Lời tựa
Lời mở đầu
Hector Ceballos- Lascuráin
CHƯƠNG 1
Thị trường và Cơ cấu của Ngành Du lịch Sinh thái
Megan Epler Wood
CHƯƠNG 2
Những Hướng mới trong Ngành Du lịch Sinh thái
Simon McArthur
CHƯƠNG 3
Mở đầu về Lĩnh vực Diễn giải còn chưa đầy đủ
Simon McArthur
CHƯƠNG 4
Các khía cạnh Kinh tế của Du lịch Sinh thái
Kreg Lindberg
CHƯƠNG 5
Hạn chế trong Hoạch định Quốc gia, Mục tiêu và Bài học
Xây dựng Chiến lược Du lịch Sinh thái Quốc gia của úc
Jill Grant và Alison Allcock
CHƯƠNG 6
Các Nguyên tắc Hoạch định và Chiến lược trong các Khu bảo tồn
William T. Borrie, Stephen F. McCool, và George H. Stankey
CHƯƠNG 7
Quản lý Tham quan Du lịch Sinh thái ở các Khu bảo tồn
Jeffrey L. Marion và Tracy A. Farrell
CHƯƠNG 8
Ðưa Du lịch Sinh thái lên tầm cao hơn
Một cái nhìn vào Sự tham gia của Khối tư nhân với Cộng đồng Ðịa phương
Costas Christ
CHƯƠNG 9
Những Phương pháp Tiếp cận mới về Quản lý Du lịch Sinh thái dựa vào Cộng đồng
Bài học từ Ecuado
Andy Drumm
CHƯƠNG 10
Các Nguyên tắc Chỉ đạo cho các Chương trình Du lịch Sinh thái dựa vào Cộng đồng
Bài học từ Inđônêxia
Keith W. Sproule và Ary S. Suhandi
264 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư nhân nên cần phải có sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức, đặc biệt là các tổ chức chính quyền địa phương, các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên, các công ty du lịch, các nhà quy hoạch, các nhân viên tiếp thị của ngành du lịch, các nhóm bảo tồn thiên nhiên, các cộng đồng, các nhà phát triển và các nhóm DÂN BẢN ÐỊA CỦA Úc.
Các hội thảo được tổ chức nhằm thu thập thông tin về các vấn đề, các cơ hội và các trở ngại đối với du lịch sinh THÁI Ở Úc. Với sự nhiệt tình mà các ngành công nghiệp, các nhóm bảo tồn thiên nhiên, chính quyền các cấp và nhiều tổ chức khác mang đến cho quá trình xây dựng chiến lược, và với những thông tin phong phú mà họ mang đến cho cuộc thảo luận đã thay đổi phương hướng của CLDLST theo phương thức phát triển cộng đồng và ưu tiên tập trung trong ngành công nghiệp này. Các vấn đề được xác định ở đây đã giúp định hướng cho các chi phí tiếp theo và tạo ra sự tập trung thiết thực đối với công tác điều phối du lịch sinh thái trong điều kiện CỦA Úc.
Các hội thảo được tổ chức tại các thành phố lớn và một số trung tâm của các khu vực. Chương trình của các hội thảo này bao gồm một số báo cáo ngắn của đại diện các nhóm có những mối quan tâm khác nhau. Việc họ chia sẻ quan điểm đã cho thấy đây là một phương pháp hữu ích để khuyến khích thảo luận. Các vấn đề đã được các báo cáo viên nêu ra là những vấn đề rất thiết yếu. Hội thảo đã tạo ra một diễn đàn để thảo luận các vấn đề địa phương, và cả những vấn đề không nằm trong lĩnh vực phát triển chiến lược quốc gia. Mặc dù vậy, các vấn đề đó nêu ra những thí dụ về chi phí và lợi nhuận của du lịch sinh thái trên địa bàn có nhiều vùng khí hậu khác nhau và nhiều vùng có đặc điểm khác nhau.
