MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5
MỞ ĐẦU 6
1. Xuất xứ của dự án 6
2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật thuật hiện Cam kết BVMT 7
3. Các quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam áp dụng 8
I. THÔNG TIN CHUNG 9
II. ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN DỰ ÁN 9
2.1. Vị trí và diện tích kho chứa thuốc BVTV 9
2.2 Mối tương quan giữa kho chứa thuốc BVTV với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội 10
2.3. Hiện trạng kho chứa và cửa hàng giới thiệu sản phẩm 10
a. Hiện trạng kho chứa thuốc BVTV 10
b. Hiện trạng cửa hàng giới thiệu sản phẩm 10
2.4. Nơi tiếp nhận chất thải 11
2.4.1. Nơi tiếp nhận nước mưa chảy tràn 11
2.4.2. Nơi tiếp nhận nước thải 11
2.4.3. Nơi lưu trữ và xử lý chất thải rắn 11
2.4.4. Nơi tiếp nhận khí thải 11
III. QUY MÔ SẢN XUẤT, KINH DOANH 12
3.1. Quy mô sản phẩm 12
3.2. Quy trình hoạt động của kho chứa thuốc BVTV 13
3.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 14
IV. NHU CẦU HÀNG HÓA MUA- BÁN VÀ NGYÊN, NHIÊN LIỆU SỬ DỤNG
14
4.1. Nhu cầu về hàng hóa mua – bán 14
4.2. Nhu cầu về nguồn cung cấp điện 14
4.3. Nhu cầu về nguồn cung cấp nước 15
4.4. Nhu cầu về lao động 15
4.5. Danh mục thiết bị sử dụng 15
V. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 16
5.1. Các loại chất thải phát sinh 17
5.1.1. Khí thải, bụi 17
a. Hơi hóa chất và dung môi phát sinh từ kho chứa thuốc BVTV 17
b. Khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển 18
c. Bụi phát sinh từ khâu bốc xếp hàng hóa và lưu trữ hàng hóa thuốc BVTV
20
5.1.2. Nước thải 22
a. Nước thải từ kho chứa 22
b. Nước thải sinh hoạt 22
c. Nước mưa chảy tràn 23
5.1.3. Chất thải rắn 24
a. Chất thải rắn sinh hoạt 24
b. Chất thải rắn sản xuất 25
5.1.4. Môi trường đất 25
5.1.5. Chất thải khác 26
a. Tiếng ồn 26
b. Ô nhiễm nhiệt 26
5.2. Các sự cố có thể xảy ra tại kho chứa thuốc BVTV 26
5.2.1. Sự cố tai nạn lao động 26
5.2.2. Sự cố do quá trình vận chuyển thuốc BVTV 26
5.2.3. Sự cố do lưu trữ hóa chất BVTV 27
5.2.4. Sự cố rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên liệu 27
5.2.5. Sự cố về điện, hơi hóa chất gây cháy nổ 27
5.2.6. Sự cố bão, lụt 27
VI. BIỆN PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 28
6.1. Xử lý chất thải 28
6.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí 28
a. Các biện pháp hạn chế sự rò rỉ, phát tán hơi dung môi và hóa chất 28
b. Khống chế ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển 29
c. Giảm thiểu ô nhiễm bụi do quá trình bốc xếp hàng hóa 29
6.1.2. Giảm thiểu tác động của nước thải 30
a. Nước thải từ kho chứa 30
b. Nước thải sinh hoạt của CBCNV 30
c. Nước mưa chảy tràn 31
6.1.3. Giảm thiểu chất thải rắn 32
a. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt 32
b. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sản xuất 32
6.1.4. Phương án phòng chống ô nhiễm đất 32
6.1.5. Khống chế các chất ô nhiễm khác 32
a. Giảm thiểu tiếng ồn 32
b. Khống chế ô nhiễm nhiệt thừa 32
6.2. Giảm thiểu các sự cố môi trường tại kho chứa thuốc BVTV 33
6.2.1. An toàn lao động và vệ sinh lao động 33
6.2.2. Các biện pháp an toàn trong vận chuyển thuốc BVTV 33
6.2.3. Các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa hóa chất rò rỉ và chảy tràn 34
6.2.4. Biện pháp giảm thiểu sự cố về điện, hơi hóa chất gây cháy nổ 35
6.2.5. Biện pháp giảm thiểu sự cố bão, lụt 38
VII. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 38
7.1. Công trình xư lý môi trường 38
7.1.1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 38
7.1.2. Kho chứa thuốc BVTV 38
7.1.3. Hệ thống xử lý không khí 38
7.1.4. Hệ thống xử lý chất thải rắn 38
7.2. Chương trình giám sát môi trường 40
VIII. CAM KẾT THỰC HIỆN 40
PHỤ LỤC 43
44 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật – cửa hàng giới thiệu sản phẩm công ty cổ phần bảo vệ thực vật I trung ương, chi nhánh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cầu về số lượng trong các hợp đồng kinh tế, sản phẩm còn lại sẽ vận chuyển xuống nhà Kho để lưu trữ.
