Lời nói đầu 4
CHƯƠNG II: THỜI KÌ CỔ ĐẠI 9
CHƯƠNG III: THỜI KÌ GIẢ KIM THUẬT 15
Lò chưng cất 19
CAFEIN LÀ GÌ VÀ HOẠT ĐỘNG RA SAO? 20
ĐI TÌM THỦY TỔ CỦA CHẤT DẺO 22
Cloral và DDT 24
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CHITIN, CHITOSAN VÀ DẪN XUẤT 25
CHẤT CARBENDAZIM TRONG SẦU RIÊNG 30
Hoahocvietnam.com 30
URANI - NGUYÊN TỐ PHÓNG XẠ 31
DIETHYLEN GLYCOL (DEG) 35
ĐỘC TỐ 3-MCPD 36
MỘT SỐ THUỐC THỬ THÔNG DỤNG 38
Thuôc thử Lowry: 40
NGUYÊN TỐ THỨ 118 41
Quỳnh Thi dịch 43
AXÍT CITRIC 44
Axít Citric 44
Thông tin tổng quát 44
Tính chất 44
ĐƯỜNG HOÁ HỌC 48
Nghiên cứu phủ nhận những phát hiện trước đây về an toàn của chất làm ngọt. 50
Chuột ăn kiêng 50
Không Quá ngọt 51
CHẤT TẨY SƠN LÀ GÌ? 52
THÔNG TIN VỀ ACID PICRIC 53
SƠ LƯỢC BỂ TUYỂN NỔI XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHIỄM DẦU 55
CHẤT ĐỐT SINH HỌC TỪ THỰC VẬT 57
DẦU MỎ VÀ XĂNG 59
NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHÍNH CỦA CHÚNG TA 59
QUY TRÌNH “CHÁY BỐC HƠI” THÀNH HYDROGEN 60
Quỳnh Thi 61
PHƯƠNG PHÁP MỚI LÀM SẠCH DẦU LOANG 62
NHƯỢC ĐIỂM CỦA VIRUS CÚM 63
NƯỚC SIÊU OXY HÓA DIỆT KHUẨN 65
KỸ THUẬT “SIÊU ENZYME” 66
TẾ BÀO SỐNG ĐỘNG VẬT VÀ CÁCH THỨC TẠO PROTEIN 67
Giảm tác dụng phụ của phương pháp hóa trị 70
Quan sát thuốc liên kết với tế bào như thế nào 71
Chất thải con người: loại phân bón rẻ và an toàn 73
MÀNG BAO GÓI THỰC PHẨM THÔNG MINH 76
NGHIÊN CỨU MỚI VỀ HỢP CHẤT 76
KẼM HỮU CƠ HALIDE (RZNX) 76
Plastic trở thành nhiên liệu trong tương lai 78
Sản xuất Nylon từ nông nghiệp 81
PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠI 83
CÔNG NGHỆ ENECO CUNG CẤP GIẢI PHÁP 84
HOÀN HẢO CHO PIN NÓNG QUÁ MỨC 84
T.V 85
THÀNH CÔNG TRONG VIỆC LIÊN KẾT CÁC PHÂN TỬ 86
Chì với sức khỏe con người 87
Một số tài liệu về nhiễm độc chì: 88
Chì có trong rau rút ở Thanh Xuân(Hà Nội) cao hơn mức cho phép 35 lần!. 89
HOẠT TÍNH CỦA CHẤT TẨY RỬA CLO 90
KIM LOẠI ĐẤT HIẾM TRONG CUỘC SỐNG 91
LITI TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG 92
Tantalum phá vỡ liên kết ba của nitrogen 95
Các nguyên tử Tantalum có thể chia nhỏ N2 mà không cần trợ giúp 95
Vì sao sử dụng chì trong nước sơn? 96
Tinh thể nano giúp xương gãy mau lành 99
Tính chất mới của ống Nano cacbon 100
CÔNG NGHỆ NANO VÀ NHỮNG KIỆT TÁC PHỤC HƯNG 102
Liên kết bền chặt với các hạt phân tử kích thước nhỏ nano 103
Quỳnh Thi dịch 105
CÁC TINH THỂ KÍCH THƯỚC NHỎ NANO 105
CÓ KHẢ NĂNG NÓNG HƠN 105
Quỳnh Thi dịch 107
KÍNH MÁT THÔNG MINH 107
Một hợp kim mới có thể làm tăng nhiệt độ của động cơ 109
Từ túi nhựa tới tà vẹt đường sắt 110
TẢO CÁT ĐƯỢC CHUYỂN THÀNH PHẦN TỬ SILIC CẢM BIẾN 111
Nghiên cứu tính siêu dẫn, tính từ trong vật liệu mới 113
Quang Trường 115
Vật liệu hợp kim cho ngành công nghiệp hóa chất 117
CHẤT ĐỘC HÓA HỌC CÓ MÙI GÌ? 119
Nói về Bản sửa đổi bổ sung Feistein SP 419 của Hoa Kỳ 120
CHẤT ĐỘC HÓA HỌC – TỘI ÁC CÒN ĐÓ! 121
Nóng chảy kim cương 126
Vấn đề hạt nhân đối với nguyên liệu chế tạo vũ khí bất hợp pháp 128
TÌM RA CÁCH AN TOÀN HƠN ĐỂ DÒ CÁC KHOÁNG URANIUM 130
Tương tác giữa dầu và nước 131
Những hạt cát: 132
Thời gian: 132
Phổ đạo hàm tỷ đối và sắc ký lỏng (LC) 133
