MỤC LỤC
Lời giới thiệu . . . 4
PHẦN THỨ NHẤT . . . 6
I. TÍNH ƯU VIỆT VỀ HOẠT ĐỘNG TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE
CỦA THÁI CỰC QUYỀN . . . 6
1. Rèn luyện hệ thần kinh : . . . 6
2. Hỗ trợ hoạt động của hệ thống tuần ho àn, khíquản, huyết quản v à các hệ mạch : . . . 6
3. Tăng cường sự dẻo dai của c ơ bắp, rèn luyện các khớp x ương toàn cơ thể : . . . . 6
4. Hít thở từtừ, “Khí tồn đan điền”: . . 7
II. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI TẬP THÁI CỰC QUYỀN . 7
PHẦN THỨ HAI . . . 9
I. NHỮNG YẾU LĨNH CƠ BẢN TRONG LUYỆN THÁI CỰC QUYỀN. . . . 9
II. PHƯƠNG PHÁP LUY ỆN VẬN ĐỘNG THỞ BỤNG SÂU . 13
III. NHỮNG YÊU CẦU CỦA THÁI CỰC QUYỀN ĐỐI VỚI T Ư THẾ
CỦA CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ. . 18
1. Bộ phận đầu . . . 19
a- Đầu . . . 19
b- Đỉnh . . . 19
c- Gáy . . . 20
2. Chi trên . . . 21
a- Vai . . . 21
b- Khuỷu tay. . . 22
c- Cổ tay. . . 22
d- Tay :. . . 22
e- Nắm tay :. . . 24
f- Câu . . . 24
3. Phần trên của thân người: . . 25
a- Ngực : . . . 25
b- Xương sống: . . . 25
c- Bụng : . . . 26
d- Eo . . . 27
e- Mông . . . 28
4. Chi dưới : . . . 29
a- Háng : . . . 29
b- Vùng chậu –đùi : . . . 30
c- Đầu gối : . . . 31
d- Chân :. . . 32
5. Khớp : . . . 33
IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT . 36
1. Thân pháp (phương pháp luy ện tập thân) . . 36
2. Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân) . . 38
3. Thủ pháp và nhãn pháp (Ph ương pháp luyện tay và mắt) . 39
4. Lực háng . . . 41
5. Động tác hình cung ki ểu xoáy ốc với sự vận động của khí lực b ên
trong. . . . . 43
6. Năm quy luật đối xứng hài hòa . . 45
Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới . . 45
Muốn sang trái , tr ước tiên cần qua phải . . 46
Trong khi đẩy lên là có kéo l ại. . 46
Trên -dưới, phải -trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau . 46
Giằng kéo trái ng ược, “Khúc trung cầu trực” (trong cái cong t ìm
cái thẳng) . . . 46
7. Sự kết hợp tựnhiên giữa khai hợp –hư thực với hít thở. . 47
a- Khai –hợp, hư –thực . . . 47
1) Khai và hợp là từ trong điều khiển ngo ài, từ ngoài đưa vào trong. 47
2) “Khai trung h ữu hợp, hợp trung hữu khai” . . 47
3) “Hư trung hữu thực, thực trung hữu h ư”. . 48
4) Khai –hợp, hư –thực thay đổi từ từ. . . 48
b- Sự khai –hợp, hư –thực và hô hấp . . 49
1) Sự kết hợp tự nhi ên giữa khai –hợp, hư –thực và hô hấp . 49
2) Hợp -hư , tích là lấy hơi vào; khai, th ực, phát là thở ra. 50
3) Khi đi và vung tay th ì khai, th ở ra và hợp, lấy hơi vào là một . 51
4) Toàn bộ bài thái cực quyền với các thế, về phân loại thứ tự th ì hô
hấp và động tác là một . . . 52
V. Các ví dụ về hô hấp trong thế quyền . . 54
PHẦN THỨ BA . . . 64
Phụ lục . . . . 64
I. Thiết thực dạy tốt, học tốt môn “Thái cực quyền giản hóa" . 64
II. Những bộ hình cơ bản trong “Thái cực quyền giản hóa” . 65
III. Bộ pháp liên hoàn của Thái cực quyền giản hóa . 74
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ebook Luyện võ thái cực quyền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đùi và
khớp gối điều khiển. Đùi và cánh tay phải phối hợp thống nhất, đầy là điểm
mấu chốt để thực hiện liền một mạch việc đ ưa lực từ chân lên đùi, qua cột
sống và thể hiện ra ngón tay, đồng thời cũng l à nguyên nhân khiến khớp chậu
– đùi và khớp gối linh hoạt mà giàu tính đàn hồi.