Ở công đoạn lưu kho này, các loại hóa chất và hơi dung môi hữu cơ có trong thuốc BVTV tiếp tục phát tán vào không khí nhưng với nồng độ rất thấp, ước tính nồng độ các hợp chất hữu cơ bay hơi trong khu vực lưu trữ dao động trong khoảng 5 – 7 mg/m3 ( Nguồn: Tham khảo từ dự án Kho chứa thuốc BVTV đã được phê duyệt tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân – huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh).
Đồng thời hóa chất thoát ra môi trường trong quá trình lưu trữ ở kho chứa chủ yếu chỉ mang tính chất sự cố; Bao gồm các lý do như sau:
Quá trình vận chuyển các thùng chứa sản phẩm thuốc BVTV về kho lưu trữ và từ kho lưu trữ đi tiêu thụ ra bên ngoài;
Nút chai lọ, bao bì chứa sản phẩm không được đóng chặt, kín;
Các hóa chất còn dính lại bốc hơi từ các thùng chứa sản phẩm;
Các sản phẩm khi lưu trữ càng lâu sẽ càng thất thoát hơi hóa chất, dung môi vào môi trường, tốc độ bay hơi phụ thuộc vào áp suất hơi của thuốc đó và điều kiện môi trường ;
Các chất khí và hơi hóa chất thuộc các nguồn gốc, chủng loại khác nhau tồn lưu trong không khí, có thể tác dụng với nhau, tạo ra các loại chất khí khác;
Hệ thống thông thoáng của kho chứa không đạt yêu cầu và theo quy định, làm tồn lưu nhiều hơi khí độc hại;
Các dụng cụ, thiết bị lưu trữ, vận chuyển va chạm với các thùng đựng hóa chất thành phẩm làm đổ vỡ chai lọ, bao bì, thùng chứa phát tán hơi dung môi, hóa chất;
Các nguồn phát sinh này nếu không có biện pháp giảm thiểu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, các vấn đề về sức khoẻ liên quan đến hóa chất BVTV là kết quả của quá trình tiếp xúc, chủ yếu thông qua một hoặc một số con đường sau:
Hệ tiêu hoá;
Hệ hô hấp;
Da.
Các con đường nhiễm độc rất khác nhau đối với từng loại hoá chất, ví dụ:
Dichlorvos (DDVP) dễ bay hơi và dễ nhiễm qua đường hô hấp;
Endosulfan gây độc khi nhiễm qua da hơn là qua đường hô hấp;
Hoặc chlorpyrisfos lại dễ gây nhiễm qua đường tiêu hoá hay đường hô hấp hơn là qua da.
Tuy nhiên, các sản phẩm nhập về đảm bảo nguyên chai, nguyên gói, nguyên thùng theo đúng chủng loại mẫu mã của Công ty CP BVTV I.TW, nên những vấn đề có thể gây phát tán ô nhiễm không khí trong kho chứa có thể được giảm thiểu và khắc phục nhanh chóng. Đồng thời, tại khu vực lưu trữ này không tập trung công nhân, chỉ khi nào hàng nhập về hoặc xuất kho để bán thì công nhân mới tới kho để sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa. Vì thế, nguồn gây tác động này đến môi trường và cộng đồng là không đáng kể.
b. Khí thải và bụi phát sinh do quá trình vận chuyển:
Trong khu vực kho chứa hàng hóa thuốc BVTV luôn diễn ra hoạt động nhập, xuất thành phẩm bằng các phương tiện vận chuyển là các xe chất hàng, xe tải có tải trọng trung bình khoảng 1 tấn trỏ lên, với mật độ tối đa 2 chuyến/ngày. Trong quá trình vận chuyển, các xe hàng, xe tải này sẽ thải ra khí thải có chứa bụi, SO2, NO2, CO,…đây là nguồn thải di động làm ảnh hưởng đến môi trường không khí trong khu vực kho chứa và cả khu dân cư lân cận nơi các phương tiện này lưu thông qua lại.