Máy Shimadzu HPLC 136
Dùng tia X thăm dò khe hở giữa nước và bề mặt phân chia pha 138
Chất Oxy hóa mạnh-Kali Permanganat và Cerium(IV) 140
Các chất chuẩn cơ bản 142
Kali Dicromat 143
Iot 144
I2 + 2S2O32- → 2I- + S4O62- 145
Kali Bromat 145
CHẾ BIẾN RƯỢU TỪ CÂY DỪA NƯỚC 146
Bộ gien nho tiết lộ những bí mật về hương vị của ruợu vang 147
NHẬN BIẾT CÀFE GIẢ MẠO 149
SẦU RIÊNG KHÔNG MÙI 150
VỤ KIỆN CHẤT NGỌT NHÂN TẠO 154
Phương Ngọc Minakate 160
Dầu béo trong quả hạch 161
160 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3824 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Lịch sử hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển của các nhánh hình cây platinum và gắn thêm các nguyên tử platinum từ muối platinum vào nhánh. Từng chút một, các nhánh hình cây platinum nhỏ, bằng phẳng hình thành bên trong lớp lipid kép.
Shelnutt nói:” Điều quan trọng là phải đảm bảo số phân tử hoạt hóa quang học, do đó sẽ đảm bảo được số lượng khối platinum hình thành thật nhiều bên trong lớp kép liposome. Như vậy, platinum nhánh hình cây tạo thành sao cho đủ độ bền khít để tạo nên hình dạng theo hạt cầu liposome”. Khi các hạt liposome bị vỡ, thì các hạt hình cầu platinum vẫn như cũ không thay đổi.
Có thể kiểm soát bề dày của vỏ platinum xung quanh hạt hình cầu liposome bằng cách gia tăng hay giảm lượng platinum trong dung dịch muối.
Shelnutt nhận thấy có nhiều ứng dụng quan trọng đối với quá trình này, bao gồm cấu trúc sinh học “thẻ nano” ví dụ như các phân tử thuốc.
Shelnutt nói rằng:” Sẽ phải ghi trên nhãn dược phẩm là liên quan với một phân tử porphyrin, dùng ánh sáng để phát triển hạt phân tử kích thước nano sau khi đã cho thuốc liên kết với tế bào. Bằng kính hiển vi điện tử, ta có thể quan sát thấy các hạt kích thước nhỏ nano, khám phá khu vực các phân tử trên tế bào liên kết với thuốc. Kỹ thuật thẻ nano cũng có thể ứng dụng trong các lĩnh vực không thuộc sinh học như tìm lỗi trên bề mặt bán dẫn”.
Quỳnh Thi (theo Sandia National Laboratories)
hoahocvietnam.c
Chất thải con người: loại phân bón rẻ và an toàn
Các nhà nghiên cứu ở Phần Lan vừa đưa ra bản báo cáo về việc sử dụng thành công một loại phân bón cho các nông trại, có giá thành rẻ, phong phú và... không thể nghi ngờ hơn, đó là chất thải của con người.
Báo cáo của họ dựa trên việc sử dụng phân bón cho các cánh đồng trồng bắp cải, và được ghi nhận trên tập san Nông nghiệp và hóa học thực phẩm của Hội hóa học Mỹ (ACS) ngày 31/10.Chất thải từ người khỏe thì hầu như là vô trùng, không có vi khuẩn và virut. Vốn giàu nitơ và các chất dinh dưỡng khác, nó được sử dụng như phân bón từ thời xa xưa.Chất thải con người hiện nay ít được dùng. Tuy nhiên, nó rất được chú ý tại một số vùng mà người nông dân muốn đi theo các phương pháp sản xuất hữu cơ, giảm bớt việc sử dụng phân bón tổng hợp. Trong cuộc nghiên cứu mới này, Surendra K. Pradhan và các cộng sự thu nhận chất thải từ các hộ gia đình, và sử dụng nó làm phân bón cho cây bắp cải. Sau đó, họ so sánh các cây bắp cải này với các cây khác sử dụng phân bón công nghiệp thông thường và so sánh với các cây không sử dụng phân bón.
