NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
1 Công ty phải đảm bảo thuyền trưởng là người:
2 đủ năng lực chuyên môn để điều hành;
3 hiểu thấu đáo hệ thống quản lý an toàn của Công ty; và
4 được hỗ trợ cần thiết để thực thi các nhiệm vụ của mình một cách an toàn.
2 Công ty phải đảm bảo rằng mỗi con tàu được điều hành bởi thuyền bộ có đủ năng lực, được chứng nhận và có sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của quốc gia và quốc tế.
3 Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo những người mới tuyển dụng và những người chuyển sang vị trí công tác mới liên quan tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm phải được làm quen với nhiệm vụ của mình. Những hướng dẫn thiết yếu phải đưa ra trước khi khởi hành phải được xác định, lập thành văn bản và cung cấp.
4 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các những người tham gia trong hệ thống quản lý an toàn của Công ty phải có sự hiểu biết đầy đủ về các quy phạm, quy định, bộ luật và hướng dẫn liên quan.
5 Công ty phải thiết lập và duy trì các quy trình về xác định công tác đào tạo có thể cần thiết để hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn và đảm bảo việc đào tạo đó được áp dụng cho tất cả những người có liên quan.
6 Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo mọi người dư ới tàu nhận được các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý an toàn bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ mà họ hiểu được.
6.7 Công ty phải đảm bảo mọi người dưới tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả khi thực thi các nhiệm vụ của mình liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
Trao đổi thông tin trên tàu:
Nếu trên tàu có thuyền viên từ nhiều quốc gia
1. Trên tàu có thiết lập ngôn ngữ làm việc;
2. Lệnh của thuyền trưởng hoặc các hướng dẫn công việc bằng ngôn ngữ làm việc được mọi thuyền viên hiểu rõ;
3. Mọi thuyền viên có thể trao đổi hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
4. Các minh hoạ/ áp phích/ tài liệu thích hợp trong SMS bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mọi người trên tàu hiểu được.
7 Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo mọi người dưới tàu nhận được các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý an toàn bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ mà họ hiểu được.
6.7 Công ty phải đảm bảo mọi người dưới tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả khi thực thi các nhiệm vụ của mình liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
Hoạt động then chốt
(Chung):
Lịch trực ca được niêm yết ở vị trí dễ thấy theo STCW 95 A-VIII;
Thời gian trực ca và thời gian nghỉ theo yêu cầu;
Mọi sỹ quan làm quen với các qui trình liên quan đến nhiệm vụ được phân công của họ;
Mọi sỹ quan biết hoạt động then chốt phải tuân thủ theo kế hoạch;
Thuyền viên quen với qui trình thu gom và thải rác;
Mọi người trên tàu quen với các yêu cầu của qui trình về “Vào không gian kín”;
Các buổi họp về an toàn được thực hiện đúng chu kỳ qui định;
Các biên bản họp an toàn được lập đúng mẫu và lưu trữ .
(Boong):
Mọi sỹ quan quen với các thiết bị hàng hải trên tàu;
Hiệu chỉnh các hải đồ và ấn phẩm hàng hải được cập nhật theo Thông báo cho người đi biển mới nhất;
Lệnh của thuyền trưởng được thông báo tại buồng lái và được tất cả các sỹ quan ký.
(Máy):
Các thợ máy quen với công tác bảo dưỡng định kỳ;
Các thợ máy quen với công tác an toàn;
Các thợ máy quen với các thiết bị quan trọng;
Các thợ máy quen với các qui trình nhận nhiên liệu.
20 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Duy trì hệ thống quàn lý an toàn, Duy trì hệ thống an ninh tàu và bến cảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u của Bộ luật đối với những loại tàu đó. Trong điều này, các loại tàu là loại đã được định nghĩa trong quy định IX/1 của Công ước.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận Phù hợp này phụ thuộc vào việc kiểm tra xác nhận hàng năm được thực hiện bởi Chính quyền Hành chính, bởi một tổ chức được Chính quyền Hành chính công nhận, hoặc bởi Chính phủ ký kết (theo yêu cầu của Chính quyền Hành chính) trong thời hạn ba tháng trước hoặc sau ngày ấn định hàng năm.
