MỤC LỤC
Tóm tắt 1 trang 1
Chương I - Giới thiệu nhiệm vụ nghiên cứu 3
1. Hoàn cảnh nghiên cứu 3
2. Phạm vi nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Tiêu chí đánh giá 4
Chương II - Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
1. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước 5
2. Các nghiên cứu về quản lý tổng hợp tài nguyên nước 11
3. Việt Nam tiệm cận với quản lý tổng hợp tài nguyên nước 12
4. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam 14
Chương III - Đánh giá các chủ trương, chính sách và pháp luật 23
1. Các chủ trương, chính sách và định hướng chung 23
2. Các văn bản pháp luật 30
Chương IV - Đánh giá thể chế và tổ chức hoạt động 43 43
1. Cơ cấu tổ chức 43
2. Thể chế tài chính 50
3. Cơ chế phối hợp liên ngành 51
4. Thể chế thanh tra 51
5. Xây dựng thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước 52
Chương V - Đề xuất kiến nghị và giải pháp 53
1. Đối với hệ thống chính sách 53
2. Thể chế và tổ chức hoạt động 53
3. Đề xuất lộ trình thực hiện 57
Kết luận 59
Tài liệu tham khảo 60
Danh sách các chuyên gia cung cấp thông tin 62
Danh sách các chuyên gia đã gửi bản câu hỏi và đã nhận được trả lời 65
Phụ lục 69
71 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% tổng lượng nước hàng năm. Lưu lượng hàng năm chỉ tập trung vào 3-4 tháng mùa mưa, trong khi 4 tháng giữa mùa khô chỉ chiếm 5 – 8%. Bên cạnh đó, lưu lượng tài nguyên nước ngầm có tiềm năng khoảng 1.500 m3/giây. Tuy nhiên, sự phân bố tài nguyên nước này không đồng đều. Chủ trương sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước theo cơ cấu kết hợp đa ngành, liên tỉnh là cần thiết.
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai là một thí dụ cho sự sử dụng đa chức năng:
Nguồn tiếp nhận và pha loãng nước thải: Tính đến cuối năm 2004, trên toàn lưu vực có 116 khu đô thị với các quy mô khác nhau. Trung bình mỗi ngày các đô thị trên lưu vực thải vào nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển khoảng 992.356 m3 nước thải sinh hoạt, trong đó sông Sài Gòn tiếp nhận 756.240 m3 nước thải sinh hoạt.
Vận tải: Hiện tại trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đã khai thác và đưa vào sử dụng nhiều cụm cảng nước sâu, đồng thời còn quy hoạch phát triển một số cụm cảng trọng điểm phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam.
Công trình thủy điện: Việc xây dựng các công trình thủy điện - thủy lợi như công trình hồ thủy lợi Dầu Tiếng, hồ thủy điện Trị An, Thác Mơ, Đa Mi và hàng chục hồ chứa nước nhỏ có nhiều mặt tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội song cũng phát sinh nhiều vấn đề môi trường và sinh thái cần đặc biệt quan tâm.
Nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp bằng lượng nước mặt và khai thác nước ngầm. Sự điều tiết lưu lượng nước trong các mùa tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ổn định (75% lượng nước mặt sử dụng cho nông nghiệp). Sự liên kết giữa các ngành như điện lực – nông nghiệp – giao thông thủy – du lịch đã hạn chế tổn thất do lũ lụt trong mùa nước, tiết kiệm nước trong mùa khô.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Lưu vực sông Nhụê - sông Đáy thuộc các tỉnh và thành phố: Hoà Bình, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, có diện tích khoảng 8.000 km2, dân số trên 9 triệu người, trong đó có khoảng 3,5 triệu sống ven sông. Đây là vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên, môi trường phong phú đa dạng, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng trong đó có Thủ Đô Hà Nội.