Xét về tác dụng võ thuật của đầu gối, lý luận quyền thuật có câu :”Túc lai
đề tất”, “Cận tiện gia tất”. “Tức lai đề tất” (đối ph ương đá chân tới thì mình
nâng đầu gối lên) là phép dùng đùi để phá đùi, là phép bảo vệ háng và là
phương pháp vừa tiến công vừa phỏng thủ. “Cận tiện g ia tất” (đánh gận tiện
cho việc sử dụng thêm cả đầu gối) , đầu gối hướng lên có tác dụng dùng gối
để tiến công.
Khi động tác hoàn thành, khớp gối hơi khép vào trong, trước và sau (hoặc
phải và trái) hai gối phải có mối quan hệ hô ứng, phối hợp với việc mở đáy
hông, khoép lực háng, như vậy gọi là “hợp trung hữu khai” , khiến thân dưới
chìm xuống, có lực, mà háng cũng được bảo vệ.
Khi chân trước bước ra, mũi đầu gối không được vượt quá mũi bàn chân,
để giữ thăng bằng cơ thể, cũng không nên để mũi đầu gối và cẳng chân tạo
thành đường thẳng đứng, như vậy sẽ ảnh hưởng tới tính linh hoạt của động tác
tiếp theo.
d- Chân :
Chân là gốc rễ cơ bản của bộ hình, bộ pháp (thế bước, kiểu bước). Gốc rễ
không vững chỉ cần hơi nghiêng lệch là bộ hình, bộ pháp sẽ bị rối loạn. Bộ
hình, bộ pháp trong Thái cực quyền không giống nhau, có to có nhỏ, có đ ơn
giản có phức tạp, song yêu cầu chung của nó là động tác chân phải chính xác,
linh hoạt và vững chãi, Làm cho bộ hình, bộ pháp có quy luật thì sẽ có thể
điều tiết được sự ổn định của trọng tâm toàn thân. “Thủ tiến tam phân, túc tiến
thất phân”, bước lên chiếm được thế, lùi lại tránh được đòn thì sẽ không bao
giờ thất bại, điều đó đã nói lên tầm quan tọng của động tác chân.
Trước đây, chân bước lên phải đi theo đường vòng cung, Thái cực quyền
kiểu Ngô ngày nay đã sửa lại điều này, không bước theo đường vòng cung
nữa. Đây là một sự cải cách nhằm làm cho người tập dễ thao tác, phù hợp với
người già sức yếu. Khi bước chân ra, trước tiên phải đứng vững vào một chân,
chùng đầu gối, thả lỏng khớp chậu – đùi, ổn định tọng tâm, sau đó chân kia từ
từ bước ra theo hình cung. Muốn bước sáng trái, rtước tiên eo bên phải co lại,
đồng thời khớp chậu – đùi bên phải thu vào thì chân trái bước ra sẽ linh hoạt ,
muốn bước sang phải thì ngược lại. Đây là sự vận dụng nguyên lý : muốn
sang trái, trước tiên phải về phải, muốn sang phải, trước tiên phải về trái vào
bộ pháp.
Khi hai chân luân phiên vận động, các thế diễn ra liên tục, động tác cần
phải theo hìnhc ung, luôn luôn gắn liền với lực xoáy ốc. Tay vận đ ộng thì
chân cũng tự nhiên vận động theo, vì vậy có câu “Túc tùy thủ vận” (chân vân
động theo tay).
Về mặt vũ thuật, chân vận động theo h ình cung sẽ có tác dụng lồng đùi,
móc chân, thúc gối, v.v…đồng thời cũng có tác dụng ph òng thủ phá những thế
trên của đối phương.
Phương pháp luyện đi chân theo đường cung, mũi chân ngóc lên hoặc
quặp xuống, xoay phải hay xoay trái n ày rất có lợi cho khớp và dây thần kinh
ở chân, bảo đảm và phát triển tính linh hoạt và tính mềm mại dẻo dai của các
khớp chân. Sự lên xuống, xoay rtái, quay phải của gót chân và sự ngóc lên,
quặp xuống của mũi chân liên tục đan nhau trong toàn bộ động tác, tạo nên
dáng vẻ đẹp về hình thể, không những khiến khớp cổ chân đ ược linh hoạt, mà
còn tránh được tình trạng mất cân bằng ở chân, điều này đặc biệt quan trọng
đói với người già. Qua đó có thể thấy giữa tính vũ thuật, tính thể dục, tính
nghệ thuật và tính chữa bệnh bảo về sức khỏe có thể thống nhất đ ược với nhau
(khác biệt chủ yếu là ở chỗ lượng vận động lớn hay nhỏ, động tác đ ơn giản
hay phức tạp).