Giấy chứng nhận Phù hợp sẽ bị thu hồi bởi Chính quyền Hành chính hoặc bởi Chính phủ ký kết đã cấp giấy chứng nhận đó theo yêu cầu của Chính quyền Hành chính nếu việc kiểm tra xác nhận hàng năm theo quy định trong mục 13.4 không được Công ty yêu cầu hoặc nếu có bằng chứng về sự không phù hợp nghiêm trọng với Bộ luật này.
Tất cả các Giấy chứng nhận Quản lý an toàn và/ hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn tạm thời liên quan phải được thu hồi nếu Giấy chứng nhận Phù hợp bị thu hồi.
Một bản sao Giấy chứng nhận Phù hợp phải được giữ trên tàu để khi được yêu cầu, thuyền trưởng có thể trình cho Chính quyền Hành chính hoặc một Tổ chức được Chính quyền Hành chính công nhận, để kiểm tra xác nhận hoặc nhằm mục đích kiểm soát theo quy định IX/6.2 của Công ước. Bản sao Giấy chứng nhận Phù hợp không cần phải công chứng hay chứng nhận.
Một Giấy chứng nhận Quản lý an toàn có thời hạn không quá năm năm sẽ được cấp cho một tàu bởi Chính quyền Hành chính, bởi một tổ chức được Chính quyền Hành chính công nhận, hoặc bởi một Chính phủ ký kết khác theo yêu cầu của Chính quyền Hành chính. Giấy chứng nhận Quản lý an toàn được cấp sau khi đã kiểm tra xác nhận rằng hoạt động quản lý của Công ty và trên tàu phù hợp với hệ thống quản lý an toàn đã được phê duyệt. Giấy chứng nhận này phải được xem là bằng chứng chứng tỏ tàu đó tuân thủ với các yêu cầu của Bộ luật này.
Để duy trì hiệu lực của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn, hệ thống quản lý an toàn trên tàu phải được kiểm tra xác nhận trung gian ít nhất một lần bởi Chính quyền Hành chính, bởi một tổ chức được Chính quyền Hành chính công nhận, hoặc bởi một Chính phủ ký kết khác theo yêu cầu của Chính quyền Hành chính. Nếu chỉ có một cuộc kiểm tra xác nhận trung gian được tiến hành và thời hạn của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn là năm năm thì cuộc kiểm tra xác nhận trung gian phải được tiến hành trong khoảng giữa các ngày ấn định hàng năm lần thứ hai và thứ ba của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn.
Ngoài những yêu cầu trong mục 13.5.1, Giấy chứng nhận Quản lý an toàn sẽ bị thu hồi bởi Chính quyền Hành chính hoặc bởi Chính phủ ký kết theo yêu cầu của Chính quyền Hành chính đã cấp giấy chứng nhận đó, nếu việc kiểm tra xác nhận trung gian theo quy định trong mục 13.8 không được Công ty yêu cầu hoặc nếu có bằng chứng về sự không phù hợp nghiêm trọng với Bộ luật này.
Ngoài những yêu cầu trong mục 13.2 và 13.7, khi hoàn tất việc kiểm tra xác nhận cấp mới trong thời hạn ba tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Phù hợp hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành, Giấy chứng nhận Phù hợp mới hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn mới sẽ có hiệu lực từ ngày hoàn tất cuộc kiểm tra xác nhận cấp mới đó với thời hạn không quá năm năm kể từ ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Phù hợp hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành.
Nếu việc kiểm tra xác nhận cấp mới được hoàn tất ngoài ba tháng trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Phù hợp hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành, Giấy chứng nhận Phù hợp mới hoặc Giấy chứng nhận Quản lý an toàn mới sẽ có hiệu lực từ ngày hoàn tất cuộc kiểm tra xác nhận cấp mới với thời hạn không quá năm năm kể từ ngày hoàn tất cuộc kiểm tra xác nhận cấp mới đó.
Nếu việc kiểm tra xác nhận cấp mới được hoàn tất sau ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành, Giấy chứng nhận Quản lý an toàn mới sẽ có hiệu lực từ ngày hoàn tất cuộc kiểm tra xác nhận cấp mới với thời hạn không quá năm năm kể từ ngày từ ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành.