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực lao động của toàn lưu vực tăng nhanh, đặc biệt là ở thành thị. Giai đoạn 1998 - 2002 tốc độ tăng của lực lượng lao động đạt 2,5%/năm, ở thành thị tốc độ tăng của lực lượng lao động là 5,2%, trong khi đó vùng nông thôn chỉ đạt 1,75%. Hà Nội là nơi có tốc độ tăng của lực lượng lao động cao nhất (tăng 7,1%, khu vực thành thị là 8,4 %, nông thôn là 5,4%).
Công nghiệp: Năm 2002 toàn bộ khu vực có 128.581 cơ sở công nghiệp (trong đó Hà Nội có 16.395 cơ sở, Hà Tây có 54.509 cơ sở, Hà Nam có 12.813 cơ sở, Nam Định có 27.212 cơ sở, Ninh Bình có 16.837 cơ sở và 3 huyện của tỉnh Hoà Bình có 797 cơ sở). Giá trị sản xuất công nghiệp là 20.893.900 triệu đồng
Tiểu thủ công nghiệp: 286 làng nghề bao gồm các ngành cơ khí, dệt may, chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ...
Chức năng tiêu thoát nước thải: lưu vực Nhuệ - Đáy là nơi tiếp nhận nước thải của các tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam được pha loãng bằng nước sông Hồng qua cống Liên Mạc
Chức năng thủy lợi: cung cấp nước tưới cho hệ thống thủy nông Đan – Hoài cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp thuộc Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định
Cung cấp nước sạch: nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt dân cư cho tỉnh Hà Nam.
Chức năng giao thông vận tải: mạng lưới sông trong lưu vực Nhuệ - Đáy phục vụ cho giao thông vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho công nghiệp, nhiên liệu.
1.5. Đầu tư và tài chính
Tài chính là cơ sở cho mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Chính sách đầu tư cho QLTHTNN đã được khẳng định trong chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21) đã đề ra “sử dụng công cụ tài chính cho phục vụ cho phát triển bền vững”, huy động tất cả các nguồn tài chính có thể để bảo vệ và phát triển môi trường theo hướng cân bằng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đầu tư và tài chính là một khâu trọng yếu trong toàn bộ sự phát triển của quốc gia. Việc đầu tư cho quản lý và sử dụng hợp lý Tài nguyên nước đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước bằng việc đầu tư xây dựng các công trình thủy nông (đại thủy nông Bắc – Hưng – Hải) bằng nguồn vốn trong nước. Sự đầu tư các công trình hạ tầng trị thủy như đê điều, kênh mương, các hồ đa chức năng vẫn được xem xét và mở rộng bằng mọi nguồn vốn dưới nhiều hình thức. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tỷ trọng đầu tư cho ngành nước được tăng lên trong những năm gần đây (hình 3, bảng 4).
Nguồn: Bộ Tài chính
Hình 3. Tổng chi tiêu cho ngành nước
Bảng 4. Chi tiêu cho ngành nước so với tổng chi ngân sách (tỷ đồng)
1996
1997
1998
1999
2000
2001
A. Đầu tư từ ngân sách nhà nước
16.989
19.482
20.514
29.697
29.624
40.236
A1. Đầu tư từ nhà nước cho ngành nước
5.637
6.433
6.829
6.939
7.305
8.559
A2. % so với tổng đầu tư từ ngân sách
33.2
33.0
33.3
23.4
24.7
21.3
B. Chi thường xuyên từ ngân sách
42.414
49.270
50.885
52.077
61.823
71.562
B1. Chi thường xuyên cho ngành nước
44.9
46.2
45.1
50.5
58.0
62.2
