Môi trường không khí là đối tượng chịu tác động rõ nét nhất khi tiến hành triển khai dự án khai thác đá. Quá trình khai thác sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường không khí theo chiều hướng không thân thiện với con người. Dự án sẽ làm phát tán vào môi trường không khí khu vực các chất ô nhiễm nhu bụi, khí CO, NOx, SOx và tiếng ồn, rung,. Sự phát tán này kéo dài thường xuyên trong 14,8 năm của dự án, nên tác động lên môi trường không khí càng rõ nét.
Phạm vi ảnh hưởng của tác động không chỉ bó hẹp trong phạm vi môi trường không khí khu mỏ mà nó còn ảnh hưởng tới môi trường khu vực lân cận do sự phát tán khí thải dọc theo tuyến đường vận chuyển và phân phối đá sản phẩm
47 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5662 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình khai thác: Theo kinh nghiệm một số mỏ đá xây dựng tại tỉnh Gia Lai trong đó có các mỏ thuộc xã Chư Á... tỉ lệ đất và các tạp chất mà chúng không thể sử dụng để làm vật liệu xây dựng chiếm khoảng 2%.
Như vậy, với hệ số đất bóc là 0,02, dung trọng đất đá thải khoảng 2,0tấn/m3 thì khối lượng đất, đá thải dự báo phát sinh trung bình như sau:
Bảng II-8:Tính toán khối lượng đất bóc và đá thải đối với ngày khai thác bình thường
Đá nguyên khối
Hàng năm
Ngày khai thác
Giờ khai thác
30.000 m3 /năm
170,5m3/ngày
24,4m3/giờ
Mức phát thải Đất đá thải
600 m3/năm
3,4m3/ngày
0,49m3/giờ
1.200 tấn/năm
6,8tấn/ngày
0,98tấn/giờ
Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h.
b) Đất, đá rơi vãi
Chất thải phát sinh từ giai đoạn này có khối lượng không lớn, phát sinh từ quá trình bốc xúc và vận chuyển đất đá. Chất thải rắn phát sinh từ nguồn này chủ yếu đất đá do vận chuyển làm rơi vãi. Việc san ủi bóc phủ có thể gây sạt lở, trôi bùn đất, rơi vãi bùn đất trên đường chuyên chở.
Ngoài ra đất đá bị bắn tung rơi vãi do nổ mìn cũng là một nguồn phát sinh chất thải
c) Bùn thải trong quá trình khai thác
Nguồn thải này phát sinh khi trời mưa to đến rất to. Lượng đất cát bề mặt bị nước mưa rửa trôi chảy theo hướng từ trên cao xuống, từ các điểm cao của khai trường xuống sân công nghiệp và mương máng thoát nước của nhà máy và khu vực.
Tác động này trong giai đoạn khai sẽ ở mức độ lớn hơn nhiều so với tác động khi chưa có dự án do lớp phủ bề mặt là các thảm thực vật có tác dụng chống rửa trôi trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và khai thác đã phá bỏ phần lớn.
Nguồn thải này phát sinh sẽ gây ô nhiễm bề mặt khu mỏ, gây tắc các đường mương máng dẫn nước của khu mỏ và khu lân cận.
d) Chất thải sinh hoạt
- Chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại khu vực mỏ tạo ra như vỏ đồ hộp, bao bì, đồ ăn thừa,... Ước tính có khoảng 33 công nhân tham gia thi công trong suốt giai đoạn thi công dự án. Lượng phát thải tính cho 1công nhân là khoảng 0.2 – 0,3 kg/người/ngày. Như vậy tổng lượng phát thải này tính toán vào khoảng 6,6–9,9 kg/ngày.
đ) Chất thải nguy hại
Nguồn chất thải nguy hại được nhận dạng bao gồm:
- Dầu nhớt thải phát sinh tại khu khai trường và xưởng cơ khí.
- Giẻ lau do sửa chữa và lau chùi máy móc bị nhiễm dầu nhớt.