Nếu việc kiểm tra xác nhận cấp mới được hoàn tất và không thể cấp hoặc chuyển cho tàu trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành, Chính quyền Hành chính hoặc tổ chức được Chính quyền Hành chính công nhận có thể xác nhận vào giấy chứng nhận hiện hành và một giấy chứng nhận như vậy phải được chấp nhận là có thêm thời hạn hiệu lực, thời hạn này không được vượt quá năm tháng tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận đó.
Khi Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hết hạn vào thời điểm tàu không ở trong cảng để có thể thực hiện kiẻm tra xác nhận, Chính quyền Hành chính có thể gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn. Tuy nhiên việc gia hạn này chỉ được áp dụng vì mục đích cho phép tàu hoàn tất chuyến đi tới cảng để thực hiện việc kiểm tra xác nhận và chỉ trong trường hợp tàu đưa ra được lý do thích hợp và xác đáng để làm như vậy. Không được gia hạn Giấy chứng nhận Quản lý an toàn quá 3 tháng và tàu được gia hạn giấy chứng nhận như vậy để tới cảng thực hiện việc kiểm tra xác nhận không được phép rời cảng đó nếu chưa đươc cấp Giấy chứng nhận Quản lý an toàn mới. Khi việc kiểm tra cấp mới được hoàn tất, một Giấy chứng nhận Quản lý an toàn mới có hiệu lực không quá năm năm kể từ ngày hết hạn của Giấy chứng nhận Quản lý an toàn hiện hành trước khi được gia hạn
Chính sách:
Mọi người trên tàu làm quen với chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty.
Trách nhiệm của Công ty:
Các sỹ quan có kinh nghiệm của tàu có thể nhận biết Nhà quản lý có trách nhiệm đối với hoạt động của tàu (Công ty được nêu trong các giấy chứng nhận Bộ luật ISM)
Nếu thực thể chịu trách nhiệm quản lý tàu mà không phải là chủ tàu, thì chủ tàu phải thông báo đầy đủ tên và các chi tiết về thực thể đó cho Chính quyền Hành chính.
Trách nhiệm của Công ty:
Thuyền viên làm quen với nhiệm vụ nêu trong Sổ tay SMS
Công ty phải xác định và lập thành văn bản trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ của tất cả những người làm công tác quản lý, thực hiện và kiểm tra công việc có liên quan và ảnh hưởng tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
Người có trách nhiệm (DP):
Thuyền viên biết:
Người có trách nhiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tên: . . . . . . . . . . . . . . Chức danh: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Điện thoại: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Các sỹ quan có kinh nghiệm có thể nhận biết DP
NGƯỜI PHỤ TRÁCH
Để đảm bảo khai thác tàu an toàn và duy trì mối liên lạc giữa Công ty và tàu, Công ty phải cử ra một hoặc nhiều người phụ trách ở trên bờ, người có quyền gặp trực tiếp lãnh đạo cao nhất. Trách nhiệm và quyền hạn của (những) người phụ trách phải bao gồm cả việc giám sát về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu và đảm bảo nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu.
Thuyền trưởng:
Thuyền trưởng nhận biết được trách nhiệm của mình trong SMS
Thuyền trưởng biết quyền được vượt quyền nêu trong Bộ luật ISM
Thuyền trưởng xem xét SMS và báo cáo công ty
Ngày báo cáo cuối cùng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA THUYỀN TRƯỞNG
Công ty phải cần xác định và lập thành văn bản một cách rõ ràng trách nhiệm của thuyền trưởng về:
1.thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty;
2.thúc đẩy thuyền viên tuân thủ chính sách này;
3.đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn thích hợp một cách rõ ràng và đơn giản;
4.kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ; và
5.định kỳ xem xét hệ thống quản lý an toàn và báo cáo những khiếm khuyết của hệ thống quản lý an toàn cho ban quản lý trên bờ.
5.2 Công ty phải đảm bảo hệ thống quản lý an toàn áp dụng trên tàu phải có điều khoản rõ ràng nêu bật được thẩm quyền của thuyền trưởng. Hệ thống quản lý an toàn của Công ty phải xác định rằng thuyền trưởng có quyền vượt quyền hạn và chịu trách nhiệm để đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm và để yêu cầu sự trợ giúp của Công ty khi xét thấy cần thiết.
