Đề cương chi tiết của dự án.
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
B. NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN.
I. Cơ sở thành lập dự án.
1.Đối với sách cũ.
2.Đối với đồ dùng cũ.
II. Chủ đầu tư và sản phẩm của dự án.
1. Chủ đầu tư.
2. Sản phẩm của dự án.
2.1. Sách cũ.
2.2. Đồ dùng cũ.
3. Phân tích cạnh tranh của dự án.
3.1. Về các sản phẩm sách.
3.1.1. Tại các cửa hàng phôtô-copy.
3.1.2. Tại các cửa hàng sách cũ tổng hợp.
3.1.3. Tại các tụ điểm bán sách ở vỉa hè.
3.2.Về các sản phẩm đồ dùng cũ.
III. Địa điểm bố trí.
1. Địa điểm.
2. Hạng mục nâng cấp từng cửa hàng.
3. Sơ đồ mô tả địa điểm.
3.1. Vị trí của các cửa hàng.
3.2. Mô hình chi tiết từng cửa hàng
IV. Vốn – Lao động và tổ chức hoạt động.
1. Vốn và lao động.
1.1. Vốn đầu tư.
1.2. Nguồn nhân lực.
2. Tổ chức hoạt động.
V. Kế hoạch Marketing.
1. Hình thức quảng cáo và khuyến mãi.
1.1. Hình thức quảng cáo.
1.2. Hình thức khuyến mãi
2. Nghiên cứu thị trường
VI. Dự báo kết quả tài chính của dự án.
*Biểu 1: Thống kê kết quả điều tra.
*Biểu 2: Bảng dự báo hạng mục chi phí ban đầu và thanh lý.
*Biểu 3: Bảng dự báo chi phí thường xuyên.
*Biểu 4: Bảng dự báo tài chính của cửa hàng tại đại học Kinh Tế.
*Biểu 5: Bảng tổng hợp dự báo tài chính của của cả ba cửa hàng.
* Tính toán lợi nhuận dự báo của dự án.
VII. Độ rủi ro của dự án.
1. Rủi ro có thể xảy ra.
2. Các giải pháp hạn chế rủi ro.
VII.Lợi ích của dự án.
1. Lợi ích kinh tế.
2. Lợi ích xã hội.
IX. Phương án kinh doanh trong tương lai.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
28 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án xây dựng "Sinh viên quán", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế sau nhà I đại học Kinh Tế Quốc Dân , nhưng hiện nay cửa hàng đó đang chuyển dần sang bán sách mới. Đối với sách cũ, cửa hàng này bán với giá rất cao nên không phù hợp với đa số sinh viên.
Chúng tôi đã tiến hành một cuộc điều tra nhỏ trong ba trường thuộc khối kinh tế và thu được kết quả sau:
* Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân:Chúng tôi phát ra 300 phiếu và thu về 290 phiếu.
* Trường đại học Ngoại Thương: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 95 phiếu.
* Trường đại học Thương mại: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 96 phiếu.
Kết quả điều tra thu được từ ba trường tương đương với nhau, với tỷ lệ như sau:
ỉ 44% sinh viên có nhu cầu muốn bán sách cũ sau khi học xong giáo trình và không dùng đến nữa.
ỉ 71.5% sinh viên có nhu cầu mua giáo trình phục vụ cho việc học.
Với kết quả như trên, dự án của chúng tôi tiến hành ở cả ba trường đại học có thị trường tiềm năng rất lớn. Nếu được tổ chức tốt thì dự án này hứa hẹn có tính khả thi cao.
2. Đối với đồ dùng cũ.
Với luận chứng như trên, chúng tôi đã khảo sát ở các trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại và nhận thấy rằng: Trong vòng bán kính 1 km xung quanh cả ba trường đại học Kinh tế Quốc Dân, Ngoại Thương, Thương Mại chưa có một dịch vụ chuyên thu mua và bán đồ dùng cũ nào.
Hiện nay, sinh viên sau khi ra trường có nhu cầu bán đồ dùng cũ (còn tốt ) rất lớn.
Chúng tôi đã tiến hành cuộc điều tra ở ba trường đại học và thu được kết quả như sau:
* Trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: Chúng tôi phát ra 300 phiếu và thu về 290 phiếu.
* Trường đại học Ngoại Thương: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 95 phiếu.
* Trường đại học Thương mại: chúng tôi đã phát ra 100 phiếu, thu về 96 phiếu.
Kết quả:
Có 61.35 % sinh viên có nhu cầu bán đồ sau khi ra trường.
