Việc xác định thành lập khoảng bao nhiêu Toà án sơ thẩm khu vực cần dựa trên những tiêu chí nhất định như: số lượng các loại vụ án xảy ra; quy mô về địa giới hành chính; số lượng dân cư, địa bàn khu vực địa lý và điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực dự kiến sẽ thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, trong đó số lượng các vụ án dự định cho mỗi đơn vị Toà án sơ thẩm khu vực và giới hạn địa bàn khu vực địa lý là những tiêu chí cơ bản. Theo thống kê, số lượng bình quân các vụ án một năm của Toà án cấp tỉnh cỡ trung bình là khoảng 900 vụ. Nếu lấy tiêu chí về số vụ án là từ 900 vụ trở lên và có tính đến quy mô, mức độ tập trung dân cư lớn, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thì có khoảng 70 đơn vị Toà án cấp quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể chuyển đổi thành Toà án sơ thẩm khu vực.
Ở khu vực các huyện đồng bằng, có thể sáp nhập hai đơn vị Toà án cấp huyện có số lượng giải quyết các vụ án hiện nay khoảng 300 vụ / năm /đơn vị để thành lập một Toà án sơ thẩm khu vực với số lượng các vụ án phải giải quyết khoảng 500 vụ /năm, tương đương với số vụ án bình quân của một Toà án cấp tỉnh cỡ nhỏ là hợp lý, phù hợp với quy mô dân số và giới hạn địa bàn hành chính cấp huyện ở khu vực này. Theo thống kê, có khoảng 80 Toà án cấp huyện hiện nay có thể chuyển đổi thành 40 Toà án sơ thẩm khu vực. Các đơn vị còn lại có số vụ án trên dưới 200 vụ án / năm, thì có thể chuyển đổi 03 đơn vị thành 01 Toà án sơ thẩm cấp khu vực.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
66% Thẩm phán cấp tỉnh và 20% Thẩm phán cấp huyện có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. Về phẩm chất đạo đức, 100% Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp là Đảng viên, đa số đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đối với người cán bộ, đảng viên theo quy định. Trên thực tế, nếu tính theo định mức xét xử hiện nay quy định đối với Toà án cấp tỉnh, cấp huyện trên các địa bàn và tổng số lượng án phải thụ lý, xét xử với tỷ lệ gia tăng án hàng năm là 15%, trong vòng 5 năm tới ngành Toà án nhân dân cần bổ sung mỗi năm khoảng 1000 người, trong đó có khoảng 500 Thẩm phán, thì mới đáp ứng yêu cầu công tác xét xử. Tuy nhiên, vấn đề lo ngại không chỉ dừng ở việc thiếu số lượng mà vấn đề về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ Thẩm phán cũng đang được đặt ra trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế do trình độ, năng lực của đội ngũ Thẩm phán về ngoại ngữ và kiến thức pháp luật quốc tế còn nhiều hạn chế, trong khi đó đã bắt đầu phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp cả về hình sự, dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài.
Về cơ sở vật chất của các Toà án, do trong thời gian dài không được quan tâm đúng mức và do tình hình chia tách địa giới hành chính, cấp tỉnh, cấp huyện trong hơn 10 năm qua nên hiện nay trụ sở làm việc và hội trường xét xử của nhiều Toà án, nhất là ở cấp huyện còn thiếu thốn, chật chội, thậm chí có đơn vị vẫn chưa được cấp đất để xây dựng trụ sở mà phải thuê nơi làm việc và phòng xét xử. Bên cạnh đó, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động, chế độ chính sách đối với Toà án được cấp như định mức đối với cơ quan hành chính sự nghiệp chưa thực sự phù hợp với tính chất đặc thù của công tác xét xử, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả công tác của các Toà án.