Mức ô nhiễm không khí do giao thông phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường sá, lưu lượng, chất lượng xe qua lại và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Hiện nay, chúng ta chưa có số liệu chuẩn hóa về nguồn thải các chất ô nhiễm do các loại xe thải ra, nên chúng tôi sử dụng phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “Hệ số ô nhiễm không khí” trong tài liệu: “Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution”, WHO, Geneva, 1993.
Bảng 5: Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy 1km trên đường phố
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km)
Tải trọng xe < 3,5 tấn
Tải trọng xe 3,5 – 16 tấn
Trong Tp
Ngoài Tp
Đ.cao tốc
Trong Tp
Ngoài Tp
Đ.cao tốc
Bụi
0,2
0,15
0,3
0,9
0,9
0,9
SO2
1,16 S
0,84 S
1,3 S
4,29 S
4,15 S
4,15 S
NO2
0,7
0,55
1,0
1,18
1,44
1,44
CO
1,0
0,85
1,25
6,0
2,9
2,9
VOC
0,15
0,4
0,4
2,6
0,8
0,8
Nguồn: Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993
(Ghi chú: S là hàm lượng Sulfure trong xăng dầu (hiện nay, hàm lượng dầu DO trên thị trường từ 0,05 - 0,25%.)
Toàn bộ hàng hóa thuốc BVTV được vận chuyển bằng đường bộ, quãng đường xe vận chuyển sản phẩm đi qua trong khu vực khoảng 0,2km (2 vòng).
Dựa vào các số liệu trên, có thể tính toán tải lượng khí ô nhiễm đối với tải trọng xe dưới 3,5 tấn ( trong đô thị) như sau:
Bảng 6: Tải lượng ô nhiễm đối với 2 xe tải chạy trên đường trong 1 ngày
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (gam/xe/km)
Tải lượng ô nhiễm (gam/ngày)
1
Bụi
0,2
0,08
2
SO2
1,16 S
0,00023
3
NOx
0,7
0,28
4
CO
1,0
0,4
5
VOC
0,15
0,06
Nguồn: Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993
Theo báo cáo Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí giao thông đường bộ tại TP.Hồ Chí Minh, loại nhiên liệu tiêu thụ trung bình cho các loại xe ô tô tải chạy dầu là 0,3 lít/km, vậy tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 2 xe tải trong 1 ngày là:
0,3lít/km x 0,2 km x 2xe = 0,12lít = 0,12 x 0,8kg/lít = 0,096 kg
Thể tích khí thải được tính như sau:
Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1kg xăng là:
Lt = 1/0,23 x (8/3 x C + 8 x H + S – O2)
Lt = 11,59C + 34,78 x (H-O2/8) + 4,34S
(Giả sử trong quá trình vận chuyển, các động cơ sử dụng xăng có hàm lượng các nguyên tố hóa học (trong 1kg) như sau:
C (%)
H2(%)
S(%)
O2(%)
Thành phần khác(%)
85,7
10,5
0,05
0,92
2,83
Lt = 11,59 x 0,857 + 34,78 x (0,105 - 0,0092/8) + 4,34 x 0,0005
Lt = 13,55 kg/1kg xăng = 11,36 m3/1kg xăng.
Lượng khí thải tính ở điều kiện chuẩn (1 at, 2730K) là:
Lk = (mf - mNC) + Lt với mf = 1; mNC = 0,008.
Lk = 1 - 0,008 + 13,55 = 14,54kgkk/kg xăng = 12m3kk/kg xăng.
Lượng khí thải ở 2000C và hệ số dư không khí là 1,15 được xác định như sau:
L = 12 x 1,15 x (273+200)/273 = 24m3kk/kg xăng.
Như vậy, lưu lượng khí thải của 2xe tải trên 0,2 km đường là:
24m3kk/kg x 0,096 kg = 2,3 m3kk
Dựa vào các số liệu trên, có thể tính nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải xe tải thải ra môi trường không khí như sau:
Bảng 7: Nồng độ ô nhiễm khí thải của xe tải chạy trên đường
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ ô nhiễm (mg/m3)
TCVN 5937-2005
(trung bình 1 giờ)
1
Bụi
34,7
0,3
2
SO2
0,1
0,35
3
NOx
121,7
0,2
4
CO
173,9
30
5
VOC
26
-
Nhận xét: Do hầu hết khí thải của các phương tiện vận chuyển đều thải trực tiếp vào môi trường không khí, nên nếu so sánh với TCVN 5937-2005 Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ), thì nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đều vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quy định.
