Dự án Khai thác quặng đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Xã Thanh Hải có tổng diện tích tựnhiên 2600 ha. Toàn xã có 3200 hộ

và 14000 khẩu. Nông, lâm nghiệp chiếm trên 85% cơcấu kinh tế. Thu nhập

bình quân đầu người 600.000đ/ người/ năm.

a. Điều kiện vềkinh tế:

* Nông nghiệp:

- Tổng diện tích đất nông nghiệp 1300 ha.

* Chăn nuôi: Đã được người dân quan tâm chú trọng, công tác tiêm

phòng cho đàn gia súc gia cầm đã được tăng cường. Đến nay tổng đàn trâu:

3200 con; bò: 354 con; Lợn: 3565con; Đàn gia cầm hơn 18.000 con.

* Sản xuất lâm nghiệp:

Diện tích rừng trồng ổn định, các hộ được giao nhận chăm sóc, bảo vệ

đều thực hiện tốt những cam kết bảo vệrừng, không có các vụcháy rừng xảy

ra

pdf78 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Khai thác quặng đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất kéo dài trong thời gian tồn tại của mỏ, song phạm vi ảnh hưởng chủ yếu đối với những người trực tiếp làm việc ở mỏ. Còn với khu vực lân cận tác động đến môi trường không khí là không đáng kể. 3.2.1.2. Đối với môi trường nước. Tác động này gây ra do nước mưa chảy tràn trên sân công nghiệp kéo theo đất đá thải và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân. Nó có tác động đến nước ngầm và nước mặt trong suốt thời gian tồn tại của mỏ. Tuy nhiên, lượng nước thải sinh hoạt của công nhân khoảng 6,43 m3/ ngđ được xử lý qua hệ thống bể phốt 3 ngăn trước khi thải ra môi trường; nước mưa chảy tràn được dẫn qua mương dẫn nước vào bể lắng do vậy tác động không lớn đến môi trường nước trong khu vực. 3.2.1.3. Đối với môi trường đất Các tác động đối với môi trường đất chỉ là việc san gạt mặt bằng sân công nghiệp và đổ thải đất đá thải ra với khối lượng khoảng 350.000 m3/năm 3.2.1.4 Đối với cảnh quan địa hình Việc thực hiện Dự án sẽ làm thay đổi cảnh quan địa hình do khai thác. Tuy nhiên, sau khi Dự án kết thúc, địa hình cảnh quan sẽ được khôi phục lại. 3.2.1.5. Đối với suối. Tác động của Dự án đối với suối là thu hẹp dòng chảy và bồi đắp dòng suối do sự trôi lấp chất thải rắn. 3.2.1.6. Đối với hệ sinh thái. Mức độ tác động của Dự án đối với hệ sinh thái khu vực vận hành Dự án và vùng lân cận là không đáng kể. 3.2.2. Đối với con người, kinh tế, văn hoá – xã hội. Khi Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế của xã Thanh Hải nói riêng và của huyện Lục Ngạn nói chung. Tuy nhiên, nó cũng góp phần tác động tiêu cực đến con người: Gia tăng tai nạn giao thông, tai nạn lao động. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bảng3.1. Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nguồn phát sinh TT Yếu tố tác động Nguồn phát sinh 1 Nước thải - Nước mưa chảy tràn - Nước thải sinh hoạt 2 Khí thải - Khí thải từ động cơ của các máy móc, thiết bị khai thác, các phương tiện giao thông vận tải. - Nổ mìn - Bếp ăn tập thể của công nhân 3 Bụi đất đá - Khoan, nổ mìn - San gạt, xúc bốc, đổ thải đất đá thải - Vận chuyển quặng khai thác, đất đá thải - Các hoạt động xây dựng mỏ 4 Tiếng ồn,độ rung - Khoan, nổ mìn - Hoạt động của các máy móc, trang thiết bị khai thác mỏ (máy khoan, máy xúc), phương tiện giao thông vận tải. 5 Chất thải rắn - Đất đá thải trong quá trình khai thác - Rác thải sinh hoạt - Giẻ lau có dính dầu mỡ khi sửa chữa máy móc, thiết bị, thùng đựng dầu mỡ. 6 Rủi ro, sự cố - Sạt lở tầng khai thác, sạt lở bờ moong, sạt lở bãi thải sạt lở do lũ quét. - Đất đá khi khai thác làm cản trở dòng nước chảy. - Hư hỏng đường giao thông - Tai nạn giao thông trên các tuyến đường vận chuyển và tai nạn lao động. - Cháy nổ, chập điện 3.3. ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG XÂY DỰNG. 3.3.1.Tác động đến môi trường không khí: *Bụi - Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng; - Hoạt động nổ mìn phá đá; - Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công tại công trường san gạt mặt bằng khu vực, làm đường vào mỏ, vận chuyển thiết bị … TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Đây là những nguyên nhân gây ra bụi trong không khí. Các hạt bụi có thể ảnh hưởng tới cơ quan hô hấp, ảnh hưởng đến mắt, da và hệ thống tiêu hoá,… của những người làm việc trong vùng Dự án. Do đặc điểm khu vực thi công cao, bao quanh bởi đồi núi và cây rừng, toàn bộ khu dân cư nằm phía ngoài rải rác dưới đồi cách xa khu vực khai thác nên bụi chỉ tác động tới công nhân trực tiếp tham gia xây dựng, hơn nữa lượng bụi phát sinh trong thời điểm này chỉ mang tính cục bộ tại các thời điểm nổ mìn và bốc xúc đất đá là chính, nên tác động bụi là không lớn và có thể khống chế được . *Khí thải, tiếng ồn * Khí thải độc hại. Khí thải được thải ra do các máy móc, thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu là dầu Diezel, khi được đốt cháy trong động cơ, loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: THC, COx, NOx, SOx. Hệ số ô nhiễm trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường). Trung bình hàng ngày tại khu vực thi công xây dựng, chuẩn bị khai thác có nhiều chuyến xe ra vào vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Hoạt động giao thông vận tải có thể tạo ra những tác nhân độc hại như đã nêu ở trên. Theo tài liệu kỹ thuật “ Kỹ thuật đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1993 thiết lập tính cho xe chạy Dầu Diezel (Với hàm lượng lưu huỳnh S=1%) với tốc độ trung bình 25km/giờ, trọng tải 3,4 - 16 tấn, khi xe chạy trên 1 km đường sẽ thải ra những chất ô nhiễm với lượng như sau: Bụi khói (g) SO2(g) NO2(g) CO(g) THC(g) 0.9 4.29 11.8 6.0 2.6 Giả sử xe chạy 1km tạo ra một luồng bụi bốc cao 5m, rộng 6m với điều kiện độ bền vững khí quyển loại A, thì nồng độ bụi và khí thải do mỗi xe thoát ra là: Chất ô nhiễm Nồng độ µg/m3 TCVN5937- 2005 Bụi 30 300 SO2 143 350 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO NO2 393 200 CO 200 30 THC 86 - Hoạt động giao thông vận tải tại khu vực thi công xây dựng mặc dù không quá lớn, nồng độ các chất ô nhiễm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhưng cũng góp phần gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí xung quanh. Công đoạn xây dựng các công trình phụ trợ cũng làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong khu vực Vì vậy, Chủ dự án phải áp dụng một số biện pháp quy hoạch quản lý và kỹ thuật để khống chế và giảm thiểu tác động đến môi trường từ hoạt động này (xem chi tiết ở phần các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm). * Tác động đến môi trường nước Trong quá trình xây dựng nguyên nhân gây ô nhiễm nước chủ yếu là nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt và bụi trong không khí hay bụi lắng trên bề mặt khai trường khi gặp mưa sẽ tác động xấu tới chất lượng nước mặt khu vực. Lượng nước mưa chảy tràn Lượng nước mưa tràn chảy qua khai trường cuốn theo đá vụn, bụi đất, đá trên mặt đất xuống các hệ thống kênh mương gần đó làm cho nước có độ đục nước tăng cao sẽ làm bồi lấp các rãnh thoát nước, làm cản trở các dòng chảy của khu vực. Tuy nhiên, việc bồi lắng này không lớn bởi các chất thải rắn trong quá trình xây dựng được tận dụng tối đa. Lượng nước thải sinh hoạt Trong quá trình xây dựng mỏ thường xuyên có khoảng 30 công nhân làm việc trên công trường. Nước thải sinh hoạt được tính bằng 90% lượng nước cấp. Mỗi người sử dụng khoảng 60lít nước mỗi ngày, với số lượng công nhân khoảng 30 người thì sử dụng nước khoảng: 1,8 m3 /ngày. Do đó thải ra nước thải sinh hoạt khoảng 1,62m3/ngày đêm Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43- ) và các TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO vi sinh vật. Theo tính toán và thống kê cho thấy, thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau Bảng 3.2.Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ( Định mức cho 1 người/ ngày) STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml) 1 BOD5 44-54 - 2 COD 72-102 - 3 TSS 70-145 - 4 Tổng Nitơ 6-12 - 5 Amoni 2,4-4,8 - 6 Tổng Phốt pho 08-4 - 7 Tổng Coliform - 106 - 109 8 Fecal Coliform - 105 - 106 9 Trứng giun sán - 103 Do lực lượng thi công xây dựng ít nên lượng nước thải sinh hoạt là không đáng kể, ảnh hưởng không lớn đến chất lượng nước mặt. * Tác động đến môi trường đất Nhu cầu sử dụng đất của Dự án là 11,5 ha - Trong đó khai trường lộ thiên là 6,5 ha - Diện tích mặt bằng bãi sàng quặng :0,6 ha - Diện tích khu văn phòng mỏ và nhà xưởng là 0,3 ha. - Diện tích đường ô tô: 0,6 ha. - Diện tích bãi thải đất đá: 3,5 ha Chất thải rắn xây dựng Các loại vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng: Công ty sẽ cho người thu gom lại cung cấp cho đơn vị để tái sử dụng. Chất thải rắn sinh hoạt. Công trường xây dựng có khoảng 30 người. Theo tiêu chuẩn xả thải là 0,3 kg/người/ngày, thải lượng rác thải sẽ là 9 kg/ngày trong đó thành phần hữu cơ ( rau, củ quả, cơm thừa…) chiếm từ 55 đến 70 %. *Tác động tới tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Khu mỏ có diện tích sử dụng khoảng 11,5 ha, trong đó phần diện tích chủ yếu là trồng cây keo, và bạch đàn loại nhỏ và thảm thực vật cho nên khi xây dựng Dự án sẽ tác động đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học tại TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO khu vực. Để tạo được mặt bằng thi công cần thiết phải nổ mìn, san gạt mặt bằng, phát quang thảm thực vật che phủ như vậy sẽ ảnh hưởng thảm thực vật tự nhiên. * Tác động đến vấn đề an toàn giao thông và lao động. Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu có nguy cơ làm gia tăng tai nạn giao thông, ngoài ra, trong quá trình thi công, hoạt động của các máy móc thiết bị xây dựng có thể dẫn đến tai nạn lao động tại khu vực thi công nếu người sử dụng và công nhân tại công trường không được hướng dẫn cẩn thận và không có trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp. Đây là một trong những nguyên nhân gây tai nạn lao động cần đặc biệt quan tâm. 3.3.2.Tác động đến kinh tế xã hội của khu vực Dự án. Trong quá trình xây dựng, thi công mỏ sẽ xuất hiện các loại hình dịch vụ như cung cấp lương thực, thực phẩm các nhu yếu phẩm khác cho các đơn vị tham gia thi công, điều này sẽ góp cải thiện đời sống của người tham gia kinh doanh. Ngoài ra, Dự án có thể giải quyết vấn đề lao động dư thừa tại địa phương. Tóm lại: Tất cả các tác động tiêu cực nêu trên sẽ được hạn chế và giảm thiểu tối đa khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật và những nguyên tắc thực hiện trong quá trình thi công. Các biện pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 4. 3.