Về hoạt động xét xử của các Toà án, trong những năm gần đây, số lượng các loại vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên tục gia tăng mạnh, trung bình mỗi năm tăng khoảng 15% làm cho công việc của các Tòa án ngày càng quá tải. Riêng năm 2007 (số liệu tính từ 1/10/2006 đến 30/9/2007), tổng các loại vụ án mà Tòa án nhân dân các cấp thụ 1ý, xét xử là 256.647 vụ, tăng 23.806 vụ so với năm 2006, trong đó Tòa án cấp huyện thụ lý, xét xử sơ thẩm 204.563 vụ; Tòa án cấp tỉnh thụ lý xét xử 45.821 vụ (bao gồm sơ thẩm 18.683 vụ, phúc thẩm 26.739 vụ và giám đốc thẩm, tái thẩm 399 vụ); Tòa án nhân dân tối cao thụ lý, xét xử 6.263 vụ (bao gồm phúc thẩm 5.747 vụ, giám đốc thẩm, tái thẩm 516 vụ) và xem xét, xử lý 10.999 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Những bất cập và tồn tại chính về tổ chức và hoạt động của hệ thống Toà án hiện nay
Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá về thực tiễn tổ chức và hoạt động của các Toà án nhân dân cho thấy một số tồn tại và bất cập chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, thẩm quyền xét xử của mỗi Toà án hiện đang được xác định vừa theo lãnh thổ, vừa theo tính chất các vụ việc và thủ tục giải quyết, xét xử các vụ án. Theo quy định của pháp luật tố tụng, thì Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, các Toà án cấp trên đều có thẩm quyền xét xử hỗn hợp hoặc vừa phúc thẩm, vừa giám đốc thẩm như của Toà án nhân dân tối cao, hoặc có đầy đủ cả ba thẩm quyền xét xử theo trình tự giải quyết một vụ án, đó là vừa xét xử sơ thẩm, vừa phúc thẩm, vừa giám đốc thẩm, tái thẩm như ở Toà án cấp tỉnh. Điều này là không thể hiện đúng, chính xác tính chất hoạt động, vai trò, vị trí của Toà án mỗi cấp quy định trong hệ thống Toà án. Trên thực tế, mặc dù đã từng bước tăng thẩm quyền xét xử cho các Toà án nhân dân cấp huyện, nhưng các Toà án nhân dân cấp tỉnh vẫn phải giải quyết số lượng không nhỏ các vụ án theo thủ tục sơ thẩm mà lẽ ra các vụ án này phải được xét xử, giải quyết ở Toà án cấp huyện với tư cách là Toà án sơ thẩm trong hệ thống Toà án. Các bản án, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh, về mặt lý thuyết và cả trên thực tế vẫn có thể bị huỷ bởi Toà án nhân dân tối cao nên làm hạn chế ý nghĩa pháp lý của chế định giám đốc thẩm; tái thẩm. Đối với Toà án nhân dân tối cao vẫn tiếp tục giải quyết, xét xử phúc thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị và trên thực tế, không ít các bản án, quyết định phúc thẩm của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã bị kháng nghị và bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bởi chính Toà án nhân dân tối cao vô hình trung đã làm ảnh hưởng đến vai trò, uy tín pháp lý của Toà án nhân dân tối cao với tư cách là cơ quan xét xử cao nhất trong hệ thống Toà án. Bên cạnh đó, việc pháp luật quy định chế định giám đốc thẩm, tái thẩm là nhằm tạo cơ chế khắc phục các sai lầm trong việc giải quyết, xét xử các vụ án và để thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử trên bình diện chung của cả hệ thống Toà án. Tuy nhiên, việc có quá nhiều cơ quan có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm (gồm 63 Toà án cấp tỉnh, 5 Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao và Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao), thì mục tiêu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật và xác định đường lối xét xử chung của chế định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, đã có những quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, hoặc thậm chí có trường hợp quyết định giám đốc thẩm của Toà chuyên trách Toà án nhân dân tối cao bị Hội đổng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ. Ngoài ra, việc có nhiều cấp giám đốc thẩm cùng với quy định không hạn chế về điều kiện kháng nghị và thủ tục không rõ ràng trong việc xem xét đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, một mặt làm cho việc giải quyết một vụ án kéo dài, thậm chí không có điểm dừng, mặt khác làm mất tính ổn định trong các phán quyết của Tòa án và ở một chừng mực nào đó làm vô hiệu hóa nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử.