Tuy nhiên, các thông số ô nhiễm này chủ yếu gây ô nhiễm cục bộ, có tính chất phân tán, tác động không liên tục. Để giảm thiểu nguồn ô nhiễm này, công ty sẽ áp dụng các biện pháp quản lý nội quy nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng do ô nhiễm không khí đến chất lượng môi trường tại khu vực, và được trình bày cụ thể ở phần sau.
c. Bụi phát sinh từ khâu bốc xếp hàng hóa và lưu trữ hàng hóa thuốc BVTV:
Trong kho chứa, lưu trữ sản phẩm lâu ngày cũng làm bám bụi trên các thùng, hộp thuốc BVTV. Ngoài ra, bụi còn phát sinh do các xe chuyên chở và phân phối sản phẩm ra vào khu vực kho chứa, do quá trình bốc xếp hàng để lưu kho hoặc xuất bán cho khách hàng.
Lượng bụi này được đánh giá là không đáng kể, tuy nhiên nếu không có biện pháp giảm thiểu lượng bụi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người chủ yếu là công nhân làm việc tại kho.
*Đánh giá chung: Môi trường không khí bên trong kho chứa chịu ảnh hưởng chủ yếu là hơi hóa chất và dung môi thuốc BVTV. Còn môi trường bên ngoài kho chứa chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các khí thải SO2, NOx, CO, bụi... từ các phương tiện vận chuyển. Tùy theo nồng độ và lưu lượng chúng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, chủ yếu là sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp tại kho chứa thuốc, gây tác động xấu đến hệ động thực vật tại khu vực kho chứa, tác hại của chúng cụ thể như sau:
Tác động của bụi
Đối với sức khỏe con người
Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây bệnh viêm cuốn phổi
Bụi gây ra các bệnh về đường hô hấp trên như : viêm mũi, họng, khí phế quản,…
Bụi tác động đến các tuyến nhờn làm khô da, phát sinh các bệnh ngoài da như: trứng cá, viêm da,…
Đối với sản xuất
Trong môi trường có độ ẩm cao, bụi là nguyên nhân gây rỉ sét và ăn mòn kim loại; Nó làm giảm mỹ quan và gây tác hại cho các thiết bị điện và các mối hàn điện.
Ngoài ra bụi bám vào lá cây làm hạn chế quá trình quang hợp của cây trồng trong khu vực, làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong vùng.
Tác động của khí thải của các phương tiện giao thông.
Đối với môi trường không khí
Làm tăng hàm lượng SOx, CO, NOx gây ô nhiễm môi trường không khí.
Đối với con người
Tác động tới đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân tại kho chứa thuốc.
Đối với môi trường nước, đất, động thực vật
Các chất khí này có thể bị hấp thụ bởi hơi nước tạo thành mưa axit. Trong nước mưa chứa axit (H2SO4, HNO3,…) có ảnh hưởng xấu đến môi trường động thực vật, môi trường nước, đất. Tuy nhiên, mưa axit chỉ xảy ra ở những khu vực bị ô nhiễm không khí bởi hàng loạt các Dự án, do đó chỉ riêng phát thải tại kho chứa và với nồng độ như thế thì rất khó xảy ra hiện tượng trên.
Các loại khí thải nêu trên, khi gặp môi trường có độ ẩm cao sẽ ăn mòn vật liệu và công trình xây dựng.
Riêng đối với thực vật, các chất thải khí có ảnh hưởng trực tiếp thông qua sự phá hủy plasmolysit và gân lá, thay đổi màu lá, chậm sinh trưởng,…
*Nhìn chung nguồn gây ô nhiễm này mang tính chất cục bộ, chỉ xảy ra trong thời gian nhập hàng về và xuất hàng ra để bán, công ty sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp quản lý nội vi nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng bụi, khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ sản phẩm. Vì vậy các tác động này chỉ là cảnh báo, còn thực tế sẽ có Các biện pháp xử lý, khó có thể xảy ra, cụ thể biện pháp sẽ được trình bày ở phần sau.
5.1.2. Nước thải:
Kho chứa thuốc BVTV có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa, nên trong khu vực kho chứa không xây dựng các công trình vệ sinh, sinh hoạt cho công nhân viên. Mọi hoạt động, ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi của tất cả công nhân viên đều tập trung tại Công ty.
a. Nước thải từ kho chứa:
Kho chứa thuốc BVTV có nhiệm vụ lưu trữ hàng hóa, các sản phẩm hàng hóa trước khi nhập về kho đều được đóng thùng và dán kín, nên nước thải sinh ra từ kho chứa là không có.