Nguồn lực/ đào tạo :
Thuyền trưởng quen thuộc SMS của Công ty
Tàu được định biên như giấy chứng nhận định biên tối thiểu
Mọi thuyền viên có bằng chứng bằng văn bản về đào tạo làm quen theo STCW A-VI/1-1
Mọi thuyền viên được phân công nhiệm vụ an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có bằng chứng bằng văn bản về đào tạo cơ bản theo STCW A-VI/1-2
Thuyền trưởng đảm bảo rằng tất cả những người mới khi lên tàu được làm quen với tàu và các thiết bị trên tàu
- theo Hướng dẫn cần thiết
- theo STCW A-I/14
Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu
Đào tạo trước khi lên tàu được Công ty hoặc Cơ quan cung ứng thuyền viên thực hiện theo các qui trình
Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu
Đào tạo trên tàu trong việc củng cố SMS đaừ được thực hiện theo các qui trình. Các biên bản đào tạo này được lưu trên tàu
NGUỒN LỰC VÀ NHÂN LỰC
Công ty phải đảm bảo thuyền trưởng là người:
đủ năng lực chuyên môn để điều hành;
hiểu thấu đáo hệ thống quản lý an toàn của Công ty; và
được hỗ trợ cần thiết để thực thi các nhiệm vụ của mình một cách an toàn.
Công ty phải đảm bảo rằng mỗi con tàu được điều hành bởi thuyền bộ có đủ năng lực, được chứng nhận và có sức khỏe phù hợp với các yêu cầu của quốc gia và quốc tế.
Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo những người mới tuyển dụng và những người chuyển sang vị trí công tác mới liên quan tới an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm phải được làm quen với nhiệm vụ của mình. Những hướng dẫn thiết yếu phải đưa ra trước khi khởi hành phải được xác định, lập thành văn bản và cung cấp.
Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các những người tham gia trong hệ thống quản lý an toàn của Công ty phải có sự hiểu biết đầy đủ về các quy phạm, quy định, bộ luật và hướng dẫn liên quan.
Công ty phải thiết lập và duy trì các quy trình về xác định công tác đào tạo có thể cần thiết để hỗ trợ hệ thống quản lý an toàn và đảm bảo việc đào tạo đó được áp dụng cho tất cả những người có liên quan.
Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo mọi người dưới tàu nhận được các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý an toàn bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ mà họ hiểu được.
6.7 Công ty phải đảm bảo mọi người dưới tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả khi thực thi các nhiệm vụ của mình liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
Trao đổi thông tin trên tàu:
Nếu trên tàu có thuyền viên từ nhiều quốc gia
1. Trên tàu có thiết lập ngôn ngữ làm việc;
2. Lệnh của thuyền trưởng hoặc các hướng dẫn công việc bằng ngôn ngữ làm việc được mọi thuyền viên hiểu rõ;
3. Mọi thuyền viên có thể trao đổi hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình;
4. Các minh hoạ/ áp phích/ tài liệu thích hợp trong SMS bằng ngôn ngữ làm việc hoặc ngôn ngữ mọi người trên tàu hiểu được.
Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo mọi người dưới tàu nhận được các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý an toàn bằng ngôn ngữ làm việc hoặc các ngôn ngữ mà họ hiểu được.
6.7 Công ty phải đảm bảo mọi người dưới tàu có khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả khi thực thi các nhiệm vụ của mình liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
Hoạt động then chốt
(Chung):
Lịch trực ca được niêm yết ở vị trí dễ thấy theo STCW 95 A-VIII;
Thời gian trực ca và thời gian nghỉ theo yêu cầu;
Mọi sỹ quan làm quen với các qui trình liên quan đến nhiệm vụ được phân công của họ;
Mọi sỹ quan biết hoạt động then chốt phải tuân thủ theo kế hoạch;
Thuyền viên quen với qui trình thu gom và thải rác;
Mọi người trên tàu quen với các yêu cầu của qui trình về “Vào không gian kín”;
Các buổi họp về an toàn được thực hiện đúng chu kỳ qui định;
Các biên bản họp an toàn được lập đúng mẫu và lưu trữ .