Chất thải do các quá trình chùi rửa, bảo trì máy móc và các bình acquy của các phương tiện khai thác và vận chuyển thải ra, tuy nhiên lượng chất thải này được dự báo là không nhiều.
3.2.1.2. Ô nhiễm nước thải
Nguồn gốc ô nhiễm nước thải trong hoạt động khai thác bao gồm:
- Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là vào mùa mưa mang theo nhiều cặn lơ lửng.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân làm việc trên mỏ, chủ yếu chứa cặn bã, các chất hữu cơ bị phân huỷ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật.
a) Ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Loại nước này sinh ra do lượng nước mưa rơi trên mặt bằng khu vưc dự án. Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ trong sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án.
Thành phần nước mưa chảy tràn gồm các chất hoà tan lắng đọng trên bề mặt cơ sở sản xuất, các chất lơ lửng bị nước mưa cuốn trôi. Lượng nước mưa chảy tràn theo tính toán phụ thuộc lượng mưa và diện tích mặt bằng của khu mỏ.
Quá trình khai thác với rất nhiều máy móc, thiết bị cơ giới và xe vận tải thì các chất ô nhiễm như dầu, mỡ rơi vãi, vật liệu thừa và chất thải sinh hoạt của công nhân rất dễ xâm nhập vào nước nước mưa chảy tràn gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
- Tính toán lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất
Để tính toán được tác động lớn nhất của nguồn thải này, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn môi trường đề xuất phương pháp tính lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trong năm có thể xảy ra để có biện pháp thoát nước hợp lý, chống tình trạng gây lũ, xói lở cho vùng thấp và ứ đọng nước ô nhiễm.
Lượng nước mưa lớn nhất ngày đêm chảy tràn trong khu vực có thể xác định như sau:
Qmax = F. W (m3/ngày.đêm) (4-2)
Trong đó:
+ F - diện tích mặt bằng khu vực dự án (m2) F = 3,8 ha = 38.000m2
+ W - lượng mưa ngày trung bình tháng lớn nhất của năm 2009
+ Tháng có lượng mưa ngày trung bình lớn nhất trong năm 2009 là tháng 9 năm 2009. Wmax = 645,3mm (quan trắc được tại trạm Pleiku - Nguồn: niên giám thống kê 2009).
Qmax = 38.000 x 645,3 /31 /1.000 = 791 m3/ngày.đêm
- Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn
Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực mỏ được ước tính như sau:
+ Hàm lượng BOD5 khoảng: 35 - 50 mg/l;
+ Hàm lượng TSS khoảng: 500 - 1.100 mg/l.
+ Hàm lượng COD khoảng 81mg/l
Nguồn: Giá trị các định mức theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới .
Ngoài ra, trong thành phần của nước mưa có chứa kim loại nặng do hoà tan từ khoáng vật, dầu mỡ cuốn trôi từ bề mặt, tuy vậy tải lượng dự đoán là rất ít.
b) Ô nhiễm nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của công nhân viên có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các chất hữu cơ ở dạng lơ lửng, hòa tan và các vi khuẩn như coliform nếu không được xử lý.
- Tính lượng nước thải sinh hoạt
Với 33 công nhân tham gia thi công trực tiếp tại mỏ, lượng nước thải sinh hoạt của cơ sở được ước tính:
+ Nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa của công nhân trong khu mỏ: Tại mỏ công nhân là người địa phương nên hết ca làm việc về tắm rửa tại nhà. Số công nhân còn lại tại mỏ là bảo vệ và lái máy ước khoảng 5 người sử dụng
Q cấpSh/VS = 5 người x 45lít/ng.ca(*) = 0,225m3/ngày
(*) Theo tiêu chuẩn 20TCN-33-85 Bộ Xây dựng, lượng nước dùng cho vệ sinh, tắm, rửa tính cho 1 công nhân là 45 lít/ca.