Khi vận động, hướng của mũi bàn chân có quan hệ tới lượng vận động và
độ khai mở của khớp chậu – đùi, vì vậy không nên cho rằng hướng của mũi
bàn chân không quan tọng, cần phải chú ý định hướng cho mũi bàn chân trong
quá trình của mỗi thế và khi tiếp đất. Cần biết rằng động tác của các chi l à liên
quan tới nhau, ràng buộc nhau, chỉ cần không chú ý ở một bộ phận nhỏ n ào đó
cũng ảnh hưởng tới tính chính xác của toàn bộ động tác.
Động tác của chi trên Thái cực quyền là lấy cẳng tay điều khiển khuỷu, lấy
khuỷu điều khiển tay, động tác của chi d ưới là lấy cẳng chân điều khiển đầu
gối, lấy đầu gối điều khiển đùi, điểm mấu chốt của nó là ở chỗ dùng đầu ngón
tay và đầu ngón chân nhẹ nhàng điều khiển sự vận động của tay và chân, ngực
và bụng cũng phải vận động theo tay và chân, trên dưới theo nhau. Khi mũi
chân chiếu thẳng về phía trước, hướng của hai tay cũng phải chiếu về phía
trước, hướng mắt cũng phải tập trung về phía tr ước. Đây cũng là yêu cầu
“Trên dưới theo nhau”, mục đích là nhằm làm cho hướng vận động trên, dưới,
trái, phải thống nhất, tăng cường tác dụng hợp lực toàn thân.
Khi tiến lên hay lùi lại cần phải chú ý tới sự ổn định của thân, không để
xảy ra tình trạng lúc cao lúc thấp, như vậy một mặt làm cho lượng vận động tự
nhiên được tăng cường, mặt khác cũng tránh được tình trạng bước dài, bước
ngắn, giữa được cữ bước chân đã định.
5. Khớp :
Toàn bộ cơ thể người có 206 chiếc xương chúng được nối với nhau bằng
các khớp để nâng đỡ trọng lượng và thực hiện các động tác. Thái cực quyền
yêu cầu trong khi thực hiện các động tác phải dùng ý thức để thả lỏng các
khớp, kéo dài các sợi gân, tăng cường tình đàn hồi và tính linh hoạt của các
khớp, đồng thời yêu cầu các đốt xương phải được khớp đúng vào nhau, khiến
các khớp được trơn tru mà bền vững, trọng lượng được phân tán xuống đốt
xương một cách hợp lý nhờ đó mà tăng cường sức mạnh và sức chịu đựng,
phát huy được nhiều tác dụng trong lao động sản xuất. Trong Thái cực quyền,
khớp được rèn luyện theo phương pháp lúc lỏng, lúc chặt (thời gian thả lỏng
dài, thời gian xiết chặt ngắn).
Khi mới tập Thái cực quyền nên nghĩ nhiều tới việc thả lỏng các khớp,
trước tiên thả lỏng mấy khớp lớn như khớp vai, khớp chậu - đùi tạo điều kiện
tốt cho hoạt động của các khớp tay, khớp chậu, v.v… Việc thả lỏng x ương
sống, đặc biệt là đoạn ngực và eo vô cùng quan trọng, huyệt mệnh môn ở
xương sống đoạn eo là nơi dồn tụ trọng tâm toàn thân, là điểm then chốt điều
tiết động tác, toàn thân, 24 xương sườn ở 2 bên phải thả lỏng xuống, hợp về
phía trước, như vậy sẽ giúp cho việc “Khí trầm đa n điền” được thực hiện dễ
dàng và mạch máu quanh vùng eo được no đủ.
