Dự án- Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội

Những trẻ em thuộc nhóm gia đình tan vỡ được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất. Cuộc sống của các em nhóm này luôn khó khăn và vất vả hơn các em nhóm khác. Nhiều rủi ro thường xuyên đe dọa các em như mắc nghiện ma túy, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục và vô số các vấn đề khác. Cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và ngủ theo nhóm. Đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân là các em thường thiếu những kiến thức và hiểu biết để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra. Vì vậy, những em thuộc nhóm này luôn là những đối tượng dễ bị tổn thương và thường gặp phải những khó khăn như bệnh tật, thương tật, khó khăn về tài chính và cũng dễ bị mắc phải nhũng tệ nạn xã hội. Đây là những đối tượng khó khăn nhất và cũng khó tiếp cận và hỗ trợ can thiệp nhất.

Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ nói chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại tốt hơn vì ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án- Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sóc, đưa đi học … Các em không khỏi chạnh lòng và khao khát mình cũng có được cuộc sống như vậy. Vì vậy, một số không ít người lớn đã dụ dỗ các em làm điều phạm pháp như: tham gia móc túi, thậm chí là vận chuyển, bán ma túy trên địa bàn thành phố … Không những vậy, các em cũng dễ bị dụ dỗ sử dụng ma túy. Mặt khác, các em còn dễ bị người lớn xâm hại do không biết bảo vệ bản thân mình. 1.3 Những nguyên nhân: Những nguyên nhân khiến trẻ còn đang trong tuổi đi học phải bỏ học đi lang thang kiếm sống trên đường phố có thể được phân chia ra làm 3 nhóm chính sau đây: Gia đình tan vỡ, nhận thức sai lệch và di cư vì mục đích kinh tế. Các nguyên nhân trên luôn có những tác động qua lại và liên quan chằt chẽ với nhau. Nhóm 1:Gia đình tan vỡ Nhóm này bao gồm các trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như bị mồ côi, bị bỏ rơi, cha mẹ li dị hoặc mất, hoặc những trẻ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình, lạm dụng tình dục và những nguyên nhân tương tự khác. Đây cũng là nguyên nhân truyền thống của trẻ đường phố ở bất kì một đất nước đang phát triển nào có hoặc không có sự phát triển kinh tế. Việc số vụ li hôn ngày càng tăng đang tạo ra một áp lực lớn cho xã hội, mà đằng sau những vụ li hôn đó trẻ em luôn là những nạn nhân. Sự tan vỡ mái ấm gia đình là một cú sốc lớn đối với trẻ dù sau khi gia đình tan vỡ trẻ vẫn nhận được sự chăm sóc của bố và mẹ. Những trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc đằng sau các vụ ly hôn sẽ phải trải qua một cú sốc tinh thần lớn hơn. Bị bỏ lại cho ông bà hoặc họ hàng chăm sóc hộ, những đứa trẻ này rất dễ bị chán nản, không muốn đi học và dễ bị bạn bè xấu lôi kéo. Những thương tổn tâm lý đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ bị mất một hoặc cả hai bố mẹ khi trẻ còn nhỏ. Theo kết quả điều tra gần đây của UBDSGĐTE ở Hà Nội năm 2004 cho thấy 12.3% trẻ em được phỏng vấn có gia đình tan vỡ. Bạo hành trong gia đình cũng là một vấn đề nhức nhối thu hút được nhiều sự quan tâm, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bỏ nhà đi lang thang. Bạo hành trong gia đình tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau bao gồm bạo hành về thể xác như đánh đập đến