+ Nước dùng nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của công nhân trong khu mỏ:
QcấpSh/NA = 33 người x 25lít/ng(**) = 0,825 m3/ngày
Tại mỏ công nhân ăn tại nhà ăn tập thể chủ yếu là bữa trưa nên khối lượng nước dùng cho chuẩn bị bữa ăn là 0,4125m3/ngày.
(**) Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-87, lượng nước sử dụng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 công nhân là 25 lít/ngày.
Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt của công nhân mỏ:
QcấpSH = QcấpSH/VS + QcấpSH/NA = 0,225 + 0,4125 = 0,6375m3/ngày
+ Tổng lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân mỏ:
QthảiSH = QcấpSH*80% = 0.6375 * 80% = 0,51 m3/ngày
Thực tế số công nhân ăn trưa tại mỏ có thể giảm hơn nữa do về nhà ăn cơm bởi vậy lượng nước thải có thể sẽ ít hơn theo tính toán.
3.2.1.3. Ô nhiễm bụi
Bụi chủ yếu phát sinh ở các công đoạn: khâu khai thác đá (chủ yếu từ khâu nổ mìn, đập đá, bốc xúc đá, khâu chế biến đá và khâu vận chuyển về trạm nghiền.
a) Bụi phát sinh từ khâu khai thác
Khi nổ mìn, từ khối đá sẽ vỡ ra thành những tảng, cục, hòn, … với các kích cỡ khác nhau. Trong số đó có những hạt kích thước cỡ phần trăm, phần mười mm, được đưa vào không khí gây hiện tượng ô nhiễm bụi. Đồng thời khi nổ mìn, các chất NO2, SO2, CO… cũng được giải phóng và phát tán vào không khí.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, 1993 thì tải lượng chất thải rắn (chủ yếu là đất đá) khi khai thác mỏ lộ thiên, tại khai trường các mỏ đá đang khai thác cho thấy hàm lượng bụi trong không khí như sau:
+ Hàm lượng bụi sản sinh do quá trình khoan lỗ mìn: 0,14kg/tấn sản phẩm.
+ Hàm lượng bụi sản sinh trong quá trình nổ mìn: 0,4kg/tấn sản phẩm.
Như vậy với sản lượng đá khai thác 30.000m3/năm tương đương 81.600 tấn/năm (dung trọng trung bình của đá là 2,72 T/m3) thì tải lượng bụi trong quá trình khai thác là:
Bảng II-9: Tải lượng bụi do khoan nổ mìn và nổ mìn
TT
Phương thức
Tải lượng bụi
Kg bụi/năm
Tải lượng bụi
Kg/ngày
1
Khoan lỗ mìn
11.424
64,9
2
Nổ mìn
32.640
185,5
3
Tổng hợp
44.064
250,4
Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h.
(Toàn bộ tải lượng và nồng độ ảnh hưởng được tính toán chi tiết trong Bản CKBVMT kèm theo)
b) Bụi từ khâu chế biến
Quá trình nghiền đá theo kích thước cũng phát sinh rất nhiều bụi. Tuy nhiên độ cao phát tán không cao thêm vào nữa không gian phát tán nhỏ, bụi sinh ra chỉ tồn tại trong không gian thời gian ngắn rồi rơi xuống đất.
Để đánh giá tác động này dựa theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới WHO, 1993 thì tải lượng bụi lan tỏa 0,14kg/tấn khi xay sàng khô;
Như vậy với sản lượng đá khai thác 30.000m3/năm tương đương 81.600 tấn/năm (dung trọng trung bình của đá là 2,72 T/m3) thì tải lượng bụi trong quá trình khai thác là:
Bảng II-10: Tải lượng bụi do chế biến đá
TT
Phương thức
Tải lượng bụi
Kg bụi/năm
Tải lượng bụi
Kg/ngày
1
Bụi lơ lửng
11.424
64,9
c) Bụi phát sinh do quá trình bốc dỡ, vận chuyển đá
Trong quá trình xúc bốc các phương tiện gồm máy đào và xe ô tô tải. Hai loại phương tiện này đều sử dụng dầu diezen để hoạt động tạo ra khí thải chứa các thành phần CO, NO2, SO2, CxHy và bụi (muội khói). Các loại khí thải này đều có khả năng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng và người lao động.