Ngoài ra, thả lỏng toàn thân còn có nghĩa là phải dần dần thực hiện thả
lỏng từng khớp xương. Vì trong Thái cực quyền , khi một động tác được thực
hiện thì tất cả các bộ phận đều phải được vận động, nhờ động lực liên hợp của
xương sống phần eo, tứ chi có thể tiến hành các động tác duỗi ra co vào, sang
phải sang trái, lên xuống theo đường xoáy ốc, việc giữa các đốt có sự thông
suốt đã tạo điều kiện cho việc có thể kéo d ài thân và các chi, vì vậy, thả lỏng
các khớp toàn thân là việc có thể thực hiện được. Khi nhiều chỗ các khớp đã
được thả lỏng cần được đặc biệt chú ý các đốt xương phải được khớp chuẩn
với nhau để tăng cường khả năng chịu lực. Các đốt x ương trên toàn thân phải
vừa được thả lỏng lại vừa khớp chuẩn với nhau, trước tiên phải thả lỏng cột
sống và mấy khớp hoạt động chủ yếu, như vậy các đốt trên toàn thân mới có
sự thông suốt, lực đủ mà linh hoạt. Đó chính là yêu cầu “các đốt thả lỏng và
có thể hợp lại ở bất kỳ chỗ nào”.
Khớp tứ chi còn yêu cầu không được thẳng và không trái ngược, có vậy
mới phù hợp với yêu cầu “Kĩnh dĩ khúc sức nhi hữu d ư” (dựa vào chỗ cong
mà tích thì sẽ có thừa). Chỉ có thực hiện hoàn hảo các yêu cầu : những cái cần
tĩnh đều được tĩnh, những cái cần động đều đ ược động trong tư thế như vậy và
phải chuyển đổi được nội lực theo yêu cầu “khai trung hữu hợp, hợp trung
hữu khai” thì mới có thể coi là đã luyện tới trình độ “đã vận động là các khớp
có thể quay tròn tự nhiên”, sau này khi nâng cao kỹ xảo đánh tay nó có thể
giúp ta đạt tới trình độ chỗ ào cũng là tích thế, chỗ nào cũng có thể vận lực.
Khi mỗi thế được thực hiện đúng, toàn thân nhất tề hợp lại, các khớp hợp
lại theo trục đối xứng trên dưới, trái phải, những cái cần mở đều đ ược mở,
những cái cần hợp đều được hợp. Trong quá trình vận động không ngừng lúc
mở lúc hợp, lúc hư lúc thực, dưới tác động của các cơ và gân, các khớp được
vận động tới một liều lượng phù hợp lúc thả lỏng, lúc xiết chặt và có qui luật.
Những yêu cầu trên đối với tư thế của các bộ phận cơ thể sẽ xuyên suốt
toàn bộ các động tác trong Thái cực quyền, chúng có mối li ên hệ với nhau,
ràng buộc nhau, tư thế của mỗi bộ phận nào đó không chính xác sẽ khiến cho
tư thế của các bộ phận khác sai theo, khi mới học, cần phải từng b ước luyện
tập thành thục tư thế theo một trình tự thuận, tập xong tư thế này mới chuyển
sang tư thế kia, có nghĩa là phải xây dựng được cơ sở tốt cho những tư thế cơ
bản như : tư thế của tay, chân, thân, mắt .v.v…Khi bắt đầu mỗi t ư thế phải
luyện tập đi luyện tập lại, dần dần từn g bước phối hợp chúng lại trong một
chuỗi các động tác, phải nắm được tốc độ, đường đi và phương pháp của từng
động tác, thì mới dần dần thực hiện được yêu cầu thân thẳng thoải mái, động
tác liên hoàn liên tục, trên dưới phải trái nhịp nhàng, từ lạ thành quen, từ quen
thành kỹ xảo. Đây là quá trình tât nhiên để dần dần từng bước nâng cao kỹ
thuật.
Để giúp người mới học dễ nhớ, dễ kiểm tra, tôi quy nạp những y êu cầu
của Thái cực quyền đối với tư thế của các bộ phận cơ thể thành 12 mục sau :
1. Tâm tĩnh thân thả lỏng;
2. Thân thẳng thoải mái;
3. Hư lĩnh đỉnh kình;
4. Khí trầm đan điền;
5. Hàm hung bạt bối;
6. Trầm khiên thủy cẩu;
7. Tọa uyển thư chưởng;
8. Lỏng eo co tay;
9. Xương cùng chính giữa;
10. Chùng gối lỏng hông;
11. Bước chân hư thực;
12. Trên dưới thẳng nhau.
Khi luyện tập, vừa tập vừa kiểm tra, kiểm tra rồi uốn nắn, cứ nh ư vậy các
tư thế sẽ được thực hiện chính xác. Cổ nhân th ường dậy “Công đáo tự nhiên
thành” (khi công sức bỏ ra đủ, việc sẽ thành công), không nên luyện tập một
cách bừa bãi, mà phải tuân theo yêu cầu nghiêm ngặt, tuần tự luyện tập, phát
hiện cái sai và sửa chữa uốn nắn, không ngừng tổng kết v à nâng cao, như vậy
sẽ nhất định đạt được yêu cầu.
IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT
1. Thân pháp (phương pháp luyện tập thân)
Thân pháp trong Thái cực quyền chủ yếu là “lập thân cần phải thẳng, thoải
mái, chống đỡ được hai mặt”; không được làm cho các bộ phận bị tản mạn,
phải thể hiện được sự ngay ngắn, tự nhiên, thoải mái, nghiêm túc, hòa thuận.
Khi tiến lên , lùi lại, quay phải, quay trái, động tác của tứ chi d ù thay đổi thế
nào thì từ đỉnh đầu xuống phần thân tới tận hậu môn cũng phải luôn luôn
thẳng đứng “thượng hạ nhất điều tuyến”. Lý luận về quyền thuật có nói :
“Bách hội (đỉnh đầu), trung cực (bụng d ưới), nhất trí quân thông”. Những t ư
thế thân phục về trước, ngửa về sau, nghiêng phải, ngả trái đều không đúng
yêu cầu, đều là những khuyết điểm về thân pháp, sự cân bằng tr ên dưới giữa
hai vai với hai hông, giữa hai vú với hai góc bụng, c ùng tiến cùng lùi, không
cái trước cái nào sau là điều then chốt giúp ta thực hiện “t hượng hạ tương
tùy”, “thượng hạ nhất điều tuyến” (trên dưới theo nhau, trên dưới nằm trên
một đường thẳng) trong thân pháp.
“Trung chính” trong thân pháp c ủa Thái cực quyền giống hư thẳng thân
khi tĩnh tọa. Giữ cho thân thẳng l à điều đặc biệt quan trọng đố i với người có
tuổi, thân trên phục về phía tước, đầu ngả về trước, còng lưng, làm hỏng tư thế
“Hư lĩnh đỉnh kình” là đặc trưng của người già.
Thế nhưng trong khi tập Thái cực quyền cũng có lúc duỗi lúc co, thân
cũng có lúc nghiêng ngả, có lúc độ cong của eo khá lớn, có điều những lúc đó
ta vẫn phải bảo đảm được nguyên tắc “Bách hội – Trung cực, Nhất khí quân
thông” , đó gọi là “Trung chính chi thiên” (nghiêng l ệch trong ngay thẳng).
Các động tác của thân muốn thực hiện đ ược nhẹ nhàng linh hoạt phải nhờ
vào sự vận động của phần eo, hông và ngực, khiến ta luôn luôn giữ đsc thăng
bằng toàn thân ở mọi góc độ. Điều kị nhất là để đầu và thân đổ về phía trước,
lưng gù, eo cong. Xương cùng chính gi ữa có tác dụng then chốt trong việc bảo
đảm sự “Trung chính” (ngay thẳng) của phần trên. Phải coi trọng việc giữ cho
thân thẳng, song nếu không kết hợp với việc th ực hiện “Hàm hung bạt bối” thì
phần ngực của thân trên sẽ cứng nhắc không vận động được, khi luyện tập nếu
luôn luôn lưu tâm tới việc đưa ý thức xuống bụng dưới , phần eo thả lỏng,
chìm thẳng xuống, xương chậu có lực, mạch máu quanh eo no đủ, th ì phần
dưới tự nhiên sẽ có cảm giác vững chắc, dùng ý thức để điều khiển thả lỏng
các đốt xương và các cơ ở phần lưng và phần ngực thì tự nhiên hình thành
được tư thế “Hàm hung bạt bối”, “Lỏng vai chìm chẩu” cũng có thể hỗ trợ cho
việc hình thành tư thế “Hàm hung bạt bối”. “Hàm hung bạt bối” khác với
bệnh trạng “Lưng gù ngực lép”. Khi “Hàm hung bạt bối”, cơ hoành nở rãn
xương phía dưới, tự nhiên hình thành sự hít thở sâu, có thể hỗ trợ cho việc dồn
khí xuống bụng, khiến thân trên nhẹ nhàng linh hoạt, thân dưới vững chắc, nó
khác với trạng thái trên nặng dưới nhẹ khi ưỡn ngực. Sự nở ra – co lại, nâng
lên hạ xuống của vách ngăn. Khiến c ơ hoành có lực, khoang bụng và gan cũng
vận theo quy luật lúc xiết chặt lúc thả lỏng nhờ áp lực của bụng, điều n ày có
lợi cho việc dẫn máu và thúc đẩy hoạt động của gan. Ngược lại, khoang ngực
và phổi cũng được rèn luyện , tăng cường khả năng hoạt động của phổi. Nh ư
vậy đã làm cho cơ, xương, gân ở vùng lưng – ngực được rèn luyện. “Lực dồn
vào cột sống”, “Lực phát ra từ cột sống”, đó tức l à cách nói về “Hàm hung bạt
bối” .
