Dư luận của xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Chúng tôi quan niệm rằng, hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị “me Tây”, “me Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá.

Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài? Theo chúng tôi, nên chú ý đến một vài phương diện sau đây

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dư luận của xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi. Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về DLXH sau đây. Đó là những ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm đến lợi ích chung. Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến nào khác. Đơn vị xã hội này có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống xã hội tùy theo cách tiếp cận. Khách thể của dư luận xã hội: là vấn đề xã hội động chạm đến lợi ích chung hoặc là có ý nghĩa đối với các nhóm công chúng. Căn cứ của lợi ích chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các giá trị và chuẩn mực chung (Nguyễn Quý Thanh, 2005). Các thuộc tính của dư luận xã hội: có năm thuộc tính cơ bản: -Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng tình, phản đối, lưỡng lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề cập đến. Người ta cũng có thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu. -Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi khuynh hướng dư luận xã hội. - Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội: theo các nhà xã hội học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U là biểu thị sự xung đột, hình chữ J là biểu thị sự thống nhất. -Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị thay đổi hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp thêm những thông tin mới. - Sự tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa số im lặng” để nói về trạng thái này (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 17- 21). Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ. Tác động đầu tiên của dư luận xã hội đối với chuẩn mực xã hội là tạo ra các chuẩn mực mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi thời. Sự ủng hộ sẽ tăng lên nếu như người dân nhận thức được hành vi đó phù hợp với trình độ phát triển cơ bản của xã hội, ngược lại hành vi đó vẫn bị coi là hành vi lệch lạc. Trong trường hợp họ nhận thức được hành vi không phù hợp với định hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành vi đó tiếp tục bị phê phán và vẫn là hành vi lệch chuẩn. Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá; điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; giáo dục; giám sát; tư vấn, phản biện; giải toả tâm lý – xã hội. Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn: 1) Giai đoạn tiếp nhận thông tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; 3) giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư luận chung (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 27). Các con đường hình thành dư luận xã hội. Chủ yếu có 2 con đường sau:1) Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền thông đại chúng. 2) Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua con đường này rất nhanh. Thông tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người. Dư luận có nghĩa là phản ứng của nhân dân (đó là tán thành, không tán thành, hay bàng quan) đối với những vấn đề đáng lưu ý chung về chính trị và xã hội nảy sinh, như là: quan hệ quốc tế, chính sách nội bộ, các ứng cử viên bầu cử, quan hệ dân tộc. Đó cũng là quan niệm của A.K. Uledov về dư luận xã hội là “Sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng đời sống xã hội”. Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận có tính hai mặt: ở khía cạnh thứ nhất, ảnh hưởng của dư luận đến truyền thông còn khía cạnh thứ hai thì ngược lại: sự ảnh hưởng của truyền thông đến dư luận. Trong xã hội hiện đại, DLXH thường được phản ánh qua các phương tiện truyền thông đại chúng, và truyền thông địa chúng qua các sản phẩm của mình lại làm tăng thêm DLXH. Báo chí với việc Phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại: nhìn từ Hàn Quốc. Tháng 4 năm 2006, có một bài viết đăng trên báo Chosun (Hàn quốc) đề cập đến phụ nữ Việt nam lấy chồng Hàn quốc (HQ), bài báo đã tạo nên một làn sóng dư luận phản đối dữ dội không chỉ ở Việt Nam mà cả ở HQ, và nó không dừng ở lĩnh vực truyền thông đại chúng mà còn tác động đến cả lĩnh vực ngoại giao. Nhưng, điều gì tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt như vậy? Chúng ta thử xem, qua lăng kính báo chí nước ngoài nhìn nhận vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào. Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam được xem như một món hàng rất dễ mua, qua các quảng cáo trên báo chí ở HQ. Hiện nay ở HQ, trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”. Không những vậy, việc lấy vợ Việt Nam vô cùng dễ dàng, cho dù đàn ông HQ là người thế nào cũng có thể cưới được vợ Việt Nam “Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”. Để thêm sức thuyết phục cho việc tiếp thị lấy vợ Việt Nam, những quảng cáo nói trên còn liệt kê chi tiết về những ưu điểm của con gái Việt Nam. Đó không chỉ là vẻ hấp dẫn về hình thức như “dáng người đẹp nhất trên thế giới” và quyến rũ hơn so với phụ nữ ở một số nước trong châu lục “khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu” mà còn có những phẩm hạnh tuyệt vời như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “giữ gìn trinh tiết và chung thuỷ với chồng”. Ku su Jeong, Cưới hay mua vợ Việt Nam? Báo Tuổi trẻ, ngày 25.4.2006 Trong bối cảnh báo chí nhìn nhận việc kết hôn với phụ nữ Việt Nam như vậy, cũng dễ hiểu vì sao nhật báo Chosun lại có thể “bình thản kể lại một câu chuyện bất thường mà như là bình thường” sau đây: “Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn ông HQ đang ngồi. 11 phụ nữ đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái nghèo. Người đàn ông HQ nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi không chọn nữa và nói “Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ”. Người đàn ông HQ này 35 tuổi, không nghề nghiệp, có mẹ đang điều hành một quán ăn.Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này, ông ta đã xem qua ảnh của họ “Ông chuyển qua phòng bên cạnh, mở đĩa CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4.2006. Trên màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy”. Người đàn ông HQ này sang Việt Nam tìm vợ, với mục đích về để giúp bà mẹ của mình, như lời ông ta hỏi với cô gái được chọn “Tôi đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và đang kinh doanh một của hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?”. Cũng chính vì mục đích lấy vợ về để phục vụ gia đình, nên người đàn ông HQ này sau một lúc chần chừ cũng chọn Sen (cô gái xuất thân từ một vùng quê nghèo khó, cách Tp. HCM bốn giờ xe chạy) vì “Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”. Phải chăng vì lấy vợ Việt Nam dễ, giá thấp lại có chất lượng cao như trên, nên xu hướng đàn ông HQ lấy vợ Việt Nam ngày càng nhiều? “Theo Cục thống kê Hàn Quốc, chỉ trong vòng năm năm, tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài của HQ tăng lên ba lần, trong đó tỷ lệ lấy vợ Việt Nam tăng lên đến 43 lần, năm 2001 là 134 người, đến năm 2005 là 5.822 người. Con số này chiếm 1/5 tổng số người HQ kết hôn với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc (18.527 người). Nhưng hầu hết phụ nữ Trung Quốc này có gốc là người Hàn. Như vậy, chiếm số lượng nhiều nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông HQ kết hôn là phụ nữ Việt Nam”. Bên cạnh những quảng cáo cho việc lấy vợ Việt Nam như một món hàng dễ mua, cũng có những bài viết cho thấy sự khó khăn trong đời sống gia đình của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài “Phụ nữ Châu Á đến HQ để kết hôn và có cuộc sống mới đều gặp rất nhiều khó khăn vì sự khác biệt về mặt văn hoá và những định kiến ở Hàn quốc” (Tuổi trẻ, 5.5.2006). Đồng thời, người HQ cũng băn khoăn khi thấy không ít đàn