* Bụi phát sinh do quá trình xúc bốc:
Tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động của thiết bị thi công cơ giới để bốc xúc theo thống kê của WHO là 0,17kgbuị/tấn.
Khối lượng xúc bốc trong năm là 30.000m3/năm tương ứng với 81.600tấn/năm.
Tải lượng bụi phát sinh là 81.600tấn*0,17 = 13.872kg/năm
Bảng II-11: Tải lượng bụi do xúc bốc
TT
Phương thức
Hàm lượng bụi
Kg bụi/năm
Tải lượng bụi Cbụi
Kg/ngày
1
Bụi do xúc bốc
13.782
78,3
(Toàn bộ tải lượng và nồng độ ảnh hưởng được tính toán chi tiết trong Bản CKBVMT kèm theo)
* Tải lượng bụi phát sinh trong vận chuyển:
Để vận chuyển 81.600tấn/năm ( 30.000m3/năm) =170,5tấn/ngày với cung đường trung bình khoảng 100m (Tính trung bình cung đường vận chuyển tới bãi chế biến) cần khoảng 17chuyến/ngày. Như vậy, tải lượng bụi phát tán từ quá trình vận chuyển được thể hiện ở bảng sau:
Dự tính loại xe dùng chuyên chở đất, đá có trọng tải 10 tấn (7m3). Theo WHO thì hệ số ô nhiễm bụi từ quá trình vận chuyển vật liệu đối với xe có trọng tải 10 tấn như sau:
Bảng II-12 : Hệ số ô nhiễm bụi từ các phương tiện vận chuyển
Phương tiện
Đơn vị
Hệ số ô nhiễm
Chạy có tải
kg/kmVC
0,0772
Chạy không tải
kg/kmVC
0,0475
Tải lượng ô nhiễm bụi có thể tính sơ bộ như sau:
Bảng II-13: Tải lượng bụi phát tán trong suốt quá trình vận chuyển
Phương tiện
Tải lượng phát thải (kg/ngày)
Tải lượng phát thải (mg/s)
Tải lượng phát thải (mg/m.s)
Chạy có tải
0,131
5,2
3,06
Chạy không tải
0,081
3,2
1,89
Tổng cộng
0,212
8,4
4,95
Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h.
(Toàn bộ tải lượng và nồng độ ảnh hưởng được tính toán chi tiết trong Bản CKBVMT kèm theo)
3.2.1.4. Ô nhiễm các khí độc hại
a) Khí thải do xúc bốc:
Căn cứ vào tính chất cơ lí đất đá mỏ, công suất thiết kế và các thông số của hệ thống khai thác áp dụng, sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích gầu E = 1,25 m3 để xúc quặng và đất đá thải, xúc bốc trực tiếp lên ô tô tự đổ, vận chuyển về trạm nghiền hoặc đổ ra bãi thải.
Năng suất của máy xúc:
Qx = ; m3/năm.
E - dung tích gầu xúc, E = 1,25 m3
kd - hệ số xúc đầy gầu, kd = 0,8
kr - hệ số nở rời cuả đá trong gầu, kr = 1,5
tC - thời gian chu kỳ xúc, tC = 45 sec.
T - thời gian làm việc trong ca, T = 7h
N - số ngày làm việc trong năm, N = 245 ngày.( theo định mức của máy có dung tích gàu <=2,5m3)
n - số ca làm việc trong ngày, n = 1
η - hệ số sử dụng thời gian, η = 0,7.
Qx = 73.173 m3/năm = 298m3/ca.
Khối lượng đá cần xúc bốc là 30.000m3 đá nguyên khối/năm tương đương với 45.000m3 đá nổ mìn hay 151ca.