B2. % so với tổng chi phí thường xuyên
0.10
0.09
0.08
0.09
0.09
0.09
C. Tổng chi từ ngân sách
70.539
78.057
81.995
84.817
104.715
126.741
C1. Tổng chi cho ngành nước (A1+B1)
5681,9
6479,2
6874,1
6989,5
7363,0
8621,2
C2. % so với tổng chi từ ngân sách
8,0
8,3
8,4
8,2
7,0
6,8
Nguồn: Bộ TC, Tổng cục thống kê 2002; và Bộ KH&ĐT
Đầu tư thực tế của nhà nước chiếm một tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nước. Nhưng từ năm 1999 tỷ trọng này giảm xuống do đầu tư cho ngành nước chủ yếu tập trung vào thủy lợi và cấp thoát nước. Trong giai đoạn 1996 – 2001, ước tính khoảng 64% tổng đầu tư cho ngành nước là từ nguồn vốn ODA, còn 36% là đầu tư trực tiếp trong nước. Tổng số vốn đầu tư cho ngành thủy lợi trong 10 năm từ 1991-2000 ước tính khoảng 2,5 tỉ US$ trong đó đóng góp của nhân dân chiếm khoảng 1/3, ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) khoảng 1,7 tỉ US$ trong đó thời kỳ 1996-2000 tăng gấp 2,4 lần thời kỳ 1991-1995. Ngoài ra, các ban quản lý các lưu vực sông còn được hỗ trợ bằng các nguồn vốn của Ngân hang Á Châu (ADB), AusAID trong việc lập quy hoạch và xác định các vấn đề ưu tiên cho từng lưu vực.
1.6. Chủ trương quy hoạch tài nguyên nước theo lưu vực
Việt Nam nằm trong khu vực châu Á nhiệt đới gió mùa, nên thường xuyên xảy ra lũ lụt và hạn hán, việc quản lý tài nguyên nước theo lưu vực là một biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề mất cân bằng về nước theo không gian và thời gian. Đã từ lâu, nước ta đã hình thành các nguyên tắc và quy luật về sử dụng nước tưới, điều này cũng trở thành văn hóa vùng trong nhiều trường hợp như ở Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc…
Từ khi Luật Tài nguyên nước ban hành, nhiều chương trình phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên nước đã được thực hiện cho các lưu vực với cách tiếp cận quy hoạch sử dụng tài nguyên nước. Nhiều tổ chức quản lý tài nguyên nước đã được thành lập: Hội đồng tài nguyên nước quốc gia và tổ chức quản lý quy hoạch 3 sông lớn sông Hồng – Thái Bình, sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Theo kết quả đánh giá của Cục Thủy lợi – Bộ NN&PTNT, Chủ trương quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn với các kết quả sau:
Các dự án quy hoạch thủy lợi trước kia đã được thực hiện theo lưu vực và nội dung theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước và bảo vệ sinh thái các dòng sông. Các công trình đề xuất trong các dự án mang tính phục vụ tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu.
Ba tổ chức lưu vực sông: tổ chức sông Hồng – Thái Bình, sông Đồng Nai và sông Cửu Long đã được thành lập theo quyết định số 37, 38, 39 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đến nay đã được hơn 3 năm nhưng ba tổ chức này mới đi vào hoạt động. Các ban quản lý đã xác định được các vấn đề ưu tiên cho từng lưu vực.
Ngoài ra đại diện các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ- Đáy cũng đã được nhóm họp một số lần trong những năm 2003- 2004 để tiến tới thành lập tổ chức quản lý theo lưu vực sông nhưng chưa đạt kết quả cuối cùng.
2. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Các văn bản pháp luật đặc trưng liên quan đến QLTHTNN, trong đó có những chi tiết đề cập đến việc quản lý các vùng ĐNN, được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5. Các văn bản
TT
Tên văn bản
ĐNN được đề cập
Có
Không
1
Luật Tài nguyên nước (TNN) (số 08/1998/QH10)
×
2
Nghị định của Chính phủ (số 179/1998/NĐ-CP) quy định chi tiết thi hành luật Tài nguyên nước
×
3
Nghị định của Chính phủ (số 149/2004/NĐ-CP) hướng dẫn thi hành luật TNN về việc cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn
×
4
Nghị định của Chính phủ (số 34/2005/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
×
5
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 67/TTg) thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước
×
6
Nghị định của Chính phủ (số 91/2002/NĐ-CP) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN và MT
×
7
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (số 63/2002/QĐ-TTg) về công tác phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai
×
8
Nghị định của Chính phủ (số 27/2005/NĐ-CP) quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản
×
9
Quyết định của Bộ trưởng Bộ NNvà PTNT (số 55/2004/QĐ-BNN) về việc ban hành quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
×
10
Quyết định số 19/2002/QĐ-BTS quy định quy chế quản lý môi trường chế biến thủy sản
×
11
Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ TN-MT (số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT) hướng dẫn thực hiện nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
×
12
Dự thảo nghị định /2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông
×
2.1. Các luật và văn bản dưới luật có liên quan trực tiếp đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước
2.1.1. Luật Tài nguyên nước
Luật gồm 9 chương 71 điều bao gồm các nội dung:
Những qui định chung: quy định hình thức sở hữu, đối tượng sử dụng, cơ quan quản lý và các mối quan hệ về tài nguyên nước đồng thời quy định các hành vi bị nghiêm cấm
Bảo vệ tài nguyên nước: quy định trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, chính quyền. Tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ chất lượng nước trong khai thác sử dụng, sản xuất, sinh hoạt bao gồm cả vấn đề xả nước thải vào nguồn được đề cập đến trong chương này.
Khai thác sử dụng tài nguyên nước: quy định quyền của chính phủ trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khai thác và sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích khác nhau.
Phòng chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và tác hại khác do nước gây ra (chương IV): bao gồm 11 điều (điều 36 – 46) liên quan đến các vùng ĐNN do lũ lụt, lưu vực sông, ao, hồ. Chương này quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan thuộc chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức, lập phương án, quy hoạch dân cư, phân lũ, huy động lực lượng. Phần này cũng xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước và toàn dân trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây nên. Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi: xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác, bảo vệ. Nội dung này quy định rõ các tổ chức, cá nhân được giao quản lý phải xây dựng phương án bảo vệ, phạm vi bảo vệ các công trình thủy lợi, đê điều; các điều nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng được nêu ra.
Quan hệ quốc tế về tài nguyên nước: quy định nguyên tắc ứng xử, trách nhiệm bảo vệ quyền lợi đất nước, hợp tác quốc tế trong quản lý và phát triển tài nguyên, và giải quyết tranh chấp về nguồn nước quốc tế.
Quản lý nhà nước về tài nguyên nước: quy định nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên nước (xây dựng chiến lược, quy hoạch, ban hành văn bản pháp luật, cấp và thu hồi giấy phép…); thẩm quyền quản lý, phê duyệt quy hoạch và chức năng của hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
Quy định về thể chế thanh tra chuyên ngành nước
Tới nay mới chỉ thực thi được một phần những cải cách mà luật này đem lại. Hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực thi luật còn đang trong quá trình xây dưng (cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, các giới hạn thải, v.v.)
Điểm đặc biệt của luật tài nguyên nước là cách tiếp cận quản lý tài nguyên nước mang tính liên ngành và phối hợp. Cách tiếp cận này đã được triển khai thông qua việc thành lập Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước ở cấp quốc gia và các Ban quản lý và quy hoạch lưu vực ở cấp địa phương. Các cơ quan này là các đơn vị trực thuộc Chính phủ và có nhiệm vụ tư vấn, điều phối và quy hoạch giúp Chính phủ.
Về cơ bản Luật Tài nguyên nước được xây dựng làm khung pháp lý linh hoạt và sẽ được bổ sung một số Nghị định tiếp theo. Các Nghị định này sẽ quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan thực hiện Luật Tài nguyên nước.