Có 72.56% sinh viên có nhu cầu mua đồ.
Kết luận chung:
Với kết quả điều tra thu được, có thể khẳng định rằng dự án của chúng tôi hứa hẹn mang tính khả thi rất cao. ( Mẫu phiếu điều tra ở phần phụ lục) .
II. Chủ đầu tư và sản phẩm của dự án.
1. Chủ đầu tư.
Căn cứ vào số liệu điều tra về nhu cầu sử dụng sách và đồ dùng cũ, chúng tôi thấy rằng dự án “Sinh viên quán” là hoàn toàn khả thi, đáp ứng được những nhu cầu sử dụng của sinh viên của cả ba trường đại học Kinh tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại. Vì thế, chúng tôi, những sinh viên lớp Kinh tế Phát triển 41A trường đại học Kinh Tế Quốc Dân quyết định đầu tư cho dự án này. Nhóm của chúng tôi gồm:
1.Nguyễn Thị Minh Thu (sinh năm 1981).
2.Nguyễn Thanh Hà (sinh năm 1981).
3.Nguyễn Thị Diệu Linh (sinh năm 1980).
4.Nguyễn Thị Hoa Hồng (sinh năm 1981).
5.Chử Thị Mỹ Dung (sinh năm 1981).
6.Bùi Thị Thanh Huyền (sinh năm 1981).
Nhóm của chúng tôi có những đặc điểm sau:
* Thu- Trưởng nhóm: bạn là người hoạt bát, nói chuyện có duyên, dễ gây được cảm tình.
* Dung là một người vui vẻ, hay cười, dễ gần. Ngoài ra, bạn có khả năng ngoại giao rất tốt
Hai bạn Thu và Dung sẽ đảm nhận công việc quảng bá và giới thiệu sản phẩm, nhất là trong các buổi nói chuyện đầu năm với các bạn sinh viên.
* Linh: tính tình nhẹ nhàng, có óc thẩm mỹ cao, khéo tay. Bạn sẽ đảm nhận công việc trang trí cửa hàng và đóng bọc lại sách.
* Hà: đã từng có kinh nghiệm trong quản lý sổ sách và hạch toán kinh doanh. Vì thế, bạn rất phù hợp với vai trò kế toán kiêm thủ quỹ của dự án.
* Hồng: là bí thư trong suốt bốn năm ngồi ghế giảng đường, điều này giúp bạn tạo được các mối quan hệ rộng rãi với thầy cô và bạn bè. Do đó, bạn có lợi thế trong việc quảng cáo và tạo ra các mối thu mua sản phẩm.
* Huyền: đã có thời gian bán hàng tại cửa hàng lưu niệm, vì thế bạn rất có kinh nghiệm trong việc bán hàng. Đồng thời, có thể cùng Linh tham gia trang trí cửa hàng.
Ngoài ra, cả sáu chúng tôi đều là những sinh viên năng động, nhiệt tình, làm việc có phương pháp. Đây chính là lợi thế lớn khi chúng tôi thực hiện dự án này.
2.Sản phẩm của dự án.
Dự án của chúng tôi tập trung xây dựng và cho ra đời “Sinh viên quán” với ba cơ sở đặt tại ba trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại. Chúng tôi chủ yếu sẽ kinh doanh trong lĩnh vực sau:
2.1.Sách cũ
Sản phẩm sách cũ của chúng tôi tập trung chính vào sách cũ thuộc lĩnh vực kinh tế như giáo trình học, sách tham khảo Để tiện cung cấp một số thông tin cập nhật cho sinh viên, ngoài ra chúng tôi còn có cả những tạp chí thuộc chuyên ngành Kinh tế như: Kinh tế Phát triển, Kinh tế và Dự báo, Kinh tế Thương Mại, Kinh tế Châu á Thái Bình Dương
Bên cạnh những sách,tạp chí về kinh tế, chúng tôi còn có cả những đầu truyện hay, có giá trị nhân văn cao cả đáp ứng được yêu cầu của nhiều bạn muốn hiểu thêm về thế giới văn học. Đồng thời giúp cho sinh viên phát triển toàn diện về cả mặt tri thức và tâm hồn.
2.2.Đồ dùng cũ.
Từ những lập luận như ở phần đầu thì đồ dùng cũ của dự án này là những vật dụng thiết yếu của sinh viên cho cuộc sống sinh hoạt cũng như cho quá trình học tập như giá sách, bàn học, đèn bàn, vật trang trí phòng
Có thể nói rằng đây là sản phẩm mới và trên thị trường hiện nay chưa xuất hiện.