Thứ hai, về nhiệm vụ và tổ chức công việc của Toà án các cấp, ở Toà án nhân dân tối cao vẫn còn nặng về xét xử phúc thẩm bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ rất quan trọng khác là giám đốc việc xét xử của các Toà án, tổng kết kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, quản lý các Toà án địa phương về tổ chức; Toà án nhân dân cấp tỉnh, tuy có vị trí là Tòa án cấp dưới, nhưng có vai trò vừa là Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, vừa là một cấp giám đốc thẩm, tái thẩm, ngoài ra còn có nhiệm vụ quản 1ý các Tòa án cấp huyện về tổ chức theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy, sức ép về công việc đối với Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng không phải nhỏ, nhất và đối với Toà án của các thành phố lớn. Đối với Toà án nhân dân cấp huyện, do được tổ chức ở đơn vị hành chính cấp huyện nên dàn trải, nhiều đầu mối, có nơi quá nhiều việc, có nơi lại quá ít việc.
Trên thực tế, những bất cập nói trên về tổ chức và hoạt động của các Toà án đang gây ra những trở ngại, khó khăn cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất và tổ chức công việc để nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác ở Toà án mỗi cấp và ở từng Toà án. Đối với các Toà án cấp huyện có khối lượng lớn về công việc (như các Tòa án thành phố, thị xã thuộc tỉnh của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất luôn là gánh nặng và là vấn đề bức xúc do xuất phát từ yêu cầu phải giải quyết một khối lượng công việc về chuyên môn quá lớn và ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương đó. Ngược lại, đối với những Toà án cấp huyện ở khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc có khối lượng công việc phải quyết không đáng kể nhưng vẫn phải bố trí đủ cán bộ theo cơ cấu tổ chức bộ máy của Toà án theo quy định và yêu cầu phải có trụ sở, phương tiện làm việc như các đơn vị khác nên đã gây ra lãng phí không đáng có về nhân lực và vật lực. Mặt khác, do được tổ chức theo đơn vị hành chính nên Toà án nhân dân cấp tỉnh và Toà án nhân dân cấp huyện được coi là các Toà án nhân dân địa phương, nên địa vị pháp lý của những Toà án cấp này chưa được xác định một cách chính xác, hợp lý và phù hợp với vai trò, vị trí của Toà án trong hệ thống bộ máy nhà nước. Cụ thể, Toà án nhân dân cấp tỉnh được xác định giống như một cơ quan cấp sở của tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện được xem như một cơ quan cấp phòng của huyện. Do đó, việc xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tổ chức của các Toà án còn chưa thực sự thoả đáng. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, Thẩm phán Toà án các cấp được quy định như các ngạch cán bộ, công chức hành chính nhà nước khác là không đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử và không tương xứng với vị trí, vai trò và tính chất hoạt động quan trọng của cơ quan Toà án trong bộ máy Nhà nước. Hiện tại, việc xây dựng, kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ và việc cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Toà án gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân có phần xuất phát từ những yếu tố bất cập mang tính khách quan nói trên.
Thứ ba, do các Toà án địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính, chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp nên thực tế cho thấy, nơi nào cấp uỷ và Hội đồng nhân dân quan tâm theo hướng tích cực và đúng quy định của pháp luật đến công tác tư pháp thì Toà án nơi đó có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng đội ngũ cán bộ và thực hiện nhiệm vụ xét xử được giao. Ngược lại, nơi nào cấp uỷ, Hội đồng nhân dân không quan tâm đúng mức tới công tác Toà án hoặc để xảy ra tình trạng buông lỏng sự chỉ đạo, giám sát hay can thiệp quá sâu vào việc xét xử của Toà án thì công tác Toà án gặp nhiều khó khăn, phức tạp.
3. Định hướng cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Toà án nhân dân
Việc triển khai thực hiện thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao trong thực tế, cần phải đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề cụ thể như: xác định nguyên tắc thành lập; vị trí và mô hình; nhiệm vụ, thẩm quyền; tên gọi; tiêu chí thành lập và xác định số lượng; cơ cấu tổ chức; biên chế; cán bộ và cơ sở vật chất; mối quan hệ với các cơ quan công tố và điều tra; mối quan hệ giữa các cấp Toà án; sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử; về việc bầu Hội thẩm nhân dân; quản lý về tổ chức đối với các Toà án; đưa ra các giải pháp và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra phương hướng giải quyết một số vấn đề cụ thể về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Toà án nhân dân.