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH DỰ ÁN 3.4.1. Tác động của khí thải * Nguồn thải Nguồn phát sinh khí thải chính khi mỏ đi vào hoạt động là quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các động cơ của thiết bị khai thác, các phương tiện giao thông vận tải, nổ mìn. ♦ Thải lượng khí thải do đốt xăng, dầu Để tính thải lượng các chất ô nhiễm, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các nhiên liệu khác nhau. Thải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau: Q = B x K Trong đó: Q- là thải lượng ô nhiễm (kg) TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO B- là lượng nhiên liệu đốt (kg) K- là hệ số ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1.000 lít xăng thải ra 291 kg CO2; 33,2 kg C2H4; 11,3 kg SO2; 0,4 kg anđehyt. Tương tự đốt cháy một tấn dầu Diezel thải ra 0,6 kg bụi , SO2= Sx10 (S là % lưu huỳnh trong dầu), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354kg; anđehyt = 0,24kg. Để đảm bảo các hoạt động của Dự án: Ước tính tổng nhu cầu nhiên liệu là: + Tổng nhu cầu về xăng: 470 lít/ năm. + Tổng nhu cầu về dầu Diezel là: 93.560 lít / năm (dầu Diezel: Với tỷ trọng là 0,8kg/lít) tương ứng 74.848 kg/năm = 74,848 tấn/năm. Bảng 3.3.Thải lượng các chất ô nhiễm thải ra khi đốt 74,848 tấn dầu Diezel trong một năm. Khí thải Hệ số ô nhiễm (K) Khi đốt 1 tấn dầu Diezel Thải lượng/năm Đơn vị Bụi 0,6 44,91 kg NOx 2,6 194,6 kg CO 0,7 52,39 kg THC 0,354 26,496 kg Andehyt 0,24 17,96 kg Bảng 3.4.Thải lượng các chất ô nhiễm thải ra khi đốt 470 lít xăng trong một năm TT Khí thải Hệ số ô nhiễm (k) khi đốt 1000 lít xăng Thải lượng/ năm Đơn vị 1 CO2 291 136,77 Kg 2 C2H4 33,2 15,6 Kg 3 SO2 11,3 5,3 Kg TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 4 Anđehyt 0,4 0,19 kg ♦ Thải lượng khí thải do nổ mìn Lượng khí thải sinh ra do nổ mìn, thực chất là cháy nổ AD1. Thuốc nổ AD1 (amonit) có chứa tới 79% Amonnitrat và 21% TNT. Khi cháy nổ AD1 chính là cháy nổ TNT, còn Amon nitrat là chất xúc tác, có nhiệm vụ cấp ôxy cho phản ứng cháy. Phản ứng cháy nổ AD1 như sau: 21 NH4NO3 + 2C6H2 (NO2)3CH3 = 47 H2O + 14CO2 + 24 N2 Như vậy lượng phát thải khí thải từ quá trình cháy nổ AD1 bao gồm khí CO2 và khí N2 tuy nhiên, chỉ quan tâm đến khí CO2 mà thôi. Để đảm bảo các hoạt động của Dự án tổng lượng thuốc nổ cần cho nhu cầu 1 năm là: 159100 kg thuốc nổ = 159,1 tấn thuốc nổ. Theo phương trình phản ứng thì lượng CO2 sản sinh trong quá trình nổ mìn là: 68,38 tấn CO2. Như vậy thải lượng các chất ô nhiễm không khí trong mỏ gồm 3 phần: Thải lượng các chất ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu (dầu Diezel, xăng) và do nổ mìn. Bảng3.5: Thải lượng các chất ô nhiễm thải ra do đốt nhiên liệu, nổ mìn trong 1 năm TT Khí thải Thải lượng các chất ô nhiễm do đốt dầu (kg) Thải lượng các chất ô nhiễm do đốt xăng (kg) Thải lượng các chất ô nhiễm do nổ mìn (kg) Tổng thải lượng (kg) 1 SOx 5,3 5,3 2 NOx 194,6 194,6 3 CO 52,39 52,39 4 CO2 136,77 68380 68516,77 5 THC 26,496 26,496 6 Andehyt 17,96 0,19 18,15 7 Bụi 44,91 44,91 8 C2H4 5,3 5,3 ♦ Tác động Nói chung, quy mô khai thác của Dự án nhỏ nên thải lượng khí thải không lớn. Hơn nữa, khu vực mỏ có địa hình thông thoáng nên mức độ gia TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO tăng chất ô nhiễm trong không khí là không đáng kể. Hiện tượng ô nhiễm chỉ xẩy ra cục bộ. 3.4.2 Tác động của bụi ♦ Nguồn phát thải Bụi phát sinh do các hoạt động khai thác bao gồm: - Nổ mìn; - Xúc bốc, đổ rót; - Vận chuyển; - Sàng quặng ♦ Ước tính thải lượng Để ước tính thải lượng bụi sinh ra trong khai thác khoáng sản, dựa vào hệ số thải lượng bụi sinh ra do các công đoạn theo WHO là: 0, 40 kg bụi/tấn trong công đoạn nổ mìn khai thác; 0, 17 kg bụi/tấn đất, đá trong công đoạn xúc bốc, vận chuyển đá thải