Lượng nước thải từ kho chứa chỉ phát sinh khi có sự cố xảy ra như đổ vỡ hóa chất, cháy nổ, sét đánh,… Thành phần nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ, hóa chất các loại thuốc BVTV, dung môi hữu cơ, kim loại nặng,… nên khi thải ra môi trường sông suối mà chưa qua xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm và được tích lũy trong các động, thực vật thủy sinh và cây trồng. Thực phẩm này khi chuyển hóa trong cơ thể con người, các chất nguy hại sẽ được tích tụ, đến khi vượt ngưỡng cho phép sẽ làm rối loạn nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh về tim mạch (cao huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, viêm tắc mạch ngoại vi, bệnh mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim và não), các loại bệnh ngoài da (biến đổi sắc tố, sạm da, ung thư,…), tiểu đường, gan và các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, các rối loạn ở hệ thần kinh hoặc dẫn đến tử vong.
Tuy nhên, nguồn nước này chỉ phát sinh khi có sự cố xảy ra, và chỉ mang tính chất tạm thời và không đáng kể, hơn nữa công ty sẽ có các biện pháp giảm thiểu và khắc phục các sự cố ở phần sau.
b. Nước thải sinh hoạt:
Như vậy, tại kho chứa cũng không làm phát sinh nước thải sinh hoạt, vì công nhân đều sinh hoạt tại khu vực văn phòng của Công ty. Với tổng số lượng CBCNV làm việc tại công ty khoảng 5 người, nếu trung bình 1 người sử dụng 100 lít nước/ngày.đêm thì tổng lượng nước thải sinh ra khoảng 0,4 m3 (khoảng 80% lượng nước sử dụng).
Dựa trên hệ số ô nhiễm, ta tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại công ty như sau:
Bảng 8: Tổng tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Stt
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(g/người, ngày)
Tải lượng
(kg/ngày)
Nồng độ
(mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT
(Giá trị Cmax, cột B)
1
BOD5
45 – 54
0,225 – 0,27
450 – 540
60
2
COD
72 – 102
0,36 – 0,51
720 - 1.020
-
3
SS
70 – 145
0,35 – 0,725
700 - 1.450
-
4
Dầu mỡ
10 – 30
0,05 – 0,15
100 – 300
24
5
Tổng N
6 – 12
0,03 – 0,06
60 – 120
-
6
Amôni
2,4 – 4,8
0,012 – 0,024
24 – 48
12
7
Tổng Phospho
0,6 – 4,5
0,003 – 0,0225
6 - 45
12
8
Coliform (MPN/100ml)
-
106-109
6.000
So sánh với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 14:2008/BTNMT (Giá trị Cmax, chọn K=1,2) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, ta thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi chưa có hệ thống xử lý đều vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất bài tiết với thành phần chất thải hữu cơ cao. Trong đó, nước tiểu có BOD5 khoảng 8,6 g/l và phân có BOD5 khoảng 9,6 g/100g. Vì thế, nếu thải phân và nước tiểu trực tiếp ra đất và ra nguồn tiếp nhận sẽ là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất và nước trong khu vực dự án.
Ngoài ra, trong chất thải bài tiết có chứa bốn nhóm vi trùng gây bệnh là virus, vi khuẩn, động vật nguyên sinh và giun sán. Chất bài tiết (phân và nước tiểu ) còn là môi trường để các loại vi sinh vật mang bệnh phát triển như ruồi, muỗi, chuột, gián, và gây mùi hôi thối. Một gam phân người có thể chứa 109 ký sinh trùng gây bệnh. Mặc dù, chúng không có khả năng sinh sản bên ngoài động vật chủ, nhưng chúng có thể tồn tại nhiều tuần lễ trong môi trường bên ngoài, đặc biệt là ở môi trường nhiệt độ thấp (<1500C). Trong nước thải sinh hoạt có thể chứa đến 105 tế bào/l. Như vậy, nếu xả chất bài tiết một cách bừa bãi, các loại vi sinh vật này có đủ thời gian truyền bệnh khi tiếp xúc với con người và lây thành dịch bệnh.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh, công ty đã thuê nhà có xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý lượng nước thải sinh hoạt nói trên.
c. Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa được qui ước là nước sạch và có thể trực tiếp thải ra môi trường với điều kiện có hệ thống thoát riêng, không chảy tràn qua những khu vực có các chất ô nhiễm. Theo đánh giá nhanh của (WHO) nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa trung bình như sau:
Bảng 9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa
STT
Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l)
1
Tổng nitơ
0,5 – 1,5
2
Phospho
0,004 - 0,03
3
COD
10 – 20
4
TSS
10 – 20
(Nguồn:Assessment of Source of Air, Water and Land Pollution, World Health Org, 1993
Lưu lượng nước mưa được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn và tính toán theo công thức sau:
Q = q.F.j (m3/s)
Q: Lưu lượng tính toán (m3/s)
q: Cường độ mưa tính toán (l/s.m2).
j: Hệ số dòng chảy (Theo TCXD 51-84 đối với khu vực dự án j = 0,95).
