EBook Chế độ kế toán doanh ngiệp

Bài tập: Có số liệu của một công ty như sau: (Đvị tính: 1000đ)

I. Các số dư đầu kỳ:

- TK 211: 3.500.000 - TK 213: 250.000;

- TK 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, TK 2143: 50.000)

II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:

1. Mua một thiết bị SX theo tổng giá thanh toán (cả thuế

VAT 5%) là 420.000> chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là

4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí lq đã chi bằng tiền gửi NH,

Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ ĐTư PTriển

2. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng một thiết bị SX theo giá

thoả thuận là 105.000 (thuế 5%), Được biết tổng số vốn góp lúc

đầu là 120.000

3. Nhượng bán một ôtô tải cho công ty X theo tổng giá thanh

toán (cả thuế GTGT 5%) là 210.000. Được biết nguyên giá ôtô

285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000

4. Thanh lý một thiết bị SX, nguyên giá 250.000, giá trị hao

mòn luỹ kế 200.000, Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (Cả

thuế GTGT 5%) là 16.800. chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000)

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

pdf100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu EBook Chế độ kế toán doanh ngiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế GTGT: 200.000.000 * 10% = 20.000.000 Nợ 131- Phải thu KH: 220.000.000 Có 511- DT bán hàng: 200.000.000 Có 333 (3331) - ThuếGTGT: 20.000.000 NV2. DN nhận vốn góp Ldoanh, ghi tăng nguồn vốn KD Nợ 111: Ghi tăng quỹ tiền mặt: 160.000.000 Có 411: Tăng nguồn vốn Kinh doanh 160.000.000 NV3. Gửi tiền vào tài khoản NH: tăng TGNH, giảm quỹ tiền mặt Nợ 112 (1121) tăng TGNH: 300.000.000 Có 111- Giảm tiền mặt tại quỹ: 300.000.000 NV4. Công ty Y trả tiền hàng đang nợ, TK 131 (phải thu KH) giảm: Nợ 111: 120.000.000 Có 131: 120.000.000 NV5. KH ứng trước tiền hàng cho DN, TK 131 (Phải thu của KH) coi như giảm đi, còn quỹ TM tăng lên Nợ 111- Tmặt: 5.000.000 Có 131: 5.000.000 Source: www.sara.com.vn - Designed by Nguyễn Anh Khường KẾ TOÁN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA I. Khái niệm và phương pháp(PP) tính giá 1. Khái niệm Vật liệu, dụng cụ, Sp, hàng hoá đều là hàng tồn kho thuộc tài sản lưu động Đặc điểm: thời gian chu chuyển ngắn Vật liệu thể hiện dưới dạng vật hoá, tham gia vào 1 chu kỳ SX kinh doanh nhất định vàà được chuyển hết 1 lần vào chi phí kinh doanh Công cụ dụng cụ: là những tư liệu LĐ mà không có đủ điều kiện để xếp vào TSCĐ (Giá trị thấp < 10 triệu, thời gian SD mang đầy đủ các tính chất TSCĐ SP: bao gồm thành phẩm và bán thành phẩm. Hàng hóa: Vật tư hàng hoá có hình thái vật chất hoặc ko có hình thái vật chất mà DN mua về rồi mang đi bán chứ không SD để chế tạo SP hay DVụ Vật liệu có: VL chính, VL phụ, phụ tùng thay thế, TBị XDCB, phế liệu, VL khác Dụng cụ bao gồm: CCDC, bao bì luân chuyển, đồ dung cho thuê 2. Cách tính giá: Nếu mua ngoài: Giá thực tế = Giá ghi trên hoá đơn – các khoản khấu trừ + chi phí gia công + thuế không được hoàn lại + chi phí thu mua thực tế Với các vật liệu, công cụ, sản phẩm do