(Boong):
Mọi sỹ quan quen với các thiết bị hàng hải trên tàu;
Hiệu chỉnh các hải đồ và ấn phẩm hàng hải được cập nhật theo Thông báo cho người đi biển mới nhất;
Lệnh của thuyền trưởng được thông báo tại buồng lái và được tất cả các sỹ quan ký.
(Máy):
Các thợ máy quen với công tác bảo dưỡng định kỳ;
Các thợ máy quen với công tác an toàn;
Các thợ máy quen với các thiết bị quan trọng;
Các thợ máy quen với các qui trình nhận nhiên liệu.
TRIỂN KHAI CÁC KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRÊN TÀU
Công ty phải thiết lập các quy trình, kế hoạch và các hướng dẫn, bao gồm các danh mục kiểm tra thích hợp, cho các hoạt động then chốt trên tàu liên quan tới an toàn của con người, tàu và bảo vệ môi trường. Những nhiệm vụ khác nhau (liên quan đến vấn đề trên) phải được xác định và phân công cho người có đủ năng lực.
Chuẩn bị sự cố:
Tất cả thuyền viên quen với các trạm tập trung qui định đối với họ;
Số điện thoại thông tin sự cố được cập nhật;
Bảng phân công nhiệm vụ được cập nhật;
Sơ đồ phòng chống cháy được cập nhật;
Thuyền viên biết được vị trí của họ trong bảng phân công nhiệm vụ và những nhiệm vụ trong trường hợp sự cố;
Chương trình thực tập và diễn tập sự cố có sẵn trên tàu;
Các biên bản thực tập an toàn được lập đầy đủ và gửi về cơ quan chủ quản theo đúng thời gian yêu cầu.
SẴN SÀNG ĐỐI PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP
Công ty phải xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn trên tàu và phải thiết lập các quy trình để đối phó với các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn đó.
Công ty phải thiết lập các chương trình thực tập và diễn tập để sẵn sàng đối phó tình huống khẩn cấp.
Hệ thống quản lý an toàn phải đưa ra các biện pháp đảm bảo rằng tổ chức của Công ty vào bất kỳ thời điểm nào cũng có thể đối phó với các mối nguy hiểm, tai nạn và các tình huống khẩn cấp liên quan tới các tàu của Công ty.
Sự không phù hợp, tai nạn:
Mọi sự không phù hợp được báo cáo về Công ty;
Công ty đaừ điều tra và phân tích nguyên nhân của sự không phù hợp
Công ty đaừ có hành động khắc phục đối với các sự không phù hợp được báo cáo
Ngày có biển bản kiểm tra PSC cuối cùng: . . . . . . . . . . .
Mọi sự không phù hợp và phát hiện đa được khắc phục
BÁO CÁO VÀ PHÂN TÍCH VỀ SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, TAI NẠN VÀ TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
Hệ thống quản lý an toàn phải có các quy trình đảm bảo rằng mọi sự không phù hợp, tai nạn và tình huống nguy hiểm được báo cáo về Công ty, được điều tra và phân tích nhằm mục đích nâng cao an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm.
Công ty phải thiết lập các quy trình về thực hiện hành động khắc phục, bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa tái diễn.
Bảo dưỡng:
Tất cả các giấy chứng nhận của tàu còn hiệu lực và không có bất kỳ khuyến nghị nào;
Các biên bản kiểm tra tàu được hoàn chỉnh theo đúng chu kỳ thời gian yêu cầu;
Mọi khó khăn đa được báo cáo Công ty;
Nếu có, chúng đa được thực hiện và hoàn thành đúng thời gian;
Kế hoạch bảo dưỡng có trên tàu và được thực hiện theo;
Biên bản bảo dưỡng có trên tàu;
Bảo dưỡng các thiết bị và hệ thống quan trọng được nhận biết đa được thực hiện đúng;
Mọi tai nạn nghiêm trọng không xảy ra;
Nếu có xảy ra, đa được báo cáo Công ty và khắc phục đúng cách.
BẢO DƯỠNG TÀU VÀ TRANG THIẾT BỊ
Công ty phải thiết lập các quy trình để đảm bảo rằng tàu của Công ty được bảo dưỡng tuân thủ các điều khoản của các quy phạm, quy định liên quan và bất kỳ yêu cầu bổ sung nào của Công ty.