F: Diện tích lưu vực ( 87,6 m2).
Theo số liệu Khí hậu – Thủy văn, lượng mưa lớn nhất đạt tới q= 656mm/tháng, xảy ra vào tháng 10 tại trạm Tuy Hòa;
Như vậy, lượng nước mưa chảy tràn tại khu vực Kho chứa là :
Q = [(0,656m x 0,95 x 87,6 m²) : 30 = 1,8 m³/ngày.
Nước mưa rơi trên mái nhà, kho và nước mưa chảy tràn trong khu vực kho chứa được thu gom vào các rãnh và thoát ra mương rút ở phía Đông.
5.1.3. Chất thải rắn :
a. Chất thải rắn sinh hoạt :
Khu vực kho chứa không phát sinh chất thải sinh hoạt. Phần chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV chủ yếu phát sinh tại công ty. Như vậy, ước tính lượng rác sinh hoạt phát sinh do công nhân viên sinh hoạt tại công ty là:
5 người x 0,5 kg/người/ngày = 2,5 kg/ngày.
Nguồn thải chủ yếu từ văn phòng làm việc, nhà bếp, căn tin có thành phần chủ yếu là:
Rác thải hữu cơ: giấy loại, thức ăn thừa, vỏ trái cây, phần loại bỏ của rau củ quả,…
Rác thải vô cơ: bao bì, nhựa, chai lọ thủy tinh, vỏ lon…
Sự phân hủy của các chất hữu cơ tạo ra các khí có mùi hôi như NH3, H2S, CH4 và nước rỉ rác. Các yếu tố này sẽ thu hút các loài có khả năng truyền bệnh cho con người (ruồi, muỗi, gián, chuột,…). Thông qua thức ăn, các loài sinh vật này sẽ gián tiếp truyền bệnh cho con người hoặc trực tiếp gây bệnh bằng cách đốt, chích… trên da.
b. Chất thải rắn sản xuất:
Tại khu vực kho chứa thuốc BVTV, không diễn ra hoạt động sản xuất mà chỉ lưu trữ các sản phẩm đã được đóng chai, vô thùng, dán kín nên rất ít phát sinh chất thải rắn sản xuất, cụ thể được phân loại như sau:
Chất thải rắn không nguy hại: Những chất thải phát sinh nhưng không dính hóa chất (như các túi nilon, thùng carton,…) và không nằm trong danh mục chất thải nguy hại.
Chất thải rắn nguy hại: Nguồn chất thải này nếu có là do quá trình va chạm, làm đổ vỡ sản phẩm thuốc BVTV, hư hỏng thùng chứa; hoặc do những sản phẩm đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn chưa được tiêu thụ. Chất thải rắn phát sinh dạng này là các chai lọ, bao bì, nút bịt, nhãn mác, thùng carton, túi nylon, giẻ lau,… đã dính hóa chất, nên chúng là nguồn chất thải nguy hại cần phải được thu gom và xử lý đúng theo quy định.
5.1.4. Môi trường đất:
Trong quá trình vận chuyển, xuất nhập kho có thể sẽ có thuốc BVTV bị đổ, vỡ rơi vãi ra sân, nền nhà kho và sẽ phát tán vào đất. Thuốc BVTV không chỉ tồn tại trên mặt đất, mà do tác động của nước mưa, nước rửa thuốc sẽ thấm xuống lớp đất dưới.
Trên mặt đất cũng như trên lớp đất mặt, các loại thuốc BVTV tồn tại trong những khoảng thời gian khác nhau phụ thuộc trước hết vào “thời gian bán phân hủy” tính bằng ngày, tháng hoặc năm, kể từ khi thuốc được đưa vào đất cho đến khi một nửa lượng đó bị phân hủy trong đất:
Đối với thuốc trừ sâu Cacbamat, thời gian bán phân hủy trong đất rất ngắn, khoảng 7 ngày (Johnson D.P.1965).
Thuốc trừ nấm thông dụng có thời gian bán phân hủy từ 17-45 ngày, tùy thuộc vào các loại thuốc khác nhau sẽ có thời gian phân hủy khác nhau.