doanh nghiệp(DN) tự sản xuất ra thì giá thực tế là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất ra chúng. Các phương pháp tính giá PP giá đơn vị bình quân: Gía thực tế từng loại NK = Số lượng từng loại nhập kho * giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân có thể tính theo các cách sau: C1: Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Giá ĐV BQ = Lượng thực tế tồn từng loại đầu kỳ và nhập trong kỳ C2: Giá thực tế từng lại tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước) Giá đơn vị BQ CK trước = Lượng thực tế từng loại tồn Đk (Cuối kỳ trước) C3: Giá thực tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập Giá Đvị BQ sau mỗi lần nhập = Lượng T. tế từng loại tồn kho sau mỗi lần nhập Ví dụ: NL A tồn đầu kỳ là: 3.000Kg, đơn giá 1.000đ Tổng NL A Nhập trong kỳ: 7.000kg, tổng giá thực tế: 7.700.000đ Tổng NL A xuất trong kỳ: 8.000Kg Kế toán XĐ giá bình quân của 1 Kg NL A như sau: Giá BQ 1 KG A = (3.000*1.000+7.700.000)/ (3.000+7.000) = 1.070.000 Giá thực tế A Xuất kho: 8.000 *1.070 = 8.560.000 PP nhập trước, xuất trước (First In First Out - FIFO): Vật tư hàng hoá nào Nhập vào trước thì khi xuất sẽ được xuất trước. PP trực tiếp: tính nguyên giá từ lúc nhập cho đến lúc xuất. PP giá hạch toán: Sử dụng hệ số giá hạch toán để tính giá: Giá thực tế tồn ĐKỳ + Giá T. tế Nhập Hệ số giá hạch toán = kho trong kỳ Giá hạch toán tồn ĐKỳ +Giá H Toán nhập kho trong kỳ Nếu tự sản xuất: thì nguyên giá được tính bằng tổng các chi phí bỏ ra để sản xuất ra vật tư hàng hoá đó. II. Kế toán chi tiết Vật liệu, Công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá. 1. chứng từ sổ sách kế toán: Các chứng từ cần sử dụng: Phiếu nhập, xuất, Hoá đơn GTGT, HĐ bán lẻ, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo Vtư còn lại cuối kỳ, bảng kê VTư hàng hoá Các loại sổ sách sau: Thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, sổ đối chiếu luân chuyển, phiếu giao nhận chứng từ, sổ số dư, bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn * Các phương pháp kế toán chi tiết: Phương pháp thẻ song song, PP sổ đối chiếu, phương pháp sổ số dư Theo các hình thức kê khai khác nhau mà DN sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. (Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ) 2. Các tài khoản sử dụng: TK 152, 153, 156 Các TK liên quan: 111, 112, 131, 331, 632, … 3. Hạch toán biến động tăng: a. Tăng do tự SX, chế biến nhập kho, thuê ngoài, gia công chế biến Nợ 155, 152, 153: Tăng các VL, CC, SP, HH Có 154: Chi phí SX KD dở dang b. Tăng do mua ngoài: Nợ 152, 153, 156, 133 Có 331, 111, 112, 141 Khi hưởng chiết khấu hay giảm giá, hàng trả lại ghi: Nợ 331, 111, 112, 138 Có 152, 153, 156, 133 Khi hưởng chiết khấu do thanh toán trước hạn, ghi: Nợ 331, 111, 112, 138 Có 515: Chiết Khấu đựơc hưởng c. Tăng do cấp phát, biếu tặng, góp vốn: Nợ TK 15… Nợ 133 Có 411: Ghi tăng nguồn vốn Có 711: Tăng thu nhập do nhận viện trợ, cấp phát, biếu tặng d. Do đánh giá lại: Nợ 15… Có 412: Chênh lệch do đánh giá lại 4. Kế toán biến động giảm: a. Giảm do xuất SD cho SX, KD Nợ 621, 627, 641, 642 Nợ 241: XDCB hoặc SC TSCĐ Có 152, 153… Nếu