Bắp cải sử dụng chất thải của con người làm phân bón
(Courtesy of Helvi Heinonen-Tanski, University of Kuopio, Finland)
Bản phân tích cho thấy sự tăng trưởng và sinh khối cao hơn một chút khi sử dụng phân bón từ chất thải con người so với sử dụng phân bón công nghiệp thông thường."Không có một sự khác biệt nào về giá trị dinh dưỡng của bắp cải. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng chất thải của con người có thể được sử dụng như một loại phân bón cho bắp cải và không có bất kì một sự nguy hại nào về mặt vệ sinh cũng như để lại mùi vị cho sản phẩm."- kết luận của bản báo cáo.
KHÁM PHÁ BÍ MẬT CỦA THUỐC NHUỘM MÀU HOA CÀ
Hai hợp chất mới đã được tìm thấy trong mẫu nhuộm nguyên thủy của William Perkin cách đây hơn 150 năm. Mauveine có màu tím hoa cà là phân tử chất nhuộm tổng hợp đầu tiên đánh dấu sự mở đầu của ngành công nghiệp hóa hữu cơ. Một nhóm các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi João Seixas de Melo thuộc đại học Coimbra và Maria João Melo thuộc đại học Líbon, Bồ Đào Nha, vừa khám phá ra hai hợp chất mới trong quá trình phân tích một mẫu thuốc nhuộm cổ từ bảo tàng khoa học Luân Đôn.
Thuốc nhuộm Mauveine đã được biết đến có chứa mauveine A (với 2 nhóm chức methyl) và mauveine B (với 3 nhóm chức methyl). Những thành phần được phát hiện bởi Seixas de Melo và các cộng sự là mauveine B2, một cấu trúc đồng phân của mauveine, và một các trúc với 4 nhóm methyl gọi là mauveine C.Tony Travis, một chuyên gia về lịch sử hóa học và công nghệ thuộc đại học Hebrew, Israel, rất hoan nghênh phát hiện mới này. Ông phát biểu "Perkin đã từng nghĩ rằng thuốc nhuộm mauveine bao gồm nhiều thành phần. Khám phá mới cho thấy mặc dù Perkin không thể tổng hợp ra những cấu trúc mới này nhưng ông đã đúng". Sử dụng cùng những thành phần và công đoạn của Perkin, nhóm của Seixas de Melo đã tạo ra mẫu mauveine và so sánh cấu tạo của nó với mẫu nhuộm cũ. Những phân tử khác nhau được tách bằng dung dịch hiển thị màu sắc. Những sắc phổ thu được cho thấy sự hiện diện của mauveine B2 và mauveine C trong cả 2 mẫu thử.Seixas de Melo tin rằng cho đến ngày hôm nay các thành phần mauveine mới được khám phá là nhờ sự tiến bộ trong kỹ thuật sắc ký. "Perkin hẳn rất hài lòng. Ông đã trải qua khoảng thời gian rất dài để cố gắng phân tích các thành phần trong chất nhuộm mauveine và bởi vì ông tin rằng những dẫn xuất mới sẽ được tìm ra ", Travis phát biểu. "Những cấu trúc mới có giá trị này giải thích vì sao Perkin đã thất bại khi tạo ra một dãy các dẫn xuất như trong trường hợp aniline đỏ". Seixas de Melo hy vọng có thể mở rộng nghiên cứu cho các mẫu thuốc nhuộm xưa bao gồm thuốc nhuộm màu chàm và dracoflavylium, phần tử chủ yếu từ nhựa cây được biết đến như "máu rồng".
uyenchitn
(Theo Chemical Science)
hoahocvietnam.com
MÀNG BAO GÓI THỰC PHẨM THÔNG MINH
Thức ăn trong tương lai sẽ có thể được bao gói bởi một loại nhựa thông minh nhận biết sự ô nhiễm thực phẩm và sau sau khi sử dụng thì bị phân hủy sinh học. Lớp màng polymer này được phát triển bởi các nhà khoa học Ý và có thể kéo căng cũng như chịu được sự gia tăng nhiệt độ. Andrea Pucci ở Đại Học Pissa, người chỉ đạo cuộc nghiên cứu cho rằng lớp màng thì bền ở môi trường không khí; tuy nhiên, một khi thức ăn không còn lớp bao bọc nữa thì lớp màng bao này sẽ được vi sinh vật trong đất, nước ngọt hay nước mặn phân hủy ngay.
NGHIÊN CỨU MỚI VỀ HỢP CHẤT
KẼM HỮU CƠ HALIDE (RZNX)
Các nhà hóa học Anh quốc đã mở rộng một loại phản ứng cộng có thể thực hiện với các hợp chất kẽm hữu cơ. Simon Woodward và các đồng sự tại đại học Nottingham đã chứng minh rằng thông thường các hợp chất kẽm hữu cơ halide (RZnX: với X là nguyên tử halogen, R là nhóm alkyl hay aryl) có thể được dùng như các thuốc thử đa năng trong hóa học cộng nhóm chức carbonyl không đối xứng. Nhóm của Woodward đã phát triển một hệ thống trực tiếp cho sự hoạt hóa của RZnX (halide) trong chất phụ gia aldehyde chỉ dùng những chất có sẵn và một phối tử đơn giản.