3.1. Về Toà án sơ thẩm khu vực
- Nguyên tắc thành lập, nhiệm vụ, thẩm quyền và số lượng các Toà án sơ thẩm khu vực
Trong quá trình xây dựng Đề án, có quan điểm cho rằng có thể thành lập Toà án sơ thẩm khu vực ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một tỉnh hoặc khác tỉnh, vì trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/06/2005 chỉ nêu Toà án sơ thẩm cấp khu vực được tổ chức không phụ thuộc vào đơn vị hành chính và được thành lập ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, không xác định rõ là các huyện trong cùng một tỉnh hay ở các tỉnh khác nhau. Tuy nhiên, phương án mỗi Toà án sơ thẩm khu vực được thành lập trên cơ sở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện trong cùng một tỉnh sẽ bảo đảm và xác định được sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân một tỉnh nhất định đối với tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân cấp khu vực.
Toà án sơ thẩm khu vực được coi là Toà án cấp thứ nhất trong hệ thống Toà án, có nhiệm vụ và thẩm quyền chung là xét xử, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh- thương mại, tuyên bố phá sản, lao động, hôn nhân - gia đình, hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng. Bên cạnh thẩm quyền chung như nêu trên, thẩm quyền cụ thể của từng Toà án sơ thẩm khu vực sẽ được xác định theo quản hạt tư pháp và theo tính chất của những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án. Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính Trị, Toà án sơ thẩm khu vực là Toà án chuyên xét xử, giải quyết các vụ việc theo thủ tục sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm là chủ yếu, nhưng vẫn có nhiệm vụ xét xử sơ thẩm một số vụ án. Do vậy, vẫn cần phải có các quy định của pháp luật tố tụng về các loại vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp phúc thẩm. Việc xác định thẩm quyền theo vụ việc đối với các Toà án sơ thẩm khu vực cần phải có lộ trình hợp lý để vừa bảo đảm hoạt động bình thường của Toà án sơ thẩm khu vực khi mới thành lập, vừa bảo đảm yêu cầu của cải cách tư pháp.
Việc xác định thành lập khoảng bao nhiêu Toà án sơ thẩm khu vực cần dựa trên những tiêu chí nhất định như: số lượng các loại vụ án xảy ra; quy mô về địa giới hành chính; số lượng dân cư, địa bàn khu vực địa lý và điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực dự kiến sẽ thành lập Toà án sơ thẩm khu vực, trong đó số lượng các vụ án dự định cho mỗi đơn vị Toà án sơ thẩm khu vực và giới hạn địa bàn khu vực địa lý là những tiêu chí cơ bản. Theo thống kê, số lượng bình quân các vụ án một năm của Toà án cấp tỉnh cỡ trung bình là khoảng 900 vụ. Nếu lấy tiêu chí về số vụ án là từ 900 vụ trở lên và có tính đến quy mô, mức độ tập trung dân cư lớn, tốc độ phát triển kinh tế xã hội, thì có khoảng 70 đơn vị Toà án cấp quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thể chuyển đổi thành Toà án sơ thẩm khu vực.
Ở khu vực các huyện đồng bằng, có thể sáp nhập hai đơn vị Toà án cấp huyện có số lượng giải quyết các vụ án hiện nay khoảng 300 vụ / năm /đơn vị để thành lập một Toà án sơ thẩm khu vực với số lượng các vụ án phải giải quyết khoảng 500 vụ /năm, tương đương với số vụ án bình quân của một Toà án cấp tỉnh cỡ nhỏ là hợp lý, phù hợp với quy mô dân số và giới hạn địa bàn hành chính cấp huyện ở khu vực này. Theo thống kê, có khoảng 80 Toà án cấp huyện hiện nay có thể chuyển đổi thành 40 Toà án sơ thẩm khu vực. Các đơn vị còn lại có số vụ án trên dưới 200 vụ án / năm, thì có thể chuyển đổi 03 đơn vị thành 01 Toà án sơ thẩm cấp khu vực.