Các thuốc BVTV trong đất có thể ngấm xuống đất, gây tác động đến các vi sinh vật trong đất, đến động vật không xương như giun đất,…
Giới hạn tối đa cho phép của dư lượng một số hóa chất BVTV trong tầng đất mặt được quy định theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất BVTV trong đất, cụ thể quy định một số hóa chất như sau:
Stt
Hóa chất
Công thức hóa học
Tác dụng
Mức cho phép (mg/kg đất khô)
1
2,4 D
C8H6Cl2O3
Trừ cỏ
0,10
2
Fenobucarb
C12H17NO2
Trừ sâu
0,05
3
Cypermethrin
C22H19,Cl2NO3
Bảo quản lâm sản
0,10
5.1.5. Chất thải khác:
a. Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển hàng hóa, bốc dỡ, sắp xếp vào vị trí lưu trữ. Tuy nhiên, tại khu vực kho có ít xe vận chuyển, việc bốc dỡ, sắp xếp hàng hóa cũng được cẩn thận, nên tiếng ồn phát sinh là không đáng kể.
b. Ô nhiễm nhiệt
Vào các ngày nắng nóng, quá trình lưu trữ từng loại sản phẩm thuốc BVTV với nồng độ và tính chất của các hóa chất khác nhau có thể làm phát sinh cháy nổ.
Đồng thời việc vận chuyển các phương tiện ra vào khu vực kho chứa cũng gia tăng nguy cơ va chạm, đỗ vỡ. Nếu không quy định chặt chẽ bảo đảm an toàn cháy nổ sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về người và tài sản.
5.2. Các sự cố có thể xảy ra tại kho chứa thuốc BVTV:
Bao gôm các sự cố như:
Sự cố do tai nạn lao động;
Sự cố do vận chuyển hóa chất, thuốc BVTV
Sự cố do lưu trữ hóa chất thuốc BVTV;
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu;
Sự cố về điện, hơi hóa chất gây cháy nổ
Sự cố bão, lụt.
5.2.1. Sự cố tai nạn lao động:
Tai nạn xảy ra chủ yếu trong khu vực kho chứa, đối tượng là công nhân bốc xếp, vận chuyển. Các nguyên nhân xảy ra tai nạn có thể nêu ra như sau:
Do tính bất cẩn trong lao động;
Thiếu trang bị bảo hộ lao động,
Hoặc do thiếu ý thức tuân thủ nghiêm chỉnh về nội quy an toàn lao động của công nhân cũng có thể gây ra tai nạn đáng tiếc.
Như vậy, nếu tai nạn lao động xảy ra sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như tính mạng của công nhân; Gây tổn thất lớn về tinh thần cho các gia đình có người gặp nạn. Tác động này đánh giá là đáng kể; Tuy nhiên, vấn đề này sẽ khó xảy ra nếu được trang bị đầy đủ các thiết bị phòng hộ, tuân thủ đúng nội quy an toàn lao động và các biện pháp hạn chế tai nạn lao động được trình bày ở phần sau.
5.2.2. Sự cố trong quá trình vận chuyển thuốc BVTV:
Quá trình vận chuyển hóa chất không cẩn thận, chạy với tốc độ nhanh, các thùng thuốc, chai thuốc có thể bị ro rỉ, va cham gây đổ vỡ làm tràn đổ hóa chất ra xe.
Hoặc do xe vận chuyển gặp tai nạn, hóa chất trên xe vận chuyển sẽ chảy tràn ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và con người.
Để giảm thiểu sự cố này, công ty cũng sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu ở phần sau.
5.2.3. Sự cố do lưu trữ hóa chất thuốc BVTV:
Các hóa chất thuộc các chủng loại và thành phần cấu tạo khác nhau bốc hơi và tồn lưu trong khuôn viên kho chứa gây ngộ độc công nhân và môi trường;
Hơi hóa chất có thể phản ứng với nhau tạo thành các chất khác độc hại và ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng hơn;
Xác suất xảy ra cháy nổ cao hơn, nhất là về mùa khô do nhiệt độ cao và độ ẩm môi trường thấp (dưới 75 %) không những làm cho các hơi thuốc BVTV dễ cháy nổ mà các vật liệu thùng chứa bằng giấy, nylon cũng trở nên dễ bốc cháy và là vật dẫn cho các sự cố cháy nổ. Về mùa mưa, nguyên nhân cháy nổ thường từ các sự cố về điện;
Hàng hóa thuốc BVTV lưu trữ trong kho nhiều, không tuân thủ theo đúng quy định lưu trữ hóa chất độc hại.
