Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

MỤC LỤC 1

I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TTĐB 2

1. Đối tượng chịu thuế 2

2. Đối tượng nộp thuế TTĐB 2

II. CÁC TRƯỜNG HỢP HÀNG HOÁ KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ TTĐB 3

III. THUẾ SUẤT THUẾ TTĐB 5

IV.CÁCH TÍNH THUẾ 7

V. THỰC TRẠNG 10

VI.MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN 11

TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆTMẫu số: 01/TTĐB 13

Tài liệu tham khảo 14

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và các trường hợp hàng hoá không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ TTĐB 1. Đối tượng chịu thuế 1.1. Hàng hoá: a. Thuốc lá điếu, xì gà; b. Rượu; c. Bia; d. Ôtô dưới 24 chỗ ngồi; đ. Xăng các loại, nap - ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; e. Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; g. Bài lá; h. Vàng mã, hàng mã. 1.2. Dịch vụ: a. Kinh doanh vũ trường, mát - xa (Massage), Ka - ra - ô - kê (Karaoke); b. Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot); c. Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; đ. Kinh doanh xổ số. 2. Đối tượng nộp thuế TTĐB là tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) có sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. - Tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ bao gồm: + Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật hợp tác xã; + Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính tri - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác; + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. II. CÁC TRƯỜNG HỢP HÀNG HOÁ KHÔNG PHẢI CHỊU THUẾ TTĐB 1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất. 2. Hàng hoá do cơ sở sản xuất bán hoặc uỷ thac cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu theo hợp đồng kinh tế. 3. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. 4. Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau: - Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. - Quà tặng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. Quà tặng được xác định theo mức quy định của Chính phủ hoặc của Bộ Tài chính. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chinh Phủ Việt Nam quy định phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. - Hàng hoá mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thế nhập khẩu của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam. 5. Hàng hoá chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam theo các hình thức: - Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; - Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vao kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; - Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngành, địa phương được thủ tướng chính phủ cho phép. 6. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu. 7. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định. 8. Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. 9. Hàng hoá nhập khẩu để bán tại các của hàng kinh doanh hàng miễn thuế ở các cảng biển, sân bay quốc tế, bán cho các đối tượng được hưởng chế độ mua hàng miễn thuế theo quy định của Chính phủ. III. THUẾ SUẤT THUẾ TTĐB Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 149/2003/NĐ-CP của Chính phủ, thuế suất TTĐB được áp dụng cụ thể như sau: STT Hàng hoá, dịch vụ Thuế suất (%) I Hàng hoá 1 Thuốc lá điếu, xì gà a) Xì gà 65 b) Thuốc lá điếu - Năm 2006 – 2007 55 2 Rượu a) Rượu từ 40 độ trở lên 65 b) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ 30 c) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc 20 3 Bia a) Bia chai, bia hộp 75 b) Bia hơi, bia tươi - Năm 2006 – 2007 30 4 Ô tô a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 50 b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30 c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi (Bao gồm cả xe thiết kế vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe lam) 15 5 Xăng các loại, nap-ta (naptha), con-đen-sát (condensate), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng để pha chế xăng 10 6 Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 15 7 Bài lá 40 8 Vàng mã, hàng mã 70 II Dịch vụ 1 Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê 30 2 Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot) 25 3 Kinh doanh giải trí có đặt cược 25 4 Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 10 5 Kinh doanh sổ xố 15 Thuế suất thuế TTĐB không phân biệt hàng hoá nhập khẩu hay hàng hoá sản xuất trong nước. Việc áp dụng thuế suất thuế TTĐB đối với một số hàng hoá, dịch vụ trong Biểu thuế được quy định cụ thể như sau: 1. Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu thuộc nhóm thuế suất 65% là loại thuốc lá điếu sử dụng khối lượng nguyên liệu sợi thuốc nhập khẩu chiếm tỷ lệ từ 51% trở lên so với tổng khối lượng nguyên liệu sợi thuốc dùng cho sản xuất sản phẩm đó. 2. Mặt hàng rượu thuốc áp dụng thuế suất 15% không phân biệt theo độ cồn. Cơ sở sản xuất rượu thuốc phải có giấy phép sản xuất rượu thuốc và giấy chứng nhận đăng ký tên, nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm rượu thuốc do cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với rượu thuốc nhập khẩu phải được cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định là rượu thuốc. Nếu không có đủ những giấy tờ quy định trên đây thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải nộp thuế TTĐB theo thuế suất của các loại rượu có độ cồn tương ứng. 3. Hàng mã thuộc diện chịu thuế TTĐB áp dụng thuế suất 70% không bao gồm loại hàng mã là đồ chơi trẻ em và các loại hàng mã dùng để trang trí. 4. Áp dụng thuế suất thuế TTĐB đối với bia tươi, bia hơi: căn cứ để xác định bia tươi hay bia hơi là quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Cơ sở sản xuất bia phải đăng ký tên sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo quy định tại Điều 9 của Luật thuế TTĐB phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Trường hợp cơ sở sản xuất bia không đăng ký tên sản phẩm và không đủ tài liệu chứng minh, phân biệt rõ sản phẩm sản xuất, bán ra là bia tươi hay bia hơi thì phải áp dụng thuế suất thuế TTĐB là 75%. IV.CÁCH TÍNH THUẾ 1. Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Giá bán chưa có thuế GTGT được xác định theo quy định của Luật thuế GTGT. Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng. - Đối với bia hộp (bia lon), giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Giá bán chưa có thuế GTGT - giá trị vỏ hộp Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó: Giá trị vỏ hộp được ấn định theo mức 3.800đ/1 lít bia hộp. Ví dụ: Đối với bia hộp: Giá bán của 1 lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 16.000 đồng, giá trị vỏ hộp cho 1 lít bia được trừ là 3.800 đồng, thuế suất thuế TTĐB của bia hộp là 75% thì: 16.000đ - 3.800 đ 12.200 đ Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = = = 6.971 đ 1 + 75% 1,75 - Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB được tiêu thụ qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân do cơ sở kinh doanh thương mại bán ra. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định tại điểm 8đ phần D Thông tư số 119/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. 2. Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn phải nộp. Đối với bia hộp nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB được trừ giá trị vỏ hộp theo mức ấn định 3.800 đồng/1 lít bia hộp. Giá tính thuế TTĐB của 1 lít bia hộp nhập khẩu được tính như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu - 3.800 đ 3. Đối với rượu chai, bia chai khi tính thuế TTĐB không được trừ giá trị vỏ chai. 4. Đối với hàng hoá gia công: Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của cơ sở đưa gia công, được xác định cụ thể như sau: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hoá gia công = Giá bán chưa có thuế GTGT của cơ sở đưa gia công 1+ Thuế suất thuế TTĐB 5. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp: Giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp. 6. Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau: Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Ví dụ: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường của cơ sở trong kỳ là 30.000.000 đồng. 30.000.000 đ Giá tính thuế TTĐB = = 23.076.923đ 1 + 30% Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau: - Đối với kinh doanh vũ trường là giá chưa có thuế GTGT của các hoạt động kinh doanh trong vũ trường. - Đối với dịch vụ mát-xa là doanh thu mát-xa chưa có thuế GTGT bao gồm cả tắm, xông hơi. - Đối với kinh doanh gôn là doanh thu thực thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn do hội viên trả và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ được thì cơ sở sẽ được hoàn thuế theo quy định. Cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc danh mục chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB. Ví dụ: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ này không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. - Đối với dịch vụ ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót là doanh số bán chưa có thuế GTGT đã trừ trả thưởng tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại cho khách. - Đối với kinh doanh giải trí có đặt cược là doanh số bán vé số đặt cược trừ số tiền trả thưởng cho khách thắng cuộc (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé xem các trò giải trí có đặt cược. - Đối với dịch vụ xổ số là giá vé số chưa có thuế GTGT. - Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB dùng để khuyến mại, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa sản xuất trong nước, dịch vụ chịu thuế TTĐB bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, dịch vụ (nếu có) mà cơ sở được hưởng. Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. V. THỰC TRẠNG Theo thông lệ quốc tế thuế suất thuế TTĐB cua oto được quy định theo dung tích máy. Do vậy, quan chức này cho rằng cách tính căn cứ theo chỗ ngồi trên xe dễ dẫn đến sự gian lận khi kê khai thuế TTĐB của đối tượng nộp thuế, và chưa phù hợp với đặc tính của xe ôtô. Chẳng hạn có xe số chỗ ngồi như nhau nhưng công suất khác nhau mà vẫn áp dụng chung một mức thuế.  Thay vì phải chịu thuế cao, hàng rào hạn ngạch, rồi hàng rào phi thuế quan... chỉ cần đầu tư vài triệu đôla làm lắp ráp, hứa sẽ nâng dần tỉ lệ nội địa hóa là họ có thể loại bỏ thuế cao, đồng thời lợi dụng được thuế. Đó là thứ nhập khẩu trá hình. Đáng lẽ ra Bộ Công nghiệp khi đề xuất chính sách chỉ nên coi việc lắp ráp là thay thế nhập khẩu. Như vậy, mức thuế phải như hàng thay thế nhập khẩu. Chúng ta đã có hai mâu thuẫn: - thứ nhất, muốn có công nghiệp ôtô thì lại đi triển khai công nghệ lắp ráp; - thứ hai, chính sách bảo hộ công nghiệp ôtô lại được áp dụng cho lắp ráp ôtô. Điều này sinh ra những bất cập kéo dài trong ngành sản xuất ôtô lam cho nganh cong nghiep oto trong nuoc dinh tre Du kien nam 2008, thue suat se co mot so sua doi xong b) Thuốc lá điếu - Năm 2006 - 2007 55%                                - Từ năm 2008 65% b) Bia hơi, bia tươi - Năm 2006 - 2007 30%                                - Từ năm 2008 40% VI.MỘT SỐ CÂU HỎI THẢO LUẬN Trò chơi kinh doanh giải trí có đặt cược trên truyền hình có phải là đối tượng của thuế tiêu thụ đặc biệt? Trên thực tế ở VN vẫn chưa có trò chơi giải trí kinh doanh có đặt cược trên truyền hình, nhưng trên thế giới hiện nay nhiều nước như Mỹ, Ý và các nước phát triển đã có trò chơi giải trí đặt cược trên truyền hình và hình thức kinh doanh này phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay, ô tô mới và ô tô cũ ở VN chịu thuế TTĐB như thế nào? Ô tô mới nhập khẩu vào VN đang chịu thuế khoảng từ 20% đến 50%. Nhưng theo dự kiến thì thuế ô tô mới có khả năng sẽ giảm dần với mục đích mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và giúp các doanh nghiệp VN thích nghi dần dần nới việc giảm thuế nhập khẩu ô tô. Về ô tô cũ, vì ở nước ngoài giá của ô tô cũ rất rẻ nên để tránh trường hợp nhập khẩu ô tô cũ tràn lan vào VN, chính phủ đã đánh thuế ô tô cũ vào khoảng từ 500% đến 600%. Mục tiêu của việc đánh thuế TTĐB? Mục đích đánh thuế TTĐB là để hạn chế tiêu dùng và sử dụng các hàng hóa và dịch vụ là đối tượng chịu thuế TTĐB như thuốc lá, rượu bia,... các dịch vụ kinh doanh có đặt cược,xổ số,... thường là các hàng hóa dịch vụ xa xỉ và các chất kích thích. Bên cạnh đó, việc đánh thuế TTĐB làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp năm 2008 về việc đánh thuế TTĐB. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, VN sẽ dần giảm thuế TTĐB với 1 số mặt hàng nhập khẩu và đồng thời giảm dần các ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng được Nhà nước bảo hộ theo khoảng thời gian kế hoạch 5 năm để cân bằng thuế hàng hóa, thuế sản xuất hàng hóa trong nước. Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tự tìm tòi và sáng tạo đẩy giá thành sản phẩm giảm xuống để có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu. Đối với các mặt hàng có chất kích thích và có hại có sức khỏe như rượu bia, thuốc lá thì Nhà nước có dự kiến sẽ tăng thuế các mặt hàng này lên khoảng từ 10 đến 20% với mục đích cân bằng nguồn thu ngân sách. So sánh thuế giá trị gia tăng và thuế TTĐB? Giống nhau: Đều là thuế gián thu. Được khấu trừ thuế đầu vào. Khác nhau: Đối tượng: Thuế TTĐB chỉ được tính đối với 1 số mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất kinh doanh hoặc nhập khẩu. Còn thuế VAT được tính với tất cả các loại mặt hàng thông thường. Hình thức áp dụng: thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Còn thuế VAT thì thu nhiều lần ở các khâu sản xuất khác nhau. Thuế suất: Thuế VAT chỉ có 2 mức thuế suất là 5% và 10%. Còn thuế TTĐB thì có nhiều loại thuế suất từ 10% đến 75% áp dụng cho tùy từng loại mặt hàng khác nhau. Cách tính giá: giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế TTĐB. Còn giá tính thuế VAT là giá đã có thuế TTĐB. 6. Thuốc lào Tiên Lãng do gia đình sản xuất gia công bán ra thị trường có phải chịu TTĐB không Vì trong luật chỉ có quy định đối với thuốc lá điếu nên thuốc lào không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.         Mẫu số: 01/TTĐB Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- TỜ KHAI THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Từ ngày ............ đến ngày ...... tháng ....... năm.... Tên cơ sở:...............................................................................       Địa chỉ:...................................................................................  Mã số: STT Tên hàng hoá, dịch vụ Số lượng Doanh số bán (có thuế TTĐB không có thuế GTGT) Giá tính thuế TTĐB Thuế suất (%) Số thuế TTĐB phải nộp A B 1 2 3 4 5 = 3 x 4 I Hàng hoá bán trong nước:  - Sản phẩm A  - Sản phẩm B     ... ... ... II Hàng hoá xuất khẩu, uỷ thác xuất khẩu và bán cho cơ sở xuất khẩu để xuất khẩu: - Hàng hoá xuất khẩu. - Hàng hoá uỷ thác xuất khẩu. - Hàng hoá bán để xuất khẩu. Cộng * Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có):.............................. * Số thuế tiêu thụ đặc biệt kỳ trước chuyển qua: - Nộp thừa (-):.............................. - Nộp thiếu (+):.............................. * Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp kỳ này:.............................. (Bằng chữ: ........................................................................................................... ..............................................................................................................................) Xin cam đoan số liệu khai trên đây là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.  Nơi nhận tờ khai: - Cơ quan thuế: - Địa chỉ: Ngày ... tháng ... năm .....    Thay mặt cơ sở:   (Ký tên, đóng dấu) ___________________________ - Ngày cơ quan thuế nhận tờ khai: ................................................. - Người nhận: (ký, ghi rõ họ tên):................................................... Tài liệu tham khảo 1-Luật số 05/1998/QH10 ngày 20/5/1998 của Quốc hội về thuế tiêu thụ đặc biệt . 2-Luật số 08/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt. 3-Thông tư số 86/2001/TT-BTC ngày 29/10/2001 hướng dẫn hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với thuốc lá điếu xuất khẩu. 4-Các báo điện tử:vnn.vn,dân trí.com,… 5-Các wed side của:tổng cục thuế,mof.gov.vn,ecus.com.vn…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0108.doc
Tài liệu liên quan