"Thông thường cho một phụ gia carbonyl bất đối xứng người ta dùng các dạng diorganic (ZnR2). Tuy nhiên chỉ có 8 trong số chúng là thường có giá trị, điều này là vô dụng nếu nhóm R mà bạn muốn cộng không là một trong số chúng! Sự thật là hơn 200 dạng kẽm hữu cơ halide có giá trị thương mại mà đối với chúng tôi đó là nguồn tài nguyên chưa khai thác đáng được tận dụng", Woodward giải thích. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra chất xúc tác từ RZnX và một chất có gốc aluminium. "Việc hiểu rõ nhóm chức của các hợp chất kẽm hữu cơ halide là một lợi thế.", Woodward phát biểu. "Mặc dù các phương pháp khác đã được phát triển, tất cả những phương pháp mới này đòi hỏi sự nghiên cứu tổng hợp đầy thách thức."
Phản ứng trực tiếp chỉ dùng những chất và xúc tác có giá trị thương mại.
John Brown, một chuyên gia trong lĩnh vực xúc tác hữu cơ của đại học Oxford (Anh) đã hưởng ứng công trình này: "Nhóm của Woodward đã khám phá ra một phương pháp hoàn toàn đơn giản và rất hữu dụng." Woodward nói rằng phản ứng của nhóm chỉ dùng những chất và xúc tác có giá trị thương mại. "Chúng tôi tin công trình của mình sẽ gây được thích thú với nhiều người và sẽ mở đường cho việc nghiên cứu các hệ thống dựa trên những nền tảng này."
Uyên Chi soạn dịch Theo RSC hoahocvietnam.com
Plastic trở thành nhiên liệu trong tương lai
Các nhà khoa học trên khắp thế giới đang cố gắng biến rác thải thành nhiên liệu cho xe máy, thế nhưng nhà khoa học Richard Gross đã thực hiện một nghiên cứu khác: biến plastic thành nhiên liệu cho tương lai. Nghiên cứu có thể sử dụng các loại plastic thông thường dùng trong bao gói hàng hóa hoặc trong lĩnh vực khác, nhưng khi các loại plastic đó trở thành phế liệu, chúng có thể dễ dàng biến thành nhiên liệu thay thế dầu diesel.
Quy trình này vẫn chưa được ứng dụng vào thực tiễn, nhưng đã gây ấn tượng với hãng Pentagon nên hãng này đã chi 2,34 triệu USD để tiến hành nghiên cứu thêm. Kỹ thuật này có thể giảm lượng vật liệu mà quân đội phải chuyên chở cho các quân nhân ở những nơi xa xôi, do bởi 2 công dụng hữu ích của plastic vừa là bao gói hàng hóa và sau đó biến thành nhiên liệu. Theo Cơ quan đề án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến – Darpa, kỹ thuật này cũng góp phần làm giảm lượng rác thải.
Tiến sĩ Gross, giáo sư ngành Hóa học thuộc Đại Học Bách Khoa ở Brooklyn đang tiến hành chuyển dầu thực vật thành “plastic sinh học”, dầu thực vật này là loại nhiên liệu để sản xuất dầu diesel sinh học. Plastic dùng ở đây có thể ở dạng màng phim mềm hoặc cứng thường dùng trong bao gói thực phẩm. Sau đó ông dùng một loại enzyme thiên nhiên để phân hủy plastic thành nhiên liệu.
Ông nói: “Phản ứng diễn ra với các điều kiện rất ôn hòa không mãnh liệt, trong nước âm ấm”. Enzyme cutinase thường có trong thiên nhiên, do các ký sinh trùng tiết ra để tiêu hóa bề mặt sáng bóng của lá cây và hút chất dinh dưỡng trong lá.
Một công ty ghép gene tên DNA 2.0 đã trích lấy DNA từ ký sinh trùng đó và ghép vào vi khuẩn E. Coli nhằm sản xuất được nhiều enzyme cutinase. Người ta chọn vi khuẩn E. Coli vì khả năng sinh sôi phát triển dễ dàng hơn so với các ký sinh trùng khác.
Trước tiên là cắt plastic thành những mảnh nhỏ. Để làm điều này, tiến sĩ Gross nói rằng sẽ dùng máy cắt giấy văn phòng. Sau đó ngâm các mảnh plastic vào nước với một lượng nhỏ enzyme. Trong khoảng từ 3 đến 5 ngày thì kết thúc phản ứng với dầu diesel sinh học nổi lên trên bề mặt nước.
Để đáp ứng tiêu chuẩn của Cơ quan bảo vệ môi trường đối với loại nhiên liệu sử dụng cho xe chạy trên đường phố ở Mỹ, nhiên liệu sinh học cần phải qua nhiều quy trình chế biến hóa học nữa, nhưng Cơ quan Darpa tin rằng nhiên liệu tạo thành này có thể trực tiếp dùng ngay cho động cơ diesel để tạo ra điện năng.