ông HQ chỉ có thể lấy vợ nước ngoài “Thật đáng buồn khi nghĩ đến chuyện thanh niên ở các vùng quê phải ra nước ngoài để kiếm vợ chỉ vì không thể kiếm được vợ ở Hàn quốc”(Tuổi trẻ, 5.5.2006). Những kiểu quảng cáo xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam như vậy đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội ở HQ và đặc biệt ở Việt Nam, bởi vì đó không đơn giản chỉ là “nỗi đau về trách nhiệm, mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài”(Võ Văn Kiệt). Có thể nói, dư luận HQ dẫu rằng có những phản ứng với nhật báo Chosun về bài viết của phóng viên Chae Sung Woo, nhưng cũng không thể phủ nhận một thực tế: những quảng cáo đó đang đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nam giới HQ đang gặp khó khăn trong hôn nhân với phụ nữ trong nước. Và họ đến Việt Nam, một đất nước có thị trường hôn nhân lý tưởng, dễ có cơ hội kết hôn bởi vì có nhiều cô gái - đặc biệt ở các vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long – đang có giấc mơ đổi đời qua việc kết hôn với người nước ngoài. Thêm nữa, Việt Nam và HQ có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, con người nên thế hệ con cái mai sau sẽ không có những khác biệt nhiều so với người gốc HQ; như quan niệm của người HQ “vì sự tương đồng về dung mạo nên khi sinh con sẽ không khác gì lắm với người HQ ” (Tuổi trẻ, 25.4.2006). Dư luận xã hội trong nước về việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước dư luận xã hội và báo chí cũng đã nhiều lần lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng. Từ năm 1995 đến nay, hàng trăm bài báo ở Việt Nam đã điều tra các đường dây tuyển các thôn nữ đem về Tp. HCM nuôi nhốt trong những phòng trọ, cho những người đàn ông lớn tuổi, tật nguyền từ Trung Quốc, Đài Loan đến tuyển lựa. Chưa kể hàng trăm bài báo mô tả cảnh cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan bị ngược đãi, làm vợ tập thể,...phải trốn về nước (Phụ nữ, 28.4.2006). Có thể nói, qua báo chí đã cho thấy một sự biến đổi chuẩn mực xã hội, giá trị xã hội trong quan niệm của các thôn nữ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long về hôn nhân với người nước ngoài, qua việc cải biên câu hát “Má ơi đừng gả con xa...” thành “Con xin má gả Đài Loan, tiền nhiều bạc lắm hân hoan trong lòng”. Có ý kiến nhận xét về đặc điểm hôn nhân với người nước ngoài hiện nay là “Xu hướng lấy chồng HQ tăng lên, trẻ hoá cô dâu. Trước đây lấy chồng thì được tiền, nay các cô thôn nữ bỏ tiền ra cưới chồng ngoại quốc”. Báo chí cũng đã phản ánh một trường hợp cô gái trẻ ở phía Bắc “cưới chồng” Đài Loan với số tiền quy ra khoảng 10 tấn thóc. Bởi lý do kết hôn là ra nước ngoài có việc làm: Đi lao động Đài Loan thì phải tốn tiền môi giới, mà hợp đồng lao động lại có hạn, chỉ phù hợp với những phụ nữ đã có gia đình. Nếu các cô lấy chồng, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô việc ở lại Đài Loan làm việc tới ... già. Thu nhập của các cô là niềm mong đợi của gia đình ở quê nhà. Đó là những cuộc hôn nhân 2 trong 1, vừa có chồng, vừa có việc làm. Số tiền các cô vay mượn bỏ ra mua chồng, sang đến Đài Loan, đi làm vài tháng là dư trả” (Báo Phụ nữ Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23.6.2006). Ngoài ra, để cải thiện đời sống gia đình, “báo hiếu cha mẹ” cũng là một lý do quan trọng, như một nghiên cứu gần đây cho thấy động cơ kết hôn với người Đài Loan thì “muốn giúp đỡ gia đình” chiếm tỷ lệ cao nhất với 46.7% (Trần Thị Kim Xuyến, 2005: 78) Có những luồng dư luận/ý kiến trái ngược nhau về vấn đề kết hôn với người nước ngoài. Có thể chia ra hai quan điểm chính: ủng hộ và phản đối. Những ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, vì đó thực chất là buôn bán phụ nữ: “Có cả một dịch vụ mua bán phụ nữ Việt Nam cho người nước ngoài diễn ra và vẫn còn tiếp tục diễn ra rộn rịp, phát đạt, vui vẻ, không hề giấu diếm, một ngành buôn người thật sự”(Nguyên Ngọc, 2006) Ý kiến ủng hộ, nhìn từ bên ngoài: trong bài viết của mình, Han Guk Yeom - đại diện Trung tâm