Đối với các khu vực miền núi, do có những đặc điểm khác với khu vực thành thị và đồng bằng như: về mật độ dân số thấp, trình độ phát triển kinh tế xã hội không cao, số lượng các vụ án không nhiều, địa giới hành chính thường rộng, cơ sở hạ tầng chưa phát triển ... nên cần có cách giải quyết khác cho phù hợp. Toà án sơ thẩm khu vực miền núi sẽ được thành lập trên cơ sở hợp nhất một số các Toà án cấp huyện, với số lượng các vụ án phải giải quyết một năm khoảng trên dưới 300 vụ, tương đương với số vụ án của một Toà án cấp tỉnh miền núi cỡ nhỏ hiện nay; trụ sở Toà án cấp huyện cũ vẫn được giữ lại làm trụ sở chi nhánh của Toà án sơ thẩm khu vực. Theo đó, có thể hợp nhất 03 Toà án cấp huyện thành một Toà án sơ thẩm khu vực. Mỗi Toà án sơ thẩm khu vực có một hoặc hai chi nhánh là địa điểm để thụ lý và xét xử, giải quyết các vụ án theo sự phân công của Chánh án Toà án sơ thẩm khu vực.
- Mối quan hệ giữa Toà án sơ thẩm khu vực và Toà án nhân dân cấp trên
Toà án sơ thẩm cấp khu vực có vị trí là Toà án cấp thứ nhất, có mối quan hệ tố tụng và quan hệ hành chính với Toà án nhân dân cấp trên. Bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm khu vực có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Toà án phúc thẩm (cấp tỉnh) sẽ xét xử theo thủ tục phúc thẩm; Toà án cấp có thẩm quyền sẽ xét xử, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đây là điểm mới trong thủ tục giám đốc thẩm, thể hiện ở chỗ Toà án cấp tỉnh không còn thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án cấp dưới (cấp huyện) như hiện nay. Trường hợp trong quá trình thụ lý, giải quyết các vụ việc, nếu có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án sơ thẩm khu vực, khiếu nại các quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Toà án sơ thẩm khu vực thì Chánh án Toà án cấp phúc thẩm có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài quan hệ tố tụng, giữa Toà án sơ thẩm khu vực và Toà án cấp trên có mối quan hệ về hành chính, tổ chức. Toà án sơ thẩm khu vực chịu sự chỉ đạo của Toà án cấp trên về các vấn đề tổ chức nhân sự; báo cáo thống kê, xét xử; dự toán, quyết toán kinh phí hoạt động. Về nguyên tắc, cơ quan cấp bộ nào được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ thì cơ quan đó thực hiện việc quản lý về tổ chức, nhân sự các đơn vị thuộc ngành mình phụ trách, bảo đảm đánhgiá được đúng đắn về phẩm chất, đạo đức và năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức trong ngành.
- Về sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân
Hiện nay, theo quy định về Đảng thì Toà án nhân dân cấp huyện nào chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng huyện đó và tổ chức cơ sở Đảng ở Toà án cấp huyện trực thuộc Đảng bộ cấp huyện; cấp uỷ Đảng của huyện quản lý, cho ý kiến khi đề bạt, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và Thẩm phán Toà án cấp huyện. Về mặt chính quyền, theo quy định của pháp luật, Chánh án Toà án cấp huyện báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp; Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; Thường trực Hội đồng nhân dân có chức năng phối hợp với Toà án nhân dân cấp tỉnh trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh lãnh đạo Toà án cấp huyện. Khi Toà án sơ thẩm khu vực được thành lập và hoạt động thì vẫn phải bảo đảm nguyên tắc có sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân. Do tổ chức của Toà án sơ thẩm khu vực theo hướng không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng vẫn trong đơn vị hành chính cấp tỉnh, nên có thể giao cho cấp uỷ Đảng thực hiện việc lãnh đạo và chỉ đạo, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc giám đối với hoạt động của Toà án cấp này. Tổ chức cơ sở Đảng của Toà án cấp này trực thuộc Đảng bộ Toà án nhân dân cấp tỉnh; còn Đảng bộ Toà án nhân dân cấp tỉnh trực thuộc tỉnh uỷ hoặc thành uỷ. Thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Toà án nhân dân tối cao trong việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm lãnh đạo Toà án sơ thẩm khu vực và Toà án cấp phúc thẩm; Chánh án Toà án nhân nhân khu vực báo cáo công tác trước Toà án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh báo cáo công tác của Toà án mình và Toà án sơ thẩm khu vực trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3.2. Về Toà án phúc thẩm