Ngoài ra, ta không được lý giải “Hàm hung bạt bối” theo hình thức, nếu
không sẽ dễ tạo thành tư thế gù lưng không phù hợp với nguyên tắc thân
thẳng. Cùng với sự thay đổi khai, hợp, hư, thực của động tác, cột sống cũng
hơi vận động co duổi trong trạng thái thân thẳng.
Sự kếp hợp giữa ba yêu cầu : thân thẳng thoải mái, nhẹ nhàng linh hoạt và
vững chắc trong thân pháp là đặc điểm của thân pháp trong Thái cực quyền.
Các nhà quyển thuật theo kiểu Trần và Vũ khi luyện thân pháp chủ trương
việc thay đổi tích, phát tổng lực to àn thân đòi hỏi phải “Nhất thân bị ngũ
cung” (một thân phải có năm cung). Xin giới thiệu ph ương pháp thao tác cụ
thể để những ai thích Thái cực quyền tham khảo, lựa chọn.
“Nhất thân bị ngũ cung” nghĩa là phần thân giống như một cánh cung, hai
tay là hai cánh cung, hai chân là hai cánh cung. Ng ũ cung hợp nhất, tức lực
tổng thể toàn thân, động vào là lập tực vận động linh hoạt , có thể tích lũy
cũng có thể phát lực, liên tục không ngừng.
Trong thân cung lấy phần eo làm tay cung, luôn tập trung ý thức vào huyệt
mệnh môn (trên sống lưng đoạn đối diện rốn), khi hoạt động lấy huyệt mệnh
môn làm động lực ban đầu, hai thân, hai phía thắt l ưng luôn phiên quay…
khiến cơ lưng được thả lỏng theo hình cung – thay đổi lúc hư lúc thực. Khi
mở, hít vào phát lực, lực dồn về trước, còn huyệt mệnh môn trụ ở phía sau.
Khi khép lại thở ra, huyệt mệnh môn trước tiên được kéo về phía sau. Á môn
(đốt đầu tiên của xương cổ) và xường cung là hai đầu cung, đốt đối xương
trên - dưới, điều tiết mực độ vận động, tăng c ường thể tích phát của thân cung.
Trong thủ cung lấy khuỷu tay làm cung, tập trung ý thức vào đốt chẩu, khiến
nó được thả lỏng, chìm xuống mà có định hướng. Cổ tay và xương quai sanh
là hai đầu cung, đầu cung cần phải cố định đối xứng trước sau; trong trạng
thái mềm mại linh hoạt, ta dùng phương thức “Tọa uyển” để cố định tay lại
(khớp bàn tay chìm xuống mà có lực, đốt cổ tay mềm mại mà không yếu ớt
gọi là Tọa uyển); dùng ý thức để cố định xương quai sanh, khiến nó không lắc
lư, xương quai sanh điều khiển động hướng của hai tay, cố định xương quai
sanh là tiền đề cố định hai tay.
Trong túc cung, lấy đầu gối làm tay cung, khớp xương chậu – đùi và gót
chân là hai đầu cung. Khớp gối có lực và hơi nhô về trước (không nhô quá
mũi chân), khớp chậu – đùi được thả lỏng chìm xuống, mông và gót chân
thẳng nhau, lực của mông phải được đưa xuống gót chân, ngón chân, bàn
chân, gót chân đè xuống mà lại như lật lên, lực chân và eo sẽ tự nhiên theo
nhau. “Có trên tất phải có dưới, có tước tất phải có sau, có trái tất phải có
phải”, tương phản tương thành. Như vậy khiến ta có thể thực hiện quy trình :
lực bắt đầu khởi phát từ gót chân, đ ược điều khiển ở phần eo, được thông qua
sống lưng và thể hiện ra ở ngón tay.