Việc kêu gọi thu nộp các bản góp ý đăng trên tờ báo của nhà nước nhằm đáp ứng sự quan tâm của những người không tham dự được hội thảo nhưng lại có mong muốn được đóng góp ý kiến. Hơn 250 bản góp ý với nhiều thực tế có giá trị đã mở rộng thêm cuộc thảo luận. Các nghiên cứu cụ thể và quan điểm của những người trong cuộc đã được tổng hợp vào văn bản cuối cùng. Quá trình này đã khuyến khích �quyền sở hữu� của các ngành và các bên có quan tâm đến vấn đề này. Ðiều này cũng được phản ánh trong việc áp dụng một cách rộng rãi các nguyên tắc và hành động của CLDLST.
Cuối cùng, quá trình tham khảo ý dân đã gợi ý và thúc đẩy việc định hướng chiến lược. Ðịnh nghĩa vế du lịch sinh thái, các vấn đề then chốt đã thảo luận, và quyết định về hướng tài trợ đều dựa trên các vấn đề được thảo luận trong các hội thảo và các văn bản góp ý của quần chúng. CLDLST đã phát triển cùng với mối quan tâm ngày càng tăng về vấn đề sinh thái du lịch trong cộng đồng. Nếu có thời gian chắc sẽ còn có nhiều góp ý hơn nữa. Có nhiều ý kiến cho rằng cần phải tham khảo nhiều hơn nữa (mặc dù công việc này đã được thực hiện trong cả năm), song cũng có một số ý kiến khác cho rằng quá trình tham khảo ý dân là quá dàn trải và rằng quá trình thực hiện chiến lược mới là quan trọng hơn nhiều. Sau cùng, cần phải cân bằng thời gian sử dụng cho việc tham khảo ý kiến quần chúng, việc hoàn tất văn bản và thực hiện các kiến nghị được đưa ra trong quá trình tham khảo này.
CLDLST được phát triển với sự cố vấn chặt chẽ của các bang và các địa hạt. Trước khi bắt đầu chiến lược này, chỉ có bang Victoria là đã hoàn thành CLDLST của mình. Miền nam nước ÚC và Queensland trong khi tiến hành xây dựng chiến lược sinh thái hay các kế hoạch du lịch trên cơ sở điều kiện tự nhiên của mình, đã hợp tác một cách chặt chẽ với chính phủ và sử dụng CLDLST như một cơ sở để xây dựng chiến luợc riêng của bang. Mặc dù việc này đã làm chậm toàn bộ quá trình, nhưng có cái lợi là nội dung và đường lối của các chiến lược đó có rất nhiều cái chung.
Quá trình tư vấn được theo dõi chặt chẽ. Nó có chức năng hoà hợp tất cả các quan điểm và nêu lên được những vấn đề đang bàn cãi. Khi các quan điểm không hoà hợp được thì tất cả các bản góp ý được ghi thành văn bản để độc giả có thể có được một cái nhìn cân bằng. Sự đầu tư về thời gian và nhân lực đã làm lợi cho CLDLST. Các mối quan tâm, các vấn đề và các ưu tiên không phải luôn thống nhất trên toàn nước ÚC, và nếu quá trình tư vấn chỉ được tiến hành ở khu vực trung ương (trung tâm) thì sẽ không thu thập được nhiều vấn đề. Việc lập kế hoạch tham gia đóng góp của cộng đồng sẽ có kết quả thiết thực nếu:
có nhiều cuộc thảo luận đi rộng ra ngoài các lĩnh vực đặc trưng của ngành du lịch sinh thái;
nhạy cảm thu xếp các mâu thuẫn có thể xảy ra giữa các thành viên;
bảo đảm là khi kết thúc thảo luận tất cả các thành viên đều hiểu được toàn bộ quá trình; và
ghi nhận những đóng góp của tất cả các thành viên.
Nếu phải thực hiện lại quá trình này thì việc chuẩn bị trước một báo cáo chi tiết về các vấn đề và phân phát báo cáo trước buổi thảo luận là rất có ích. Nếu các thành viên nghiên cứu văn bản trước thì khi thảo luận sẽ tập trung vào vấn đề hơn (đặc biệt trong trường hợp chương trình có nhiều vấn đề và có sự hạn chế về thời gian). Thảo luận cũng đưa ra một khuôn mẫu cho các bản góp ý của các thành viên không tham dự buổi thảo luận.