Nhân quyền của phụ nữ nhập cư tại HQ – đăng trên báo Joong Ang, một tờ báo lớn của HQ, đã viết rằng: “Sự thay đổi về cách nhìn nhận phụ nữ châu Á là điều quan trọng nhất. Xem cuộc hôn nhân của phụ nữ nhập cư với đàn ông Hàn quốc như “một cách chạy trốn đói nghèo” là một cách nhìn kỳ thị và sai lầm. Nếu mọi người tiếp tục nghĩ họ “lấy chồng vì tiền” thì sẽ rất khó ngăn chặn tình trạng vi phạm nhân quyền và nguy cơ buôn người..... Chúng ta nên nhìn nhận họ như những người tiên phong trong cuộc sống và tôn trọng họ”(Tuổi trẻ, ngày 5.5.2006) Có thể thấy, các quan chức nước ngoài cũng ủng hộ việc kết hôn của nam giới HQ với phụ nữ Việt Nam, qua cái nhìn tích cực của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ HQ tại Việt Nam “Hàn quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi những cô dâu ngoan và tuyệt vời”, bởi lẽ khó khăn trong hôn nhân của đàn ông HQ đang là một vấn đề xã hội “Một vấn đề xã hội lớn hiện nay tại HQ là nhiều người đàn ông, nhất là ở nông thôn, rất khó lập gia đình. Nên đàn ông HQ muốn lấy vợ Việt Nam vì họ có thể chia sẻ việc chăm sóc cha mẹ già yếu, và chung sức lo cho gia đình” (Lao Động, 27.4. 2006). Theo số liệu của Văn phòng thống kê quốc gia Hàn quốc “35.9% thanh niên HQ ở các làng nông thôn và chài lưới kết hôn trong năm ngoái đều lấy vợ nước ngoài” (Tuổi trẻ, 5.5.2006) Sự tán đồng từ trong nước: nguyên tổng biên tập báo Tuổi trẻ Lê Văn Nuôi cho rằng “Hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thật sự và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ văn hoá để hội nhập văn hoá xứ người”(Tuổi trẻ, 6.5.2006) Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện của đặc tính thống nhất và xung đột của dư luận xã hội. 5. Truyền thông đại chúng và sự điều chỉnh dư luận xã hội Dư luận xã hội qua các phương tiện truyền thông đại chúng không chỉ phản ánh thực trạng đời sống hôn nhân có yếu tố nước ngoài, mà còn cho thấy quy trình của việc tuyển chọn “cô dâu”. Bên cạnh đó, điểm nổi bật qua các bài viết trên phương tiện truyền thông đại chúng đã cho thấy sự biến đổi về quan niệm, về giá trị hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Cộng đồng, xã hội không còn cái nhìn phán xét nghiêm ngặt như trước, trong khi lên án những hành vi môi giới mà thực chất là buôn bán phụ nữ, thì có sự khoan dung hơn với các em gái lấy chồng xứ người. Không chỉ dư luận xã hội trong nước mà dư luận xã hội ở nước ngoài cũng không tán đồng với những bài viết xúc phạm nhân phẩm các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài (trường hợp bài viết trên báo Chosun vừa qua đã cho thấy điều đó). Điều quan trọng hơn, qua dự luận xã hội, đã tác động đến các nhà lập pháp, những người xây dựng chính sách, để điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay. Bởi lẽ, các văn bản pháp lý hiện nay về hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã cho thấy có những bất cập so với thực tiễn. Về vấn đề này, một lãnh đạo của bộ Tư pháp cho rằng “Bộ Tư pháp sẽ phải sửa đổi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, sẽ có những quy định riêng về các điều kiện kết hôn với người nước ngoài. Cụ thể, phải có đủ một số điều kiện (không quá chênh lệch về tuổi tác, có hiểu biết lẫn nhau) và mục đích hôn nhân phải tự nguyện, tiến bộ. Ngoài điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn hiện hành với người nước ngoài cũng cần được sửa đổi. Theo đó, sẽ bắt buộc bên nam bên nữ phải có mặt khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam.” (Phụ nữ, 5.5. 