Năm cung hợp lại thành một cung, lấy thân cung làm chính, thủ cung, túc
cung là phụ, lấy eo làm trục, trên nối với hai tay, dưới nối với hai chân, trên
dưới theo nhau thì giữa cũng tự nhiên theo nhau.
Khi đứng ở mỗi thế, cần phải kiểm tra xem đ ã có đủ năm cung chưa, đã
hình thành thế tích phát vừa có thể trụ được 8 mặt, lại vừa có thể biến hóa ở 8
mặt hay chưa? Trụ 8 mặt có nghĩa là nói tới sự ổn định vững chắc, biến hóa 8
mặt là nói về sự sự vận động linh hoạt.
Việc hư thực toàn thân trong Thái cực quyền được thực hiện nhờ sự thay
đổi của thân, cái quyết định sự thay đổi của thân l à huyệt Mệnh môn. Khi cột
sống phần eo vận động thì toàn thân vận động theo. Nội ngoại hợp nhất m à
chủ, thứ vận rõ ràng, nhờ vậy mà các bộ phận đều có sự thông liền và phối
hợp nhịp nhàng. Huyệt Mệnh môn là then chốt của then chốt trong “thân
cung”. Khi đánh tay, “Ngũ cung hợp nhất” được biểu hiện như sau : tay vừa
ra, 5 cung đã xuất hiện đủ, động lực nguồn do cột sống phần eo cung cấp, to àn
thân có lực; khi tay vận động theo h ình cung thì lực phát theo đường thẳng,
thể tích phát thay đổi theo nhau liên hòan liên tục. Như vậy gọi là “toàn thân
đều là quyền”, “toàn thân chỗ nào cũng là thái cực”.
“Ngũ cung hợp nhất” là một quy định cụ thể trong phương pháp rèn luyện
tổng lực nội ngoại toàn thân. Khi dừng thế gọi là tĩnh, “Tĩnh trung hữu động”;
khi đổi thế gọi là động, động mà như tĩnh.
2. Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân)
Mấy tư thế cơ bản trong bộ pháp gọi là “Bộ hình”. Sự thay đổi bộ hình gọi
là “Bộ pháp”.
Yêu cầu đối với bộ pháp trong Thái cực quyền l à : thực hiện việc chuyển
hóa tiến – lùi, phân rõ hư, thực. Chân trái hư thì chân phải thực, chân trái thực
thì chân phải hư. Khi tiến lên lùi lại, phần eo cũng phải dịch chuyển theo.
Bước chân phải nhẹ nhàng linh hoạt; đặt chân phải vững, không lắc l ư run rẩy.
Bộ pháp là cơ sở để giữ thăng bằng và nâng đỡ toàn thân, động tác linh
hoạt hay chậm chạp, điều này quyết định bởi bộ pháp có chính xác hay không.
Bộ pháp trong Thái cực quyền, giống như thủ pháp, vận động hình cung
và hình tròn, tuyệt đối không được đi thẳng về thẳng, lên thẳng xuống thẳng,
động tác của chân phải được tiến hành đồng thời với động tác của tay, chỉ có
tay vận động theo chân, chân chuyển động theo tay th ì mới phù hợp với
nguyên tắc “Thượng hạ tương tùy” (trên dưới theo nhau). Khi bước ra, trước
tiên phải thu một bên hông vào, phần bụng của bên này căng đầy đè xuống
một chân, ổn định trọng tâm; sau đó chân kia từ từ bước ra theo đường vòng
cung, song khớp gối phải hơi hơi ra, bảo đảm tính linh hoạt và thế tích của
khớp gối. Phương hướng, góc độ đặt chân và sự dịch ra, thu vào khi chuyển
dịch hoặc sự quay phải sang trái của gót chân đều ph ải hiểu được cái nào là
chính, cái nào là thứ, cái nào là hư, là thực, cái nào thực hiện trước, cái nào
thực hiện sau.