Theo Cơ quan Darpa, một quân nhân trung bình có khoảng 7 pound phế liệu bao gói trong 1 ngày, và việc giải quyết lượng phế liệu này đơn giản đòi hỏi “nhiều nhân công, nhiên liệu và phương tiện chuyên chở cần thiết”. Kể cả việc tiêu tốn một lượng năng lượng để tái sản xuất plastic thì phế liệu rác thải này có thể cho nhiều nhiên liệu hơn để sản xuất điện năng cung cấp cho căn cứ quân sự.
Hãng Pentagon gọi kỹ thuật này là chương trình phục hồi năng lượng dễ dàng chuyển biến, hay như cô Miser. Jan Walker, người phát ngôn của Cơ quan Darpa, nói rằng trong phạm vi các kế hoạch mà Cơ quan tài trợ thì đây “không phải là một kỹ thuật công nghệ thực tế” mặc dù đang trong giai đoạn khởi đầu.
Theo Tiến sĩ Gross, một gallon dầu đậu nành sẽ sản xuất cho ra cùng một lượng dầu diesel tương tự cho dù dầu được chuyển đổi trực tiếp hoặc có qua một giai đoạn chế biến trung gian như plastic.
Ông nói rằng, vấn đề là việc tách các chất hóa học trong dầu gọi là acid béo từ dầu đậu nành hoặc từ nguồn cây trồng khác, và chế biến dầu để có được cấu trúc hóa học ở một đầu cuối phân tử giống như “cái móc”. Để rồi sau đó các phân tử dầu có thể liên kết với nhau tạo thành chuỗi dài, xây dựng thành các khối plastic. Thêm vào các liên kết chéo ở chuỗi phân tử, và plastic sẽ chuyển từ film mềm thành vật liệu rắn.
Chuyển dầu đậu nành thành thành acid béo cũng được thực hiện bởi enzyme. Men đã chuyển đổi gene thực hiện quá trình này. Jeremy Minshull, chủ tịch công ty DNA 2.0, nói rằng men được chọn vì quá trình chuyển đổi cần năng lượng, và men có thể cung cấp năng lượng khi tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Sau đó vi khuẩn E. Coli với DNA của nấm Candida Antarctica sẽ chuyển acid béo hydroxy thành polymer, một loại vật liệu có thể gia nhiệt và tạo hình để sử dụng. Và sau khi plastic được sử dụng để bao gói chứa đựng hàng hóa thì có thể cắt thành mảnh nhỏ và phân hủy hóa học thành nhiên liệu diesel.
Ông Minshull nói rằng thách thức hiện nay liên quan đến enzyme chuyển plastic thành nhiên liệu lỏng, để chỉ cần dùng một lượng nhỏ enzyme mà thôi. Điều này khiến chi phí sản xuất giảm và giảm lượng enzyme còn sót sau quá trình chế biến rơi vào động cơ diesel.
Trong khi dầu diesel được sản xuất thương mại ở Mỹ, thì khả năng cạnh tranh với nhiên liệu diesel là không thể nếu không được chính phủ trợ cấp. Nhưng nếu giá dầu vẫn trên đà tăng cao, hay nếu chính phủ đánh thuế vào lượng khí thải carbon, thì việc sản xuất diesel sinh học từ plastic sinh học có thể được chính phủ tài trợ. Sử dụng thực vật sản xuất plastic hay nhiên liệu sẽ loại trừ nhiều khí thải carbon vì vụ mùa trồng trọt thực vật cho năm tiếp theo sẽ hấp thu bớt carbon từ không khí.
Quỳnh Thi (theo The New York Times)hoahocvietnam.com
Sản xuất Nylon từ nông nghiệp
Nylon - loại sợi tổng hợp chiếm vị trí thứ hai trên thế giới đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng để sản xuất Nylon đã kéo theo nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường! Vấn đề đặt ra là tìm được phương pháp mới sạch sẽ hơn để sản xuất Nylon ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Axit Adipic là một trong những mục tiêu nhắm tới vì nó là nguyên liệu chính của Nylon.
Bởi vậy, các nhà hoá học đã giành cho nó sự quan tâm đặc biệt, tại một phòng thí nghiệm đã được sản xuất nylon từ loại đường phong phú nhất trong tự nhiên: D- glucoza. Hai nhà hoá học Karen Draths và John thuộc trường đại học Purdue bang Indiana, Mỹ, hi vọng rằng phương pháp này sẽ được triển khai để thay thế các quy trình gây ô nhiễm vừa tốn năng lượng đang dùng để sản xuất Axit Adipic. Phương pháp truyền thống ra đời cách đây gần một thế kỉ và đến nay vẫn áp dụng đi từ benzen, một hoá chất gây ung thư lấy từ nguồn nguyên liệu hóa thạch không tái sinh là dầu mỏ.
Việc chuyển hoá benzen thành Axit Adipic đòi hỏi nhiệt độ cao và áp suất cao. Khâu cuối cùng của quá trình nhiều giai đoạn có sự tham gia của Axit Nitric tạo ra khí nhà kính Nitơ oxit (N2O). Trong bảng xếp hạng về ô nhiễm N2O trong khí quyển thì ngành sản xuất Axit Adipic chiếm tới 10%.