xuất CCDC với giá trị tương đối lớn, sử dụng trong nhiều kỳ, ghi: BT1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng Nợ 242: 100% giá trị Xuất dùng (chi phí trả trước dài hạn) Có 153: BT2: Phân bổ giá trị phân bổ mỗi lần: Nợ 627, 641, 642 Có 242: giá trị xuất dung Khi báo mất, hỏng, hết thời gian sử dụng: Nợ 138, 334, 111, 152 (phế liệu thu hồi) Nợ 627, 641, 642: phân bổ nốt giá trị còn lại Có 242: Giá trị còn lại b. Giảm do xuất bán: BT1: Phản ánh giá vốn: Nợ 157, 632 Có 152, 153, 156… BT2: Phản ánh gía bán vật liệu(VL), công cụ dụng cụ(CCDC), sản phẩm(SP), hàng hoá(HH) Nợ TK liên quan: 131, 136, 11, 112… Tổng giá thanh toán Có 511, 512: Dthu tiêu thụ Có 333: Thuế c. Xuất góp vốn liên doanh: BT1: xác định giá vốn Nợ 632: Có 152, 153… BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán được chấp thuận: Nợ 128, 222, … Có 511, 333 d. Giảm do xuất thuê ngoài gia công, chế biến: Nợ 154 Có 152, 153… Các chi phí liên quan: Nợ 154, 133 có 331, 334, 338, 111, 112 e. Các trường hợp khác: Cho vay tạm thời không tính lãi: Nợ 138, 136, Có 152, 153… Trả thưởng, trả lương: Nợ 632 Có 152, 153… Thiếu do phát hiện qua kiểm kê: Nợ 632, 138 Có 152, 153… Giảm do đánh giá lại, phần chênh lêch ghi: Nợ 412: phần chênh lệch Có: 152, 153… * Nếu theo Phương pháp định kỳ: Sử dụng tài khoản 611: cuối kỳ không có số dư Kế toán dự phòng giảm giá: TK 159: Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư có: dự phòng giảm giá hiện còn Khi hoàn nhập nếu số hoàn lớn hơn: Nợ 159 Có 632 Nếu hoàn nhập nhỏ hơn ghi: Nợ 632 Có 159 Bài tập: Một DN hạch toán theo PP kê khai thường xuyên có số liệu như sau: Tồn kho đầu kỳ: (Đơn vị: 1000đ) Giá hạch toán Giá thực tế NVL chính: 20.000 21.000 CCDC 14.000 13.000 Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Thu mua NVL chính, chưa trả tiền cho người bán. Số tiền phải trả ghi trên hoá đơn: 55.000, trong đó thuế GTGT 5.000, NVL đã nhập kho theo giá hạch toán 53.000 2. Chi phí thu mua, vận chuyển số NVL trên về kho: 4.620 gồm cả thuế 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. 3. Mua công cụ dụng cụ đã nhập kho theo giá hạch toán: 25.000. chi phí thực tế như sau: Giá hoá đơn chưa thanh toán 24.200 (cả thuế GTGT 10%) Chi phí vận chuyển, bốc dỡ trả bằng tiền mặt 2.500 4. Xuất nguyên vật liệu chính dung cho sản xuất theo giá hạch toán cho phân xưởng SX chính số 1: 30.000, PX2: 25.000 5. Xuất CCDC thuộc loại phân bổ một lần thưo giá hạch toán cho PX SX 1: 7.000, PX SX số 2: 5.000, cho QLDN: 2.000 6. Xuất CCDC thuộc loại phân bổ 4 lần theo giá hạch toán cho PXSX số 2: 8.000 Yêu cầu: - Lập bảng tính gía trị thực tế - Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản Bài giải YC 1: Có bảng sau: Giá chưa thuế = Giá có thuế / (1 +%VAT/100) Giá TT VLC = 55.000/1,1 + 4.620 / 1.1 = 54.000 Giá TT CCDC = 24.200/1.1+2.500 = 24.500 Sử dụng Công thức hệ số giá hạch toán: Chỉ tiêu Vật liệu chính Công cụ dụng cụ Giá HT Giá TT Giá HT Giá TT 1- Tồn đầu kỳ 20.000 21.000 14.000 13.000 2- Nhập trong kỳ 53.000 54.000 25.000 24.500 3- Cộng tồn và nhập 73.000 75.000 39.000 37.500 4- Hệ số giá 1.03 0.96 5- Xuất dùng trong kỳ 55.000 56.650 