Tiêu hao nhiên liệu trong 01ca theo định mức máy có dung tích 1,25m3/gầu là: 82,62lít x 0,8465kg/lít = 70kg ( dầu có hàm lượng S = 0,05% là 0,8465kg/lít)
Tổng lượng dầu tham gia xúc bốc là: 151*70kg= 10.570kg
Theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới khi đốt 1 tấn dầu DO sẽ tạo ra chất thải ra các chất ô nhiễm theo hàm lượng được đưa ra trong bảng II-14 như sau:
Bảng II-14. Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong khí thải
STT
Chất ô nhiễm
Lượng ô nhiễm
(kg/tấn dầu)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ca)
Tải lượng ô nhiễm (mg/s)
Thiết bị
Ô tô
Thiết bị
Thiết bị
1
Bụi
4,3
16
0,301
10,45
2
SO2
7,8
6
0,546
18,96
3
NO2
13
33
0,91
31,60
4
CO
20,81
9
1,4567
50,58
5
THC
4,16
20
0,2912
10,11
6
Aldehyde
0,78
6,1
0,0546
1,90
Ghi chú: Tính cho trường hợp hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5% và trọng lượng của dầu là 0,8 kg/lit.
(Toàn bộ tải lượng và nồng độ ảnh hưởng được tính toán chi tiết trong Bản CKBVMT kèm theo)
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
3.2.2.1. Ô nhiễm tiếng ồn, chấn động
* Tiếng ồn do máy khoan phá đá
Kết quả đo đạc tại khai trường của một số mỏ đá tương tự cho thấy: khi có máy khoan nổ mìn hoạt động, cường độ tiếng ồn do máy khoan xoay đập thủy lực gây ra ở mức: 66,7 – 74,5 dB. Tiếng ồn này làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân điều khiển máy do thường xuyên phải tiếp xúc với mức ồn lớn.
* Tiếng ồn do nổ mìn:
Khi mìn nổ tiếng ồn được vang đi rất xa, trong thời gian nổ mìn thường xuyên ghi nhận được tiếng nổ tức thời (cách tâm nổ 176m) là 100 dB. Tiếng nổ mìn vang xa, gây tâm lý khó chịu cho cư dân. Tuy tiếng ồn do nổ mìn có cường độ âm thanh lớn nhưng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn và được dự báo trước nên mức độ ảnh hưởng được giảm bớt.
* Tiếng ồn do xúc bốc, vận chuyển:
Số lượng xe máy hoạt động trong quá trình vận chuyển tại mỏ khá lớn gồm xe xúc bánh xích, xe xúc bánh lốp, ôtô chở đá nội bộ mỏ làm tăng mức độ tiếng ồn trong khu vực. Theo kết quả khảo sát ở các mỏ đá hiện đang khai thác trong khu vực cho thấy tiếng ồn đều vượt giới hạn 75 dB.
* Tác động chấn động do nổ mìn phá đá
Trong kỹ thuật nổ mìn, chỉ có khoảng 25% năng lượng được dùng để phá vỡ đá. Phần năng lượng còn lại được phóng thích vào môi trường xung quanh dưới dạng sóng tức thời như các sóng chấn động, các sóng nén ép không khí, sóng âm thanh và lực đẩy trong cột đá, bụi khí. Nổ mìn phá đá là công đoạn gần như bắt buộc trong khai thác đá xây dựng: vừa đơn giản và có hiệu quả. Khi nổ mìn rung động lòng đất gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng và hoạt động của con người trong vùng.
- Lượng thuốc nổ cho một ngày nổ:
Với công suất khai thác 30.000m3/năm tương đương 45.000m3/năm đá nguyên khai, với số ngày làm việc 176 ngày/năm và 10 ngày nổ 1 lần tức là tổng số đợt nổ trong năm là 30ngày thì lượng đá cần khai thác một lần nổ là: 30.000/30 = 1.000m3 nguyên khối tương đương với 1.500m3 đá nguyên khai/đợt nổ. Lượng thuốc nổ cần cho một lần nổ là: 340kg.