Nhưng D- glucoza ở đâu ra? Thật đơn giản, dễ kiếm và nhiều vô kể. Đó là các phế liệu nông nghiệp dưới dạng Xenluloza. Hai nhà khoa học vừa nói trên đã chỉ ra một con đường mới dùng Enzym để chuyển hoá D- glucoza thành Axit Muconic. Chất này sẽ phản ứng với Hydro để tạo thành Axit Adipic. Để chuyển hóa D-glucoza thành Axit Muconic, Draths và John đã kết hợp hai xúc tác sinh học phỏng theo cả quá trình của thiên nhiên.
Quá trình thứ nhất: biến D- glucoza thành các axit amin như Phenialamin,Tiroxin và Tritophan(cả ba đều chứa vòng benzen). Một tác động tự nhiên dẫn dắt các axit amin này qua hợp chất trung gian là axit 3- Dehidro- Sikimic (DHS), hai nhà bác học này coi phân tử trên là chìa khóa để tạo ra Axit Adipic.
Họ thấy rằng có thể tăng hiệu suất của DHS đến cực đại bằng cách dùng thể đột biến di truyền của vi khuẩn E. Coli kí hiệu bằng mã số AB2834. Ngoài ra còn có các enzym khác nữa được Draths và John huy động để chuyển hoá DHS thành Axit Muconic. Hiệu suất của axit này tính theo D-glucoza là 30%.
Giai đoạn cuối cùng là một quá trình hóa học thuần túy, axit Muconic chuyển thành Axit Adipic bằng cách hydro hoá xúc tác trên Platin.
Các nhà phát minh cho rằng triển khai quy trình này trên quy mô công nghiệp là không phải dễ dàng. Song thuận lợi lớn đối với công nghiệp là quy trình diễn ra ở nhiệt độ và áp suất thường. Việc sản xuất Nylon từ nguyên liệu sinh học đã mở ra phương pháp mới bảo vệ môi trường để Nylon giảm đi danh tiếng là “kẻ gây ô nhiễm” và mãi là vị trí thứ nhất trong thế giới sợi tổng hợp.
Vũ Công Phong(Biên soạn)hoahocvietnam.com
PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠI
Trước tiên, chúng ta có thể hiểu ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. Hoặc một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hoặc điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).
Dạng ăn mòn kim loại phổ biến nhất là gỉ sắt. Gỉ sắt (có thành phần Fe2O3.nH2O) không bền và xốp nên không bảo vệ được sắt khỏi bị ăn mòn. Hằng năm khoảng 10% kim loại khai thác được bị ăn mòn, không sử dụng được. Có thể chống sự ăn mòn kim loại bằng cách sơn, tráng men, tạo màng bảo vệ, mạ một lớp kim loại khó bị ăn mòn như crom, niken hoặc bằng cách sử dụng protectơ.Phân loại1. Theo cơ chế của quá trình ăn mòn. - Ăn mòn hoá học : là quá trình ăn mòn do tác dụng hoá học giữa kim loại với môi trường . - Ăn mòn điện hoá: là quá trình ăn mòn do tác dụng điện hoá học giữa kim loại với môi trường; phản ứng điện hóa xảy ra trên 2 vùng khác nhau của bề mặt kim loại: vùng anốt và vùng catốt. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào điện thế điện cực của kim loại, môi trường ăn mòn, nhiệt độ …2. Theo điều kiện của quá trình ăn mòn. - Ăn mòn khí : ăn mòn kim loại trong khí thường xảy ra ở nhiệt độ cao. - Ăn mòn khí quyển : ăn mòn kim loại trong khí quyển tự nhiên. - Ăn mòn trong chất điện giải : ăn mòn kim loại xảy ra trong chất lỏng dẫn điện. - Ăn mòn trong đất. - Ăn mòn do dòng điện ngoài: ăn mòn điện hoá do tác dụng của dòng điện 1 chiều bên ngoài. - Ăn mòn tiếp xúc: là dạng ăn mòn điện hoá gây ra do kim loại có điện thế khác nhau tiếp xúc với nhau. - Ăn mòn do ứng suất: là dạng ăn mòn do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và ứng suất cơ học. - Ăn mòn do sinh vật: trong một số môi trường do một số vi sinh vật hoạt động tiết ra những chất làm tăng quá trình ăn mòn.3. Theo đặc trưng của dạng ăn mòn. * Ăn mòn toàn bộ: trên toàn bộ bề mặt kim loại bị ăn mòn. - Ăn mòn đều: tốc độ ăn mòn trên bề mặt kim loại như nhau. - Ăn mòn không đều: tốc độ ăn mòn không đều nhau trên bề mặt kim loại. - Ăn mòn chọn lựa: chỉ phá huỷ một pha nào đó trong cấu trúc hợp kim, hay một cấu tử nào đó của hợp kim. * Ăn mòn cục bộ: chỉ một vài phần trên bề mặt kim loại bị ăn mòn. - Ăn mòn vết: tạo thành những vết dài trên bề mặt kim loại. - Ăn mòn hố: ăn mòn tạo thành hố có chỗ sâu, chỗ nông. - Ăn mòn điểm: ăn mòn ở dạng điểm khác nhau đường kính là 0,1 – 1,2 mm . - Ăn mòn dưới bề mặt: ăn mòn ban đầu trên bề mặt nhưng dần dần ưu tiên dưới bề mặt. - Ăn mòn giữa các tinh thể: ăn mòn này rất nguy hiểm vì không thay đổi dạng bề mặt bên ngoài, nhưng làm giảm nhanh độ bền và độ dẻo của kim loại. - Ăn mòn nứt: khi tác động đồng thời hai nhân tố là ăn mòn và cơ học. Kim loại không những nứt ở giữa các giới hạn hạt mà còn xuyên qua tinh thể.