chi phí cho quá trình xây dựng chiến lược
Các chi phí chính cho quá trình phát triển CLDLST là tiền lương của các nhân viên, chi phí quản lý, đi lại, thuê địa điểm tổ chức hội thảo, quảng cáo, in ấn và phân phát các bản thảo và bản chính của chiến lược. Nhiều khoản trong số các chi phí này rất khó mà tách biệt rành mạch và sẽ rất khác ở mỗi nước. Một nhóm bốn người tập trung làm việc hoàn toàn cho CLDLST trong khoảng 12 tháng, và có thêm một số nhân viên hợp đồng tham gia khi cần thiết. Ngoài chi phí trả lương, còn có các chi phí văn phòng đi kèm theo và một số các chi phí lớn cho việc thông tin liên lạc và điện thoại.
Do diện tích rộng lớn của nước ÚC và giá cả đi lại trong nước khá đắt nên chi phí cho việc tổ chức và tham gia hội thảo khá lớn. Mối quan tâm của quần chúng và sự công bằng đã đòi hỏi nhóm công tác phải đến tất cả các bang và các địa hạt. Nhiều khi cần phải đi lại để gặp gỡ với các tiểu bang đang xây dựng chiến lược sinh thái riêng của mình, và để trình bày các báo cáo của hội thảo và hội nghị cho các tổ chức chuyên nghiệp. Mặc dù chính quyền bang và nhiều tổ chức giúp đỡ tổ chức hội thảo, song việc thiết lập và duy trì thông tin liên lạc với quá nhiều nhóm là rất đắt đỏ và đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực của các nhân viên. Mặc dù ở ÚC không phải mất tiền để tham dự hội thảo, song đối với các dự án tương tự ở các nước khác trên thế giới có thể tổ chức hội thảo trên cơ sở thu hồi lại các chi phí (các thành viên phải nộp tiền để tham dự hội thảo).
Lời kêu gọi dân gửi bản góp ý được đăng trong chương trình quảng cáo trên các tờ báo lớn ở thủ đô. Phỏng vấn trên đài trong thời gian hội thảo cũng giúp nâng cao sự hiểu biết của người dân về quá trình này và làm tăng thêm số lượng các bản góp ý.
Chi phí in ấn do chính phủ chi trả. Ðã in ba ngàn bản thảo và 10 ngàn bản hoàn chỉnh của CLDLST. Người dân không phải trả tiền mua bản thảo cũng như văn bản chính của chiến lược vì tất cả văn bản của các chính sách đều được chính phủ phát không. Bằng cách này chính phủ đã khuyến khích người dân tham gia vào việc phát triển chính sách.
Các vấn đề mấu chốt trong Chiến lược du lịch sinh thái
Sự thống nhất trong định nghĩa về du lịch sinh thái là một trong những vấn đề khó đạt được nhất. Ðịnh nghĩa cuối cùng tập trung vào môi trường tự nhiên, tính bền vững sinh thái và văn hoá, vấn đề giáo dục, và các lợi ích cho khu vực và địa phương. Một định nghĩa chặt chẽ sẽ loại bỏ một số nhà doanh nghiệp, những người mà vì bất cứ lý do gì cũng không đạt được tiêu chuẩn trong tất cả các hoạt động kinh doanh của mình; song một định nghĩa lỏng lẻo lại cho phép bất kỳ nhà doanh nghiệp nào cũng có thể dùng cái mác du lịch sinh thái để lợi dụng tiếp thị.
Ðịnh nghĩa cuối cùng được chốt lại để khuyến khích các nhà doanh nghiệp mới tham gia vào du lịch sinh thái và để khuyến khích các nhà doanh nghiệp đang hoạt động áp dụng các hoạt động có tính môi trường bền vững ở bất cứ nơi nào có thể, ngay cả khi họ không kinh doanh theo hướng du lịch sinh thái một cách cụ thể. Khái niệm rộng rãi này đã tỏ ra thành công vì rất nhiều các nhà doanh nghiệp �thuần tuý� của ÚC giờ đây đã xem xét và cải tiến các hoạt động môi trường của mình, cùng với thuận lợi của việc tiết kiệm được các chi phí cốt yếu.