những bạo hành về tinh thần như chửi mắng, doạ nạt , gây gổ. Nhiều trẻ lang thang bỏ nhà ra đi vì chúng không thể chịu được những bạo hành trong gia đình tác động và gây ra những tổn thương cho chúng. Phổ biến là các hình thức bạo hành trong các trường hợp phổ biến bị bố say rượu đánh đập hoặc bị chửi mắng thậm tệ nếu trẻ làm sai một việc gì đó. Phần lớn trẻ bỏ nhà ra đi vì nguyên nhân bạo hành trong gia đình đều phải chịu những tổn thương về tâm lí và tình cảm rất nặng nề. Nhóm 2:Nhận thức sai lệch Đó là trường hợp trẻ lang thang xuất thân từ những gia đình không quá khó khăn về kinh tế nhưng gia đình vẫn muốn các em lên thành phố để làm thêm gửi tiền về cho gia đình. Hoặc có một số trường hợp các em muốn tự rời bỏ cuộc sống chung cùng gia đình để ra thành phố kiếm sống. Những trẻ lang thang như vậy được xếp vào nhóm do những sai lệch trong nhận thức. Một số trẻ bỏ nhà đi do bạn bè xấu lôi kéo hoặc trẻ muốn được sống tự do thoải mái mà không phải đi học. Cuộc sống ở các thành phố lớn với vẻ bề ngoài rất sôi động cùng những bạn bè đã biết về cuộc sống đường phố chính là sự lôi kéo đối với các em. Đối với các trẻ thuộc nhóm 2, kiếm tiền không phải là động cơ chủ yếu. Dần dà các em sẽ không thể cưỡng lại được sự xa ngã vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý và phạm pháp vị thành niên. Tuy nhiên, những sai lệch trong nhận thức thường xuất phát từ phía cha mẹ các em nhóm này. Một số cha mẹ nghĩ rằng tiền các em gửi về còn quan trọng hơn cả việc học của các em. Những ham muốn một cuộc sống giàu có hơn đã làm hình thành và củng cố hơn nữa những suy nghĩ sai lệch của họ. Bằng cách ngăn chặn không cho con cái đi học và bắt chúng phải làm những công việc nặng nhọc trong gia đình, những bậc cha mẹ này chính là những cản trở tiêu cực đối với sự phát triển của trẻ. Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ đánh đổi cả tương lai của con cái để mua cho được những đồ đạc vật dụng trong nhà, thậm chí là mua nhà mới. Thật đáng tiếc khi nền kinh tế càng phát triển thì những sai lệch trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ càng nghiêm trọng. Vì vậy, khi cuộc sống càng được cải thiện hơn thì những trẻ em đường phố thuộc nhóm 2 cũng ngày càng gia tăng. Nhóm 3:Nguồn lao động di cư vì mục đích kinh tế Trẻ thuộc nhóm 3 là những em có hoàn cảnh gia đình nghèo đói di cư ra thành phố để kiếm sống. Ở đây nguyên nhân chính của việc di cư là vì mục đich kinh tế. Đặc điểm của nhóm 3 là cha mẹ của các em không muốn các em phải bỏ học để kiếm sống trên đường phố, mà các em buộc phải trở thành trẻ đường phố vì với hoàn cảnh sống hiện tại các em không còn sự lựa chọn nào khác. Những em thuộc nhóm 3 thường vẫn muốn được đi học tiếp. Yếu tố quan trọng để có thể xác định được trẻ em ở nhóm 3 này không phải là trẻ còn bố mẹ, hoặc bố hoặc mẹ hay không mà là liệu gia đình các em có quan tâm và tính đến tương lai của con cái họ hay không. Nếu trẻ được yêu thương và chăm sóc đầy đủ, thì cho dù nếu trẻ có bị mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc được ông bà nuôi nấng thì chúng vẫn giữ được ý thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của mình. Nghèo đói rõ ràng là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ lang thang đường phố. Do gia đình nghèo mà trẻ không được đi học và vui chơi, thiếu sự quan tâm chăm sóc của người lớn, và