2.1.2. Nghị định của Chính phủ số 179/1999/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/5/1998 và Chủ tịch nước ra lệnh công bố số 05 L/CTN ngày 1/6/1998. Nghị định này bao gồm 5 chương 63 điều. Nội dung của nghị định nhằm giải thích rõ các yêu cầu khi thực hiện Luật tài nguyên nước, quy định việc quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước; cấp giấy phép về tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Nghị định này cũng được quy định đối với các hoạt động gây ô nhiễm nước biển; quy định quy hoạch xây dựng công trình trên biển như các công trình giao thông, thủy lợi, thủy sản và các công trình khác; các hoạt động liên quan đến quai đê lấn biển, thoát lũ; phòng, chống xâm nhập mặn, nước biển dâng, tràn, làm muối, nuôi trồng thủy, hải sản và các hoạt động khác có liên quan.
Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước Chính phủ có quy định riêng.
Các vấn đề được đặt ra và quy định trong nghị định này được tóm tắt như sau:
Bảo vệ tài nguyên nước, quản lý cấp phép xả nước thải: Bộ NN&PTNT là cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công việc này.
Khai thác, sử dụng tài nguyên nước: chương này gồm 6 điều (từ điều 7 đến điều 12) quy định việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước; quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi được phép sử dụng tài nguyên nước; trách nhiệm của các cơ quan cấp và thu hồi giấy phép sử dụng tài nguyên nước.
Chương IV bao gồm 7 điều quy định cụ thể trách nhiệm quản lý tài nguyên nước cho Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương và hệ thống thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước. Trong đó điều 16 và điều 17 hướng dẫn nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước là tư vấn cho Chính phủ về xét duyệt quy hoạch lưu vực sông lớn; Các dự án về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước do Chính phủ quyết định; phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ, lụt và các tác hại khác do nước gây ra.
Không có điều khoản riêng nào quy định cho việc bảo vệ tài nguyên nước liên quan đến các vùng ĐNN. Tuy nhiên nội dung này được đề cập gián tiếp trong điều 17.
2.1.3. Nghị định của chính phủ số 149/2004/NĐ-CP
Nội dung của nghị định quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước bao gồm 4 chương 25 điều. Nghị định này quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Đối tượng thực hiện là mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định cũng xác định rõ trong trường hợp phát sinh mâu thuẫn trong các điều khoản quốc tế đã được Việt Nam ký kết với nội dung của Nghị định sẽ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Chương II quy định việc cấp, gia hạn, thay đổi… giấy phép khi sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Điều 6 của nghị định xác định các trường hợp không phải thực hiện các thủ tục xin phép này như đối với các vùng ĐNN (nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối…) của các quy mô sản xuất nhỏ phục vụ sinh hoạt trong phạm vi gia đình; khai thác sử dụng nước mưa, nước mặt trong phạm vi đất được giao.
Trình tự xin cấp phép, gia hạn giấy phép sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước được quy định trong chương III và chương IV. Nội dung này liên quan đến các thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về nguồn nước để đảm bảo tính pháp lý và sức chịu đựng của nguồn nước tại nơi khai thác hoặc tiếp nhận nước thải.
Nghị định cũng bãi bỏ một số điều chưa thỏa đáng trong nghị định 179/1999/NĐ-CP như điều 5, 9, 10 và 12.
2.1.3. Nghị đinh của Chính phủ số 34/2005/NĐ-CP
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Nghị định gồm 5 chương 28 điều quy định cụ thể về các trường hợp và các mức bị xử phạt. Đây là một công cụ pháp chế nhằm xử lý các hành vi xâm hại đến chất lượng và dự trữ tài nguyên nước. Chương II của Nghị định quy định các hình thức xử phạt cụ thể cho từng trường hợp gây tổn hại cho tài nguyên nước như phạt tiền với các mức khác nhau, khôi phục lại trạng thái ban đầu, tước giấy phép hành nghề khai thác nước mặt, nước dưới đất… Liên quan đến các vùng ĐNN, điều 16 quy định xử phạt đối với các hành vi thu hẹp vùng ĐNN như ao, hồ, đầm lầy bởi các phế thải, đất, đá.