3. Phân tích tính cạnh tranh của dự án.
3.1.Các sản phẩm sách.
Qua các cuộc điều tra của chúng tôi về các đối thủ cạnh tranh, chúng tôi nhận thấy:
3.1.1.Tại các cửa hàng Phôtôcopy.
Hiện nay trong trường đại học Kinh tế Quốc dân có 27 cửa hàng bán sách phôtô, trường Ngoại Thương có 14 và trường Thương Mại có 11. Tại các cửa hàng này có bán rất nhiều sách phôtô với nhiều đầu sách khác nhau mà chủ yếu là giáo trình học. Xét về những loại sách phôtô này chúng tôi nhận thấy:
Để tối thiểu hoá chi phí, tăng lợi nhuận nên tất cả những cửa hàng sách phôtôcopy đều bán sách phôtô khổ nhỏ, chi bằng một nửa khổ sách nguyên bản ( tức là bằng 1/4 khổ giấy A4).
Về mặt chất lượng: Chất lượng những cuốn sách này không tốt, khi sử dụng nhiều thì chữ sẽ bị mờ đi.
Qua đó có thể thấy rằng: sử dụng sách phôtô không thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên (thậm chí nó còn làm giảm thị lực của sinh viên). Ngoài ra, sách phôtô động chạm đến vấn đề bản quyền tác giả mà. Điều này đã được đề cập đến trong Bộ Luật dân sự và hiện là vấn đề bức xúc của xã hội.
Trong tương lai, khi các quy định về bản quyền được thực hiện nghiêm túc thì các quán sách phôtô này không thể tồn tại được. Còn trong thực tế hiện nay, các cửa hàng sách phôtô vẫn là đối thủ cạnh tranh lớn của dự án này. Nhưng khi phân tích số liệu điều tra, chúng tôi thấy hầu hết sinh viên cho rằng sử dụng sách cũ vẫn tốt hơn sách phôtô mặc dù giá sách cũ có rhể cao hơn sách phôtô từ 5- 10%. Vậy, lí do nào mà sinh viên các trường đại học hiện nay vẫn sử dụng sách phôtô trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Có thể tóm lược một số lí do sau:
Để mua một bộ giáo trình mới cho một kỳ học, mỗi sinh viên trung bình phải chi từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.( Số tiền này còn phụ thuộc vào số môn học trong kỳ và giá của mỗi cuốn giáo trình). Tuy nhiên, do khả năng về tài chính của sinh viên còn rất hạn hẹp nên sinh viên đã tìm đến với những cửa hàng sách phôtô mặc dù cũng đã nhận ra yếu điểm của những cuốn sách này. Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng trên là sinh viên có thể lên thư viện tìm và mượn tài liệu. Tuy nhiên, hệ thống thư viện của đa số các trường đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu này như: số lượng sách tham khảo ít, không được mượn sách về nhà... Điều này rất hạn chế cho sinh viên trong việc nghiên cứu ( đặc biệt là khi sinh viên chuyển sang phương pháp học mới- tự nghiên cứu là chính).
Nguyên nhân đặc biệt quan trọng là: do giá sách mới cao, sinh viên lại muốn đáp ứng yêu cầu học tập của mình nên có thể đọc sách cũ. Trong ba trường đại học này chỉ có một hiệu sách cũ phục vụ nhu cầu của sinh viên ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, cửa hàng này thu mua sách cũ của sinh viên với giá rất rẻ, khi bán ra thì bán với giá rất cao ( gần bằng với giá sách mới). Mặt khác, hiện nay cửa hàng này đang dần chuyển hướng bán sách mới.
3.1.2.Tại các cửa hàng sách cũ tổng hợp.
Xét phạm vi xung quanh trường, bán kính trong vòng 1 km, chúng tôi thấy:
- Trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Sau kí túc xá nhà Một có một cửa hàng bán sách cũ chuyên ngành kinh tế. Tuy nhiên, cửa hàng này thu mua sách cũ của sinh viên với giá rất rẻ, khi bán ra thì bán với giá rất cao ( gần bằng với giá sách mới). Mặt khác, hiện nay cửa hàng này đang dần chuyển hướng bán sách mới là chủ yếu.
Ngoài ra, trên đường Giải Phóng, đường Trần Khát Chân vào buổi tối thường có các tụ điểm bán sách báo cũ.
- Trường đại học Ngoại Thương.
Trên đường Láng có các tụ điểm bán sách báo cũ hoạt động cả ngày.
Ngoài ra, trên đường Nguyễn Chí Thanh vào buổi tối, thỉnh thoảng có một vài hàng bày bán sách cũ.
- Tại trường đại học Thương Mại: không có cửa hàng sách cũ nào xung quanh trường.
Các cửa hàng nói trên có những đặc điểm chung sau:
- Về giá cả: Giá sách cũ của các cửa hàng này rất bất hợp lí.
Giá thu mua: Giá thu mua của các cửa hàng và các tụ điểm này thường rất thấp. Sinh viên mang sách đến thường bị ép giá, chỉ bán được từ 1/4 đến 1/5 giá sách mới ( điều này cũng còn tuỳ vào mứa độ quan trọng và chất lượng của sách).
Giá bán: Trong khi giá thu mua rất thấp như trên thì giá bán những cuốn sách này rất cao, thường bằng 2/3 giá sách mới. Chính điều này làm cho sinh viên tìm đến với các cửa hàng sách cũ rất ít mà tìm đến các cửa hàng phôtôcopy.
- Chủ các cửa hàng sách báo cũ không thể tư vấn cho khách hàng những cuốn sách tham khảo cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu khi họ đến cửa hàng.
- Các cửa hàng không có sự sắp xếp, phân loại sách một cách hệ thống. Vì vậy, sinh viên thường rất mất thời giờ để lựa chọn được sách mình cần tìm.
3.1.3.Tại các tụ điểm bán sách ở vỉa hè:
Hiện nay trên pham vi Hà Nội có rất nhiều các tụ điểm bán sách trên vỉa hè như Đường Láng, đường GiảI Phóng, đường Trần Khát Chân Các tụ điểm này có những đặc điểm sau:
- Hầu như không có sách thuộc chuyên ngành kinh tế ( đặc biệt là giáo trình). Các cửa hàng này thường hay bán truyện, tạp chí, báo cũ, sách ôn thi đại học.
- Ngoại trừ các tụ đIểm trên đường Láng hoạt động cả ngày, còn các tụ điểm khác hoạt động chủ yếu vào buổi tối nên rất bất tiện cho sinh viên trong việc đi lại tìm kiếm sách.
Từ những phân tích ở trên, chúng tôi có thể nói rằng sản phẩm của chúng tôi cung cấp rất có ích cho sinh viên, mặt khác nó có những đIểm mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác vì những nguyên nhân sau:
- Địa điểm của chúng tôi nằm ở khu vực trong trường. Vì vậy có thể tiết kiệm thời gian đi lại cho sinh viên
- Về mặt giá cả: Những sản phẩm của chúng tôi có mức giá bán thấp hơn và mức giá thu mua cao hơn so với các cửa hàng khác nên sẽ thu hút được nhiều khách hàng sinh viên đến với cửa hàng chúng tôi.
- Chất lượng: Sản phẩm của chúng tôi cung cấp đều có chất lượng tốt, với:
Đ Sách :
+Sách sẽ được phân loại một cách hệ thống nên sinh viên sẽ dễ dàng tìm được những cuốn sách cần thiết và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
+Chủng loại sách rất đa dạng ( bao gồm cả sách đại cương, sách chuyên ngành, sách tham khảo)
Đ Tạp chí:
Ngoài sách, chúng tôi sẽ cung cấp nguồn tin thực tế giúp cho sinh viên cập nhật thông tin một cách nhanh nhất, khắc phục những khó khăn trong quá trình lên thư viện tìm tin ( số lượng báo cũ mượn phôtô ít, không được mượn báo về nhà)
Chúng tôi có nguồn thu mua tạp chí và báo cũ do liên hệ được với các giáo viên dạy đại học của các trường do các giáo viên trong trường có rất nhiều tạp chí và báo chuyên ngành. Có thể nói, đây là nguồn cung cấp ổn định, có chất lượng tốt và lâu dài.
Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn cho khách hàng về những tài liệu tham khảo, cách thức tiếp cận với thông tin, phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu.
3.2. Về sản phẩm đồ dùng cũ.
Chúng tôi khẳng định rằng đây đây là một dịch vụ hoàn toàn mới và rất hữu ích cho sinh viên đặc biệt là những sinh viên sống trong kí túc xá. Sinh viên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn về việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt.
Kết luận:
Qua phân tích tình hình như trên, chúng tôi nhận thấy mở cửa hàng “ Sinh viên quán” dành cho sinh viên thuộc khối kinh tế bởi nó sẽ giúp cho sinh viên tiếp cận được với nguồn tri thức quí giá để học tập tốt hơn. Ngoài ra, nó còn giúp cho sinh viên có thể bớt đi được những lo toan của cuộc sống để học tập tốt hơn.
III. Địa điểm bố trí .
1.Địa điểm.
Đối tượng phục vụ của dự án không chỉ có sinh viên của đại học Kinh Tế Quốc Dân mà còn có sinh viên các trường khác đặc biệt là sinh viên các trường thuộc khối ngành kinh tế. Phạm vi hoạt động của dự án được mở rộng ra ba trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học Ngoại Thương và Đại học Thương Mại. Tại mỗi trường, chúng tôi sẽ mở một cửa hàng mua bán sách và đồ dùng cũ nhằm phục vụ nhu cầu của sinh viên.
Chúng tôi sẽ sử dụng một gian hàng ở gần khu vực kí túc xá để làm nơi hoạt động của dự án. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi đã chọn lọc được ba địa điểm khá thuận lợi. Đặc biệt, cả ba cửa hàng đều nằm trong khu vực các cửa hàng phục vụ cho sinh viên, nơi mà từ trước đến nay vẫn được coi là thu hút được sự chú ý của sinh viên nhiều nhất. Vì vậy, việc mở cửa hàng tại ba địa điểm này cũng sẽ gây được sự chú ý của sinh viên.
Tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, địa điểm mà chúng tôi chọn lựa nằm gần với khu vực kí túc xá cách cổng sau chưa đầy 5m. Phía trước cửa hàng có một khoảng trống khá rộng, vừa tạo cho cửa hàng một không gian thoáng đãng, vừa làm chỗ để xe cho sinh viên đến mua hàng.
Tại trường đại học Thương Mại, đây là một địa điểm rất thuận lợi bởi nó không chỉ nằm gần khu kí túc xá mà còn nằm sát khu vực giảng đường nên tạo điều kiện cho sinh viên đến mua bán hàng.
Tại trường đại học Ngoại Thương, do đặc điểm khu vực này gồm có hai trường gần nhau: đại học Ngoại Thương, Học viện Quan Hệ Quốc Tế ( hai trường cách nhau khoảng 60 mét, cùng nằm trên đường Chùa Láng) nên các cửa hàng mở ra có thể phục vụ cho sinh viên của cả hai trường. Vì vậy, địa điểm chúng tôi lựa chọn nằm trong khu vực các cửa hàng này cách Đại học Ngoại Thương 150 m. Việc đặt cửa hàng tại đây giúp chúng tôi có thêm đối tượng phục vụ, không chỉ có sinh viên đại học Ngoại Thương mà còn có cả sinh viên Học viện Quan Hệ Quốc Tế. Địa điểm này nằm trên đường Chùa Láng, vừa dễ thấy, vừa thuận tiện cho việc sinh viên đến với cửa hàng.
Cả ba địa điểm này đều có một khoảng không gian khá rộng phía trước và nằm ở vị trí dễ quan sát. Diện tích của mỗi cửa hàng rộng trung bình 15 m². Diện tích này rất phù hợp với loại hình kinh doanh của chúng tôi.
2. Hạng mục nâng cấp từng cửa hàng.
Làm thêm một gác xép để đựng sách và đồ dùng.
Một biển quảng cáo trang trí trước cửa hàng.
Dán lại tường và một số trang trí khác.
Đóng thêm ba giá sách ốp vào tường.
Một điện thoại để bàn.
Bàn ghế và một số đồ dùng khác.
3.Sơ đồ mô tả địa điểm.
3.1. Vị trí của các cửa hàng.
êTại đại học Kinh tế Quốc Dân
Kí túc xá nhà 11
Kí túc xá nhà Một
Căng
Tin
Nhà ăn
Quán
phôtô
Quán nước
Cửa hàng
lưu niệm
Quán cơm
Quán rửa xe
Quán cơm
Địa điểm cửa hàng
êTại đại học Ngoại Thương:
Học viện
Quan Hệ
Quốc Tế
Đại học ngoại
Thương
Đường
Nguyễn
Chí
Văn phòng phẩm
Thanh
60 m
150 m
Hàng Phôtô
Quán
Bưu điện
Địa điểm
Cửa hàng
êTại đại học Thương Mại.
Giảng đường
Giảng đường
Hội trường
Địa điểm
cửa hàng
Bãi xe
Quán nước
Khuôn viên
Giảng đường
Cửa hàng
văn phòng phẩm
Cổng trường
đường Mai Dịch
3.2.Mô hình chi tiết từng cửa hàng
Bàn
giao dịch
50 cm
Gác xép
Giá sách 1.2 mét Giá sách
50 cm
IV.Vốn- Lao động và tổ chức hoạt động.
Dự án thực hiện kể từ khi dự án được phê duyệt. Thời gian hoàn tất để dự án đi vào hoạt động là một tháng, thời gian dự án hoạt động trong hai năm. Chúng tôi làm thủ tục đăng kí kinh doanh tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng.
1. Vốn và lao động.
1.1. Vốn đầu tư.
Các nguồn bảo đảm gồm:
Vốn tự có: 60.000.000 đồng.
Mỗi thành viên huy động vốn từ gia đình 10.000.000 đồng.
Vốn vay:
Vay từ quỹ ưu đãi dành cho sinh viên 12.triệuVND /6 thành viên
( không lãi suất trong năm đầu).
1.2. Nguồn nhân lực.
Dịch vụ kinh doanh tại ba địa đIểm: trường đại học Kinh Tế Quốc Dân, đại học Ngoại Thương, đại học Thương Mại. Sáu thành viên sẽ chia thành ba nhóm, mỗi cửa hàng sẽ do hai thành viên đảm nhận công việc trông coi. Phân bổ nguồn nhân lực như sau:
- Tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân: Nguyễn Thị Diệu Linh
Chử Thị Mỹ Dung
- Tại trường đại học Ngoại Thương: Bùi Thị Thanh Huyền
Nguyễn Thị Hoa Hồng
- Tại trường đại học Thương Mại: Nguyễn Thị Minh Thu
Nguyễn Thanh Hà
2. Tổ chức hoạt động.
*Cửa hàng mở cửa liên tục từ 8h- 19h mỗi ngày.
Công việc của mỗi nhóm như sau:
Ghi số lượng và loại hàng bán ra cũng như doanh thu thu được trong ngày.
Các khoản chi phí trong thời gian hoạt động của cửa hàng mình phụ trách.
Số lượng và loại hàng hoá thu mua.
*Thu mua: Tập trung chủ yếu vào cuối mỗi kỳ và trước khi vào kỳ năm học mới. Ngoài ra, trong thời gian còn lại, chúng tôi vẫn tiến hành thu mua tại mỗi cửa hàng.
*Thời gian bán hàng: Tập trung vào đầu mỗi kỳ học. Tuy nhiên, theo số liệu điều tra, số lượng sinh viên có nhu cầu mua ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình học, con số này chiếm tới 47.4%. Do vậy, cửa hàng vẫn mở cửa liên tục trong cả năm học và trong kỳ vẫn cần dự trữ một số lượng sách nhất định để đáp ứng kịp thời và đầy đủ lượng nhu cầu này.
V.Kế hoạch Marketing.
1. Hình thức quảng cáo và khuyến mãi
1.1. Hình thức quảng cáo.
Vì dịch vụ kinh doanh này phục vụ chủ yếu cho sinh viên thuộc chuyên ngành kinh tế, cửa hàng lại đặt ngay trong trường nên chúng tôi chỉ sử dụng các hình thức quảng cáo đơn giản như:
Phát tờ rơi
Thông qua hệ thống phát thanh của các trường đại học.
Thông qua mạng lưới bạn bè.
Ngoài ra, để quảng bá sản phẩm vào đầu mỗi kỳ học, chúng tôi sẽ tổ chức các buổi nói chuyện trên lớp với các bạn sinh viên nhằm giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của chúng tôi, đồng thời phổ biến cụ thể cách thức thu mua và đưa ra bảng giá tương ứng với chất lượng của sách. Từ đó, sẽ tạo ra được mối quan hệ khăng khít và lâu dài giúp duy trì được các bạn hàng thường xuyên.
1.2. Hình thức khuyến mãi.
Sinh viên nào mua nhiều sẽ được giảm giá hoặc được tặng thêm báo, tạp chí kinh tế để tham khảo thêm.
Ngoài ra, chúng tôi sẵn sàng tư vấn cách học và giới thiệu các tài liệu tham khảo của các môn học đại cương cho sinh viên nếu cần, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất bằng chính kinh nghiệm của chúng tôi.
2. Nghiên cứu thị trường.
Theo điều tra ở một số dịch vụ mua bán sách cũ, mức giá bán khá cao, bằng 60 - 70% giá sách mới. Việc mua bán như vậy rất bất hợp lý, không thoả đáng với sinh viên. Kết hợp giữa tình hình thực tế và số liệu điều tra, chúng tôi đưa ra một mức giá phù hợp hơn:
Giá thu mua = 34.05% so với giá sách mới.
Giá bán ra = 54.95% so với giá sách mới.
Cũng theo số liệu điều tra, 71.5% sinh viên được hỏi cho rằng dịch vụ sách cũ này rất cần thiết và họ sẵn sàng mua với mức giá trên.
Đối với đồ dùng cũ, đây là một dịch vụ hết sức mới mẻ, chưa thấy xuất hiện trong các ký túc xá của sinh viên. Qua điều tra, có 61.35% số sinh viên có nhu cầu bán đồ dùng cũ sau khi ra trường, còn số người muốn mua lên tới 72.56%. Căn cứ như trên, chúng tôi đưa ra mức giá như sau:
Giá thu mua = 29% giá mới
Giá bán = 44.57% giá mới.
Dự án đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía sinh viên bởi đây là một dịch vụ rất thiết thực, nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của sinh viên.
VI. Dự báo kết quả Tài chính của dự án.
Tổng hợp kết quả phiếu điều tra.
Chúng tôi đã phát ra 500 phiếu, thu về 486 phiếu. Kết quả điều tra như sau:
(Kết quả điều tra ở trang bên)
Biểu 1: Thống kê kết quả điều tra.
Câu hỏi
Tuỳ chọn
Số phiếu đồng ý
% số phiếu đồng ý
Bạn sẽ xử lí như thế nào với đồ dùng cũ và sách cũ mà bạn không sử dụng nữa?
a/Bán
b/Giữ lại
214
272
44%
56%
Bạn có muốn bán sách cũ và đồ dùng cũ không?
a/Có
b/Không
347
139
71.5%
28.5%
Theo bạn, dịch vụ mua bán sách cũ và đồ cũ có cần thiết không?
a/Cần thiết
b/Không cần thiết
457
87
94%
6%
Bạn đã thấy có dịch vụ nào tương tự như thế này chưa? ở đâu?
a/Có
b/Chưa
339
87
82%
18%
Bạn hay mua sách và đồ dùng vào thời điểm nào?
a/Đầu kì
b/Cuối kì
c/Giữa kì
d/Bất kì thời điểm nào trong năm
226
0
42
218
46.6%
0%
8.6%
47.8%
Bạn thấy khoang giá thu mua nào là hợp lí. ( so với giá sách mới).
a/Với sách cũ: 30-35%
35-40%
b/Với đồ dùng cũ:25-30%
35-40%
335
151
340
146
69%
31%
70%
30%
Bạn thấy khoang giá bán nào là phù hợp?
a/Với giá sách cũ: 40-45%
50-55%
b/Với giá đồ dùng cũ: 40-45%
45-50%
248
238
285
201
51%
49%
58.6%
41.4%
Dựa vào kết quả điều tra nhu cầu thị trường, chúng tôi dự tính sẽ đưa ra mức giá mua và bán theo phương pháp bình quân gia quyền như sau:
Giá ∑Pi(tb) * Qi với i(tb) : giá trug bình của một khoang giá
∑Qi Qi : phần trăm dự kiến bán với khoang
giá tương ứng.
*Sách cũ
- Giá bán:
= 54.95%
- Giá thu mua:
=34.05%
*Đồ cũ.
- Giá bán:
= 47.57%
- Giá thu mua:
= 29%
Biểu 2. Bảng hạng mục dự toán chi phí ban đầu và thanh lý.
( Đv tiền tệ: VND)
STT
Hạng mục
Giá thành ở một cửa hàng
Số
cửa hàng
Giá
thành
Giá thanh lý
1
Giá sách
100.000*3(giá sách)
3
900.000
300.000
2
Trang trí
35.000
3
105.000
0
3
Đường dây điện thoại
600.000
3
1.800.000
1.500.000
4
Mua máy điện thoại
70.000
3
210.000
Khuyến mại cho người mua lại đường dây.
5
Gác xép
200.000
3
600.000
200.000
6
Bàn+Ghế
(Mua đồ thanh lý)
100.000
3
300.000
100.000
7
Biển (khung)
50.000
3
150.000
0
8
Tổng
4.065.000
2.100.000
1. Tổng chi phí sau hai năm= 1.965.000/4 kỳ
Tổng chi phí cố định phân bổ cho một kỳ kinh doanh( trùng với một kỳ học là:
= 491.250VND
2. Chi phí thường xuyên.
Biểu 3: Bảng dự toán chi phí thường xuyên.
(Đv: đồng)
STT
Hạng mục
Thành tiền
1
Lương
( cho 6 thành viên)
400.000*6=2.400.000
2
Thuê cửa hàng:
- Trường ĐH Kinh Tế
- Trường ĐH Ngoại Thương
- Trường ĐH Thương Mại
1.300.000
500.000
400.000
400.000
3
Điện
150.000
4
Điện thoại
150.000
Tổng
4.000.000
Biểu 4. Bảng phân tích hạng mục tài chính của cửa hàng
tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.( Đv: triệu đồng)
Tháng
1
2
3
4
5
Dự kiến mức bán
Hạng mục hàng tháng
45%
30%
10%
10%
5%
Vốn
25
2.5+19.5
7+4
5+4
3
Nguồn vốn bán hàng
dự kiến theo tháng
22.5
15
6
6
3
Doanh thu
27
18
7.2
7.2
3.6
Chi phí thường xuyên
1.4
1.4
1.4
1.4
1.4
Dự kiến mức thu mua theo tháng
40%
30%
5%
5%
20%
Quỹ
6.1
12.6
1.8
5.8
2.2
Tổng quỹ = 28.5 triệu.
Các cửa hàng ở đại học Thương Mại và đại học Ngoại Thương tính tương tự với số lượng phân bổ như sau:
Đại học Kinh Tế : 25 triệu
Đại học Thương Mại : 17 triệu.
Đại học Ngoại Thương: 12 triệu
Sau đây là bảng tổng hợp dự toán tài chính của cả ba cửa hàng.
(xem trang bên)
Biểu 5: Bảng tổng hợp dự toán tài chính cho cả ba cửa hàng.
( Đv: trỉệu đồng)
Tháng
1
2
3
4
5
Dự kiến mức bán hàng
theo tháng
Hạng mục
45%
30%
10%
10%
5%
A) Vốn
54
2+42
10.5+8.5
8+7
4
B) Nguồn vốn hàng bán
dự kiến theo tháng
52
33.5
11
11
4
C) Doanh thu
62.4
(52*120%)
40.2
13.2
13.2
4.8
D) Chi phí sản xuất
4
4
4
4
4
E) Dự kiến mức
thu mua theo tháng
40%
30%
5%
5%
20%
F) Quỹ
16.4
27.7
2.2
9.2
0.8
(Chú thích của bảng sau phần phân tích tài chính).
Tổng quỹ = 56.3 triệu.
*Đối với đồ dùng cũ sẽ được phân bổ vốn sẽ được phân bổ như sau:
- Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân: 5 triệu.
- Trường Đh Thương Mại: 5 triệu. ỵTổng vốn phân bổ = 13 triệu
- Trường ĐH Ngoại Thương: 3 triệu.
Do khi phân tích ở trên ta có chênh lệch lãi của đồ cũ khoảng 15% so với tổng vốn. Mặt khác, do đồ và sách bán chung nên chúng tôi đã tính tất cả chi phí cho sách. Vì vậy mà từ vốn chúng ta tính ngay ra được lợi nhuận, (với nhu cầu là 74.5% thì 13 triệu đó bán tại cửa hàng trong 5 tháng chúng tôi tính được chắc chắn sẽ hết, và trong quá trình bán nếu thiếu, cửa hàng chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng diện thu mua, như đồ cũ của dân cư trong phương án kinh doanh trong tương lai).
13 triệu*15% = 1.95 triệu.
Một chu kì kinh doanh của chúng tôi là 5 tháng. Vậy, lợi nhuận trước thuế sau 5 tháng kinh doanh là:
(56.3+14.5) – (67+0.492) = 8.308 triệu
Lợi nhuận sau thuế sau 5 tháng kinh doanh (thuế môn bài=0.08 triệu/ năm) là:
8.308 – 0.08/2 = 8.268 triệu.
Giải thích biểu 5:
*Dự kiến bán hàng theo tháng: theo điều tra của chúng tôi, sinh viên tập trung mua sách vào đầu kỳ ( tháng 1, tháng 2). Chính vì vậy, nếu coi như tổng lượng sách bán cả kỳ là 100% thì chúng tôi dự kiến phân bổ cho tháng 1 là 45% và tháng 2 là 30%.
Các tháng sau nhu cầu về sách giáo trình là hầu như không có mà chủ yếu là sách tham khảo mà chúng tôi sẽ phân bổ theo tỷ lệ % như biểu 4.
*A1( dòng A cột 1): tháng 1.
Tháng 1 có tổng vốn là 54 triệu đồng ( đã được chuyển toàn bộ vào sách- thu mua cuối kỳ trước và đầu tháng 1).
*B1: Nguồn vốn bán hàng dự kiến tháng 1 ( 52 triệu đồng)
*C1: Doanh thu dự kiến thu được từ nguồn vốn hàng bán ( 52 triệu):
52*120% = 62.4
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0242.doc