Những vấn đề lớn đang hoặc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển tới ngành du lịch sinh thái được xác định trong quá trình tư vấn là:
tính bền vững sinh thái
quy hoạch tổng hợp khu vực
quản lý tài nguyên thiên nhiên
cơ sở hạ tầng
giám sát các tác động
tiếp thị
các tiêu chuẩn và quy định công nghiệp
giáo dục du lịch sinh thái
sự tham gia CỦA DÂN BẢN ÐỊA Úc
xem xét sự công bằng
Những vấn đề này đã được thảo luận đầy đủ hơn trong CLDLST (Cục Du lịch Quốc gia, 1994).
Chương trình du lịch sinh thái quốc gia
CLDLST quốc gia được thực hiện thông qua Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia. Chính phủ đã hứa đầu tư 10 TRIỆU ÐÔ LA Úc (tương đương 7 triệu đô la Mỹ) trong vòng 4 năm từ 1993-94 đến 1996-97. Chương trình này nhằm phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững thông qua các dự án mang tính sáng tạo như: tăng tính cạnh tranh LÀM NƯỚC Úc trở thành một điểm du lịch sinh thái, khuyến khích sự trân trọng của khách tham quan đối với các giá trị của tự nhiên và văn hoá, và góp ý cho việc quản lý và bảo tồn lâu dài các nguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái. Tiếp theo các thay đổi của chính phủ năm 1996, ngân quỹ còn lại cho Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia được kết hợp với ngân quỹ của Chương trình Phát triển Du lịch Quốc gia - bắt đầu vào năm tài chính 1996-97 và bao gồm cả phần � Du lịch Quản lý trong các Môi trường Tự nhiên�.
Mục đích của Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia được nêu trong hàng loạt dự thảo xin tài trợ. Nhiều khoản tài trợ đã được cấp cho các cộng đồng và các cơ quan chính phủ để xây dựng dự án nhằm thực hiện CLDLST ở vùng nông thôn của ÚC. CÁC CƠ QUAN CHÍNH phủ được đề nghị áp dụng một loạt các hướng dẫn chung. Sau đó các dự án được đánh giá, và những dự án đáp ứng một cách tốt nhất các mục đích của chương trình (do CLDLST vạch ra) sẽ được cấp kinh phí. Do đó kinh phí tài trợ không phải là tự động mà có; các tổ chức phải cạnh tranh để được cấp tài trợ.
Các chuyên gia tư vấn được giao nhiệm vụ xúc tiến các lĩnh vực của chiến lược liên quan đến việc xác định các khả năng có thể áp dụng trên toàn quốc. Công việc của nhóm này bao gồm: khuyến khích sử dụng năng lượng tốt hơn và giảm thiểu chất thải trong công nghiệp; tiến hành một cuộc điều tra để xây dựng chương trình cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn du lịch sinh thái; phân tích nhu cầu trong công tác giáo dục về du lịch sinh thái; phát triển các điểm du lịch sinh thái; và nghiên cứu các phương pháp nâng cao kỹ năng kinh doanh và thực hành của các công ty du lịch trong lĩnh vực du lịch sinh thái.
Kinh phí tài trợ
Các kinh phí tài trợ được chia thành 3 loại chính:
Phát triển cơ sở hạ tầng - được cấp cho các hoạt động như xây dựng lối vào các khu du lịch sinh thái và giúp quản lý các tác động môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các dự án đã sử dụng các sáng kiến về tạo mẫu sinh thái, và đặc biệt khuyến khích các công nghệ có tính �thân ái� với môi trường, trong đó có các loại hình như đi thăm trên các lối đi làm bằng ván với các bảng chú giải, hay các loại hình hỗ trợ cho khách tham quan như bục quan sát, và các hệ thống năng lượng cho các điểm hẻo lánh.
Nghiên cứu cơ bản và theo dõi - đánh giá và đóng góp cho việc quản lý các thay đổi đối với môi trường do các hoạt động du lịch gây ra trực tiếp hoặc gián tiếp. Những nghiên cứu tiến hành trong phần này của chương trình nhằm cung cấp cơ sở chính thức cho các nhà quy hoạch du lịch, các nhà doanh nghiệp và các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên ra quyết định. Những nghiên cứu này bao gồm đánh giá tác động của cơ sở hạ tầng du lịch đối VỚI MÔI TRƯỜNG TẠI MIỀN TRUNG NƯỚC úc; nghiên cứu tác động, tính kinh tế và công tác quảnlý của loại hình lặn có bình khí trong các khu bảo vệ trên biển; và theo dõi phản ứng của các hệ sinh thái nước ngọt đối với các loại hình hoạt động như đi cà kheo hay cắm trại.