Phát sinh chủ yếu từ khâu đào đá, khâu xúc bóc, đập chẻ đá và vận chuyển. Đây là nguồn ô nhiễm gây khó chịu cho dân cư trong vùng.
* Tác động do chẻ đá thủ công:
Tiếng ồn này tác động rất nhỏ không đáng kể, chủ yếu làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân đập đá.
3.2.2.2. Làm phức tạp tình hình an ninh trật tự khu vực
Dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút 33 lao động thường xuyên. Ngoài những lao động địa phương thì sẽ có những lao động từ nơi khác. Mối quan hệ giữa người địa phương và người nơi khác đến thường rất phức tạp và dễ phát sinh mâu thuẫn. Điều này nếu không được Chủ đầu tư và chính quyền địa phương phối hợp giám sát thì tất sẽ này sinh nhiều xung đột không mong muốn.
3.2.2.3. Tác động lên các công trình hạ tầng kỹ thuật của địa phương
Khu vực dự án tuy nằm tại vị trí khá kín đáo, xung quanh không có nhiều công trình nhà cửa của dân và công trình công cộng. Những tác động từ các hạng mục khai thác tác động hạ tầng kỹ thuật là không có. Đoạn đường từ khu mỏ ra đường Lê Duẩn có dân cư sóng dọc hai bên đường
- Làm xuống cấp, hư hỏng tuyến đường giao thông hiện tại của khu vực do các phương tiện vận chuyển đá có trọng tải rất cao.
- Làm gia tăng ô nhiễm tiếng ồn, độ rung dọc theo tuyến đường vận tải, tác động xấu tới các hộ dân sinh sống dọc theo tuyến đường vận chuyển .
- Xu hướng tác động về lâu dài có thể gây ra tai nạn, gây tắc đường, làm mất mỹ quan khu vực.
3.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nước mặt:
- Trong suốt quá trình hoạt động của mỏ đá, do vị trí của dự án nằm trên mực nước mặt tại mỏ nhưng cũng làm thay đổi dần dần qua các năm, cụ thể khi lớp đất phủ được bóc đi sẽ gây ảnh hưởng làm tăng dòng chảy vào mùa lũ và giảm dòng chảy trong mùa cạn.
- Trong quá trình khai thác mỏ sẽ sinh ra một số chất thải có nguy cơ phát tán dưới tác động của nước mưa chảy tràn trên lưu vực xuống các khe mương thoát nước; tuy vậy là không đáng kể.
3.2.2.5. Kích thích sự phát triển của kinh tế địa phương
Dự án mở ra ngoài ý nghĩa cung cấp một nguồn đá thương phẩm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội còn tạo ra công ăn việc làm cho một lượng đáng kể lao động nhàn rỗi của địa phương.
Dự án đi vào hoạt động cũng sẽ đóng góp cho Ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế.
3.2.3. Đối tượng và quy mô tác động
3.2.3.1. Môi trường tự nhiên
Dự án sẽ làm thay đổi cảnh quan cấu trúc khu vực có từ rất lâu đời. Sự thay đổi này còn trầm trọng hơn khi môi trường tự nhiên đang trong lành phải tiếp nhận một lượng chất thải đáng kể bao gồm tiếng ồn, khí thải, bụi, nước thải và chất thải rắn, đặc biệt là bụi phát sinh từ quá trình khai thác và vận chuyển đá tạo ra.
* Cảnh quan khu vực
Đặc thù của khoáng sản là vật thể sau khi khai thác sử dụng không thể tái tạo. Vì vậy sau khi khai thác khoáng sản sẽ hết và tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ về địa hình khu vực, khó phục hồi lại hiện trạng ban đầu. Hiện tượng này sẽ dẫn đến mất đi cảnh quan nguyên thủy của khu vực. Tuy nhiên sự thay đổi cảnh quan này được đánh giá là cần thiết vì nhu cẩu phát triển của xã hội và những lợi ích đem lại cho địa phương và khu vực.