22.000 21.200 6- Tồn kho cuối kỳ 18.000 18.550 17.000 16.300 YC2: Định khoản: NV1): Thu mua NVLC Giá mua chưa thuế = Giá mua có thuê / (100 + % VAT) *100 = 55.000 / (100+100) *100 = 50.000 Nợ 152- tăng NVLC : 50.000 Nợ 133 - Thuế GTGT : 5.000 Có: 331-Phải trả người bán : 55.000 Nv2) Chi phí thu mua: hạch toán vào nguyên giá VLC: Nợ 152- CP thu mua: 4.200 Nợ 133- Thuế 420. Có 111- Trả bằng tiền mặt (Quỹ giảm): 4.620 NV3) Mua CCDC nhập kho: Tính theo chi phí thực tế Nợ 153- Giá mua CCDC : 22.000 Nợ 153:CP thu mua : 2.500 Nợ 133: Thuế VAT : 2.200 Có 331: Giá mua chưa thanh toán : 24.200 Có 111: trả tiền CPP thu mua : 2.500 NV4) Xuất NVLC dung cho HĐ tại PX SX chính, TK 152 giảm, CP SX chung tăng lên (621 Nguyên vật liệu trực tiếp – Chi tiết cho từng PX) theo giá thực tế quy đổi trong bảng trên Nợ 621 – PX1 : 30.900 Nợ 621 - PX2 : 25.750 Có 152 – NVLC chính: 56.650 NV5) Xuất CCDC phân bổ một lần nên chỉ phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng: Phải ghi theo giá thực tế được quy đổi Nợ 627- (CP SX Chung) –PX1: 6.860 Nợ 627 – PX2: 4.900 Nợ 642 (CP quản lý DN) 1.960 Có 153: 13.720 NV6) Xuất CCDC: Loại phân bổ 4 lần phải ghi các bút toán phân biệt Tính theo giá thực tế. (Đã tính trong bảng) BT1. Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dung: Nợ 142- CP trả trước: 7.840 Có 153: Xuất CCDC: 7.840 BT2. Phản ánh gía trị một lần xuất dung: Nợ 627 – PX2: 1.960 (=7.840/4) Có 142: 1.960 Phản ánh vào sơ đồ TK (TK 153) TK 153 Dư ĐK: 13.720 PS: 3a) 22.000 11.760 (5 – 627) 3b) 2.500 1.960 (6b –642) 7.840 (6a – 142) Tổng PS: 24.500 21.560 Dư CK: 16.600 Tương tự với các TK khác Source: www.sara.com.vn - Designed by Nguyễn Anh Khường KẾ TOÁN TSCĐ & ĐẦU TƯ DÀI HẠN ---------------- I. Tổng quan 1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ: TSCĐ là nguồn lực kinh tế ban đầu có giá trị lớn hơn 10 triệu và thời gian sử dụng lâu dài( trên một năm) Có các loại sau: TSCĐ Hữu hình, TCSĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính Quy định chung: TSCĐ có giá trị > 10.000.000 VNĐ 2. Xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – giá trị hao mòn Nguyên giá TSCĐ hữu hình bao gồm toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng đi vào Hoạt động Ng. giá TSCĐ do mua sắm = Giá mua thực tế - các khoản chiết khấu, giảm giá + các khoản thuế + các khoản chi phí Nguyên giá TSCĐ do bộ phận xây dựng cơ bản bàn giao: Nguyên giá = giá thực tế công trình + các khoản phí khác Nguyên giá TSCĐ được cấp, chuyển đến: Nguyên giá = Giá trị còn lại ghi sổ ở đvị cấp + các phí tổn mới Nguyên giá do nhận vốn góp liên doanh, tặng thưởng, viện trợ là giá thực tế đánh giá do các bên thoả thuận. 