Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay - Phương hướng và giải quyết

Lời nói đầu

Chương I: Khái quát chung về pháp luật xuất bản ở Việt Nam

I. Các đặc trưng cơ bản của quản lý Nhà nước và pháp luật về xuất bản

1. Nhận thức chung về xuất bản

2. Hiệu quả và các đặc trưng cơ bản về quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản

II. Vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản

1. pháp luật - phương tiện quản lý Nhà nước về xuất bản

2. Nội dung điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động xuất bản

Chương II: Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam và những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

I. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam

1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam.

2. pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam - Thực trạng.

II. Những yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xuất bản ở Việt Nam

1. Về mặt lý luận

2. Về mặt thực tiễn

Chương III: Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay - Phương hướng và giải quyết.

I. Hệ thống các quan điểm cơ bản đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản

II. Phương hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản

1. Phương hướng và đổi mới và hoàn thiện pháp luật.

2. Các giải pháp cơ bản nhằm đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản.

Kết luận.

Tài liệu tham khảo

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam hiện nay - Phương hướng và giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p càng đòi hỏi cấp thiết hơn. Việt Nam ta vốn là nước chậm phát triển, định hướng cho sự phát triển được đặt ra từ Đại Hội VI, tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá trong các Đại hội VII, VIII của Đảng cộng sản, theo tinh thần đổi mới. Hoạt động xuất bản cũng nằm trong sự đòi hỏi phát triển có mục tiêu. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên, định hướng cho việc hình thành hành lang pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất bản phát triển. Với ý nghĩa đó, mục này trình bầy những nội dung cần phải điều chỉnh bằng pháp luật. Từ này đến năm 2005, ngành xuất bản phải tạo ra được một bước phát triển cơ bản. Kết hợp những bước tiến tuần tự với những bước nhảy vọt, rút ngắn thời gian đuổi kịp các nước tiên tiến, không rời vào tình trạng bị tụt hậu xa hơn. Để thực hiện mục tiêu cơ bản đó, cần phát triển theo các định hướng sau: Một là : Đa dạng hoá và đa năng hoá các loại hình xuất bản phẩm, thoả mãn nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của bạn đọc Hai là : điều chỉnh hợp lý cơ cấu đề tài xuất bản, nâng cao số lượng, chất lượng xuất bản phẩm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Ba là: Các hình thức sở hữu và kinh doanh trong ngành xuất bản Bốn là: mở rộng thị trường xuất bản phẩm Năm là: Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành xuất bản. b. Quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các lính vực khác nhau của xuất bản. Các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xuất bản, từ hoạt động của các chủ thể xuất bản, in, phát hành, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm đến hoạt động của các chủ thể trong lập pháp, hành pháp và tư pháp là các nội dung đa dạng và phong phú cần được điều chỉnh bằng pháp luật. Các lĩnh vực khác nhau của xuất bản, phải được quản lý bằng pháp luật gồm nhóm các vấn đề chính sau: Vấn đề thứ nhất: quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức trong hoạt động xuất bản. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hoá đã cho họ quyền đó. Các Nhà nước đã ghi nhận các quyền tự nhiên và cơ bản của con người trong hiến pháp, các đạo luật và luật thành các quyền công dân. Đồng thời với các quyền, các nghĩa vụ tương ứng của công dân được phát sinh. Tuỳ theo chế độ chính trị - xã hội, mỗi Nhà nước có quy định rộng, hẹp vả cơ chế thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác nhau. ở Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân là một trong những nội dung cơ bản được ghi trong hiến pháp. Tư tưởng nhân văn về quyền con người được các nhà làm luật nêu ra từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, phát triển nó trong các bản Hiến pháp 1959, 1980 và Hiến pháp 1992. Trong các quyền của công dân, thì quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản đều được ghi nhận trong các bản Hiến pháp với các cấp độ khác nhau, theo sự tiến bộ của kỹ thuật lập pháp. Hiến pháp 1992, tại điều 69 đã ghi: “Công dân có quyền tự do ngôn luận...” Đó là quyền cơ bản của công dân. Vấn đề thứ hai: về xuất bản phẩm. Xuất bản phẩm là sản phẩm của hoạt động xuất bản, có thuộc tính riêng, và có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì vậy, pháp luật về xuất bản phải có quy phạm phù hợp để điều chỉnh, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt trái, cũng như ngăn ngừa sự độc hại từ nội dung của xuất bản phẩm. Những nội dung chủ yếu mà pháp luật về xuất bản phải đề cập là: - Khái niệm về xuất bản phẩm cần được duy danh định nghĩa rõ ràng. Trong đó phải chứa đựng các đặc trưng cơ bản, là thuộc tính của xuất bản phẩm. Việc làm này có ý nghĩa đặc biệt nhằm phân biệt xuất bản phẩm với một số loại hình gần gũi với xuất bản như báo chí, điện ảnh, video truyền hình. Mặt khác, sự chuẩn xác trong kỹ thuật lập pháp, đảm bảo cho quá trình hoạt động hành pháp và tư pháp đạt hiệu quả cao trong việc thi hành pháp luật. - Xuất bản phẩm với các đặc trưng riêng, nó có tác động lớn tới nhận thức, tư tưởng và tình cảm của con người. Vì vậy, các Nhà nước không thể để các cơ quan xuất bản muốn xuất bản gì cũng được. Để cho nhân dân có các món ăn tinh thần lành mạnh, không độc hại, phải nghiêm cấm xuất bản những nội dung nhất định. - Chế độ kiểm duyệt trong xuất bản có đặt ra hay không là một vấn đề hệ trọng liên quan đến tự do ngôn luận. Trong trường hợp có kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản thì tình thế và hoàn cảnh kiểm duyệt phải xác định rõ ràng. Làm như vậy nhằm ngăn chặn các hành vi lợi dụng của cơ quan hành pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân. Vấn đề thứ ba: điều kiện để trở thành chủ thể xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm. Việc ra đời các tổ chức trong mọi Nhà nước, đặc biệt ở Nhà nước pháp quyền phải thoả mãn các điều kiện cần và đủ. Vì vậy, việc ra đời các chủ thể về xuất bản, in và phát hành cũng phải được Nhà nước qui định cụ thể về điều kiện. Về lĩnh vực xuất bản: Với tính chất hoạt động chuyên nghiệp, và vị trí vai trò của nó trong đời sống xã hội, các điều kiện ra đời phải bao gồm nội dung sau: - Điều kiện về pháp nhân : pháp luật phải quy định được các loại pháp nhân thuộc đối tượng có thể đứng tên xin lập nhà xuất bản. - Điều kiện về sự phù hợp giữa tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản với chức năng, nhiệm vụ của pháp nhân đứng tên xin thành lập; - Điều kiện về nhân thân của người làm giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản. Về lính vực in và phát hành: Các điều kiện thành lập cơ sở in và phát hành cần chú ý nhiều đến vón hoạt động, và các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ và thiết bị, sản phẩm in. Tuy nhiên phải có điều kiện về mục tiêu, ngành nghề kinh doanh. Các điều kiện này rất quan trọng, nhằm ngăn ngừa việc in nhân bản các sản phẩm độc hại. Vấn đề thứ tư: các quy định về hoạt động xuất bản Khi trở thành chủ thể, các tổ chức xuất bản, in, phát hành được hoạt động theo hành lang do pháp luật xuất bản quy định. Quyền tự do và quyền chủ động của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành là quyền được làm tất cả những gì pháp luật xuất bản không cấm. Đó là mục đích của hoạt động lập pháp. Vì như vậy mới phát huy được các nguồn lực của cơ sở xuất bản. Đồng thời cho phép các cơ quan