- Nguyên tắc thành lập, sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử
Toà án cấp phúc thẩm được tổ chức theo khu vực trên địa bàn của một số tỉnh hay theo địa giới hành chính của từng tỉnh là vấn đề được đặt ra trong quá trình xây dựng Đề án. Tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài cho thấy có nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Thái Lan ... thành lập Toà án phúc thẩm trên địa bàn của nhiều tỉnh. Theo tinh thần của Nghị Quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị, Toà án cấp phúc thẩm sẽ được thành lập theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, do vậy có thể thành lập Toà án cấp này theo khu vực trên một số tỉnh hoặc theo đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc tổ chức Toà án cấp phúc thẩm theo mỗi cách trên có những ưu và nhược điểm của nó. Nếu tổ chức Toà phúc thẩm theo khu vực thì có ưu điểm là giảm được đầu mối, tạo điều kiện tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ, công chức Toà án cấp phúc thẩm. Theo cách này thì có nhược điểm là khó xác định được cấp uỷ Đảng nào lãnh đạo, chỉ đạo và cũng khó xác định được Hội đồng nhân dân tỉnh nào giám sát hoạt động của Toà án phúc thẩm. Phương án thành lập Toà án phúc thẩm theo đơn vị hành chính cấp tỉnh tuy không giảm được đầu mối Toà án cấp phúc thẩm so với Toà án cấp tỉnh như hiện nay, nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định cấp uỷ Đảng và cơ quan dân cử thực hiện việc lãnh đạo và giám sát đối với tổ chức và họat động của Toà án cấp phúc thẩm.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta có nguyên tắc tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng và sự giám sát của cơ quan dân cử, nên theo chúng tôi có thể tổ chức Toà án phúc thẩm theo đơn vị hành chính cấp tỉnh, mỗi Toà án phúc thẩm có quản hạt tư pháp được giới hạn theo phạm vi địa giới hành chính như Toà án cấp tỉnh hiện nay. Như vậy, trên phạm vi cả nước sẽ thành lập 63 Toà án phúc thẩm, nội dung và cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và sự giám sát của Hội đồng nhân dân vẫn giữ nguyên như hiện nay.
- Vị trí, nhiệm vụ, thẩm quyền của Toà án phúc thẩm
Toà án phúc thẩm được xác định là Toà án cấp trên của Toà án sơ thẩm khu vực, cấp dưới của Toà án nhân dân tối cao, độc lập với các Toà án này trong giải quyết các vụ việc. Toà án phúc thẩm chịu sự quản lý, chỉ đạo của Toà án nhân dân tối cao, quản lý các Toà án sơ thẩm khu vực theo sự phân cấp của Toà án nhân dân tối cao. Theo Nghị quyết số 49/ NQ-TW của Bộ Chính trị, Toà án cấp phúc thẩm không còn chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm, Chánh án Toà án cấp này cũng không còn chức năng kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm và chủ trì các phiên họp của Uỷ ban Thẩm phán. Toà án cấp phúc thẩm xét xử theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm khu vực khi có kháng cáo, kháng nghị. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án của Toà án cấp phúc thẩm sẽ được xác định trên nguyên tắc những vụ án nào không thuộc thẩm quyền của Toà án cấp sơ thẩm khu vực thì thuộc thẩm quyền của Toà án phúc thẩm. Dự kiến các vụ án lớn trọng điểm về hình sự, các vụ án dân sự có đương sự hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài, các vụ việc khiếu nại đối với các quyết định hành chính liên quan đến chống bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh... trong khuôn khổ của WTO sẽ giao thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp phúc thẩm.