3. Tài khoản sử dụng: TK 211 Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ Bên Có: -------------------------------- giảm------ Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hh hiện có TK 212: TSCĐ thuê tài chính TK 213: TSCĐ vô hình TK 214: Hao mòn TSCĐ Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trị hao mòn TSCĐ (Nhượng bán,,,) Bên có: --------------------------------- tăng----------------------------- (trích Khấu hao) Dư có: Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có TK 009: Nguồn vốn khấu hao cơ bản theo dõi tình hình hình thành và SD vốn KH Bên nợ: Phản ánh nghiệp vụ làm tăng NV Khấu hao cơ bản Bên có: ---------------------------- giảm-------------------------- Dư nợ: Số vốn khấu hao cơ bản hiện còn. Các TK liên quan: 001, 331, 342, 111, 627, 642... II. Kế toán Tổng hợp TSCĐ: 1. Kế toán tăng TSCĐ Mua sắm bằng vốn CSH: BT1. Ghi tăng TSCĐ Nợ 211, 133: Tăng TSCĐ và thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) Có 331, 111, 112: Nợ lại người bán hoặc trả ngay bằng tiền BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng: Nợ 414: Dùng Quỹ ĐTư PTriển để mua sắm Nợ 431: Dùng Quỹ phúc lợi Nợ 441: Dùng nguồn vốn XDCB Có 411: Tăng nguồn vốn kinh doanh Nếu sử dụng nguồn vốn Khấu hao cơ bản, ghi thêm bút toán: Có 009 Nếu TSCĐ được mua về phục vục cho HĐ phúc lợi công cộng: BT1. Nợ 211 Có 331, 112, 111… BT2. Kết chuyển tăng nguồn vốn Tương ứng: Nợ 431 (4312): Giảm quỹ phúc lợi Có 431 (4313): Quỹ phúc lợi đã hình thành Trường hợp mua sắm bằng vốn vay dài hạn, kế toán chỉ ghi bút toán tăng nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211, 133: Nguyên giá TSCĐ tăng thêm, thuế GTGT Có 341: Số tiền vay dài hạn để trả mua TSCĐ Mua theo hình thức trả góp, trả chậm: Nợ TK 211: nguyên giá Nợ 133: VAT được khấu trừ Nợ 242: lãi do mua trả góp, trả chậm Có 331:Phải trả người bán (Mua chịu) Kết chuyển nguồn vốn: Nợ TK lquan: 441, 414, 4312: Giảm NVốn Sử dụng Có 411: NV Kinh doanh. Mua bằng phương thức hàng đổi hàng: Nợ 214: giá trị hao mòn kuỹ kế của TS đem đi trao đổi Nợ 211: Nguyên giá TSCĐ nhận về Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi Trường hợp trao đổi chênh lệch, DN phả trả hoặc phải thu từ đối tác, ghi: BT1. Xoá sổ TSCĐ đem đi trao đổi: Nợ 214: Giá trị hao mòn Nợ 811: Giá trị còn lại đem đi trao đổi Có 211: ghi giảm nguyên giá TSCĐ đem đi trao đổi BT2. Phản ánh giá trị trao đổi of TSCĐ: Nợ 131: Tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về: Có 711: Giá trao đổi theo thoả thuận Có 333: BT3. Phản ánh tổng giá thanh toán của TSCĐ nhận về: Nợ 211: nguyên giá Nợ 133 Có 131 Mua sắm nhà cửa vật kiến trúc gắn liền quyền sử dụng đất: BT1. Ghi tăng TSCĐ Nợ 211, 133, 213 Có 331, 111, 112, 341 BT2. Kết chuyển nguồn vốn tương ứng Nếu mua sắm qua lắp đặt trong thời gian dài Nợ 241, 133 Có 331, 341, 111… Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng, kế toán ghi tăng TSCĐ Nợ 211 Có 241: Kết chuyển chi phí mua sắm Đồng thời kết chuyển nguồn vốn: Nợ 414, 441, 431 Có 411 Các khản chi không hợp lý trong quá trình lắp đặt: Không được tính vào nguyên giá thì ghi: Nợ 111, 112,138… Nợ 632 Có 241: Trường hợp tăng do XDCB bàn giao hoặc tự chế, vốn góp liên doanh: Nợ 211, 131, 133 Có 411, 128, 222: Tăng nguồn vốn Kinh doanh, tăng Đầu tư chứng khoán, tăng nguồn vốn liên doanh Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ sang: Nợ 211 (tăng TSCĐ) Có 153 (Giảm CCDC) Nếu CCDC đã SD: Nợ 211: Có 241: Giá trị đã phân bổ Có 412: phần chênh lệch Tăng do đánh giá lại: BT1. Phần chênh lệch tăng nguyên giá: Nợ 211 Có 412: phần chênh lệch BT2. Phần chênh