Để đáp ứng các yêu cầu này Công ty phải đảm bảo:
việc kiểm tra được thực hiện theo khoảng thời gian thích hợp;
mọi sự không phù hợp được báo cáo cùng với nguyên nhân của nó, nếu được biết;
hành động khắc phục thích hợp được thực hiện; và
hồ sơ về những hoạt động này được lưu giữ.
Công ty phải xác định các thiết bị và hệ thống kỹ thuật mà sự hư hỏng đột ngột trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến các tình huống nguy hiểm. Hệ thống quản lý an toàn phải có các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao độ tin cận của các thiết bị hoặc hệ thống đó. Các biện pháp này phải bao gồm cả việc thử định kỳ các trang thiết bị dự phòng, và các trang thiết bị hoặc hệ thống kỹ thuật không được sử dụng thường xuyên.
Việc kiểm tra nêu trong mục 10.2 và các biện pháp nêu trong mục 10.3 phải gắn với lịch trình bảo dưỡng thường xuyên của tàu.
Kiểm soát tài liệu:
Các tài liệu có kiểm soát được nhận biết;
Sổ tay quản lý an toàn hiệu lực có trên tàu;
Ngày sửa đổi cuối cùng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Các tài liệu lỗi thời được loại bỏ.
TÀI LIỆU
Công ty phải thiết lập và duy trì các quy trình để kiểm soát tất cả các tài liệu và dữ liệu liên quan tới hệ thống quản lý an toàn.
Công ty phải đảm bảo:
các tài liệu có hiệu lực phải có sẵn ở các vị trí cần thiết;
sự thay đổi đối với tài liệu phải được người có thẩm quyền xem xét và phê duyệt;
các tài liệu lỗi thời phải được nhanh chóng loại ra.
Tài liệu sử dụng để mô tả và thực hiện hệ thống quản lý an toàn có thể được gọi là Sổ tay Quản lý An toàn. Tài liệu phải được quy định theo hình thức mà Công ty cho là thích hợp nhất. Mỗi tàu phải có tất cả các tài liệu có liên quan tới tàu mình.
Xem xét, thẩm tra:
Cán bộ công ty thực hiện đánh giá nội bộ tàu theo đúng chu kỳ;
Kết quả đánh giá nội bộ có trên tàu;
Ngày đánh giá nội bộ cuối cùng: . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Không có bất kỳ sự không phù hợp/ ghi nhận chưa được khắc phục của lần đánh giá trước;
Kết quả xem xét của lanh đạo có trên tàu.
KIỂM TRA XÁC NHẬN, XEM XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÔNG TY
Công ty phải tiến hành đánh giá an toàn nội bộ dưới tàu và trên bờ theo chu kỳ không quá mười hai tháng để kiểm tra xác nhận rằng các hoạt động an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm tuân thủ với hệ thống quản lý an toàn. Trong hoàn cảnh ngoại lệ đặc biệt, chu kỳ này có thể được thêm không quá ba tháng
Công ty phải định kỳ đánh giá tính hiệu lực của hệ thống quản lý an toàn, tuân thủ các quy trình đã được Công ty thiết lập.
Các cuộc đánh giá nêu trên và hành động khắc phục cần thiết phải được tiến hành tuân thủ các quy trình đã lập thành văn bản.
Người tiến hành đánh giá phải độc lập với phạm vi được đánh giá trừ phi điều đó không thể thực hiện được bởi tầm cỡ và bản chất của Công ty.
Đánh giá nội bộ/ PSC/ FSC:
Các biên bản đánh giá nội bộ sẵn có trên tàu;
Hành động khắc phục được thực hiện đúng thời gian, nếu có.
Duy trì hệ thống an ninh tàu và bến cảng
Sau sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra tại Mỹ, cộng đồng hàng hải thế giới đó buộc phải xem xột đến vấn đề an ninh hàng hải quốc tế. Chính vì vậy tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng lần thứ 22 của IMO đó thông qua bổ sung sửa đổi Chương XI-2, SOLAS 1974 và phê duyệt bộ luật mới: Bộ luật quốc tế về an ninh tàu và cảng biển (Bộ luật ISPS). Bộ luật ISPS bao gồm hai phần: Phần A – Các yêu cầu bắt buộc và Phần B - Hướng dẫn.