Phạm vi chịu tác động chủ yếu là là khu vực mỏ, không ảnh hưởng tới khu dan cư.
* Môi trường đất
Các tác động chính đến môi trường đất và sinh thái trong quá trình khai thác của dự án chủ yếu là:
+ Làm đất bạc màu: Do bị cày xới bị xói mòn, diện tích bị hoang hoá tăng. Mục đích sử dụng đất thay đổi kéo theo diện tích canh tác tự nhiên bị thu hẹp khiến cơ cấu kinh tế vùng cũng thay đổi. Dân cư được phân bố lại, thu nhập về dịch vụ tăng lên.
+Làm thay đổi tính chất cơ lý đất đá kéo theo khả năng xây ra các hiện tượng địa chất công trình động lực như sạt lở làm mất đi thảm thực vật phủ, dẫn đến sự rửa trôi của lớp đất bề mặt và sạt lở khi mưa lớn.
* Tác động lên môi trường nước
Tác động môi trường nước tại mỏ là không đáng kể.
* Tác động lên môi trường không khí
Môi trường không khí là đối tượng chịu tác động rõ nét nhất khi tiến hành triển khai dự án khai thác đá. Quá trình khai thác sẽ làm thay đổi chất lượng môi trường không khí theo chiều hướng không thân thiện với con người. Dự án sẽ làm phát tán vào môi trường không khí khu vực các chất ô nhiễm nhu bụi, khí CO, NOx, SOx và tiếng ồn, rung,.. Sự phát tán này kéo dài thường xuyên trong 14,8 năm của dự án, nên tác động lên môi trường không khí càng rõ nét.
Phạm vi ảnh hưởng của tác động không chỉ bó hẹp trong phạm vi môi trường không khí khu mỏ mà nó còn ảnh hưởng tới môi trường khu vực lân cận do sự phát tán khí thải dọc theo tuyến đường vận chuyển và phân phối đá sản phẩm.
*Hệ sinh thái thảm thực vật
Trong những năm gần đây do xây dựng và khai thác mỏ đã phá vỡ toàn bộ môi trường sinh thái nguyên thủy ở đây, mà cụ thể là làm cho thảm thực vật phủ hoàn toàn biến mất dẫn đến mất đi quá trình quang hợp ở cây xanh nên không khí trong lành không còn nữa. Tuy nhiên trong khu vực xung quanh khai trường và đường vận chuyển của mỏ đã có cây rừng ngăn bụi. Đường vận chuyển luôn luôn được tu sửa tưới nước đều đặn lên đã hạn chế được rất nhiều ô nhiễm bụi, khói, tiếng ồn lan tỏa ra khu vực dân cư xung quanh.
3.2.3.2. Người lao động và người dân địa phương
Khi dự án đi vào hoạt động các nguồn khí thải và bụi sẽ lan tỏa vào không gian và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đặc biệt đối với công nhân trực tiếp vận hành những thiết bị khai thác. Đối với người dân địa phương là sự thay đổi môi trường sống hàng ngày đặc biệt như ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, khí thải. Sự thay đổi này không phải chỉ nhất thời mà nó kéo dài trong suốt 14,8 năm hoạt động của dự án. Do vậy, các giải pháp khống chế sự thay đổi môi trường sống là một nhiệm vụ ưu tiên của Chủ dự án khi đi vào hoạt động.
Các tác hại đối với sức khoẻ phụ thuộc vào đặc tính và nồng độ các chất ô nhiễm cụ thể như sau:
- Bụi: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng sơ hoá phổi, gây nên những bệnh hô hấp, có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết, … Ngoài ra, bụi cũng có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng trực tiếp hay gián tiếp nguồn nước bị ô nhiễm nói trên.
- Các khí SOX : Là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa là sưng niêm mạc. Tác hại của SO2 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO2 và SO3 cùng tác dụng thì tác hại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniăc ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt . Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hoá protein-đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Sự hấp thụ lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxyhoá Fe (II) thành Fe (III). Những vùng dân cư xung quanh các khu khai thác đất có thải khí SOX thường có tỷ lệ dân chúng mắc các bệnh hô hấp cao.