lệch hao mòn: Nợ 412 Có 214 Tăng do nhận viện trợ: Nợ 211 Có 711 Phát hiện thừa khi kiểm kê: Nợ 627, 641, 642 (Tính vào các chi phí chung, BH hay QLDN) Có 214: Hao mòn TSCĐ Trong thời gian chờ xử lý thì theo dõi ở TK 338 Nợ 211 Có 214, 338 2. Kế toán giảm TSCĐ Trường hợp nhượng bán: BT1. Xoá sổ TSCĐ: Nợ 214: Giảm gía trị hao mòn TSCĐ của DN Nợ 811: tăng chi phí liên quan đến nhượng bán Có 211: giảm TSCĐ BT2. Phản ánh giá trị nhượng bán: Nợ TK liên quan: 111,112, 131: Có thể thu tiền ngay hoặc KH nợ lại Có 711, 333: Tăng thu nhập, tăng thuế đầu ra phải nộp BT3. chi phí nhượng bán khác: Nợ 811, 133: Các chi phí liên quan đến nhượgn bán Có 331, 111, 112: KHoản phải thanh toán CP đó Thanh lý tài sản: BT1. Xoá sổ TSCĐ: Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn Nợ 811: tăng CP liên quan Có 211: giảm TSCĐ BT2. Số thu hồi từ thanh lý: Nợ 111, 112, 152, 153, 131, 138: Giá trị thu được từ viêc thanh lý Có 711, 333…: Các khoản thu nhập từ thanh lý, Thuế phải nộp BT3. Tập hợp chi phí thanh lý: Nợ 811, 133 Có 111, 112, 331, 334 Trường hợp giảm do chuyển thành CCDC nhỏ: Nợ 214, 627, 641, 642: Kết chuyển vào hao mòn hoặc vào Cp KD Có 211: giảm TSCĐ Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ lớn kế toán sẽ đưa vào chi phí dài hạn để phân bổ dần: Nợ 214, 242: Đưa vào hao mòn hoặc vào ký cược,ký quỹ dài hạn Có 211: giá trị TSCĐ giảm đi Trường hợp giảm do góp vốn liên doanh BT1. Xoá sổ TSCĐ: Nợ 214:Giảm GTrị hao mòn Nợ 811: tăng CP liên quan Có 211: giảm TSCĐ BT2. Phản ánh giá trị góp vốn được ghi nhận: Nợ 128, 222: Phản ánh gía trị góp vốn đầu tư hay liên doanh Có 711, 333: ghi tăng thu nhập, thuế phải nộp Trường hợp giảm do trả lại cho các bên tham gia góp vốn: BT1. Xoá sổ TS Bt2. ghi giảm số vốn kinh doanh: Nợ 411 Có 711, 333 Khi kiểm kê phát hiện thiếu: Nợ 214, 138 Có 211 Khi sửa chữa nâng cấp: Nợ 211 Có 241: III. Kế toán đầu tư dài hạn: Đầu tư chứng khoán, Góp vốn liên doanh dài hạn: TK sử dụng: 221: đầu tư chứng khoán 222: Góp vốn liên doanh Bài tập: Có số liệu của một công ty như sau: (Đvị tính: 1000đ) I. Các số dư đầu kỳ: - TK 211: 3.500.000 - TK 213: 250.000; - TK 214: 1.250.000 (2141: 1.200.000, TK 2143: 50.000) II. Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Mua một thiết bị SX theo tổng giá thanh toán (cả thuế VAT 5%) là 420.000> chi phí mới chi ra để chạy thử, giao dịch là 4.000. Toàn bộ tiền mua và chi phí lq đã chi bằng tiền gửi NH, Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ ĐTư PTriển 2. Thu hồi vốn góp liên doanh bằng một thiết bị SX theo giá thoả thuận là 105.000 (thuế 5%), Được biết tổng số vốn góp lúc đầu là 120.000 3. Nhượng bán một ôtô tải cho công ty X theo tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT 5%) là 210.000. Được biết nguyên giá ôtô 285.000, giá trị hao mòn luỹ kế 85.000 4. Thanh lý một thiết bị SX, nguyên giá 250.000, giá trị hao mòn luỹ kế 200.000, Phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt (Cả thuế GTGT 5%) là 16.800. chi phí thanh lý đã chi bằng tiền mặt 1.000) Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh Bài giải: NV1: Mua TSCĐ Giá chưa thuế 420.000/1.05= 400.000 