phải lao động hàng giờ đồng hồ trong môi trường không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hơn 70% trẻ em đường phố trả lời rằng chúng phải làm việc trên đường phố là do gia đình quá nghèo. * Đề xuất cách phân loại trẻ theo điều kiện và hoàn cảnh hiện tại Mỗi một trẻ đường phố lại mang một số phận và hoàn cảnh khác nhau. Ngoài những nguyên nhân ban đầu khiến trẻ trở thành trẻ đường phố cũng như công việc và môi trường làm việc của các em rất khác biệt. Vì vậy, việc phân biệt một cách rõ ràng hoàn cảnh hiện tại của các em là rất cần thiết vì tùy thuộc từng hoàn cảnh và những điều kiện khác nhau mà các em cần có những sự hỗ trợ và giúp đỡ khác nhau. Sau đây sẽ phân loại những hoàn cảnh hiện tại và những khó khăn mà trẻ lang thang đang phải đối mặt theo tiêu chí là những điều kiện đảm bảo hiện tại. Đối với những người bị thiệt thòi thì những điều kiện đảm bảo hiện tại là điều đáng quan tâm nhất vì nó liên quan đến sự tôn trọng nhân phẩm và đảm bảo điều kiện sống tối thiểu. Những điều kiện đảm bảo hiện tại Những điều kiện đảm bảo hiện tại là việc trẻ có được sự bảo vệ về sức khỏe và tinh thần để phòng chống lại những rủi ro hiện tại để tránh được những tai họa gặp phải trong cuộc sống hàng ngày hay không. Những đảm bảo hiện tại được chia ra làm nhiều nhóm nhân tố, ví dụ: Sức khỏe thể chất (bị thương, ốm, thiếu ăn, nghiện ma túy, bị nhiễm HIV/AIDS, khuyết tật…) Sức khỏe tinh thần (sợ hãi, thiếu tình thương, tổn thương tình cảm, thiếu tập trung và tính kỷ luật, những bất thường về tinh thần…) Rủi ro bị xâm hại (bị ức hiếp, đánh đập, tra tấn, cưỡng hiếp, giam giữ, bị bán…) Công việc nguy hiểm (tham gia vào các công việc có tính rủi ro cao) Nơi ở (ngủ trong nhà hay bên ngoài…) Sự bảo vệ và chỉ dẫn của người lớn (bố mẹ, người bảo hộ, các tổ chức phi chính phủ…) Sự bảo vệ của nhóm (sống và làm việc theo nhóm hay một mình) Hai nhóm đầu thuộc nhóm những điều kiện hiện tại của trẻ, ba nhóm tiếp theo chỉ ra mức độ của những rủi ro không kiểm soát được mà trẻ có thể gặp phải. Các nhóm còn lại là nhóm những yếu tố giúp trẻ có thể tránh được những sự cố có thể xảy ra và giải quyết ổn thỏa nếu chúng thực sự xảy ra. Những nhóm nhân tố này có thể sẽ làm cho những điều kiện sống của trẻ tốt lên hoặc xấu đi nhưng chúng khác nhau về cơ bản và có những tác động khác nhau đối với mỗi trẻ. Chúng ta có thể nói rằng một đứa trẻ được bảo vệ tốt trước những rủi ro sắp xảy ra nếu như những yếu tố này đều thuận lợi, và cũng có thể nói rằng trẻ khó có thể được bảo vệ trước những rủi ro đó nếu những yếu tố này không thuận lợi. Những tác động qua lại và sự vận động của các yếu tố nguyên nhân và điều kiện hiện tại: Tất cả trẻ đường phố đều phải đối mặt với những điều kiện nguy hiểm của cuộc sống đường phố, nhưng mức độ nguy hiểm và các mối nguy hiểm mà chúng phải đối mặt với lại rất khác biệt phụ thuộc nguyên nhân ban đầu của trẻ đường phố. Những trẻ em thuộc nhóm gia đình tan vỡ được ít bảo vệ chống lại các rủi ro nhất. Cuộc sống của các em nhóm này luôn khó khăn và vất vả hơn các em nhóm khác. Nhiều rủi ro thường xuyên đe dọa các em như mắc nghiện ma túy, HIV/AIDS, bị đánh đập, lạm dụng và lạm dụng tình dục và vô số các vấn đề khác. Cho dù các em đã cố gắng để bảo vệ mình bằng cách lang thang và ngủ theo nhóm. Đây là nhóm trẻ dễ bị tổn thương nhất. Nguyên nhân là các em thường thiếu