quyền lực Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật qui định, nếu không pháp luật không còn là phương tiện, mà trở thành mục đích của các cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề thứ năm: quyền và nghĩa vụ của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nhà nước với ba bộ phận hợp thành, gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan quyền lực này ra đời, tồn tại và hoạt động trong sự phối hợp có phân công phân nhiệm theo quy định của Hiến Pháp. Xuất bản là một hoạt động được các cơ quan của Nhà nước thực hiện vai trò quản lý như mọi hoạt động khác. Tóm lại, xuất bản là quá trình tổ chức các nguồn lực xã hội để sáng tạo ra các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật khoa học, sản xuất ra xuất bản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của xã hội. Vì vậy, xuất bản là “bà đỡ” của các sản phẩm văn hoá tinh thần, là phương tiện thực hiện việc lưu giữ, bảo tồn và phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Đồng thời nó là công cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và là vũ khí đấu trahh giai cấp trong xã hội có giai cấp. Xuất bản phẩm nói chung, sách nói riêng là một loại hàng hoá, nhưng là hàng hoá đặc biệt. Nội dung của nó tác động vào tư tưởng, tình cảm và nhận thức của con người. Vì vậy, xuất bản là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng, đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh. Những nhận thức chung về xuất bản được trình bầy ở phần này, nhằm làm rõ tính đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội trong xuất bản, đòi hỏi Nhà nước có pháp luật thích hợp để quản lý. Là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật có những đặc trưng riêng, bắt nguồn từ các quan hệ vật chất về xuất bản. Đó là: quản lý Nhà nước về xuất bản bằng pháp luật là mở đường cho hoạt động sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; là bảo tồn, phát triển nền văn háo dân tộc, hiện đại và nhân văn, tiếp thu tinh hoa văn hoá và tiến bộ về khoa học - công nghệ của nhân loại; là quản lý hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng đồng thời là hoạt động sản xuất kinh doanh. Chín vì vây, pháp luật là phương tiện tạo lập môi trường tự do sáng tạo, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các tác giả; đảm bảo cho xuất bản phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, loại trừ xuất bản phẩm độc hại, nâng cao hiệu quả công ty, kinh tế xã hội trong xuất bản, chống thương mại hoá xuất bản ; đồng thời là phương tiện bảo vệ lợi ích người tiêu dùng xuất bản phẩm. Chương 2 Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam và những yêu cầu đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. I. Thực trạng pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam. 1. Sự hình thành hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật ở Việt Nam Liền sau cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ Việt Nam dân chủ công hoà đã tuyên bố bảo đảm quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. Một năm sau (8-1946), trước tình hình chiến sự mở rộng ở miền Nam và đe doạ lan ra miền Bắc, nền độc lập mới giành được bị uy hiếp, Chính phủ xét cần và đã tạm thời đặt chế độ kiểm duyệt để đối phó với tình hình. Tháng 11/1946 Quốc hội họp kỳ thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, trong đó có quyền tự do xuất bản. “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản...”. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và củng cố miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Từ đó chế độ tự do xuất bản được thi hành rộng rãi, không có kiểm duyệt trước khi in. Để hợp thức hoá chế độ tự do xuất bản đã được thi hành trong 12 năm (1945-1957), ngày 18/6/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật số 003/SLt, về chế độ xuất bản, đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự phát triển nền xuất bản Việt Nam. Điều 1 Sắc luật đã ghi: “Quyền tự do xuất bản của nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Tất cả các xuất bản phẩm đều không phải kiểm duyệt trước khi xuất bản, trừ tình thế khẩn cấp, nếu Chính phủ xét cần”. Xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội, để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, hoà nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mơí. Hiến pháp 1992 và các đạo luật lần lượt ra đời, thể chế hoá nghị quyết Đại hội VI. Trong không khí lập pháp đó dự án Luật xuất bản đã được Quốc hội khoá IX kỳ hợp thứ ba thông qua ngày 7/7/1993. Như vậy, từ tháng 7/1993 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội về xuất bản ghi tại Luật xuất bản mởi. Những cơ sở pháp lý, hành lang pháp luật đã hình thành, tạo điều kiện cho hoạt động xuất bản phát triển, việc điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm soát và xử lý của các cơ quan tư pháp. Luật xuất bản ngày 7/7/1993 là đỉnh cao của pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, nó đã kế thừa được những giá trị tinh hoa của Sắc luật số 003/SLt, ngày 18/6/1957, tổng kết được thực tiễn lãnh đạo và quản lý xuất bản trong 36 năm (1957-1993) của Đảng và Nhà nước ta, đón nhận được những đòi hỏi mới của cơ chế kinh tế thị trường ở Việt Nam và nhu cầu hoà nhập trong cộng đồng quốc tế. 2. Pháp luật trong quản lý Nhà nước về xuất bản ở Việt Nam - thực trạng. Ra đời từ cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội, không ngừng lớn mạnh qua các giai đoạn. Tổ chức và hoạt động, của Nhà nước trên các lĩnh vực từ lập pháp đến hành pháp và tư pháp, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động, hiệu lực và chất lượng của bộ máy có nhiều tiến bộ rõ nét. Bên cạnh đó tổ chức và hoạt động của Nhà nước cũng còn bộc lộ nhiều khuyết điểm và yếu kém. Quản lý Nhà nước về hoạt động xuất bản là một bộ phận không tách rời tổ chức và hoạt động của Nhà nước. a. Về hoạt động lập pháp, lập quy Từ năm 1957 ở Việt Nam hoạt động xuất bản đã có các quy tắc xử sự trong các quan hệ xã hội ghi tại Sắc luật 003/SLt và sau đó là Luật xuất bản ngày 7/7/1993. Những cơ sở pháp lý đã hình thành, tạo điều kiện cho việc điều hành của cơ quản quản lý Nhà nước, việc kiểm soát xử lý của các cơ quan tư pháp. Tiến bộ nổi bật của hoạt động lập pháp, lập quy trong thời gian qua, đặc biệt từ 1992 đến nay là hệ thống pháp luật được tăng cường từng bước phù hợp với yêu cầu đổi mới hoạt động xuất bản. Luật xuất bản, pháp lệnh quyền tác gải, Bộ luật dân sự về quyền tác giả, 8 nghị định, quyết định của Chính phủ lần lượt được ban hành. Số lượng này là thoả đáng trong cố gắng chung của Quốc hội và Chính phủ về việc lập pháp, lập quy. Với tổng số ít ra là 30 văn bản kể trên, hành lang pháp luật mới về cơ bản được được hình thành. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, ý chí quản lý của Nhà nước đã được thiết lập. Quyền và nghĩa vụ của công dân và tổ chức trong hoạt động xuất bản đã được xác định rõ về mức độ và phạm vi hoạt động. Loại hình xuất bản phẩm, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đã được quy định phù hợp với yêu cầu phát triển và cơ chế mới. Vị trí, vai trò, tính chất của hoạt động xuất bản đã kế thừa Sắc luật 003/SLt và phát triển thêm một bước. Các chính sách lớn được hình thành trong cơ chế mới, đáp ứng phần nào đỏi hỏi của thực tiễn như: nhuận bút, tiền lương, đầu tư, tài trợ (trợ giá, đặt hàng), xếp hạng doanh nghiệp v.v... Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, hệ thống pháp luật và chính sách chưa đồng bộ. Trong một thời gian dài từ 1986 đến 1991, số văn bản Nhà nước ban hành chưa bằng 1/4 tổng số văn bản ban hành từ 1991 đến 1995. Thực tế này chứng tỏ sự bỡ ngỡ, lúng túng và buông lỏng của Nhà nước trong những măm đầu chuyển đổi cơ chế. Xã hội đã phải trả giá đắt cho sự yếu kém của công tác quản lý Nhà nước. Các nạn sách bắt đầu xuất hiện làm phá vỡ cơ cấu đề tài xuất bản. đó là các nạn sách Tầu, tướng số tử vi, truỵện cổ, cổ tích, tranh truyện, truyện tranh, sách dịch, sách tình dục, sách chuyên đề dạng tạp chí v.v... Các tư nhân tham gia vào hoạt động xuất bản, in, phát hành dẫn tới sự xuất hiện của các “nạn” và các “dịch” sách, thiếu sự quản lý Nhà nước. Các danh từ “sách đen”, “đầu nậu” được ra đời trong điều kiện thiếu các chuẩn mực pháp luật. Các nhà xuất bản thì coi “đầu nậu “ là cứu cánh trong khi các nhà quản lý thì phê phán gay gắt, nhưng không có quy định rõ ràng. Nhiều vấn đề cần được giải thích, hướng dẫn và cụ thể hoá Luất xuất bản vẫn chưa được khởi thảo, ban hành như : việc phổ biến tác phẩm của tổ chức, công dân Việt Nam ra nước ngoài và việc xuất bản, in, phát hành của tổ chức, người nước ngoài ở Việt Nam ; về hoạt động ngành in và phát hành; về chính sách đối với hoạt động xuất bản ; quy chế hoạt động xuất bản; Luật xuất bản có những điều dừng lại ở việc định tính, chưa lượng hoá và cụ thể hoá. Trong khi đó các văn bản dưới luật lại không có giải thích, hướng dẫn và quy định gì thêm. Vì vậy khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc phạm vị của vấn đề đặt ra rất bị hạn chế. Tình trạng tuỳ tiện, kể cả khả năng lợi dụng trong quá trình thi hành của các chủ thể từ tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xuất bản, đến các công chức quản lý điều hành Nhà nước, công chức hoạt động tư pháp rất dễ xảy ra. Một số điều khoản được quy định rõ ràng, nhưng khả năng thực thi rất hấp dẫn. Ngay việc dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành đã lúng túng, khó xử lý, việc áp dụng, thực hiện càng khó hơn. Nguyên nhân khách quan của những hạn chế kể trên là: - Nhiều luật được ban hành, nhưng lại ban hành trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế. Nhà nước pháp quyền của nền kinh tế thị trường là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam. - Việc nghiên cứu, trình và thông qua dự án luật về các lĩnh vực văn hoá, sản phẩm văn hoá tinh thần khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với các lĩnh vực sản phẩm vật chất thuần tuý. Về mặt chủ quan, có các nguyên nhân chính sau: - Kinh nghiệm và kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong thời gian làm việc tại các ký hợp ngàoi việc xem xét và quyết định nhiều vấn đề khác của đất nước. - Nhà nước ta chưa đổi mới việc ban hành luật; Luật xuất bản được ban hành nhưng nhiều tháng sau mới ban hành được các văn bản dưới luật. Tới kỳ họp thứ mười Quốc hội khoá IX mới thông qua Luật ban hành các quy phạm pháp luật. b. Về tổ chức và hoạt động quản lý Nhà nước Về tổ chức quản lý Nhà nước Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, hay nói cách káhc cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về xuất bản là Chính phủ. Là cơ quan có thẩm quyền chung, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc điều hành và quản lý hoạt động xuất bản trong cả nước. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan có thẩm quyền chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, trước Thủ tướng Chính phủ trong việc điều hành và quản lý hoạt động xuất bản tại địa phương. Bộ văn hoá - thông tin là cơ quan của Chính phủ, có thẩm quyền riêng đối với hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Các Sở văn hoá - thông tin là cơ quan thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thẩm quyền riêng về quản lý hoạt động xuất bản thuộc địa phương và vùng lãnh thổ. Ưu điểm nổi bật và xuyên suốt quá trình từ khi hình thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xuất bản đến nay, hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước là một hệ thống có cơ cấu thống nhất từ trung ương đến địa phương. Việc thay đổi tên gọi của các cơ quan có thẩm quyền chung như: Chính phủ, Hội đồng bộ trưởng, rồi Chính phủ, thay đổi tên gọi của cơ quana có thẩm quyền riêng là Văn hoá, rồi Văn hoá - thông tin cũng không thay đổi một cơ cấu quản lý về