Quy hoạch du lịch sinh thái trong khu vực - nhằm nâng cao khả năng hấp dẫn của các khu bảo vệ thiên nhiên đối với khách du lịch trong và ngoài nước và khuyến khích các quy trình quy hoạch dựa trên cơ sở các hệ sinh thái. Kinh phí tài trợ để khuyến khích sự tham gia của địa phương trong quá trình quy hoạch và ra quyết định bao gồm kinh phí cho các hoạt động tư vấn với chính quyền địa phương, với các tổ chức phát triển và du lịch trong khu vực, với các nhà quản lý tài nguyên thiên nhiên và với các nhóm cộng đồng để có được sự tham gia rộng rãi trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch của khu vực. Những ví dụ về các dự án thành công là đã xuất bản một quyển sách hướng dẫn quy hoạch du lịch sinh thái cộng đồng và một số CLDLST đang được thực hiện rất thành công.
Các hoạt động tư vấn
Công trình nghiên cứu giảm thiểu năng lượng và chất thải đã tiến hành một đợt điều tra rất kỹ các biện pháp tối ưu và đưa ra mô hình những lợi ích về kinh tế và tiếp thị của việc áp dụng các phương pháp có trách nhiệm với môi trường. ẤN PHẨM �PHƯƠNG PHÁP du lịch sinh thái hữu hiệu nhất: hướng dẫn giảm thiểu năng lượng và chất thải� (do Cục Du lịch Quốc gia xuất bản năm 1995) đã được các nhà doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Ngành kinh doanh chỗ nghỉ cũng đã áp dụng rất nhiều nguyên tắc trong tài liệu này.
Công trình nghiên cứu này cũng tạo ra động lực cho một dự án khác do các tổ chức chủ chốt trong ngành du lịch như HỘI DU LỊCH Úc, và Hội Du lịch Thế giới thực hiện để cung cấp cho ngành công nghiệp du lịch một tổng quan chi tiết về các công nghệ năng lượng bền vững. Báo cáo kết quả mang tên �Du lịch đã được khởi động� (do Văn phòng Du lịch Quốc gia ấn hành năm 1996), được xây dựng với ý đồ giúp cho các ngành kinh doanh du lịch có nhiều lựa chọn trong sử dụng năng lượng. Báo cáo nhấn mạnh sự tiết kiệm các chi phí nếu sử dụng năng lượng tái tạo và ủng hộ khái niệm cho rằng sử dụng môi trường tốt là kinh doanh tốt.
Hoạt động tư vấn giáo dục về du lịch sinh thái nhằm khuyến khích nâng cao nhận thức và hiểu biết của quần chúng về các nguyên tắc và phương pháp thực hành du lịch sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong ngành công nghiệp du lịch, các tổ chức giáo dục và đào tạo, và những người tiêu dùng. Nhu cầu hiện tại tương lai về giáo dục trong ngành du lịch đã được xác định. Một loạt các chiến lược về thông tin đã được chuẩn bị. Danh bạ giáo dục du lịch sinh thái đã được chuẩn bị với danh sách các khoá đào tạo , các nguồn tài liệu và các địa chỉ liên lạc HỮU ÍCH CHO DU LỊCH SINH THÁI Ở úc (Cục Du lịch Sinh thái Quốc gia, 1996).
Chương trình nâng cao nhận thức của quần chúng đã được thành lập và thực hiện để hưởng ứng những kiến nghị đưa ra trong báo cáo. Kết quả là một loạt băng video ngắn ra đời theo chủ đề �Nước Úc: đáng để ngắm nhìn và đáng được chăm sóc�. Những băng hình này được sử dụng trong chương trình giải trí trên các chuyến bay hay trong ngành du lịch (trong khách sạn, trong chuyến đi tham quan và tại các công ty xe buýt). Một đặc điểm khác của chương trình là tạo lập trang thông tin về Văn phòng Du lịch Quốc gia trên mạng internet, nơi truyền đi những thông điệp về chăm sóc môi trường tới các khách tham quan nước ngoài đến thăm NƯỚC Úc và tới cả các khách du lịch trong nước.