những kiến thức và hiểu biết để phòng tránh những biến cố có thể xảy ra. Vì vậy, những em thuộc nhóm này luôn là những đối tượng dễ bị tổn thương và thường gặp phải những khó khăn như bệnh tật, thương tật, khó khăn về tài chính… và cũng dễ bị mắc phải nhũng tệ nạn xã hội. Đây là những đối tượng khó khăn nhất và cũng khó tiếp cận và hỗ trợ can thiệp nhất. Những trẻ em không được đi học do những suy nghĩ sai lệch của cha mẹ nói chung có những điều kiện sinh hoạt hiện tại tốt hơn vì ít nhất cũng nhận được sự quan tâm từ phía cha mẹ. Các em nói chung được ăn uống đầy đủ và được bảo vệ. Những trẻ em lang thang vì lý do kinh tế thường phải đối mặt với ít khó khăn nhất so với hai nhóm trên vì các em vẫn còn giữ được liên lạc với gia đình và bản thân các em vẫn còn giữ được ham muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các em thường có liên hệ mật thiết với những người đồng hương cùng lên thành phố kiếm sống và các em thường thuê chung nhà với nhau. Sống gần những người quen sẽ giúp các em có thể chia sẻ bớt những khó khăn gặp phải như ốm đau, hết tiền hoặc gặp những khó khăn tương tự. 2. Lý do và sự cần thiết của dự án. Thứ nhất, khi trẻ lang thang trên đường phố, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ tổn hại cho sức khỏe như: Trẻ thường phải sống ở những khu nhà ổ chuột xập xệ âm thấp, không đảm bảo về mặt vệ sinh: Bãi Giữa – Long Biên, vùng ven sông Nhuệ,…do vậy trẻ dễ bị các bệnh truyền nhiễm Đặc điểm công việc của trẻ là đi lang thang trên đường phố, do vậy thường xuyên phải tiếp xúc với bụi đường mà không có các trang bị bảo vệ. Trẻ làm nhặt rác tiếp xúc với môi trường và các chất độc hại. Nhiều trẻ đã phải làm những công việc nặng nhọc: bán than, bốc vác, phụ nề…trong khi ăn uống không được đảm bảo nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Rủi ro cao trong quá trình làm việc của trẻ như tai nạn, nhiễm trùng… rất cao. Thứ hai, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều trung tâm bảo trợ trẻ em lang thang:…Tuy nhiên, các trung tâm chủ yếu hướng vào việc hướng nghiệp cho trẻ hoặc hỗ trợ trẻ hồi hương… Mà trong số các em, theo ba nguyên nhân chủ yếu đã nêu trên, do gia đình tan vỡ, các em không muốn về nhà, hoặc do nhận thức sai lệch của cha mẹ, coi tiền bạc là quan trọng. Vì vậy, hiện tượng trẻ tái lang thang là không hiếm. Khi đó, với tâm lý tự ti, dễ mặc cảm, có em không còn tin tưởng, các em dễ trốn tránh khi biết là người của các dự án này. Các em vẫn lang thang và vẫn phải đối mặt với nguy cơ tổn hại cao về sức khỏe mà không được chăm sóc. Còn các trung tâm chăm sóc trẻ về mặt sức khỏe cho trẻ là rất hạn chế, hầu như không có. Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang thường chỉ được thực hiện đối với các trẻ đã được đưa vào trung tâm. Tuy nhiên, số lượng trẻ được đưa vào trung tâm không nhiều do hạn chế về nhiều mặt, còn số lượng trẻ lang thang còn phải sống ngoài các trung tâm là rất nhiều, và các em vẫn còn chưa được chăm sóc về sức khỏe. Mặt khác, tâm lý của trẻ lang thang rất tự ti, dễ mặc cảm. Do đó, việc tiếp xúc để đưa trẻ tới các trung tâm bảo trợ để các em được chăm sóc tốt hơn về mặt sức khỏe nhiều khi không thực hiện được. Các em phần lớn là bỏ trốn, sợ bị bắt vào thì sẽ không làm việc kiếm tiền gửi về nhà được. Do đó, dự án hướng tới tiếp xúc, tư vấn và khám tại chỗ ở của trẻ. Trẻ không cần vào các trung tâm bảo trợ mà vẫn được chăm sóc, quan tâm về mặt sức khỏe. Thứ ba, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã có một số các đợt đi khám sức khỏe cho trẻ em lang thang của các tổ chức tình nguyện trên địa bàn, tuy nhiên hoạt động của các tổ chức này chỉ làm theo đợt mà chưa tiến hành theo các chương trình cụ thể. Và chỉ hoạt động ở trên một số điểm chứ chưa được nhân rộng trên địa bàn toàn thành phố. Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn thiếu một trung tâm, một cơ sở để đảm bảo sức khỏe cơ bản cho trẻ em lang thang trên địa bàn. Trung tâm ra đời hướng vào việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trung tâm ra đời nhằm mục đích đảm bảo một số điều kiện hiện tại cho cuộc sống của trẻ. II. Mục tiêu của dự án. Mục tiêu tổng quát của dự án: Nâng cao sức khỏe cho trẻ lang thang địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể: Chữa các bệnh cơ bản và tư vấn nâng cao kỹ năng tự bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Để có thể đạt được các mục tiêu của dự án, dự án dự kiến các đầu ra như sau: Đầu ra của dự án: Có được trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang. Có một đội ngũ cộng tác viên có năng lực và kĩ năng, nhiệt tình trong công việc. Những yêu cầu về năng lực, kỹ năng và trình độ tư vấn của cộng tác viên được thể hiện qua các chỉ số sau: + Khả năng tiếp cận và trao đổi trực tiếp với trẻ: khả năng này được đánh gia thông qua các bài kiểm tra, trắc nghiệm tâm lý, cách xử lý tình huống để nhận biết khả năng phản ứng của các cộng tác viên với các tình huống thực tế. Đề thi và cách thức thi sẽ được các chuyên gia tư vấn cho dự án (có thể mời hoặc thuê) xây dựng và đánh giá. + Sự hiểu biết của đội ngũ tư vấn viên về những vấn đề thuộc về sức khỏe ban đầu: cộng tác viên cho dự án là các sinh viên của khối các trường đại học, cao đẳng về lĩnh vực y tế (chủ yếu là các bạn sinh viên năm 3 vì đối tượng này đã có được lượng kiến thức cần thiết). Các cộng tác viên sẽ được kiểm tra trình độ thông qua kết quả học tập và các bài kiểm tra sau khi tham gia các khóa tập huấn do dự án tổ chức. + Khả năng thuyết phục trẻ. Các chỉ số được thực hiện thông qua các bài kiểm tra do các chuyên gia tâm lý đánh giá thông qua các khóa huấn luyện đào tạo. Tạo lập được mối quan hệ với chính quyền địa phương và các trung tâm y tế, trung tâm chăm sóc sức khỏe địa phương. Những yêu cầu về sự liên kết hợp tác này được thể hiện qua những chỉ số sau: + Khả năng sẵn sàng tiếp nhận trẻ em có vấn đề về sức khỏe để chữa cho chúng: được thể hiện thông qua các cách thức giám sát của dự án. Hoạt động của dự án: Xây dựng một đội ngũ tư vấn viên có năng lực và trình độ, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ban đầu: - Tìm hiểu thông tin về các tổ chức, cá nhân hảo tâm để có thể có được sự giúp đỡ về sức người, sức của cho dự án, đặc biệt tìm kiếm sự ủng hộ của các chuyên gia tâm lý và các bác sỹ. - Tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về y dược. Thông qua đó, tiến hành giới thiệu dự án và tuyển chọn các công tác viên có năng lực, nhiệt tình. Các buổi giao lưu này được tổ chức trong vòng hai tháng đầu trong quá trình thực hiện dự án, lựa chọn thời gian này sở dĩ đó là thời gian các sinh viên không bị vướng mắc vào chuyện thi cử, dự án sẽ thông qua hội sinh viên tình nguyện của nhà trường