.4. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu phản ánh lợi nhuận tạo ra trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu hay nói cách khác là công ty sẽ có được bao nhiêu lợi nhuận bằng nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Tỷ suất Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi tức thuần Vốn chủ sở hữu bình quân Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta có thể xác định được doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty như sau: = Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu (2002) x100 = 1,6% 41.846.018 2.110.776.306 + 3.119.229.871 2 Điều này có ý nghĩa là 100đ vốn mà chủ sở hữu đầu tư mang lại 1,6đ lợi nhuận sau thuế. So với mức trung bình ngành là 12,5% tỷ suất này còn thấp. III- Đánh giá chung về hoạt động tài chính của công ty giai đoạn 2001-2002 1. Ưu điểm Nhờ vào công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty có thể đánh giá được những ưu thế và tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tiếp cận với tình hình tài chính tại công ty trên cơ sở hệ thống tài chính năm 2001- 2002, với tư cách là một sinh viên chuyên ngành kế toán và quản trị kinh doanh, em có một số đánh giá về tình hình tài chính tại công ty như sau: Trong những năm gần đây, hiệu quả kinh doanh của công ty luôn cao hơn thể hiện ở lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hơn so với khả năng sinh lời của toàn bộ tổng vốn chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. 2. Tồn tại và nguyên nhân Khi phân tích tình hình tài chính, bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn có những tồn tại cần cố gắng điều chỉnh. Vốn bằng tiền của công ty chiếm một tỷ lệ rất thấp, chưa đáp ứng được khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh của công ty. Khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng cao. Đó là kết quả của chính sách nới rộng thời hạn thanh toán để kích thích tiêu thụ. Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều gây nên tình trạng ứ đọng vốn trong khâu lưu thông làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do bị khách hàng trả chậm đã buộc công ty phải đi vay ngắn hạn hay đi chiếm dụng vốn của các đối tượng khác để trả cho nhà cung cấp theo đúng thời hạn trên hợp đồng. Khoản phải trả người bán là ít so với khoản phải thu người mua của doanh nghiệp ở cả cuối kỳ và đầu năm. Nếu so sánh với khoản phải thu thì công ty đi chiếm dụng nhiều hơn, khả năng thanh toán nợ của công ty chưa cao. Hơn nữa, do số vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền của công ty thấp làm cho khả năng thanh toán nhanh cũng như các hoạt động đầu tư nhanh vào lĩnh vực kinh doanh có chu kỳ ngắn của công ty bị hạn chế. Đây là một điểm yếu trong hoạt động tài chính và là yếu thế trong cạnh tranh. Vì muốn cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước thì điều cần thiết cho một doanh nghiệp là mức độ độc lập về mặt tài chính phải cao, có khả năng đáp ứng đầy đủ các khoản nợ của mình. Trong những năm gần đây, công ty đã dành nhiều lợi nhuận để lại để tái đầu tư cho nguồn vốn kinh doanh tương đối lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng được bổ sung đáng kể. Tuy nhiên, công ty vẫn chỉ đảm bảo tài trợ đủ cho TSCĐ và một phần TSLĐ. Phần còn lại buộc công ty phải huy động từ bên ngoài để bù đắp. Như vậy, tỷ lệ vốn vay và vốn chiếm dụng là cao so với ngành. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty trên doanh thu thuần chưa cao. Đặc biệt chỉ tiêu tỉ suất doanh lợi doanh thu của công ty chiếm tỷ lệ rất nhỏ chứng tỏ lợi nhuận thu được trên 1đ doanh thu thuần là rất thấp. Chương III. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập. Từ ví dụ công ty TNHH TM SaNa có thể dễ dàng nhận thấy rằng những khó khăn mà công ty gặp phải cũng là những khó khăn chung của các doanh nghiệp thương mại tư nhân. Bằng những phân tích trên, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình bắt kịp với nền kinh tế thế giới: 1. Thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong xu thế hội nhập và tự do hoá thương mại quốc tế. Hàng năm nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện chinh sách thuế nhập khẩu, xuất khẩu góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu điều tiết tiêu dùng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập tự do hoá thương mại: Mức thu thu còn cao, biểu thuế còn nhiều thuế xuất rồi những bất cập trong tổ chức thực hiện làm giảm hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, vì vậy cần thiết phải bổ sung hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu. - Đối với thuế xuất khẩu: Chỉ thu đối với các mặt hàng xuất khẩu mà Việt Nam đã có thị trường ổn định hoặc nguyên liệu thô cần cho sản xuất trong nước như qoặng thô, phế liệu kim loại điều chỉnh theo hướng giảm và tiến tới bỏ thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng như may mặc, da giầy, nông sản chế biến để khuyến khích xuất khẩu. - Đối với thuế nhập khẩu: Giảm bớt mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất để phù hợp với điều kiện hội nhập, về lâu dài mức thuế phù hợp với yêu cầu của AFTA là 0%– 5%, nhưng trước mắt ta phải giảm dần, song với các mặt hàng, nước ta không có tiềm năng lợi thế và chưa có khả năng sản xuất trong nước những năm sắp tới – những mặt hàng là nguyên vật liệu quan trọng và chủ yếu cho sản xuất các ngành có thế mạnh cạnh tranh XKthì cần xây dựng mức thuế nhập khẩu thấp hơn nước bảo hộ, biểu thuế nhập khẩu hoàn thiện là 8 mức: 0%, 3%, 5%, 10%, 20%, 30%, 40%, 50%. Đồng mức thuế suất cao nhất là 60% giảm xuống còn lại 50%. Cần xác định rõ mức thuế nhập khẩu tạm thời cho các loại hàng hoá đặc biệt trong luật thuế hiện nay chưa có quy định mức thuế tạm thời đối với một số hàng nhập khẩu quá thấp so với so với giá cả của hàng hoá nhằm gây rối hoặc mang tính chất đe doạ sự phát triển sản xuất trong nước, vì vậy cần phải qui định về thuế xuất tạm thời chống lại tình trạng bán phá giá, bảo hộ giá để nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó phải tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng vận dụng về chuyên môn và pháp luật của các cán bộ. Nên chú ý tới việc gắn trách nhiệm lợi ích vật chất đối với cán bộ, đổi mới trang bị phương tiện làm việc của đội ngũ tuần tra chống buôn lậu, trốn thuế. Cải tiến qui trình thuế xuất– nhập khẩu, góp phần thúc đẩy xuất nhập khẩu, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. 2. Thương mại điện tử và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam Trong những năm gần đây, có thể coi là những năm phát triển và diễn ra những thay đổi vô cùng to lớn của thương mại toàn cầu dựa trên Internet. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của chính phủ các nước, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Doanh số buôn bán thông qua mạng toàn cầu trong năm 1999 đã đạt con số hàng trăm tỷ USD, vì vậy Việt Nam cần thiết phải hội nhập vào thương mại điện tử. Theo thống kê của bộ thương mại cho đến nay mới chỉ có 2% doanh nghiệp Việt Nam có website riêng, 8% doanh nghiệp mới bắt đầu nghiên cứu và áp dụng thương mại điện tử trong đó hầu hết các doanh nghiệp tư nhân chưa tham gia. Các doanh nghiệp thương mại tư nhân cần xúc tiến quá trình tham gia thương mại điện tử vì những lợi ích to lớn của nó. Trước mắt đó là khoản đầu tư không mấy tốn kém, cần đăng ký website riêng và thường xuyên cập nhật thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docR0168.doc
Tài liệu liên quan