Các yêu cầu của Chương XI-2, SOLAS và Bộ luật ISPS có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 đối với các tàu chạy tuyến quốc tế có tổng dung tích từ 500 trở lên và các cảng biển phục vụ cho các tàu trên.
Ngày 16 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đó ký Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt sửa đổi bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước quốc tế về an tào sinh mạng con người trên biển SOLAS 1974, trong đó có Chương XI-2 và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển ISPS, áp dụng cho các công ty, tàu biển và bến cảng của Việt Nam.
Ngày 14 tháng 4 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đó ký Thụng tư số 27/2011/TT-BGTVT về việc áp dụng sửa đổi bổ sung năm 2002 của Công ước quốc tế về an tào sinh mạng con người trên biển SOLAS 1974 ban hành kèm theo Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển ISPS, quy định trình tự thủ tục phê duyệt Kế hoạch anh ninh tàu biển SSP và đánh giá chứng nhận an ninh tàu.
Đối với các tàu thuộc diện áp dụng Bộ luật ISPS, Công ty phải tiến hành Đánh giá an ninh tàu (SSA) theo Hướng dẫn đánh giá an ninh tàu của Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành. Dựa trên kết quả đánh giá an ninh tàu (SSA), Công ty phải xây dựng Kế hoạch an ninh (SSP) cho từng tàu riêng biệt. Kế hoạch an ninh tàu (SSP) phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét phê duyệt, cấp Chứng thư phê duyệt và đóng dấu. Công ty phải triển khai thực hiện Kế hoạch an ninh tàu (SSP) dưới tàu để có thể yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra và chứng nhận theo Bộ luật ISPS.
Thủ tục phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển (trích Điều 5, Thông tư 27/2011/TT-BGTVT)
1. Trình tự thực hiện
a. Công ty tàu biển nộp hồ sơ cho Cục Đăng kiểm Việt Nam;
b. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận và xem xét hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ thỡ hướng dẫn cho công ty tàu biển bổ sung hoàn chỉnh;
c. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển. Nếu Kế hoạch an ninh tàu biển không đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS thỡ thụng bỏo cho Cụng ty tàu biển bổ sung hoàn thiện; nếu đáp ứng thỡ Cục Đăng kiểm Việt Nam phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp một Chứng thư phê duyệt theo mẫu quy định tại phụ lục XIII.
2. Cách thức thực hiện: Công ty tàu biển gửi hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính; hoặc trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a. Thành phần hồ sơ: 01 Giấy đề nghị phê duyệt kế hoạch an ninh tàu biển theo mẫu quy định tại phụ lục X và 02 bản chính Kế hoạch an ninh tàu biển.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết:Phê duyệt Kế hoạch an ninh tàu biển và cấp Chứng thư phê duyệt chậm nhất sau 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc soát xét Kế hoạch an ninh tàu biển.
5. Yêu cầu điều kiện: Kế hoạch an ninh tàu biển phải đáp ứng yêu cầu của Bộ luật ISPS.
Thông tin được tàu chuẩn bị trước khi vào cảng (PSC-ISPS-CHK-1):
.1 Xác nhận tàu có giấy chứng nhận ISSC hoặc ISSC tạm thời và tên của tổ chức cấp giấy
.2 Cấp độ an ninh tàu đang thực hiện
.3 Cấp độ an ninh tàu đa thực hiện ở mười lần tại các bến cảng trước
.4 Các biện pháp an ninh đặc biệt hoặc bổ sung đa được tàu thực hiện ở cảng bất kỳ trước đây nếu đa được áp dụng ở giao tiếp tàu/cảng trong thời gian nêu ở mục 3 trên đây. Ví dụ tàu có thể cung cấp hoặc được yêu cầu cung cấp những thông tin có thể được ghi trong nhật ký tàu hoặc trong tài liệu khác như nhật ký an ninh tàu liên quan đến:
.1 Các biện pháp được thực hiện khi tàu ở trong bến cảng thuộc chủ quyền của quốc gia không phải Chính phủ ký kết, đặc biệt là các biện pháp thông thường được áp dụng trong các bến cảng thuộc chủ quyền của Chính phủ ký kết
.2 Bất kỳ Bản cam kết an ninh nào đa được lập với các bến cảng hoặc tàu khác
.5 Xác nhận các qui trình an ninh thích hợp được duy trì trong quá trình thực hiện giao tiếp tàu - tàu ở mười lần tại các bến cảng trước. Ví dụ tàu có thể cung cấp hoặc được yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến:
.1 Các biện pháp khi tàu thực hiện giao tiếp tàu - tàu với tàu treo cờ của quốc gia không phải Chính phủ ký kết, đặc biệt là các biện pháp thông thường được áp dụng đối với các tàu treo cờ quốc gia là Chính phủ ký kết
.2 Các biện pháp khi tàu thực hiện giao tiếp tàu - tàu với tàu treo cờ của quốc gia là Chính phủ ký kết nhưng không yêu cầu tuân thủ các điều khoản của chương XI-2 và phần A bộ luật ISPS, ví dụ như bản sao giấy chứng nhận an ninh bất kỳ được cấp cho tàu theo các qui định khác
.3 Trong trường hợp người hoặc hàng hoá được cứu trên biển ở trên tàu, mọi thông tin về người hoặc hàng hoá như vậy, kể cả các đặc tính nhận biết được biết và kết quả kiểm tra thay mặt tàu để thiết lập tình trạng an ninh đối với người hoặc hàng hoá đó. Chương XI-2 hoặc phần A của Bộ luật ISPS không làm chậm trễ hoặc ngăn cản việc cấp cứu an toàn trên biển, mà chỉ đưa ra yêu cầu duy nhất là cung cấp đầy đủ thông tin thích hợp để duy trì việc đảm bảo an ninh
.6 Các thông tin an ninh thực tế liên quan khác (nhưng không nêu trong kế hoạch an ninh tàu). Ví dụ, tàu có thể cung cấp hoặc được yêu cầu cung cấp những thông tin liên quan đến:
.1 Thông tin trong bản ghi lý lịch liên tục (CSR);
.2 Vị trí của tàu tại thời điểm làm biên bản;
.3 Thời gian dự định ở trong cảng của tàu;
.4 Danh sách thuyền viên;
.5 Thông tin chung về hàng hoá trên tàu;
.6 Danh sách hành khách;
.7 Thông tin liên quan đến ai là người chịu trách nhiệm bố trí thuyền viên hoặc những người khác đang làm việc hoặc có mặt trên tàu để thực hiện công việc của tàu;
.8 Thông tin liên quan đến ai là người chịu trách nhiệm đối với việc quyết định bố trí người trên tàu;
.9 Trong trường hợp tàu được bố trí người trên tàu theo hợp đồng với tổ chức cho thuê thuyền viên, biết rõ tổ chức đó.
Thông tin an ninh chung (PSC-ISPS-CHK-2):
.1 Thông tin an ninh đặc trưng (Xem PSC-ISPS-CHK-3)
.2 Kiểm tra xem giấy chứng nhận ISSC hoặc ISSC tạm thời có trên tàu, thời hạn hiệu lực và đầ được cấp bởi Chính quyền hàng hải, tổ chức an ninh được công nhận được Chính quyền hàng hải uỷ quyền hoặc bởi Chính phủ thành viên khác theo yêu cầu của Chính quyền hàng hải
.3 Kiểm tra cấp độ an ninh mà tàu đa thực hiện, ít nhất là cấp độ do Chính phủ thành viên thiết lập đối với bến cảng
.4 Nhận biết sỹ quan an ninh tàu
.5 Khi kiểm tra các tài liệu khác, yêu cầu bằng chứng về thực tập an ninh đa được thực hiện theo chu kỳ thích hợp và thông tin về diễn tập liên quan của tàu
.6 Kiểm tra các biên bản ở mười cảng ghé vào gần nhất, kể cả các biên bản về hoạt động giao tiếp tàu - tàu đa được thực hiện trong khoảng thời gian này, trong mỗi trường hợp bao gồm:
.1 Cấp độ an ninh mà tàu đa thực hiện
.2 Các biện pháp an ninh đặc biệt hoặc bổ sung đa thực hiện
.3 Các biện pháp an ninh thích hợp đa được duy trì, kể cả Bản cam kết an ninh, nếu có
.7 Đánh giá xem nhữn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- duy_tri_he_thong_quan_ly_an_toan_duy_tri_he_thong_an_ninh_ta.doc