thông báo và phát giấy mời đến các lớp, ưu tiên sinh viên năm thứ 3, có dự trù hỗ trợ kinh phí cho các sinh viên sau khi tham gia giao lưu và đăng kí tham gia tập huấn. - Tổ chức các khóa đào tạo các kiến thức cơ bản về tâm lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các cộng tác viên, hoàn thiện các kỹ năng cơ bản. Các khóa tập huấn này do các bác sỹ, hay chuyên gia mà dự án đã mời (hoặc thuê) được chủ trì, thời gian của các buổi học này có thể tổ chức ở những thời gian linh hoạt để đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của các chuyên gia. Sau những lần tập huấn, sẽ có các bài kiểm tra do các chuyên gia đánh giá, đảm bảo đáp ứng được chất lượng của các cộng tác viên. Có được trung tâm tư vấn, chăm sóc sức khỏe với đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết về chăm sóc sức khỏe cơ bản. - Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của dự án: các trang thiết bị này có thể có được từ việc xin nguồn tài trợ cho dự án của các công ty thiết bị y tế, và từ nguồn mua. - Tiến hành thuê cơ sở địa điểm để làm trung tâm cho dự án.: địa điểm này là nơi để các thiết bị của dự án, là nơi tập trung, phổ biến và đánh giá hoạt động của dự án.( Địa điểm) Tổ chức các đợt khám lưu động đến tận địa bàn sinh sống của trẻ, phát thuốc miễn phí cho trẻ theo định kì 1 lần/tháng. - Tổ chức các buổi tiếp xúc trẻ ban đầu: tổ chức các giao lưu gặp gỡ các em vào thời gian đầu của dự án, thông qua các hoạt động này để tạo sự gần gũi và tin tưởng của trẻ đối với dự án. Nêu rõ mục đích của dự án là hướng vào lợi ích của trẻ và trẻ không phải chịu bất kỳ phí tổn nào khi tham gian vào các hoạt động của dự án. Các hoạt động sinh hoạt này vẫn được tiếp tục tổ chức vào các dịp lễ trong suốt thời gian của dự án như: giao lưu văn nghệ, phát quà cho trẻ (quần áo mùa đông, sách vở, bánh kẹo…). - Tổ chức khám và chữa trị tại chỗ những bệnh thường gặp, tiến hành 1 lần/tháng. Các hoạt động này được thực theo từng địa bàn, khu vực. Ở mỗi địa bàn các hoạt động này kéo dài trong khoảng 4 – 5 ngày. Và mỗi tháng sẽ tổ chức các đợt khám ở các địa bàn khác nhau. Do cộng tác viên của dự án không thể hoạt động thường xuyên được nên lực lượng này cũng phải sắp xếp để phù hợp với thời gian của dự án và của cộng tác viên (việc sắp xếp do các chuyên viên phụ trách theo địa bàn thực hiện). Tuy nhiên, trong thời gian đầu của dự án, các hoạt động này sẽ phải diễn ra lâu hơn do trẻ chưa có được nhiều thông tin về mục đích của dự án và còn phải thuyết phục trẻ tham gia vào các hoạt động của dự án. Khi trẻ đã hiểu và tin cậy vào dự án, trẻ sẽ giới thiệu bạn bè để tụ đến với hoạt động của dự án. Đợt khám đầu tiên sẽ được tiến hành ở Bãi Giữa - quận Long Biên, địa bàn quận này rất phức tạp, để có được thông tin về nơi ở chủ yếu của các em, các cộng tác viên phải liên hệ với chính quyền quận, tổ dân phố, công an phường, dự án sẽ lấy thông tin từ các nguồn này, ngoài ra còn một nguồn nữa, đó là từ các dự án khác đang được tiến hành, từ các tổ chức tình nguyện. Trong đợt khám đầu tiên này, thành phần tham gia khám lưu động gồm có một chuyên gia về lĩnh vực tâm lý, một bác sỹ đa khoa, một thành viên trong ban quản lý dự án, và 10 cộng tác viên. Trong mỗi đợt khám, sẽ sử dụng biểu tượng hội Chữ thập đỏ, mang theo thuốc men, thiết bị đã trang bị ban đầu. Trong các đợt khám, kèm theo đó là