2006) Tháng 8/2006, đã có Quy định cấm về sự quá chênh lệch tuổi kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài Như bộ trưởng bộ Tư pháp Uông Chu Lưu trả lời báo chí “Sau Chỉ thị 03, Bộ Tư pháp đã yêu cầu hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải tới Sở Tư pháp phỏng vấn, xác định mục đích hôn nhân là gì, trước khi cho kết hôn. Thế nhưng, họ thường gửi hồ sơ đăng ký kết hôn sang HQ để đăng ký kết hôn sau đó mới gửi về Việt Nam và chúng ta chỉ còn cách công nhận. Vì thế, Bộ Tư pháp sẽ phải làm việc với Đại sứ HQ và cơ quan tư pháp HQ để bàn biện pháp giải quyết. Ít ra phải có một hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân gia đình”(Phụ nữ,5.5.2006). Năm 2005, quan điểm của các nhà làm luật về việc sửa đổi NĐ 68 trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài cho thấy động thái điều chỉnh văn bản luật pháp trước thực tế hiện này “Hiện nay Bộ Tư pháp đang hoàn tất sửa đổi NĐ 68, quy định trong hồ sơ đăng ký kết hôn, hai bên vợ chồng phải có chứng chỉ chung (hoặc tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Trung) và xác nhận của chính quyền địa phương về thời gian (tối thiểu) mà hai bên đã tìm hiểu nhau (ví dụ bắt buộc là 3 tháng). Thứ hai, bắt buộc hai bên phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở tư pháp địa phương chứ không được uỷ quyền cho người môi giới. Thứ ba, trong hồ sơ kết hôn phải có biên bản phỏng vấn và cán bộ tư pháp được giao phỏng vấn phải chịu trách nhiệm nếu các “đương sự” có vấn đề”. Điều đó đã thành hiện thực, ngày 21 tháng 7 năm 2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó: “...Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau. Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, xâm hại tình dục với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác” (Báo Hà nội mới, ngày 26.7.2006) Đương nhiên, nếu chỉ có Luật pháp của Việt Nam sửa đổi thì chưa hẳn đã có hiệu quả cao, nếu như các nước liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài không có những thay đổi về quy định, luật pháp. Sẽ rất tốt nếu như các nước trong khu vực cũng có quan điểm như HQ về vấn đề này, như thông báo của đại sứ HQ tại Việt Nam, về kết quả làm việc của tổng thống HQ với các cơ quan chức năng nước này “theo đó, HQ sẽ xây dựng một hệ thống tổng quát hỗ trợ phụ nữ nước ngoài đã kết hôn và di cư đến HQ, giúp họ sớm ổn định cuộc sống” (Báo PNVN, số 54/2006) 6. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài? Chúng tôi quan niệm rằng, hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị “me Tây”, “me Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không muốn có hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hoá. Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài? Theo chúng tôi, nên chú ý đến một vài phương diện sau đây: 6.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội Vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ trong khoảng mươi năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã hội chưa thật sự quan tâm và các đoàn thể dường như cũng bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này. Ngay cả Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà cũng chưa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với người nước ngoài. Có thể thấy điều này trong thư của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Khiết: “Tôi đã nhiều lần có thư nhắc nhở, kêu cứu đến các cơ quan chức năng, các địa phương có nhiều chị em làm dâu xứ người. Cả một hệ thống chính trị của Đảng từ trung ương đến các địa phương không thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự phát”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Chúng ta cần phải đi tìm lời giải cho câu hỏi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt “Ai có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống của phụ nữ Việt Nam và ai là người có trách nhiệm trước nỗi nhục này, có khả năng làm giảm nỗi đau này chăng?”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Nhưng chúng ta biết rằng nhiều bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm trước hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Ví dụ, trong khi Cục thống kê HQ có số liệu cụ thể về những trường hợp kết hôn với người nước ngoài, thì ở Việt Nam “Cục thống kê dường như “không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”(Phụ nữ, 28.4.2006). Qua đó có thể thấy, các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan tâm đến hiện tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chưa có đơn vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. 