Ngọc Hiệphoahocvietnam.com
CÔNG NGHỆ ENECO CUNG CẤP GIẢI PHÁP
HOÀN HẢO CHO PIN NÓNG QUÁ MỨC
Tháng 9 năm 2006 vừa qua với sự thu hồi của hàng triệu pin của Sony, Appple, Dell... đã đưa ra phương pháp tiết
kiệm năng lương của Eneco. Sản phẩm Chip nhiệt của Eneco, là một kiểu chất bán dẫn mới, giải quyết vấn đề hiện hữu của việc nóng quá mức, thêm vào đó sẽ cung cấp công suất hiệu quả hơn và rẻ hơn nhiều do tuổi thọ cao hơn, cho phép máy tính xách tay sử dụng lâu hơn nhiều giờ và nạp điện lại gần như tức thời.
Những báo cáo rộng rãi rằng những nguồn pin mà có sự nhiễm bẩn hạt kim loại trong suốt quá trình sản xuất. Điều này tạo ra một đốm nóng cục bộ mà có thể dẫn đến một hiệu ứng lan truyền và có thể bắt lửa từ nhiệt đuợc phát sinh , mà lần lượt đốt nóng vùng xung quanh nó trong pin máy tính xách tay. Kĩ thuật Eneco là kĩ thuật thông minh, hệ thống dựa trên chip nhiệt mà nhiệt nội tại được truyền sang điện năng.
Chip nhiệt có những đặc trưng :
Năng lượng gấp 5 lần những pin Ion-lithi hiện thời.
Trọng lượng và kích thước phù hợp với máy tính xách tay.
Công nghệ bán dẫn, hiệu quả cao, tuổi thọ cao và phí bảo trì thấp.
Tiết kiệm nhiệt và điện.
Có thế dùng cho những ứng dụng từ nhỏ đến lớn hơn.
T.V
hoahocvietnam.com
THÀNH CÔNG TRONG VIỆC LIÊN KẾT CÁC PHÂN TỬ
Để 2 phân tử nối với nhau bằng mối liên kết cơ học chặt chẽ mà không nối với nhau bằng mối liên kết hóa học là 1 thách thức lớn đối với khoa học. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu Anh và Mỹ đã triển khai một nhóm phân tử mới gồm các phân tử liên kết chặt chẽ lẫn nhau và đã tạo ra một phiên bản điển hình đầu tiên. Các nhà nghiên cứu đặt tên cho hợp chất mới này là “chuỗi alkan” - “suitanes”, dựa trên việc các chất có cấu tạo phần phía trên giống nhau với 2 mối liên kết hoặc nhiều hơn, phần phía trên của hợp chất này này liên kết với nhau và trở thành một khối phân tử “tương hợp”.
Biết được số nhánh chính thông qua số nhánh liên kết trong hợp chất đó: 1 chuỗi alkan có 2 nhánh, 1 chuỗi alkan có thể có 3 nhánh nhánh, và 1 chuỗi alkan có thể tới 4 nhánh. J. Fraser Stoddart, người tiên phong trong lĩnh vực hóa học hợp phân tử, giải thích: 1 chuỗi alkan giống như 1 con búp bê mặc quần yếm liền gồm 5 bộ phận liên kết: 2 chân, 2 tay và 1 cái đầu.
Một nhóm nghiên cứu do Stoddart dẫn đầu (Đại học California, Los Angeles) và David J. Williams (Imperial College, London) đã tổng hợp thành công một đại diện tiêu biểu đơn giản nhất của loại hợp chất này: 1 chuỗi alkane. Đầu tiên, họ sử dụng máy vi tính giả vờ tấn công vào phân tử. Bên trong phân tử – phần “cơ thể” – sẽ trở nên hơi cứng và có hình chữ nhật ; chuỗi phân tử từ nhiều hợp chất này phải gồm các phân tử linh động có thể lắp ráp chung quanh phần “cơ thể”. Giống như 1 bộ quần áo được may khéo léo, tất cả các hợp chất riêng biệt đó phải liên kết hoàn hảo với nhau về cấu tạo hình dáng, kích cỡ và nhóm chức.