- Khí NO2 : Là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính bị ho dữ dội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hoá. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá huỷ răng, gây kích thích niêm mạc. ở nồng độ cao 100ppm có thể gây tử vong.
- Oxít Cacbon CO: Đây là một chất gây ngất, do nó có ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể bị giảm. ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10 ppm có thể gia tăng các bệnh tim. ở nồng bằng 10pmm có thể gây gia tăng các bệnh tim. ở Nồng độ 250ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường xanh xao, gầy yếu.
- Khí CO2 : Cũng là các chất gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người. Khí cacbonnic có thể gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào. ở nồng độ 50.000ppm trong không khí CO2 sẽ gây triệu chứng nhức đầu, khó thở, ở nồng độ 100.000 ppm có thể gây tình trạng ngẹt thở, ngất xỉu.
- Tiếng ồn: ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến sức khỏe người công nhân và những người làm việc tại công trường chủ yếu là tiếng ồn phát ra từ các máy nghiền sàng. Tiếp xúc với tiếng ồn ở cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm giảm thính lực, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các rối loạn về chức năng thần kinh.
3.2.3.3. Kinh tế-xã hội vùng dự án
Khi mỏ đá đi vào hoạt động sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội như
- Sử dụng một số lao động địa phương, giải quyết thêm công ăn việc làm cho người lao động trong vùng;
Khai thác được nguồn tài nguyên thiên nhiên của huyện.
Đáp ứng kịp thời nhu cầu vật liệu liệu xây dựng (đá) cho huyện cùng các vùng lân cận, góp phần làm ổn định giá vật liệu xây dựng (đá) các loại cho tỉnh. Tạo sự chủ động về tiến độ cho các công trình.
- Tạo thế mạnh chiếm lĩnh thị trường vật liệu xây dựng (đá xây dựng) của huyện.
- Tăng doanh thu hàng năm cho Công ty, tăng ngân sách đóng góp cho Tỉnh nói chung và cho thành phố Pleiku nói riêng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại xã Chư Á.
- Khi lực lượng công nhân mới đến dẫn đến sự ra tăng dân số, nên các nhu cầu ăn, ở, học hành tăng lên sẽ thúc đẩy việc mở mang thêm trường lớp, trạm xá, khu vui chơi giải trí và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của địa phương cũng tăng lên, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ và kéo theo kinh tế địa phương phát triển.
Hoạt động của mỏ sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức thực tế phương thức sản xuất công nghiệp, tạo ra thế hệ con người mới của nền công nghiệp hiện đại hoà nhập cùng với nền công nghiệp của huyện. Mặt khác, việc hoạt động của khu mỏ sẽ góp phần vào sự giao lưu, trao đổi văn hoá, thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các ngành sản xuất công nghiệp với các ngành khác, phát triển các dịch vụ kèm theo.
3.2.4. Đánh giá sự cố rủi ro
3.2.4.1. Bệnh nghề nghiệp
Trong khai thác, chế biến đá xây dựng những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh nghề nghiệp như:
- Bụi đá gây bệnh bụi phổi. Đối tượng chịu tác động đầu tiên sẽ là những người công nhân tham gia sản xuất trực tiếp tại khu khai thác.
- Tiếng ồn gây bệnh điếc.
- Ngoài ra còn có một số tai nạn nghề nghiệp khác như viêm đường hô hấp, bệnh ngoài da,…
3.2.4.2. Sự cố cháy nổ
Sự cố cháy, nổ có thể xảy ra do:
- Cháy do các vi phạm về an toàn về PCCC;
- Ngoài ra, sự cố gây cháy còn gây ra nguồn ô nhiễm không khí do cháy các vật liệu độc hại như: cao su, nylo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án- Khai thác, chế biến đá xây dựng xã Chư Á - thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai.doc