xuất bản ổn định, thống nhất đã được hình thành từ trung ương đến địa phương. Khi đánh gía về tổ chức quản lý, chúng ta không thể quên được sự biến động lớn về việc tách, nhập văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch trong một thời gian rất ngắn. Việc làm này của Nhà nước ít nhiều gây sự đình trệ, chờ đợi của cơ sở trong quản lý Nhà nước về xuất bản. Hoạt động của Cục xuất bản, Sở văn hoá - thông tin bị hạn chế khi phát sinh vấn đề cần sự chỉ đạo, quyết định sớm của Bộ. Việc tách nhiệm vụ quản lý báo chí ra khỏi Cục xuất bản, việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý in, phát hành về Cục xuất bản đòi hỏi phải có thời gian sắp xếp, bố trí bộ máy và cán bộ. Sự xáo trộn này dẫn đến tình trạng chờ đợi, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động xuất bản. c. hoạt động tư pháp Trong những năm qua, hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật xuất bản sôi động hẳn lên. Là một lĩnh vực sản xuất các sản phẩm tinh thần, trong công cuộc, đổi mới, hoạt động xuất bản có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là vấn đề nội dung xuất bản. Nhân danh đổi mới, tổ chức xuất bản và tác giả có tể công bố những tác phẩm trái với đạo lý, pháp luật, đường lối, chính sách. Ngược lại, nhân danh sự kiên định, việc truyền bá tư tưởng bảo thủ, lỗi thời cũng là một khuynh hướng. Các quan điểm, trào lưu được dịp công khai ở thời đổi mới. Chính vì vậy, các cơ quan bảo vệ an ninh, kinh tế, điều tra xét hỏi, kiểm sát đã tăng cường hoạt động. Hoạt động âm thầm, chủ động có hiệu quả của lược lượng an ninh văn hoá, công an quản lý các ngành nghề đặc biệt trong thời gian đã góp phần bảo vệ sự lành mạnh, trật tự cho hoạt động xuất bản phát triển. Tuy vậy chúng ta cũng có thể thấy một số vấn đề cần nghiên cứu xử lý phù hợp: - Sự phối hợp giữa Ngành Văn hoá - Thông tin với hải quan, nội vụ, thương mại trong việc quản lý xuất nhập văn hoá phẩm chưa đồng bộ và chặt chẽ, nên một số “rác phế thải văn hoá” đang còn nằm trong khá nhiều ở một số hải cảng. Số tuồn ra ngoài đầu độc xã hội chưa biết là bao nhiêu, những loại gì. - Việc thực hiện thẩm quyền kiểm tra, giám sát, bảo vệ pháp luật của các cơ quan thuộc khối nội chính (công an, kiểm sát, toà án, thuế vụ, hải quan v.v...) và sự tôn trọng quyền chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở xuất bản là quan hệ cần thể hiện sự rạch ròi và công minh của pháp luật. - “Rác phế thải văn hoá” là những ổ dịch bệnh, đã được Quốc hội nhắc đến, dư luận xã hội phê phán mạnh mẽ, trong khi các quy phạm pháp luật đã được ban hành, các hành vi vi phạm đã diến ra, thậm chí có trường hợp các đương sự đã bị bắt, tại sao chưa có vụ xử án nào. Việc phạt hành chính, “phạt tồn tại” là phổ biến. - Thanh tra chuyên ngành xuất bản chưa được hình thành. Nếu có hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động xuất bản trong cả nước, thì cũng không đủ tai mắt để kiểm soát, vì vậy phải tăng cường giáo dục ý thức pháp luật cho các chủ thể tham gia các quan hệ xuất bản, cho công dân là những người thợ in, người phát hành, người làm xuất bản. d. Về sự lãnh đạo của Đảng Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp 1992 ghi nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hoạt động văn hoá, văn nghệ được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ hơn. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trước hết ở việc định hướng mục tiêu phát triển, cơ chế hoạt động. Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, VIII đã đặt cơ sở cho việc đổi mới hoạt động văn hoá văn nghệ. Các nghị quyết, chỉ thị của Bộ chính trị, Ban chấp hành Truing ương, Ban bí thư từng bước cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội. Có thể nói chưa bao giờ Đảng có nhiều văn hiện để lãnh đạo hoạt động văn hoá văn nghệ nói chung, xuất bản nói riêng như trong thời gian vừa qua. Ban chấp hành trung ương có riêng một nghị quyết về văn hoá, văn nghệ (NQ4). Những quan điểm, đường lối, chính sách và ý kiến chỉ đạo đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành (như phần lập pháp, lập quy đã trình bày). Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện khá rõ trong việc chuẩn bị nội dung dự án Luất xuất bản, đặc biệt đối với những vấn đề gay cấn như xuất bản tư nhân, tính chất của hoạt động xuất bản, xuất bản sách tôn giáo, xuất bản nhất thời.... Điều đáng khẳng định ở đây chính là sự phù hợp giữa ý chí của Đảng với ý chí của Quốc hội. Vì vậy, Luật xuất bản đã thể hiện, và thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là biên tập viên được Đảng rất quan tâm. Từ khi hình thành việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xuất bản, công việc này được đặt tại một trường thuộc hệ trường Đảng. Từ trường đại học nhân dân đến Đại học tuyên giáo, nay là Phân viện báo chí và tuyên truyền, thuộc học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nhiều khoá đào tạo dài hạn, chính quy, tại chức đã ra trường và đang là lực lượng biên tập nòng cốt tại các nhà xuất bản. Tuy nhiên cũng còn một số vấn đề cần phải làm rõ ở các tổ chức Đảng trong việc tham mưu cho sự lãnh đạo của Đảng. Với vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động xuất bản, nhưng các tổ chức Đảng được giao nhiệm vụ (Ban tư tưởng văn hoá trung ương, Ban tuyên giáo các tỉnh, thành phố ) không đủ điều kiện và phương tiện để thực hiện, đặc biệt là lĩnh vực đề tài và nội dung xuất bản. Từ chỗ xem xét chặt chẽ kế hoạch xuất bản với chế độ nhận sách thường xuyên để học kiểm tra những năm trước đây, đến chỗ không nắm được phương hướng mục tiêu hoạt động của các nhà xuất bản, phải tìm sách để đọc khi có dư luận, nhằm giữ vững vai trò của Đảng trong việc kiểm tra đề tài, nội dung xuất bản. Tóm lại, hoạt động quản lý Nhà nước về xuất bản trong những năm qua đã có bước tiến đáng kể từ khâu lập pháp, đến hành pháp và tư pháp. Nhưng pháp luật chỉ đi vào cuộc sống khi chúng ta đề cao pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều đó có nghĩa những tổ chức và cá nhân tham gia các quan hệ xã hội về xuất bản phải có văn hoá pháp luật, có ý thức chấp hành Luật xuất bản. Muốn vậy, Luật xuất bản phải được tuyên truyền sâu rộng. Các tổ chức Đảng và đảng viên, các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, phải điều khiển và quản lý xã hội theo luật, tuỳ theo cương vị hoạt động của mình. Với tư cách là một công dân, đồng thời làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước, trước hết phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình, bất kể làm ở cơ quan hành pháp hay tư pháp. Tất cả các hoạt động quản lý Nhà nước về xuất bản được thực hiện trên cơ sở Luật xuất bản và các luật liên quan đã được Quốc Hội thông qua. II. Những yêu cầu đổi mới, hoàn thiện pháp luật về xuất bản ở Việt Nam Là phương tiện quan trọng hàng đầu của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, pháp luật phải là những chuẩn mực chung, có giá trị thực tế trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng mọi dự án luật đều được ban hành trong một thời điểm nhất định, trong khi cuộc sống muôn hình muôn vẻ, ở đó các quan hệ xã hội nhằm trong quá trình chuyển dịch theo các quy luật phát triển của xã hội, đặc biệt trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về xuất bản được đặt ra như một tất yếu. Có thể xem xét các yêu cầu hoàn thiện pháp luật xuất bản về phương diện lý luận và thực tiễn sau: 1. Về mặt lý luận - Nhận thức thế giới khách quan là một quá trình trong đó việc tiếp cận được các quy luật khách quan phải trải qua nhiều nấc thang, từ xa tới gần, từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất. Dù khó khăn và phức tạp trong việc nhận thức thế giới, nhưng không có gì là “bất khả tri” đối với con người. Chỉ có thể là chưa biết, chứ không có cái gì là loài người không biết. Như

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0021.doc