vệ sinh nơi ở, phun thuốc muỗi, gián, … cho khu ở của trẻ. Tiến hành phát sổ khám bệnh cho các trẻ tham gia khám bệnh, đồng thời lập sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, sổ lớn này sẽ do bộ phận chuyên trách của dự án giữ. Các em đã có tên trong sổ sẽ được khám chữa bệnh, phát thuốc, khi cầm sổ tới các trung tâm y tế của phường, quận. - Tổ chức các buổi giao lưu, gặp gỡ và tư vấn cho các em những kĩ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ và các kỹ năng bảo vệ sức khỏe.(Hoạt động và tổ chức tiến hành đồng thời với các hoạt động trên) Kết hợp với trung tâm y tế địa phương để có thể giúp đỡ trẻ giải quyết những sự cố cơ bản. - Tiến hành gặp gỡ với chính quyền và các trung tâm y tế tại địa bàn, liên kết với họ để đảm bảo có được sự giúp đỡ bằng các cam kết bằng văn bản. - Thông báo hoạt động của dự án với hội chữ thập đỏ, thông qua đó xây dựng sự liên hệ với tổ chức, để có thể hoạt động trên danh nghĩa của tổ chức, nhờ đó có thể đảm bảo hơn khi tiến hành các mối quan hệ với các tổ chức khác. - Dự án sẽ cung cấp thuốc men và phụ cấp cho các bác sỹ ở các trung tâm y tế quận, phường. Nhiệm vụ của các bác sỹ là khám cho các em khi các em tìm đến và cấp thuốc cho chúng, đồng thời các bác sỹ sẽ tiến hành ghi chép vào sổ khám bệnh của trẻ, và ghi chép vào sổ theo dõi do dự án cung cấp. Các nhân viên chuyên trách của dự án sẽ kiểm tra sổ theo dõi hàng tháng để nắm được kết quả thực tế. Số thuốc men cấp cho mỗi quận, phường tỷ lệ tương đối với số lượng trẻ em lang thang tập trung thường xuyên tại phường, quận đó. III. Các giải pháp tổ chức thực hiện: 1. Phương án về địa điểm của dự án. Dự án này nhằm hỗ trợ cho trẻ em lang thang dưới 15 tuổi tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2. Tiến độ và giải trình ngân sách của dự án. a) Tiến độ của dự án. Tổng thời gian hoạt động của dự án: 2 năm. Bao gồm: - Tổ chức gặp gỡ, hội thảo, tìm nguồn tài trợ cho dự án từ các tổ chức từ thiện và các cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước. Tìm nguồn tài trợ từ các công ty trang thiết bị y tế và các công ty dược để có sự giúp đỡ của các công ty này. Mời các chuyên gia tâm lý và các bác sỹ tham gia vào hoạt động của dự án: thời gian 1 tháng. - Tổ chức các hoạt động gặp gỡ với hội sinh viên của các trường đại học để tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên: 2 tháng. Tổ chức đào tạo các cộng tác viên: 1 tháng. - Thuê địa điểm và mua các trang thiết bị và thuốc thang cần thiết: 2 tuần. - Có các buổi gặp mặt với chính quyền các phường, xã để có được sự hợp tác từ chính quyền địa phương. Trao đổi, và liên kết với các trung tâm y tế về mục đích của dự án, hỗ trợ về thuốc thang và chi phí cho các trung tâm này để giúp đỡ trẻ khi không có sự giúp đỡ trực tiếp từ dự án: 1 tháng. - Tổ chức các buổi đi thực tế: xuống các địa bàn sinh sống chủ yếu của trẻ trong thành phố và tổ chức các hoạt động giao lưu làm, cho trẻ làm quen và hiểu được mục đích của dự án: 1 tháng. - Tiến hành các buổi đi khám sức khỏe cho trẻ, phát thuốc miễn phí cho những trẻ có bệnh hoặc biểu hiện của các bệnh thường gặp. Phát sổ theo dõi sức khỏe cho trẻ để trẻ có thể đến các trung tâm y tế phường, xã để được khám và nhận thuốc: 1 lần/tháng ở mỗi khu vực khác nhau kéo dài trong suốt thời gian dự án. - Tiến hành các đợt vệ sinh môi trường sống ở địa bàn có