và Quặng Đồng khai thác Bảng3.6 : Ước tính thải lượng bụi sinh ra do các hoạt động khai thác Nguồn Khối lượng (tấn) Hệ số Thải lượng (kg ) Khoan nổ mìn 1.017.500 0,4 407.000 Xúc bốc, vận chuyển đất đá thải 342.500 0,17 58.225 Xúc bốc vận chuyển Quặng Đồng khai thác 50.000 0,17 8.500 Tổng 473.725 Từ bảng trên cho thấy thải lượng bụi sinh ra hàng năm do các hoạt động khai thác Quặng Đồng là: 473.725 kg /năm. Mức độ ô nhiễm: Mức độ ô nhiễm bụi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khi thời tiết khô, nắng, gió nhiều, bụi sẽ sinh ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn là khi thời tiết ít nắng, gió. Nồng bụi trong không khí trong phạm vi khai trường dự báo đạt mức trung bình từ 5-10mg/m3 trong những ngày thời tiết khô, nắng và có thể lên đến 30-50mg/m3 tại các vị trí đổ đất, bốc xúc đá. Trong khoảng cách 200m tính từ khai trường, nồng độ bụi trong không khí dự báo ở mức 1-5 mg/m3 và cao hơn so với mức cho phép theo TCVN – 5937 - 2005. Hoạt động khai thác và chế biến Quặng Đồng tại TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Khuôn Dẽo – Đèo Bừng xã Thanh Hải cách xa khu vực dân cư nên mức độ ảnh hưởng đến người dân trong khu vực là rất ít, chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trong khu vực Dự án. Tuyến đường vận chuyển quặng khai thác từ xưởng sàng mỏ về Nhà máy Luyện Đồng phải đi qua khu vực dân cư. Bụi sẽ phát sinh do đất, đá rơi vãi trên mặt đường và khuyếch tán vào không khí mỗi khi có phương tiện vận tải đi qua. Tuyến đường liên xã chưa trải nhựa, đường đất cấp phối nên khi có phương tiện giao thông qua lại, nồng độ bụi trong không khí hai bên đường sẽ tăng cao, dự báo ở mức trung bình 5-10mg/m3. 3.4.3. Tác động của tiếng ồn ♦ Nguồn gây ồn Tiếng ồn xẩy ra do các hoạt động: Khoan, nổ mìn, xúc bốc, sàng tuyển quặng, vận chuyển. Mức ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn lớn trên khai trường chủ yếu sinh ra do hoạt động của các phương tiện giao thông, máy thi công khai thác như máy ủi, máy xúc, máy gạt... và nổ mìn. Tiếng ồn chủ yếu gây ảnh hưởng trong phạm vi khai trường mà không gây tác động đến khu dân cư do khoảng cách quá xa. Mức áp âm trung bình tại các khai trường dự báo khoảng 70-85dBA, mức áp âm cực đại có thể đạt 95-100 dBA, thậm chí 115 dBA khi nổ mìn hoặc khi có nhiều động cơ cùng lúc hoạt động. Mức dự báo trên được đưa ra dựa trên các số liệu đo đạc thực tế nói chung, mức ồn cục bộ có thể vượt giới hạn cho phép theo TCVN-5949-1998, qui định về mức ồn trong môi trường lao động nhưng thời gian không kéo dài. Mức áp âm sinh ra từ một số phương tiện giao thông và thiết bị phục vụ khai thác và vận chuyển Quặng Đồng được thống kê trong bảng sau: Bảng 3.7:Tiếng ồn khi khai thác quặng Phương tiện Mức ồn phổ biến (dBA) Mức ồn lớn nhất (dBA) Ô tô tải trọng tải >3,500 kg 90 105 Máy ủi 93 115 Máy khoan 87-90 100 Máy xúc 80-85 100 Nổ mìn 100 115 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍN CHẤT THAM KHẢO * Tại khu vực sàng quặng: - Nguồn gây tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các thiết bị: Sàng, băng tải, máy nghiền quặng, lưới sàng quặng thủ công…và các thiết bị phụ trợ. Ảnh hưởng do tiếng ồn: Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới thính giác của công nhân. Khi người công nhân bị tác động của tiếng ồn có cường độ cao, trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các hệ cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn cũng gây tổn thương cho hệ tim mạch và tăng các bệnh đường tiêu hoá. Tuy nhiên, ồn do nổ mìn gây ra chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, khu vực thi công không gần khu dân cư vì vậy tác động này chủ yếu chỉ gây ảnh hưởng tới công nhân thi công tại công trường Dây chuyền sàng tuyển quặng 3.4.4 Tác động đến môi trường nước a. Nguồn gây tác động Các nguồn gây tác động đến môi trường nước bao gồm: - Nước mưa chảy tràn trên khai trường; - Nước thải sinh hoạt; b. Đánh giá tác động do nước thải trên khai trường Thải lượng. Nước thải trên khai trường xuất phát từ nguồn rò rỉ từ các moong, bãi chứa chất thải rắn và nước mưa chảy tràn bề mặt từ khai trường. Có một vài mô hình tính toán nước thải từ khai trường, song thực tế, rất khó đánh giá chính xác được thải lượng nước thải từ khai trường vì phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: thời tiết, điều kiện thủy văn, địa chất, sự xâm nhập của các dòng chảy bề mặt, diện tích khai thác… Lưới sàng thủ công Băng tải Máy nghiền quặng Băng tải Sàng thô TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Một phương pháp tính thường được áp dụng là dựa trên lượng mưa 1 ngày của tháng có lượng mưa lớn nhất và diện tích khai thác theo công thức: Qmax = Amax . F (m3/ ngđ) Trong đó: Qmax: Lưu lượng nước của khai trường Amax: Lượng nước mưa lớn nhất trong ngày được tính bằng 3,36 . 10- 3 m/ngđ F: Diện tích bề mặt tiếp nhận (11,5ha = 115.000 m2) Qmax = 3,36. 10-3m/ngđ x 115.000m2 = 386,4 m3/ngđ (Lượng nước này tính cho ngày mưa lớn nhất trong năm) Tuy nhiên, phép tính này chỉ đánh giá được phần nước mưa chảy tràn mà chưa tính đến lượng nước rò rỉ từ các mạch nước ngầm hoặc bản thân độ ẩm của đất. Ngoài ra, có những đánh giá dựa trên kinh nghiệm cho rằng: Lượng nước thải trung bình 10m3/moong khai thác và lượng nước thải ở các thời điểm khác nhau sẽ khác nhau rất nhiều. Nói chung, các số liệu công bố trong các công trình nghiên cứu tại các khai trường chỉ mang tính ước tính, dự báo. Tác động do nước thải khai trường Đặc tính của nước rò rỉ từ các moong, nước mưa chảy tràn bề mặt là có hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước tương đối cao. Thành phần chất rắn lơ lửng trong nước chủ yếu là đất, cát. Chất rắn trong nước sẽ làm tăng độ đục các nguồn nước bề mặt, để lại lớp đất, cát trên bề mặt đất canh tác dẫn đến làm giảm chất lượng đất và năng suất cây trồng. Độ đục nước gia tăng còn tác động xấu đến đời sống của các thủy sinh vật do khả năng xuyên thấu của ánh sáng mặt trời bị hạn chế, ức chế quá trình quang hợp của thực vật thuỷ sinh kéo theo sự suy giảm hàm lượng oxy hoà tan trong nước. Do đó, nguồn nước này phải được kiểm soát trước khi thải ra các thủy vực xung quanh mỏ. Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt: được tính bằng 90% lượng nước cấp. Mỗi người sử dụng khoảng 60l nước mỗi ngày, do đó với số lượng công nhân ở mỏ 119 người thì sử dụng nước sinh hoạt khoảng: 7,14 m3 /ngày. Do đó thải nước thải khoảng 6,426 m3/ngày đêm. Loại nước thải này chủ yếu chứa các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học và thường có hàm lượng cặn lơ lửng cao. 3.4.5.Các ảnh hưởng do chất thải rắn TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Các nguồn phát sinh chất thải rắn do hoạt động khai thác của Dự án là: - Đất thải trong quá trình khai thác, mở vỉa, khoan nổ mìn. - Rác thải sinh hoạt của công nhân. - Giẻ lau có dính dầu mỡ khi sửa chữa máy móc thiết bị, thùng đựng dầu mỡ ♦ Rác thải sinh hoạt Thải lượng rác thải sinh hoạt được tính toán theo công thức sau: Q =N.K (kg/ngày), trong đó: Q: Lượng rác thải sinh hoạt (kg/ngày); N: Số người; K: Lượng rác thải bình quân (kg/người /ngày). Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính bình quân mỗi người thải ra từ các nhu cầu sinh hoạt của mình khoảng 0,3 kg/ ngày. - Do vậy lượng rác thải sinh hoạt thải ra ở Điểm Quặng Đồng Khuôn Dẽo – Đèo Bừng của 119 công nhân là: 119 người x 0,3 kg/người /ngày = 35,7 kg/ngày. 3.4.6 Ảnh hưởng đến cảnh quan, địa hình Việc ảnh hưởng đến cảnh quan địa hình là một trong những tác động đáng quan tâm nhất của ngành khai thác mỏ nói chung và của Dự án nói riêng. Quá trình khai thác sẽ làm cảnh quan, địa hình bị biến đổi, những quả đồi chứa mỏ quặng sẽ bị hạ thấp độ cao, bị biến thành những moong khai thác. Tại điểm Quặng Đồng Khuôn Dẽo- Đèo Bừng: Để khai thác ra 83869 tấn quặng với công suất 50.000 tấn/ năm, tổng khối lượng đất đá bóc hàng năm là 350.000 m3 / năm đến khi kết thúc khai thác là: 574501 m3. Để đảm bảo chứa hết khối lượng đất đá thải trên cần một diện tích tương ứng để làm bãi thải chứa. Hiện nay, các vị trí của bãi thải đã được xác định dựa trên dung tích thải cần chứa, điều kiện địa hình và mức độ thuận tiện trong vận chuyển và đổ thải. Hơn nữa để chuẩn bị cho công tác mở mỏ và đưa mỏ vào hoạt động, Chủ dự án sẽ tiến hành các công việc xây dựng cơ bản như xây dựng, sửa chữa đường giao thông, xây dựng hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước, xây dựng khu văn phòng, xưởng sàng mỏ, xưởng sửa chữa cơ điện, hệ thống thông tin liên lạc... Do vậy việc thay đổi địa hình cảnh quan trong khu vực là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực trên, sau khi Dự án kết thúc khai thác và phục hồi môi trường sẽ tạo thành những khu đồi tương đối bằng TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO phẳng có thể sử dụng làm đất canh tác nông lâm nghiệp phát triển kinh tế, làm cho cảnh quan khu vực thay đổi theo hướng tích cực. 3.4.7 Tác động đến hệ sinh thái Các khu vực dự kiến triển khai Dự án không nằm trong vùng sinh thái nhạy cảm, không có các loài động thực vật quí hiếm mà chủ yếu là đất trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả do đó Dự án tác động không lớn đến hệ sinh thái động thực vật. Tác động lớn nhất đối với thảm thực vật là trong quá trình khai thác phải phá đi một số cây lâm nghiệp. 3.4.8 Tác động về mặt kinh tế -xã hội a. Tác động tích cực Xã Thanh Hải là xã miền núi nghèo với cơ sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ dân trí chưa cao, kinh tế dựa vào sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, lao động thiếu việc làm chiếm tỉ lệ cao, thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 600.000đ/người/ năm. Do vậy đời sống vật chất của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Dự án đi vào hoạt động sẽ ảnh hưởng tích cực đến môi trường kinh tế - xã hội của địa phương như sau: ♦ Tạo việc làm: Dự án đi vào hoạt động hết công suất sẽ khai thác được 50.000 tấn/ năm tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương có cuộc sống ổn định ở mức trung bình khá ♦ Đóng góp ngân sách Nhà nước, địa phương: Dự án sẽ đóng góp ngân sách địa phương thông qua các khoản thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng), phí bảo vệ môi trường. ♦ Cải thiện cơ sở hạ tầng Khi Dự án được thực hiện sẽ góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương. Một vài tuyến đường sẽ được nâng cấp. Ngoài ra, mạng lư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá tác đông môi trường - Dự án khai thác quặng đồng tại Khuôn Dẽo - Đèo Bừng xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.pdf
Tài liệu liên quan