Hoạt động tư vấn phát triển kinh doanh nhằm mục đích nâng cao kỹ năng kinh doanh của các công ty du lịch sinh thái. Hoạt động này được tiến hành để kiểm nghiệm khái niệm cho rằng nhiều nhà doanh nghiệp rất hiểu biết về môi trường song ít được đào tạo chính quy về quản lý kinh doanh. Một cuộc điều tra về mạng lưới và các liên minh tiếp thị, các hoạt động mua bán và chia sẻ kỹ năng đã được tiến hành để tìm ra cơ chế cải thiện phương pháp kinh doanh của các nhà doanh nghiệp trong ngành du lịch sinh thái - những người thường sống ở bên ngoài các thành phố lớn và làm việc theo giờ giấc bất thường. Một số kiến nghị chính của hoạt động này được đưa ra thực hiện thông qua việc thành lập các mạng lưới có thể áp dụng các phương pháp có tính hợp tác trong kinh doanh du lịch sinh thái và tiếp thị tập thể của một nhóm các doanh nghiệp nhỏ.
�Tư vấn nghiên cứu thị trường do bộ phận Nghiên cứu Du lịch (một cơ quan của chính phủ) thực hiện để đánh giá bản chất và mực độ của nhu cầu về du lịch sinh thái. Một bản tiếp thị khách du lịch sinh thái và thông tin về những kỳ vọng của họ được chuẩn bị để giúp cho ngành du lịch phát triển các sản phẩm mới và nhằm vào các thị trường mới có hiệu quả hơn. Kết quả của công trình này được xuất bản trong cuốn �Bản chất của du lịch sinh thái� (Blamey, 1995). Kết quả của các nghiên cứu về nhóm có sử dụng tiếp thị được chắt lọc trong quyển �Bức ảnh chụp nhanh về du lịch sinh thái: tập trung vào nghiên cứu thị trường trong thời gian gần đây� (do Văn phòng Du lịch Quốc gia ấn hành năm 1997). Nghiên cứu này đã đề cập đến khoảng trống mà quá trình tư vấn của CLDLST phát hiện thấy và giúp các nhà doanh nghiệp du lịch sinh thái chuẩn xác các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng được kỳ vọng của khách du lịch.
Chương trình hội thảo và hội nghị
�����������
Một yếu tố khác của Chương trình Du lịch Sinh thái là cung cấp các kinh phí tài trợ cho một số hội thảo và hội nghị quan trọng tập trung vào vấn đề phát triển bền vững ngành du lịch. Dự án đầu tiên trong số này là �Thiết kế bền vững và Hội thảo du lịch sinh thái� được tổ chức cùng với Hội nghị thế giới về du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm năm 1994. Kinh phí được cấp năm 1995 và 1996 cho Hiệp hội Du lịch Sinh THÁI CỦA Úc để tài trợ cho các hội thảo hàng năm của Hiệp hội trên DIỄN ÐÀN �Ứng dụng công nghệ� và hội thảo về �Con người, Khu bảo vệ và Hợp tác có lợi nhuận�. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên của ÚC cũng được giúp đỡ để tổ chức hội thảo năm 1995 về �Ðối phó với Cá voi� và để tiến hành một đợt tư vấn tìm hiểu khả năng thực thi của việc thành lập hội theo dõi cá heo và cá voi trên toàn quốc. Nghiên cứu này và cuộc họp tiếp theo đó đã đưa đến việc thành lập Hiệp hội Cetacea của ÚC vào tháng 4 năm 1997.
Những sáng kiến theo hướng chuyên ngành này đã đóng góp nhiều trong việc đề ra các nguyên tắc về du lịch sinh thái và dẫn đến các mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các cơ quan quản lý đất và các nhà doanh nghiệp. Các văn bản nhận xét nhận được trong quá trình đánh giá Chương trình du lịch sinh thái quốc gia cho thấy sự gia tăng rõ rệt trong ứng dụng công nghệ và sáng kiến mới trong công tác quản lý của ngành công nghiệp này.