2.1.4. Nghị định của Chính phủ số 91/2002/NĐ-CP
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT:
Điều 1 quy định vị trí và chức năng của Bộ TN&MT: Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật.
Điều 2 xác định nhiệm vụ quyền hạn của Bộ TN&MT trong đó các nhiệm vụ liên quan đến QLTHTNN như:
Trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về tài nguyên đất, tài nguyên nước, môi trường…
Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về các lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
Ban hành các văn bản các quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt và các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
Trình Chính phủ quy định việc phân công, phân cấp điều tra cơ bản và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;
Tổng hợp số liệu, quản lý kết quả điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước;
Quy định và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước;
Thường trực Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ theo quy định của pháp luật
Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường…
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong lĩnh vực tài nguyên tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường
2.1.5. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 67/TTg ngày 15/6/2000 về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước.
Theo điều 2 của Quyết định, Hội đồng quốc gia có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ trong các lĩnh vực như: chiến lươc, chính sách tài nguyên nước Quốc gia; quy hoạch lưu vực các sông lớn (bao gồm cả các vùng ĐNN ven sông); các dự án về bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn nước; phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt và các tác hại khác do nước gây ra; Quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các nguồn nước quốc tế và giải quyết các tranh chấp phát sinh; Giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước giữa các Bộ, ngành với nhau và giữa các Bộ, ngành với ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2.1.6. Quyết định số 63/2002/QĐ-TTg ngày 20/5/2001 về công tác phòng, chống lụt, bão, và giảm nhẹ thiên tai.
Quyết định đưa ra các giải pháp, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm chủ động phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai hàng năm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Điều 2 của Quyết định xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm tính mạng con người, công trình thủy lợi (như hồ chứa nước, đê điều) bảo đảm an toàn cho dân cư hạ lưu sông.
Điều 3 xác định trách nhiệm của các Bộ ngành như Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Tổng cục Bưu điện (này là Bộ Bưu chính và Viễn thông), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thương mại, Bộ Văn hóa và Thông tin… được xác định cụ thể trong công tác phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả do lụt, bão thiên tai. Bộ Tài chính, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo dõi chặt chẽ công tác phòng, chống lụt, bão và giảm nhẹ thiên tai của các địa phương, các Bộ, ngành; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp hỗ trợ kịp thời về tài chính và vật chất cho các địa phương và các ngành để khắc phục hậu quả lũ, bão, thiên tai.
2.1.7. Quyết định số 55/2004/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về việc ban hành quy định việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Điều 1 của quy định này xác định phạm vi đối tượng phải có giấy phép hoạt động như: khoan, điều tra, thi công các công trình khai thác nước dưới đất; xây dựng các công trình ngầm (đường ống cấp thoát nước); nuôi trồng thủy sản
Điều 5 quy định các trường hợp đình chỉ hiệu lực sử dụng của giấy phép: các hoạt động gây hư hại cho công trình thủy lợi
2.2. Các luật và nghị định khác có liên quan
2.2.1. Luật Thủy sản
Luật thủy sản được quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004. Bộ luật gồm 10 chương 62 điều quy định khung pháp lý cho các hoạt động thủy sản trong lãnh thổ và lãnh hải nước ta. Các hoạt động thủy sản không tách rời với môi trường nước, chất lượng cũng như diện tích mặt nước của nguồn tài nguyên nước. Do đó, hầu hết các nội dung trong các chương (từ chương II đến chương VIII) đều có các điều khoản liên quan đến việc bảo vệ, phát triển môi trường nước ngọt và nước biển, xử lý và thanh tra các hành động gây nguy hại cho môi sinh đối với các loài thủy sinh.
2.2.2. Nghị định số 27/2005/NĐ-CP
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thủy sản. Nghị định gồm 17 điều có nội dung liên quan đến việc việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sản xuất, nuôi trồng thủy hải sản.
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam.doc