Đầu tiên các nhà nghiên cứu tạo ra 1 khung phân tử cứng, thẳng: 1 vòng thơm ở trung tâm gắn với 2 “bờ vai” căng phồng (hệ thống chuỗi anthracene), mỗi “bờ vai” lần lượt nối với “cánh tay” phân tử. Tiếp theo, phân tử được lắp ráp vào chuỗi alkan. Cuối cùng, sắp xếp từng phân tử lại với nhau và “khâu vá” để nối chúng: trong quá trình phân tử tự sắp xếp, 2 phân tử vòng benzen lớn (hay phân tử ete hình 5 cạnh) gắn vào phân tử như nối tay áo vào “cánh tay” vậy. Phần thân trên, cánh tay, và tay áo phân tử có các liên kết hóa học để hỗ trợ giữ chặt tay áo phân tử. Bước kế tiếp, thêm vào 1 phân tử khác nhỏ hơn (vòng thơm). Mỗi phân tử này chứa 2 nhóm nguyên tử (nhóm amino), và được xếp đặt vị trí liên kết phù hợp toàn phân tử với nhau; mỗi phân tử này được thiết kế để tiến vào lực liên kết phân tử với nhau và liên kết với 1 điểm trên mỗi cánh tay áo phân tử. Ở bước cuối cùng, thành lập mối liên kết hóa học ở 4 điểm tiếp xúc này; do đó vòng thơm nối 2 cánh tay phân tử với 1 phân tử đơn cấu tạo cồng kềnh, phân tử cồng kềnh này hoàn toàn gắn chặt với phần trên của phân tử đó mà không nối bằng liên kết hóa học.
Stoddart nói: “Khám phá cách nối 1 phân tử với 1 phân tử khác là bước đầu để xây dựng tạo nên những hệ thống nhân tạo như đến tế bào sống.”
Quỳnh Thi dịch (Theo Chemie)
hoahocvietnam.com
Chì với sức khỏe con người
Chì (Pb) là kim loại mềm xếp thứ 82 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và được con người phát hiện và sử dụng cách đây khoảng 6.000 năm, do đó có nhiều ứng dụng trong đời sống sinh hoạt.
Nhiều hợp chất của Chì được sử dụng tạo ra các màu đẹp dùng để pha sơn, chất màu trong đồ gốm, nhuộm giấy mầu, trong tranh vẽ và mực in .v.v. Nhưng khi Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua con đường hô hấp, tiêu hoá, tiếp xúc qua da... Chì tích luỹ trong máu, mô, xương.v.v., trong máu 95% Chì nằm trong hồng cầu, Chì làm gián đoạn quá trình chuyển hoá axit amino-levalinic sang photpho- billinnogen làm tăng protoporphyrin tự do trong hồng cầu vì vậy dẫn đến thiếu máu. Chì phá hủy myelin của các dây thần kinh ngoại biên làm giảm sự dẫn truyền thần kinh vận động. Chì còn gây ra tổn thương thận, làm giảm chức năng gan tạm thời, gây đau khớp, đau đầu, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi, ... Trẻ em mà chì ngấm vào các mô xốp, xương làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nhất là hệ thần kinh ảnh hưởng đến trí thông minh ....
Những người dễ bị ngộ độc chì là những người tiếp xúc với chì thường xuyên như công nhân ở nhà máy sản xuất bình ắc quy, xưởng in, cây xăng hoặc có thể qua nước uống (đường ống dẫn nước bị rỉ), sống trong môi trường có bụi chì, khói xe động cơ, ăn thực phẩm đựng trong vỏ hộp có lẫn Chì ....
Một số tài liệu về nhiễm độc chì:
Một số nhà khoa học cho rằng một trong những nguyên nhân làm cho đế quốc La Mã hùng mạnh đi vào con đường tiêu vong đó là nhiễm độc Chì ! Những vua chúa quan lại thời đó do thói quen ăn uống, đặc biệt là có tập quán hòa rượu với sirô rồi ủ nhiều giờ trong các bình Chì, vô tình họ đã uống một lượng lớn chì rồi dẫn đến cái chết. Còn những người dân nhiễm độc do dùng nước trong các ống dẫn bằng chì.
Năm 1845 đoàn thám hiểm của huân tước Frakin (Anh) đi trên hai con tầu dọc theo bờ biển Bắc Mỹ, mang theo một lượng lớn lương thực và thực phẩm đủ sống đàng hoàng, cho dù có lênh đênh trên biển nhiều tháng nhưng cuối cùng cả 129 người trong đoàn đều chết mà không rõ nguyên nhân.
Mãi đến năm 1984, nhà nhân chủng học Owen Beati và cộng sự khai quật mộ của một số thủy thủ của hai con tầu trên, xét nghiệm và nhận thấy trong cơ thể họ có hàm lượng Chì rất cao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_kien_thuc_tong_hop_hoa_hoc_9141.doc