�����������
Chương trình cấp chứng chỉ công nhận
đạt tiêu chuẩn du lịch sinh thái quốc gia
Ðể đáp ứng nhu cầu phải có một hệ thống đánh giá để thúc đẩy việc thực hiện điều phối du LỊCH SINH THÁI Ở Úc, Chương trình cấp chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn du lịch sinh thái quốc gia đã được thành lập. Chương trình này được xây dựng trong hơn hai năm với rất nhiều tư vấn. Kinh phí lấy từ Chương trình Du lịch Sinh thái để điều tra tính khả thi và phản ứng của các nhà doanh nghiệp đối với việc cấp bằng chứng chỉ. Kinh phí được sử dụng để xây dựng và thử nghiệm các tiêu chuẩn đánh giá. Công việc này do Hiệp hội Du lịch Sinh thái của ÚC, Mạng lưới các Nhà doanh nghiệp Du lịch Sinh thái của ÚC, VÀ HỘI DU LỊCH Úc tiến hành.
Sau đó các tiêu chuẩn đánh giá được gửi cho 50 doanh nghiệp của ÚC đóng tại các vùng khác nhau, có loại hình và mức độ hoạt động khác nhau. Từ tháng 11 năm 1996 chương trình đã được các nhà doanh nghiệp và các khu bảo vệ áp dụng, và đến tháng 6 năm 1998 đã có 110 sản phẩm của ngành du lịch sinh thái được công nhận. Sự phản hồi này đúng như mong đợi, và khi chương trình được biết đến rộng rãi hơn thì có nhiều tổ chức tham gia hơn.
Chương trình đã đưa ra một điểm chuẩn cho phương thức sử dụng môi trường tốt nhất và cho phép tiếp tục cải tiến việc phân chia các sản phẩm của ngành du lịch môi trường. Sử dụng vững bền môi trường tự nhiên là một yêu cầu để được công nhận. Sự công nhận giúp cho người tiêu dùng vạch ra những quyết định phù hợp, giảm thiểu các tác động môi trường và đem lại lợi ích cho thiên nhiên và cộng đồng địa phương. Ðể phát huy được chương trình này, một loạt các hội thảo đã được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp nước ÚC. Ngoài ra, nhiều bài trên báo chí và tờ tin của ngành du lịch đã giúp giải thích thêm về chương trình này.
Tầm quan trọng của quy hoạch Quốc gia
Hầu hết các chính sách của chính PHỦ Úc đều dựa trên sự tham gia tự giác hơn là bắt buộc. Ngoại trừ những vấn đề xã hội và chính trị đi kèm không được mấy ưa chuộng ra thì các bộ máy quản lý điều hành đều rất tốn kém và không hề có hiệu lực. Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia đã đưa ra nhiều khuyến khích khen thưởng hơn là quy tắc và điều lệ. Song vấn đề vẫn còn cần phải tranh luận là lợi ích về thị trường có được từ sự chấp nhận các tiêu chuẩn đã đề ra, và những lợi nhuận tài chính thu được từ việc sử dụng các công nghệ môi trường.
Xây dựng quy hoạch quốc gia là một cách tập hợp mọi người lại với nhau để tìm ra những giải pháp chung, bằng cách này có thể tránh được những đụng độ trực tiếp, ví dụ như trong sự tranh chấp có thể xảy ra với các nhà phát triển du lịch (những người đã vi phạm đến quy định về môi trường). Việc chấp thuận những biện pháp bảo vệ an toàn môi trường đã làm giảm rất nhiều nguy cơ xung đột. Xây dựng quy hoạch quốc gia còn mang đến cho mảng kinh tế du lịch của ngành du lịch sinh thái những mối liên kết thông qua mục đích cố gắng đạt được tính bền vững.