Thuế: 20.000 ĐK 1a. Ghi tăng TSCĐ, ghi giảm tiền gửi ngân hàng số tiền dung để mua TSCĐ Nợ 211- TSCĐ: 400.000 Nợ 133 (1332) Thuế: 20.000 Có 112(TGNH giảm): 420.000 1b. Phản ánh chi phí chạy thử trả bằng TGNH Nợ 211 (2113): 4.000 Có 112: 4.000 1c. Thiết bị được đầu tư bằng quỹ Đtư phát triển: ghi giảm quỹ ĐTPT, tăng Nguồn vốn KD: Nợ 414: Quỹ ĐTPT giảm Có 411: tăng NVKD NV2. Thu hồi vốn góp bằng TSCĐ, Ghi tăng TSCĐ Nợ 211: Giá trị TSCĐ thu hồi: 100.000 Nợ 133 (1332): Thuế GTGT được khấu trừ: 5.000 Nợ 138: Khoản phải thu khác - Phần chênh lệch vốn góp ban đầu: 15.000 Có 222 - giảm vốn góp liên doanh với đối tác: 120.000 NV3. Nhượng bán TSCĐ BT1. 3a, Phản ánh giá trị TSCĐ: Nợ 214: (Giá trị hao mòn muỹ kế): 85.000 Nợ 811: Chi phí nhượng bán: 200.000 Có: nguyên giá TSCĐ đem đi thanh lý 285.000 Bt2. 3b, Phản ánh giá thanh toán Giá thanh toán chưa thuế = 210.000/ (1+0.05) = 200.000 Nợ 131(Phải thu của công ty X): 210.000 Có 711:Thu nhập từ việc nhượng bán: 200.000 Có 3331: Thuế phải nộp: 10.000 NV4. Thanh lý TSCĐ, thu lại phế liệu và chi phí tiền mặt cho thanh lý 4a. Phản ánh giá trị của TSCĐ đem đi thanh lý: Nợ 214: Giảm giá trị hao mòn luỹ kế: 200.000 Nợ 811: Chi phí thanh lý: 50.000 Có 211: Nguyên giá TSCĐ: 250.000 4b. Thu tiền mặt từ phế liệu thu hồi: Nợ 111: 16.800 Có 711: ghi tăng TN khác từ phế liệu: 16.000 Có 3331: Thuế phải nộp 800 4c. Phản ánh chi phí thanh lý bằng tiền mặt: Nợ 811: Chi phí thanh lý: 1.000 Có 111:tiền mặt giảm: 1.000 Source: www.sara.com.vn - Designed by Nguyễn Anh Khường KẾ TOÁN LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG -------------------- I. Nhiệm vụ của kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu kịp thời, chính xác. Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng. Hướng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phân xưởng và các phòng ban lương thực hiện đầy đủ theo quyết định. Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời và chính xác. Tham gia và phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất Phân tích tình hình quản lý, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phản ánh trả lương hợp lý Phân loại lao động Phân loại lao động theo thời gian lao động: Theo thời giam lao động có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời (mang tính thời vụ) Phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất: + Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp Sx chính tức là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình SX: Người điều khiển thiết bị máy móc, người phục vụ quy trình SX + Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào Q.trình sản xuất, bao gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính Phân loại theo chức năng của lao động và quy trình sản xuất- kinh doanh: Lao động SX chế biến, LĐ bán hàng, LĐ quản lý Phân loại tiền lương Về mặt hiệu quả: Lương chính: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Lương phụ: Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng theo chế độ quy định được hưởng như nghỉ phép, nghỉ lễ tết… Lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họlàm ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: số lượng SP * đơn giá Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: ÁP dụng cho công nhân phục vụ SX Trả lương theo sản phẩm có thưởng: là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: trả trên co sở sản phẩm trực tiếp, và căn cứ vào mức độ hoàn thành định mức SX Các sổ sách chứng từ đi kèm: Bảng chấm công, các bảng kê, bảng thanh toán tiền lương… TK sử dụng: TK 334: Phải trả công nhân viên Bên nợ: Các khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động Tiền lương, tiền công đã trả cho người lao động Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh Bên có: Tiền lương, tiền công, các khoản khác phải trả người lao động thực tế phát sinh trong kỳ Dư có: Tiền lương, tiền công, các khoản khác còn phải trả Dư nợ (nếu có): Số trả thừa cho người lao động TK 338: Phải trả phải nộp khác Bên nợ: các nghiệp vụ phát sinh làm giảm gía trị tài khoản Bên có: các nghiệp vụ làm tăng giá trị tài Có số dư: Dư có, Dư nợ II. Phương pháp kế toán lương 1. Quỹ tiền lương: Quỹ tiền lương của DN là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý, quỹ lương có thể có nhiều khoản như lương thời gian, lương sản phẩm, phụ cấp, tiền thưởng sản xuất. 2. Quỹ tiền thưởng: Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT Quỹ BHXH được trích trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp của công nhân viên chức thưc tế phát sinh trong tháng. Theo chế độ hiện hành, tỉ lệ trích BHXH là 20 % trong đó 15% do đơn vị hoặc chủ sở hữu lao động nộp được tính vào chi phí kinh doanh, 5% còn lại do người lao động đóng góp và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý Quỹ BHYT được dung để thanh toán các khoản khám chữa bệnh viện phí thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau, thai sản. Quỹ này được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương của CNV thực tế phát sinh trong tháng. Tỷ lệ trích: 3% trong đó 1% trừ vào TN lao động và 2% trừ vào chi phí KD Kinh phí công đoàn: là nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn được trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động kể cả lao động hợp đồng tính vào chi phí kinh doanh để hình thành lên KPCĐ Tỷ lệ trích theo quy định là 2% 3. Hạch toán lương và các khoản trích theo lương: Hàng tháng tính ra tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp và tính chất lương, phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kế toán ghi: Nợ 622: Phải trả cho công nhân trực tiếp SX Nợ 627: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Nợ 641: Phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Nợ 642 Phải trả cho nhân viên bán hàng Có 334: Tổng thù lao lao động phải trả Trích BHXH, BHYT, KPCD theo tỷ lệ quy định Nợ 622, 627, 641, 642 Nợ 334: số trừ vào thu nhập của công nhân viên chức Có 3382: Trích KPCĐ Có 3383: Trích BHXH Có 3383: Trích BHYT Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ Nợ 622, 627, 641, 642 Nợ 431: Số chi vượt mức quy định Có 334: Tổng số thù lao lao động phải trả Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_toan_kiem_toan_trong_doanh_nghiep_7008.pdf
Tài liệu liên quan