5.2.4. Sự cố rò rỉ, thất thoát nguyên, nhiên liệu:
Hóa chất, dầu là các chất rất khó bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên, dễ lan truyền và chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, dễ bốc cháy khi bắt gặp tia lửa gây cháy, mang tính độc hại cao. Khi phân tán vào môi trường, chất lượng môi trường không khí và môi trường nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh hưởng này có thể kéo dài rất nhiều năm, đồng thời chi phí khắc phục hậu quả có thể coi là một gánh nặng của xã hội. Ngoài ra, còn gia tăng rủi ro về cháy nổ cho kho chứa, do đó Công ty sẽ phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.
5.2.5. Sự cố về điện, hơi hóa chất gây cháy nổ:
Dự trữ các loại thuốc BVTV không đúng quy định;
Vứt bừa tàn thuốc hay những nguồn lửa khác vào khu vực kho chứa thuốc
Tồn trữ các loại bao, bì, giấy, nylon trong khu vực có lửa hay nhiệt độ cao;
Sự cố về các thiết bị điện, do chập điện;
Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ…
5.2.6.Sự cố bão, lụt:
Mùa bão ở Phú Yên nói chung và khu vực kho chứa được xác định từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, nhiều nhất là tháng X và tháng XI, nhưng cũng có năm cuối tháng VI đầu tháng VII đã có bão đổ bộ (1978). Gió lốc và các trận bão lớn nếu xảy ra có thể làm sập, tốc mái, hư hỏng kho chứa, làm đổ vỡ thuốc BVTV, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Trong những năm gần đây, nhờ có sự điều tiết của hồ thủy điện Sông Hinh nên hiện tượng ngập lụt xảy ra với tần suất khá thưa, khoảng 3 năm 1 lần và mực nước chỉ khoảng 1m và thời gian ngập lụt cũng chỉ kéo dài khoảng 3 – 4 giờ. Mặt khác trong tương lai, khi thủy điện Sông Ba hạ đi vào hoạt động, sự điều tiết nước sẽ tốt hơn và nạn ngập lụt có thể sẽ hạn chế tối đa, do đó sự tàn phá do ngập lụt được khắc phục đến mức thấp nhất.Tại khu vực kho chứa, với cao độ khá cao vì vậy hầu như không bị ngập lụt.
VI. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
6.1. Xử lý chất thải:
Các biện pháp quản lý chung:
Trang bị vòi nước sạch để rửa mặt và các phương tiện sẵn sàng cho việc cấp cứu tại khu vực có dự trử thuốc BVTV;
Quản lý nội quy chặt chẽ: thường xuyên kiểm tra và kịp thời sửa chữa các thiết bị và sản phẩm lưu trữ, tránh hiện tượng rò rỉ, thất thoát, gây lãng phí và giảm phát sinh chất thải;
Hạn chế sử dụng các loại thiết bị vận chuyển, bốc dỡ quá cũ, cũng như cần kiểm định phương tiện vận chuyển và máy móc theo định kỳ;
Vệ sinh và thu gom các dung môi, hóa chất trong trường hợp rò rỉ, nhất là những nơi lưu trữ và vận chuyển thuốc BVTV;
Kho bãi và đường đi phải khô ráo, sạch sẽ;
Thiết kế nhà kho hợp lý, tận dụng điều kiện thông gió tự nhiên để tạo môi trường thông thoáng tốt.
Công nhân trực tiếp bốc dỡ và sắp xếp hàng hóa phải được huấn luyện xử lý sự cố đúng cách, luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác bốc dỡ và vận chuyển cần phải đúng kỹ thuật;
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt.
Thường xuyên tập huấn cho người lao động hiểu biết tác hại của Thuốc BVTV(hóa chất)…;
Không ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc;
Biện pháp cụ thể như sau:
6.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí:
Thông gió tự nhiên bằng các lỗ thông gió và các cửa sổ thông thoáng tại kho chứa.
Các dụng cụ chứa hóa chất sẽ được đóng kín, chặt, để ở nơi thoáng mát, tránh nhiệt;
Cấm lửa và tia lửa ở nơi bảo quản, sử dụng, tàng trữ hóa chất. Bảo quản cách ly những chất có tác dụng tương kỵ và phản ứng.
Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như như mặt nạ, găng tay, kính mắt và quần áo bảo hộ...
Xung quanh khu vực kho chứa đều có cây xanh, bao quanh kho chứa ở p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật – cửa hàng giới thiệu sản phẩm.doc