3.3. Về Toà án thượng thẩm
- Nguyên tắc thành lập, vị trí, thẩm quyền và số lượng Toà án thượng thẩm
Theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, Toà án nhân dân tối cao không còn thẩm quyền xét xử phúc thẩm, Toà án cấp tỉnh vẫn còn thẩm quyền xét xử sơ thẩm một số vụ án, do vậy cần phải thành lập Toà án thượng thẩm để xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị. Dự kiến trong giai đoạn đầu, 03 Toà phúc thẩm hiện nay được chuyển thành 03 Tòa thượng thẩm (1), sau đó tuỳ tình hình cụ thể để giữ nguyên, giảm hoặc tăng đầu mối các Toà án tượng thẩm. Toà án thượng thẩm là Toà án cấp dưới của Toà án nhân dân tối cao, nhưng độc lập với các Toà án này trong việc xét xử, giải quyết các vụ án.
Theo nguyên tắc Toà án thực hiện chế độ hai cấp xét xử, Toà án thượng thẩm sẽ có thẩm quyền xét xử các bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Về thẩm quyền theo lãnh thổ, dự kiến Toà án thượng thẩm được thành lập trên cơ sở các Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao hiện nay, quản hạt tư pháp của mỗi Toà án thượng thẩm về cơ bản vẫn được xác định như địa hạt tư pháp của mỗi Toà phúc thẩm tương ứng hiện nay. Tuy nhiên, trên cơ sở thực tiễn hoạt động, có thể điều chỉnh địa bàn xét xử giữa các Toà thượng thẩm với nhau cho phù hợp.
- Cơ cấu tổ chức, biên chế
Theo lộ trình và dự kiến trong tương lai, Toà án sơ thẩm khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm hầu hết các vụ việc; số lượng các vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh sẽ giảm; số lượng vụ việc xét xử phúc thẩm của Toà án thượng thẩm cũng sẽ giảm so với số lượng các vụ án xét xử phúc thẩm tại các Toà phúc thẩm thuộc Toà án nhân dân tối cao hiện nay. Theo dự tính, số lượng mỗi Toà án thượng thẩm sẽ phải giải quyết khoảng 1000 vụ /năm (hiện nay, 03 Toà phúc thẩm xét xử xử khoảng 5500 vụ /năm, trung bình mỗi Toà xét xử khoảng 1800 vụ /năm). Với số lượng các vụ việc như vậy và để chuyên môn hoá hoạt động xét xử, thì có thể xác định cơ cấu của Toà thượng thẩm bao gồm các Toà chuyên trách và bộ máy giúp việc. Về biên chế, theo tính toán về số vụ việc và cơ cấu tổ chức, mỗi Toà án thượng thẩm cần có khoảng 100 người, trong đó có từ 30- 35 Thẩm phán.
- Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự giám sát của cơ quan dân cử và quản lý về tổ chức
Toà án thượng thẩm có đặc thù về quản hạt tư pháp trên phạm vi nhiều tỉnh khác nhau, nên việc xác định sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự giám sát của cơ quan dân cử tỉnh nào còn có ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, Toà án thượng thẩm đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở. Tuy nhiên, theo phương án này thì sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự giám sát của cơ quan dân cử không phù hợp với tính chất, vị trí và địa bàn xét xét xử đặc thù của Toà án thượng thẩm. Do vậy, theo chúng tôi, Toà án thượng thẩm đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao; tổ chức Đảng của các Toà án thượng thẩm trực thuộc Đảng bộ Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Toà án thượng thẩm báo cáo công tác trước Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Chánh án Toà án nhân dân tối cao báo cáo công tác của toàn ngành Toà án trước Quốc hội. Chánh án Toà án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án thượng thẩm về mặt tổ chức như đối với các Toà phúc thẩm hiện nay, nhưng có phân cấp, uỷ quyền cho Chánh án Toà án thượng thẩm thực hiện một số công việc (như: biên chế, quản lý cán bộ, kinh phí và hoạt động) của Toà án cấp này.
3.4. Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân tối cao
- Vị trí, nhiệm vụ và thẩm quyền
Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Toà án nhân dân hiện hàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Một số biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của TAND huyện Thủy Nguyên – Tỉnh Hải Phòng.doc