6.2. Vai trò của gia đình: giáo dục gia đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi ro của cuộc đời. Với con gái, nếu người mẹ không quan tâm giáo dục con mình về “công, dung, ngôn, hạnh” về “nữ công gia chánh” mà lại chỉ mong gả bán con gái cho người ngoại quốc, thì nguy cơ với con gái họ thật khó lường. 6.3. Hành trang cho các thôn nữ kết hôn với người nước ngoài. Có một thực tế, “làn sóng” hôn nhân với người nước ngoài những năm gần đây đa số là các em gái từ các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Vì thế, không thể bỏ mặc các em ra đi làm dâu xứ người với hai bàn tay trắng, chỉ với ước mơ đổi đời. Cần chuẩn bị cho các em hành trang thật tốt để đi làm dâu xứ người. Theo quan điểm của chúng tôi, hành trang cho các em gái có nguyện vọng kết hôn với người nước ngoài bao gồm: 6.3.1. Thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài: cần cung cấp cho các em và cha mẹ những thôn nữ có mong muốn lấy chồng nước ngoài về thực trạng đời sống của hôn nhân với người nước ngoài. Để gia đình và các em có suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định. Trên thực tế, vì hầu hết các thôn nữ lấy chồng nước ngoài có trình độ học vấn thấp, nhiều em chưa bao giờ tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng, nên việc thiếu thông tin hoặc có thông tin sai lệch (qua môi giới) khiến cho không ít em gái đã vỡ mộng và nuối tiếc vì quyết định sai lầm của mình. Có những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mà các em sẽ đến sinh sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình cũng sẽ góp phần giúp các em và gia đình cân nhắc trước khi quyết định lấy chồng nước nào, ở đâu cho phù hợp với mình. 6.3.2. Các em cần được đào tạo, được học về làm vợ, làm dâu ở nước ngoài, với một số nội dung cơ bản, có thể là: Về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà các em sẽ đến làm dâu. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó vụ trưởng Vụ hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp thì “Hầu hết trong 3 năm đầu, các cô dâu Việt rất khó hoà nhập với gia đình chồng vì không biết tiếng, chưa hiểu gia phong, tập tục.” Về điều này, lời khuyên của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ quán HQ rất đáng để cho những phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ có ý định lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng HQ nói riêng tham khảo “Tôi nghĩ trước khi có quyết định lấy chồng HQ họ nên chuẩn bị cho những cách biệt văn hoá, ngôn ngữ và suy nghĩ. HQ tuy phát triển hơn Việt Nam, nhưng cũng có những người phải sống rất khó khăn. Các cô gái trẻ mang giấc mơ lấy chồng HQ để đổi đời cần suy nghĩ chín chắn, vì thực tế không phải lúc nào cũng vậy” (Lao động, 27.4.2006) Về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình: các em gái cần được học sử dụng các đồ dùng, tiện nghi trong gia đình nước ngoài, biết nấu các món ăn cho người nước ngoài, nơi mà các thôn nữ sẽ đến làm dâu.Thực tế cho thấy, có những trường hợp hôn nhân tan vỡ vì cô dâu không làm tròn bổn phận của mình. Như trường hợp một đàn ông HQ 45 tuổi sau hai tháng lấy cô vợ Việt Nam 19 tuổi đã đòi ly dị và kiện Viện bảo hộ người tiêu dùng HQ, đòi lại cho phí thủ tục kết hôn vì cô vợ 19 tuổi dậy muộn, không lo bữa ăn sáng cho con trai đang học cấp 3 của chồng. Hay một ví dụ khác, một cô gái quê ở Đồng Tháp lấy chồng 2 năm mà không biết nấu món ăn HQ cho nhà chồng. Rõ ràng, công việc tề gia nội trợ là một nhiệm vụ không thể thiếu được khi lấy chồng nước ngoài như HQ, Đài loan. Vì thế, học để làm nội trợ phục vụ gia đình cũng rất cần thiết, và làm tốt điều này là yếu tố đảm bảo hôn nhân bền vững ở xứ người. Về ngôn ngữ: sẽ khó có thể làm tốt vai trò làm vợ, làm dâu ở nước ngoài nếu các em gái không được học ngôn ngữ của nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDư luận của xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.doc