Bên cạnh đó việc lập kế hoạch quốc gia còn giúp phát triển một chương trình hành động của ngành du lịch sinh thái thông qua việc cấp kinh phí và đề ra các vấn đề cần được ưu tiên. Sẽ có những ảnh hưởng lâu dài về môi trường đối với toàn ngành du lịch, trong đó phương pháp " xanh" (du lịch xanh) vẫn có thể được chấp nhận (khi lượng KHÁCH DU LICH ÐẾN Úc càng nhiều, thì nó sẽ ảnh hưởng vào khả năng bền vững của toàn ngành du lịch chứ không phải chỉ riêng một lĩnh vực nào. Như chúng ta đã BIẾT SỰ NỔI TIẾNG MÀ NƯỚC úc có được trên thế giới phần lớn là do chất lượng môi trường của nước này. Việc gìn giữ nó thông qua các biện pháp quản lý môi trường hữu hiệu là rất quan trọng.)
Ðánh giá sự thành công của chiến lược
du lịch sinh thái quốc gia
CLDLST quốc gia không hề gặp phải sự phê bình đáng kể nào sau khi nó được ban hành, mặc dù cũng có sự phản ứng chống lại sáng kiến cấp chứng chỉ, bởi lẽ ngành du lịch vốn dĩ luôn không thống nhất về phương pháp và thực hành. Phải mất đến 2 năm kể từ ngày công bố, Chương trình Kinh tế Du lịch Quốc gia" của CLDLST quốc gia mới trở thành hiện thực. Nhưng dù sao với thời gian và sự đầu tư nhiều như vậy, mức độ ủng hộ và tham gia của nhiều ngành đối với du lịch sinh thái cũng đủ đem lại thành công. Nếu không có động cơ của CLDLST thúc đẩy việc xác định tầm quan trọng của việc cấp chứng chỉ công nhận và nếu không có kinh phí tài trợ của Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia thì khó có thể xây dựng được một sáng kiến như CLDLST.
Quá trình tư vấn đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng ye nghĩa và tầm quan trọng của các vấn đề phụ thuộc vào điều kiện của địa phương. Việc đưa ngành du lịch sinh thái tham gia vào quá trình tư vấn không phải bao giờ cũng dễ dàng trong những điều kiện cụ thể như về thời gian, về các điều kiện sẵn có, chi phí và địa điểm tổ chức hội thảo. Mặc dù có nhiều định kiến được đưa ra trong các hội thảo và các bản góp ý (chỉ có một số nhóm có tham gia hay giành thời gian để chuẩn bị văn bản góp ý), đại diện của các công ty du lịch đã có đóng góp trong nhiều giai đoạn khác nhau và phản ứng của họ đối với các văn bản tài liệu là hoàn toàn tích cực.
Sự phát triển chính sách ở ÚC là một quá trình tiến hoá, trong đó các chính sách được sửa đổi theo quan điểm thịnh hành và sự thay đổi của các điều kiện. Trước đây, mấu chốt để chấp nhận CLDLST quốc gia chính là quá trình phát triển của chiến lược dự thảo. Bằng cách khuyến khích sự tham gia góp ý kiến đồng thời kết hợp những tầm nhìn đa dạng trong phạm vi công việc, không mấy ai ngỡ ngàng khi chiến lược này được công bố. Kết quả là, ngành du lịch sinh thái và những cơ quan chính phủ có trách nhiệm thực hiện đã sẵn sàng để chấp nhận CLDLST Quốc gia. Ngay khi Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia được công bố vào đầu năm 1994, các nhà quản lý đã biết rõ loại dự án nào có thể thoả mãn một cách tốt nhất mục tiêu của CLDLST.
Một nhân tố nổi bật khác đem lại thành công cho CLDLST là các nguồn tài trợ đã có sẵn để phát triển và chuyển giao những sáng kiến mà chiến lược đưa ra. Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia đã giúp các bang và các chính quyền địa phương, đặc biệt là với những nhóm cộng đồng, có khả năng tiếp tục thực hiện kế hoạch sau khi nhận được sự rót vốn ban đầu.
Chương trình Du lịch Sinh thái Quốc gia đã có những đóng góp rất có ý nghĩa trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở nghiên cứu và quy hoạch du lịch sinh thái (và cho ngành du lịch nói chung của khu vực ). Kết quả trực tiếp từ những nguồn trợ cấp của Chương trình Du lịch Sinh thái quốc gia là giờ đây nước ÚC đã có số lượng thành viên lớn và nhiều loại hình kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Du lịch sinh thái, hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lí (278 trang).doc