trẻ sinh sống: 6 tháng/1 lần. - Tổ chức các buổi giao lưu, tư vấn cho trẻ để trẻ có được các kiến thức cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe: 6 tháng đầu của dự án: 1 lần/ tháng. Thời gian còn lại của dự án: 3 tháng 1 lần. - Tổ chức các buổi giao lưu vào các ngày tết thiếu nhi, 1/6 hàng năm… b) Giải trình ngân sách của dự án. Tổng ngân sách dự kiến: 1.300 triệu VNĐ. Hoạt động hội thảo gặp gỡ tìm kiếm tài trợ cho dự án: 3 triệu. Hoạt động giao lưu, gặp gỡ với các trường đại học, cao đẳng; tuyển chọn cộng tác viên: 15 triệu. Bao gồm: + chi phí cho các trường – thông qua hội sinh viên (3 trường: ĐH Y Hà Nội, Đại học y tế cộng đồng, Học viện quân y 108) để các trường phổ biến thông tin dự án: 2 triệu/1 trường * 3 trường = 6 triệu. + chi phí tổ chức gặp gỡ với các cộng tác viên ở các trường (giao lưu với các trường, nêu rõ mục đích dự án: 3 triệu* 3 lần = 9 triệu) Tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên: 14 triệu. Trong đó: + tiền bồi dưỡng giáo viên: 3chuyên gia * 3triệu/1 chuyên gia = 9 triệu. + chi phi nước uống, bánh kẹo, hỗ trợ sinh viên: 3 triệu. + thuê giảng đường: 2 triệu. Thuê địa điểm: 76 triệu. + 3 triệu/ 1 tháng * 24 tháng = 72 triệu + sơn sủa: 4 triệu. Mua sắm trang thiết bị và vật dụng cần thiết; thuốc chữa bệnh, thuốc vệ sinh môi trường, gián muỗi, …: 500 triệu. Gặp mặt chính quyền địa phương phường, xã để có được sự cộng tác của chính quyền cho hoạt động của dự án: 10 triệu. Trao đổi, và liên kết với các trung tâm y tế về mục đích của dự án, hỗ trợ về thuốc thang và chi phí cho các trung tâm này để giúp đỡ trẻ khi không có sự giúp đỡ trực tiếp từ dự án: 50 triệu. Chi phí cho tổ chức các đợt giao lưu với các em: 100 triệu. + Trong 6 tháng đầu của dự án: 5 triệu/ lần*10 lần = 50 triệu.( quà, bánh kẹo) + Trong thời gian còn lại: các đợt Tết Trung Thu: chương trình " Sum vầy dưới trăng". Tổ chức cuộc thi " Hát với chị Hằng" và các hoạt động văn nghệ khác như kịch, múa, chơi trò chơi, phát quà cho trẻ em, Tết thiếu nhi 1/6: chương trình " Ngày hội trẻ em". Tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi tập thể. Tổ chức trên 4quận: Long Biên, Cổ Nhuế, Hoàng Mai, Định Công: 6triệu/ lần * 8lần = 48triệu + tiền quà cho các em ở các quận khác: 2triệu= 50triệu. Chi phí cho các đợt khám, tư vấn: 158 triệu. Khám và phun thuốc vệ sinh: bao gồm tiền ăn cho người của dự án, tiền nước và đồ ăn nhẹ cho các em; tiền thuê người phun thuốc. + 4 triệu/ lần/tháng * 24 tháng = 96 triệu. + chi phí cho các đợt đi phun thuốc vệ sinh môi trường, thuốc diệt côn trùng gây hại: 5 triệu/ đợt/ * 4 đợt ( 6 tháng 1 đợt) = 20 triệu. + chi phí cho các đợt tư vấn: Trong 6 tháng đầu: 5 triệu/ lần*6 lần = 30 triệu Thời gian còn lại của dự án: 2triệu/ lần*6 lần = 12 triệu. Bao gồm: tiền ăn cho nhân viên của dự án, tiền nước và đồ ăn nhẹ cho các em, tiền in tài liệu... Lương cán bộ nhân viên dự án: 336 triệu 1người * 24 tháng* 2.5 triệu /tháng = 60 triệu 2người * 24 tháng *2triệu /tháng = 96 triệu 5người * 24 tháng *1.5triệu /tháng = 180 triệu Chi phí phát sinh khác: 38 triệu. Các quyết định chi phải trình lên giám đốc dự án để phê duyệt. 3. Rủi ro thách thức trong quá trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự án- Trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em lang thang địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan