Dự kiến mmột số nội dung chính công tác chuyên môn nưm 2001 là thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của Vụ được Bộ giao, tập trung một số công việc cụ thể :
1- Phối hợp với các Bộ, Tổng công ty sớm triển khai kế hoạch năm 2001 đẫ giao, thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành thực hiện kế hoạch và đề xuất kịp thời những vướng mắc, kiến nghị cách xử lý .
2- Tiếp tục rà soát các quy hoạch phát triển các lĩnh vực Công nghiệp . Trên cơ sở các quy hoạch đã được soạn thảo và sẽ được thông qua cũng như cập nhật các thông tin mới để hoàn chỉnh các quy hoạch ngành than, hoá chất, phân bón, dầu khí, thép, xi măng, da giầy, dệt may, rượu bia- nước giải khát, sữa dầu thực vật, thuốc lá, cơ khí và điên tử-tin học , vật liệu xây dựng , Công nghiệp nhựa, Công nghiệp khai khoáng, phát triển Công nghiệp theo vùng và lãnh thổ.
3- Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch trung hạn, xây dựng các cân đối lớn và cần thiết (vốn đầu tư , xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất .), đề xuất các giải pháp khuyến nghị thực hiện.
4- Tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nội dung cho việc xây dựng một số công trình Công nghiệp : Nhà máy lọc đầu số 1 , dự án khí Nam Côn Sơn , nhà máy thuỷ điện Sơn La , nhà máy xi măng Tam Điệp, liên hiệp điện- đạm Phú Mỹ và Tây Nam , một số nhà máy điện do ta tự đầu tư và theo hợp đồng BOT.
5- Bám sát kế hoạch và triển khai thực hiện , có báo cáo hàng tháng , quý , 6 tháng và ước cả năm theo yêu cầu của Bộ . Thường xuyên đi sát tình hình sản xuất kinh doanh , nhất là các sản phẩm chủ lực như xi măng, thép điện dầu khí . kịp thời kiến nghị để giải quýet khó khăn trong viậc thực hiện kế hoạch cũng như đảm bảo cung cầu ổn định xã hội .
6- Thực hiện đúng tiến độ và nhiệm vụ Bộ giao , những việc Vụ chủ trì và phối hợp với các Vụ , các Bộ điều phối nguồn ODA, tăng cường giải ngân để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nước ngoài .
7- Tham gia, phối hợp cùng với các Vụ, Viện trong Bộ thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ .
22 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự kiến xây dựng chương trình công tác năm 2001 và những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cụ điều hành nền kinh tế .
Về cơ bản , các mục tiêu của kế hoạch 5 năm đã hoàn thành, bước đầu hình thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế với nền tảng quan hệ sản xuất mới, trong đó sở hữu quốc doanh và tập thể chiếm vị trí tuyệt đối . Những thành tựu của kế hoạch 5 năm (1961-1965) có ý nghĩa rất qân trọng và tiếp tục được phát huy phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước tiến tới ngày toàn thắng 30/04/1975. Cũng từ đây đội ngũ cán bộ ngành kế hoạch đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích, đó là điều kiện tiền đề để xây dựng kế hoạch chi viện cho miền Nam và mở đường Trường Sơn vận chuyển lương thực và khí tài quân sự phục vụ chiến tranh sau này.
b-3 Kế hoạch phát triển thời chiến (1966-1975)
Được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã chuyển sang xây dựng kế hoạch kinh tế thời chiến ở miền Bắc, kế hoạch tuyển quân và kế hoạch hậu cần cho miền Nam. Chủ trương kinh tế lúc này là tập trung vào các công trình phục vụ chiến đấu như : Cầu, hầm , đường, kho tàng, cơ sở phân tán , sơ tán các cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu ....về nơi an toàn. Trong kế hoạch, chú trọng tới phát triển Công nghiệp địa phương, các ngành sản xuất, hành tiêu dùng và hậu cần cho mặt trận . Hình thức kế hoạch hoá chủ yếu là kế hoạch ngắn hạn gồm : kế hoạch hàng năm , kế hoạch quý, và vào lúc cao điểm của chiến tranh phải áp dụng kế hoạch tháng để điều hành kinh tế , nhất là trong lĩnh vực GTVT và kế hoạch tuyển quân, hậu cần ....
Nhìn tổng quan lại thời kỳ (1966-1975) , công tác kế hoạch đã đạt được nhiều kết quả phục vụ cho mục tiêu chiến lược của thời kỳ này là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tuy nhiên, chiến tranh đã làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đất nước , nền kinh tế cũng bị phân tán và kếm hiệu quả , ảnh hưởng đến các kế hoạch phát triển kinh tế tiếp theo . Cũng trong thời gian này Uỷ ban kế hoạch Quốc gia đã bắt tay vào xây dựng các kế hoạch dài hạn như kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế (1969-1982) được điều chỉnh lại thành kế hoạch khôi phục kinh tế (1973-1980) theo hiệp định Paris .
b-4 Thời kỳ 10 năm sau ngày thống nhất đất nước đến trước thời kỳ đổi mới (1976-1985)
Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) . Ngay trong những năm chiến tranh, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước đã nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch tái thiết kinh tế sau chiến tranh. Để xây dựng kế hoạch 5 năm đầu tiên của nước CHXHCNVN thống nhất , được sự chỉ đạo của Đảng , Chính phủ , UBKHNN cùng với các Bộ, địa phương khẩn trương đánh giá , khảo sát tình hình đất nước, chuẩn bị các dự án và tổng hợp thành 25 phưng án đầu tư phát triển đưa ra thảo luận trong UB . Thấng 12/1976 ĐH toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã thông qua kế hoạch 5 năm 1976-1980 . Với 2 mục tiêu cơ bản là : xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH , bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước trong đó quan trọng nhất là cơ cấu Công-nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
UBKKQG đã tích cực tham gia vào chuẩn bị 4 biện pháp lớn để thực hiện kế hoạch .
Một là, nghiên cứu tổ chức lại nèn sản xuất xã hội , phân bố lại lực lượng sản xuất xã hội trong cả nước, tổ chức nghiên cứu quy hoạch phát triển dầi hạn của các ngành kinh tế, dự kiến phân vùng kinh tế cơ bản, lập sơ đồ chung phân bố lực lượng sản xuất trong cả nước , từ đó quy hoạch dài hạn phát triển kinh tế , văn hoá trong từng tỉnh, huyện .
Hai là , cải tiến công tác quản lý , trọng tâm là cải tiến công tác kế hoạch hoá , đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quá trình kế hoạch hoá , xây dựng và ban hành các luật, điều lệ về kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế ở các XN quốc doanh .
Ba là, cụ thể hoá các nội dung về tăng cường hiệu của bộ máy Nhà nước , trước hết là trong quản lý kinh tế , không lẫn lộn giữa quản lý hành chính kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh .
Bốn là, phát động phong trào quần chúng sôi nổi tham gia thực hiện các nhiệm vụ , mục tiêu kế hoạch của Nhà nước .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) được xây dựng trong hoàn cảnh đất nước ở trong tình trạng vừa có hoà bình vừa phải luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó nguy cơ chiến tranh, vì vậy kế hoạch phải đảm bảo cân đối tích cực cho 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
Thực hiện kế hoạch (1981-1985) nền kinh tế dã thu được nhiều thành tựu , sản xuất tăng khá , đời sống nhân dân được cải thiện một phần.
UBKHNN đã tham gia tích cực vào xây dựng cơ chế kinh tế mới trong thời kỳ này như: cải tiến phân phối thu nhập quốc dân theo hướng thống nhất hài hoà 3 lợi ích Nhà nước , tập thể và cá nhân người lao động , đổi mới phương pháp và cơ chế kế hoạch hoá , giảm bớt số chỉ tiêu pháp lệnh , tăng cường quyền chủ động cho địa phương và cơ sở , cụ thể hoá các nội dung của Nghị định 25 CP để “cởi trói” cho các doanh nghiệp Nhà nước và chỉ thị 100 của ban bí thư về đổi mới cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp , tập trung vốn cho những công trình quan trọng nhất , có ý nghĩa then chốt đối với phát triển nền kinh tế quốc dân như Thuỷ điện Hoà Bình và Trị an , xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Thạch, thăm dò dầu khí ở phía Nam ...
b-5 Thời kỳ 15 năm đổi mới 1986 - 2000
Kế hoạch 5 năm lần thứ 4 (1986-1990) được UBKKNN tổ chức nghiên cứu ngay từ 1982 bằng việc thành lập và tổ chức lại công tác kế hoạch hoá dài hạn trong nội bộ cơ quan . Tháng 4/1986 trước ĐH Đảng lần thứ VI , UBKKNN đã trình thường vụ HĐBT báo cáo tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch 5 năm 1986-1990
Báo cáo đánh giá toàn diện việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1981-1985 đồng thời xác định những nội dung , nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1986-1990 là ổn định và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, đồng bộ hoá sản xuất và tăng cường một bước cơ sở vật chất ku thuật , xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN , sử dụng tốt các thành phần kinh tế khác hình thành cơ chế quản lý mới và đảm bảo nhu câu củng cố quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Tháng 12/1986 ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI đã họp và thông qua chương trình đổi mới toàn diện theo 3 hướng chính . Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế .Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế bằng kế hoạch pháp lệnh gắn với cơ chế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp . Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung , tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1991-1995)
Những nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch 5 năm này là thực hiện những biện pháp có hiệu quả để đẩy lùi lạm phát ở mức dưới 2 con số vào năm 1995, đưa nền kinh tế đi vào thế ổn định và có tốc độ tăng trưởng nhất định , tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư theo chiều sâu , hiện đại hoá các cơ sở kinh tế nhất là các cơ ,làm hàng xuất khẩu , và tiếp tục đổi mới một cách đồng bộ cơ chế quản lý Nhà nước và cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh , chuyển hẳn sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật , kế hoạch ,chính sách và công cụ khác .
Cùng với chuẩn bị kế hoạch 5 năm UBKHNN đã tham gia xây dựng và tổng hợp 13 chương trình , mục tiêu : chống lạm phát , phát triển lương thực, chăn nuôi và chế biến thịt xuất khẩu, phát triển một số cây Công nghiệp , trồng rừng, phát triển điện năng, giải quyết việc làm, đổi mới kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế xã hội ở miền núi, nâng cao chất lượng GD-ĐT, chương trình y tế , danh mục các công trình khoa học và công nghệ bao gồm 30 chương trình khoa học và công nghệ quốc gia vào cải cách hệ thống hành chính Nhà nước .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1996-2000)
Trong các năm 1994-1995 UBKHNN vừa tập trung xây dựng chỉ đạo thực hiện các kế hoạch Nhà nước năm 1994-1995 vừa tích cực xây dựng kế hoạch 5 năm 1996-2000. Việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1996-2000 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh nhưng cũng đầy phức tạp. Một mặt Bộ kế hoạch và đầu tư lúc này đã hợp nhát giữa UBKHNN và UBNN về hợp tác và đầu tư đã tiến hành nghiên cứu và tổng kết 10 năm đổi mới 1986-1995 và 5 năm thực hiện kế hoạch 1991-1992 để rút ra những bài học kimh mghiệm trong chỉ đạo , điều hành , quản lý và đổi mới cơ chế chính sách, chuyển dịch cơ cấu ...Mặt khác tiến hành các dự báo về khả năng phát triển , xây dựng các mục tiêu và hệ thống các giải pháp thực hiện mục tiêu . Theo Nghị định 20 CP Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn là cơ quan đầu mối và điều phối nguồn vốn ODA nên Bộ đã tiến hành nghiên cứu tổng kết công tác này, đồng thời tổ chức nhiều hội nghị quốc tế để phân tích khả năng viện trợ ODA trong thời gian tới .
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 1996-2000 là khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991-1995, kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết các vấn đề bức xúc về mặt xã hội , chuẩn bị tích cực các tiền đề cần thiết cho giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2000 .
b-6 . Chuẩn bị kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001- 2010.
Công tác xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 đã được Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì triển khai từ giữa năm 1998 đến nay cơ bản đã hoàn thành và báo cáo Thủ tướng CP và Tiểu ban kinh tế xã hội của TW, Bộ Chính trị và 3 lần trình ra Hội nghị TW lần 8 ,9,10 để xin ý kiến . Hiện nay các văn kiện trên đang được gửi đến ĐH Đảng bộ các cấp thảo luận .
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thành nhiều chuyên đề tổng kết kinh tế phục vụ các Hội nghị TW và chuẩn bị ĐH lần thứ IX của Đảng.
Trong giai đoạn này, đường lối kinh tế của Đảng ta là : Đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá,xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa nước ta cơ bản trở thành một nước Công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN, phát huy cao độ nội lực của cả dân tộc gắn với tận dụng mọi nguồn lực ở bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ,thực hiện tiến bộ xã hội và công bẵng xã hội , kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh.
Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là đẩy mạnh Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển tập trung sức xây dựng có chọn lọc một số cơ sở Công nghiệp nặng quan trọng và công nghệ cao sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị và trang bị lại kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho các ngành nông nghiệp,Công nghiệp và dịch vụ và đáp ứng yêu cầu quốc phòng tạo nền tảng để đưa nước ta đến năm 2020 trở thành một nước Công nghiệp . Chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một mức đáng kể. Thể chế kinh tế thị trường XHCN được định hình về cơ bản . Nguồn lực con người , năng lực KHCN, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế , quốc phòng an ninh được tăng cường. Vị thế trong quan hệ quốc tế được củng cố và nâng cao .
Năm 2010 GDP tăng gấp đôi so năm 2000, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động , giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.
Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001-2005 là tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao vầ bền vững . Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH- HĐH . Nâng cao hiệu quả rõ rệt chất lượng sức cạnh tranh và hiệu quả phát triển kinh tế . Xây dựng một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN tạo chuyển biến mạnh về phát huy nhân tố con người, GDĐT, phát triển KHCN . Giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc về việc làm, cơ bản xoá đói, giẩm mạnh số hộ nghèo , ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội , ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện tiền đề cho giai đoạn phát triển tiếp theo .
c-Nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu :
c.1- Tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ . Xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, đảm bảo sự cân đối giữa đầu tư trong nước và ngoài nước để trình Chính phủ quyết định
c.2 -Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản pháp quy có liên quan đến cơ chế chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong vàngười nước nhằm thực hiện cơ cấu kinh tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch , kế hoạch để ổn định phát triển kinh tế-xã hội .
Nghiên cứu, xây dựng các quy chế phương pháp kế hoạch hoá, hướng dẫn các bên nước ngoài và Việt Nam trong việc đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài .
c-3- Tổng hợp các nguồn lực của cả nước kể cả nguồn lực từ nước ngoài để xây dựng trình Chính phủ các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: giữa tích luỹ và tiêu dùng, tài chính tiền tệ, hàng hoá vật tư chủ yếu của nền kinh tế, xuất nhập khẩu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản . Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc phân bổ kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành và địa phương để trình Chính phủ .
c.4 -Hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và cân đối tổng hợp kế hoạch , kể cả kế hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của cả nước, ngành kinh tế và vùng lãnh thổ đã được phê duyệt .
c.5 -Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ , Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện quy hoạch , kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội ; các chương trình, chính sách cỷa Nhà nước đối với việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam và của Việt Nam ra nước ngoài .
Điều hoà phối hợp việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chịu trách nhiệm điều hành kế hoạch về một số lĩmh vực do Chính phủ giao; làm đầu mối phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư trên .
c.6- LàmChủ tịch các Hội đồng cấp Nhà nước: Xết duyệt định mức kinh tế - kỹ thuật, xét thầu quốc gia, thẩm định thành lập doanh nghiệp Nhà nước; là cơ quan thường trực hội đồng thẩm định dự án đầu tư trong nước và ngoài nước; là cơ quan đầu mối trong việc điều phối quản lý và sử dụng nguồn ODA, quản lý đăng ký kinh doanh; cấp giấy phép đầu tư cho các dự án hợp tác, liên doanh, liên kết của nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài . Quản lý Nhà nước với các dịch vụ tư vấn đầu tư .
c.7- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng quỹ dự trữ Nhà nước .
c.8- Tổ chức nghiên cứu dự báo, thu thập xử lý các thông tin về phát triển kinh tế- xã hội trong nước và nước ngoài phục vụ cho việc xây dựng và điều hành kế hoạch .
c.9- Tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức thuộc Bộ quản lý
c.10- Thực hiiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chiến lược phát triển, chính sách kinh tế, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ phát triển và hợp tác đầu tư
d- Cơ cấu tổ chức cỷa Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện nay:
Bộ trưởng : Trần Xuân Giá
Thứ trưởng thường trực : Võ Hồng Phúc
Thứ trưởng: Trần Đình Khiển
Thứ trưởng: Phan Quang Trung
Thứ trưởng: Nguyễn Xuân Thảo
Thứ trưởng: Lại Quang Thực
Thứ trưởng: Vũ Huy Hoàng
Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước :
+ Vụ Pháp luật đầu tư nước ngoài
+ Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài
+ Vụ Quản lý khu chế xuất và ku công nghiệp
+ Vụ Đầu tư nước ngoài
+ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
+ Vụ Kinh tế đối ngoại
+ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
+ Vụ Doanh nghiệp
+ Vụ Tài chính tiền tệ
+ Vụ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
+ Vụ Công nghiệp
+ Vụ Thương mại và dịch vụ
+ Vụ Cơ sở hạ tầng
+ Vụ Lao động văn hoá xã hội
+ Vụ Khoa học giáo dục môi trường
+ Vụ Quan hệ với Lào và Campuchia
+ Vụ Quốc phòng an ninh
+ Vụ Tổ chức cán bộ
+ Văn phòng thẩm định dự án đầu tư
+ Văn phòng xét thầu quốc gia
+ Văn phòng Bộ
+ Cơ quan đại diện phía Nam
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ:
+ Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
+ Viện Chiến lược phát triển
+ Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam
+ Trung tâm thông tin
+ Trường nghiệp vụ kế hoạch
+ Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế các đơn vị trên do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư quyết định trong phạm vi tổng biên chế đã được Chính phủ quy định .
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng với Bộ trưởng, Trưởng ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan Kế hoạch và đầu tư của các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương .
2 - Vụ Công nghiệp
Vụ Công nghiệp là đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư , giúp Bộ trưởng làm chức năng theo dõi và quản lý Nhà nước về sự phát triển của ngành Công nghiệp với các nhiệm vụ chủ yếu sau:
2.1 Nghiên cứu, tổng hợp quy hoạch phát triển của ngành Công nghịêp trong phạm vi cả nước và theo vùng, lãnh thổ .
2.2 Tổng hợp, xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về phát triển toàn ngành Công nghiệp, trực tiếp phụ trách các ngành Công nghiệp : Điện năng, nhiên liệu, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất thiết bị máy móc, kỹ thuật điện và điện tử, hoá chất phân bón và cao su, vật liệu xây dựng , xenluylo và giấy sành sứ thuỷ tinh, dệt may, thuộc gia và sản xuất các sản phẩm từ da, giả da, chế biến sữa, dàu thực vật, rượi, bia, thuốc lá .
2.3 Đề xuất các chính sách và cơ chế kế hoạch hoá nhằm bảo đảm thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển ngành thuộc Vụ phụ trách, trực tiếp tổ chức xây dựng các cơ chế chính sách theo sự phân công của lãnh đạo Bộ .Nghiên cứu phân tích và lựa chọn các dự án đầu tư trong và ngoài nước .
2.4 Kiểm tra theo dõi việc thực hiện các chương trình , dự án , nắm tình hình, lập báo cáo việc thực hiện kế hoạch quý và năm của các ngành, lĩnh vực thuộc Bộ phụ trách.Đề xuất các giải pháp xử ký những vướng mẳc trong quá trình thực hiện kế hoạch .
2.5 Tham gia thẩm định thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, thẩm định các dự án đầu tư (Cả vốn trong nước và ngoài nước), thẩm định xét thầu, phân bổ nguồn vốn ODA xác định định mức kinh tế- kỹ thuật của các ngành do vụ phụ trách theo quy trình của Bộ .
Làm đầu mối quản lý các dự án, chương trình quốc gia của các ngành và lĩnh vực thuộc vụ phụ trách.
2.6 Tổ chức nghiên cứu dự báo. thu thập và hệ thống hoá các thông tin về kinh tế phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch , kế hoạch phát triển ngành do vụ phụ trách .
2.7- Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch của Bộ Công nghiệp và các tổng công ty thuộc ngành phụ trách, tổng công ty Dầu khí Việt Nam .
2.8- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư giao.
II - Tình hình thực hiện công tác năm 2000 của vụ Công nghiệp.
Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng về kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện chương trình công tác năm 2000 và xây dựng chương trình công tác năm 2001 của đơn vị . Vụ Công nghiệp đã kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện như sau:
Nhìn chung năm 2000, Vụ Công nghiệp đã thực hiện tốt chương trình công tác đề ra . Cùng với phong trào thi đua của cơ quan, tập thể Vụ đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được Bộ giao và công việc đột xuất có chất lượng và kịp thời gian .
Tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác của Bộ , thể hiện trong công tác của Vụ, đó là: Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển của toàn ngành Công nghiệp , của từng lĩnh vực Công nghiệp, của các vùng và toàn bộ nền kinh tế . Xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn về Công nghiệp . Nâng cao chất lượng các cân đối lớn và những dự báo khả năng và những xu hướng phát triển làm cơ sở cho việc đề ra các mục tiêu kinh tế, các chính sách, giải pháp và định hướng phân bổ nguồn lực...
Chú trọng công tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Công nghiệp , nâng cao chất lương xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư và quản lý dự án .
Kết hợp chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch , quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp với việc kiến nghị các chính sách và thể chêa phục vụ cho việc điều hành nền kinh tế theo định hướng kế hoạch , kiến nghị xử lý kịp thời những mất cân đối và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch .
Từ mục tiêu tổng quát trên , năm 2000 đã thực hiện một số nội dung chủ yếu sau :
1 - Công tác chuyên môn
Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của Vụ được giao , tập trung và một số công việc cụ thể :
- Tổng kết 10 năm hiện trạng ngành Công nghiệp , đánh giá những việc làm được , chưa làm được , kiểm điểm thực hiện các chỉ tiêu do Đại hội Đảng đề ra , kể cả mục tiêu chến lược và mục tiêu cụ thể. đề xuút các giải pháp thực hiện làm cơ sở cho việc hoạch định cá kế hoạch phát triển Công nghiệp thời kỳ 5 năm và 10 năm tới (2001-2005 và 2010). Kết quả là kết thúc kế hoạch 5 năm 1996-2000, ngành Công nghiệp đã giữ được nhịp độ phát triển cao mặc dù tình hình trong nước và quốc tế có nhiều khó khăn, đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế trong cả thời kỳ trên 6% / năm.
- Đóng góp thêm ý kiến để hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển các lĩnh vực Công nghiệp . Trên cơ sở các quy hoạch đã được soạn thảo và sẽ được thông qua cũng như cập nhật các thông tin mới để điều chỉnh các quy hoạch phát triển Công nghiệp như: dầu khí, thép, xi măng, dệt may, giấy, cơ khí, xe máy . Tham gia xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch cùng với các ngành như : quy hoạch ngành thép, quy hoạch đường ống khí Tây Nam , quy hoạch ngành giấy , tổng sơ đồ điện V, quy hoạch ngành xi măng . Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch trung hạn xây dựng các cân đối lớn và cần thiết (vốn đầu tư, xuất nhập khẩu, điều kiện sản xuất ...), đề xuất các giải pháp khuyến khích thực hiện .Đồng thời chuẩn bị cho việc nghiên cứu các quy hoạch cần thiết khác như quy hoạch phát triển Công nghiệp theo vùng lãnh thổ, bát đầu triển khai nghiên cứu và triển khai thực hiện quy hoạch một số lĩnh vực trong ngành cơ khí .
- Triển khai nghiên cứu định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, báo cáo dự thảo, hoàn chỉnh các báo cáo liên quan, đưa ra kế hoạch nghiên cứu tổng thể, phân công nghiên cứu từng bước để từng bước hoàn thiện các văn bản pháp quy thực hiện đúng tiến độ của Tổ nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ . Đặc biệt đã tập trung sức để hoàn chỉnh Nghị định về khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ .
- Tập trung chỉ đạo và cùng các ngành thực hiện các nội dung cho việc xây dựng một số công trình Công nghiệp quan trọng như : Nhà máy lọc dầu số 1, nhà máy thuỷ điện Sơn la , nhà máy thép , nhà máy xi măng, liên hợp điện đạm, các công trình nguồn điện, lưới điện . Đặc biệt trong năm 2000 đã tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mức của dự án khí Nam côn sơn, hoàn thành các văn kiện chính của dự án vào tháng 12/2000 và dự án đã triển khai thực hiện được một bước góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài trên 1 tỷ $ (chỉ tính 2 dự án phát triển mỏ khí và đường ống NCS).
- Bám sát kế hoạch và điều hành thực hiện , có báo cáo tháng, quý, và cả năm . Cung cấp số liệu tình hình và biện pháp để Bộ báo cáo Chính phủ về ngành Công nghiệp trong các phiên họp của Chính phủ , Quốc hội, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng . Thường xuyên đi sáy tình hình sản xuất kinh doanh ,nhất là các sản phẩm Công nghiệp chủ lực như : xi măng, thép, điện, than, dầu khí... kịp thời kiến nghị để giải quyết khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch cũng như đảm bảo cung cầu ổn định xã hội . Việc thu thập thông tin , báo cáo đã được thực hiện một cách nền nếp , hệ thống trên cơ sở sử dụng máy vi tính một cách nhanh nhạy chính xác .
Do sự tham gia chỉ đạo thường xuyên nên đã giải quyết được nhiều vướng mắc của sản xuất , góp phần làm cho một số cơ sở sản xuất nhiều nă3m thua lỗ hoặc khó khăn về tiêu thụ sản phẩm hoặc về tài chính như : Công ty dệt Huế, dệt Hoà Thọ,..., Gang thép Thái Nguyên (Tổng công ty thép Việt Nam ), xi măng, xử lý các nhà máy cảu Tổng công ty Da giầy ... đã vượt qua được những khó khăn và đang dần dần đạt được mức sản xuất ổn định, có hiệu quả.
- Thực hiện ý kiến của lãnh đạo Bộ, tổ chức nghiên cứu soạn thảo các văn bản góp ý như Quyết định 214/2000/QĐ-BKH, QĐ 462/QĐ-BKH về ban hành danh mục vật tư sản xuất trong nước . Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế đấu thầu Dầu khí Dự thảo .
Tham gia phối hợp với các Vụ, Viện trong Bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ, Tham gia về Công nghiệp trong các báo cáo của Bộ để phục vụ Hội nghị Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ . Báo cáo tình hình thực hiện các công trình quan trọng tại các kỳ họp Quốc hội hàng năm và báo caó với Chính phủ theo chỉ thị của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC760.doc