Sự chuyển hóa từ hư sang thực trong bộ pháp của Thái cực quyền phải
được tiến hành dần dần, không được làm đột ngột. Phương pháp luyện để có
thể chuyển hóa dần được tiến hành như sau: luân lưu dùng một chân để nâng
đỡ trọng lượng toàn thân, hai chân được thay nhau nghỉ ngơi, nhưng vì động
tác tiến hành chậm, đều, gần như “tĩnh” , vì vậy trên thực tế, sự chống đỡ của
một chân vô cùng lớn, và lượng vận động cũng rất lớn. Những ng ười tập Thái
cực quyền lâu cơ chân đặc biệt phát triển. Song đối với những ng ười mới tập,
dù sức khỏe tốt đến mấy cũng cảm thấy không dễ d àng một chân nâng đỡ toàn
thân, vì vậy đối với những người này, nhất là những người già yếu, khi bắt
đầu không nhất thiết phân rõ bước thực, bước hư, chỉ yêu cầu bước ngắn hơn
để giảm bớt lượng vận động, sau đó căn cứ vào mức độ thành thục và điều
kiện sức khỏe mà đặt yêu cầu cao hơn, nhằm từng bước nâng cao lượng vận
động, tăng cường lực chân và sức đỡ của khớp gối.
Mặc dù phải phân rõ chân hư – chân thực, song vẫn cần phải đảm bảo “H ư
trung hữu thực”, “Thực trung hữu hư”. Chỉ có hư thực hòa quyện vào nhau thì
mới có thẻ biến hóa linh hoạt .
Khi chân tiến lên, trước tiên phải nhấc đùi lên lực tích ở đầu gối kéo gót
chân lên, mũi chân hơi chúc xuống, sau đó duỗi thẳng chân, từ từ b ước lên,
mũi bàn chân từ từ nâng lên. Gót chân tiếp đất trước, sau đó bàn chân và mũi
bàn chân tiếp đất. Toàn bàn chân áp phẳng xuống mặt đất.
Khi lùi lại, trước tiên phải nhấc đùi lên, lực tích ở đầu gối, kéo gót
chân lên, mũi bàn chân hơi chúc xuống sau đó từ từ duỗi về phía sau, mũi b àn
chân hoặc bàn chân tiếp đất trước, rồi cả bàn chân tiếp đất.
Khi “lưỡng túc khai lập”, chân sau hơi dịch về phía trước cũng đều phải
nhấc đùi trước, lực tích ở đầu gối kéo gót chân l ên, mũi chân họăc bàn chân
tiếp đất trước, sau đó gót chân mới tiếp đất. Đối với những động tác khi chân
sau bước lên nhưng không bước quá chân trước đều phải để mũi chân hoặc
bàn chân tiếp đất trước, vì khoảng cách giữa chân trước và chân sau lúc này
không lớn nên gót chân trước và gót chân sau có thể nằm trên một đường
thẳng.
Khi tiến lên hoặc lùi lại bằng những bước dài, thì chân trước và sau không
nên nằm trên một đường thẳng, mà phải lệch nhau, như vậy khi vận động hoặc
khi dừng thế mới có thế đứng vững.
Những người muốn tăng cường lượng vận động thì chi trên chi dưới cần
phải đều cần đưa lực tới, nguồn lực từ cột sống phần eo v à được đưa tới tứ
chi. Phương pháp đưa lực vào chi dưới như sau : xương hông phải được thả
chìm xuống, mạch máu quanh eo được nó đủ, mông và gót chân tạo thành
đường thẳng đứng, chùng gối mở hông. Lực ở mông phải đ ược đưa tới gót
chân, vì trọng tâm phân thân và chi trên đè xuống, khớp gối càng vững chắc
có lực, lực của hai chân dường như được cắm xuống đất; chân trước đặt xuống
đất, ngón cái có lực, chân sau đặt xuống đất, ngón út có lực, trọng tâm r ơi vào
giữa hai chân. Sự biến đổi hư thực của hai chân hoàn toàn phụ thuộc vào sự
biến đổi của háng.
Những người đã luyện tập lâu thì trong quá trình vận động vẫn luôn giữ
được thăng bằng, vững chắc cho phần d ưới ở mọi góc độ, giống cây cổ thụ
không bị lay gốc. Khi đánh tay th ì lực được bắt đầu từ gót chân, phát đi từ cột
sống, đưa ra tới ngón tay, lực phát khá lớn, khá tập trung và khá nhanh.
3. Thủ pháp và nhãn pháp (Phương pháp luyện tay và mắt)
Thủ pháp trong Thái cực quyền là cánh tay thả lỏng mềm mại, vận động
theo đường tròn và phải có cả nhu và cương, không cứng nhắc chậm chạp,
động tác đi theo đường xoáy ốc, tạo nên những đường vòng tròn, vòng cung to
nhỏ khác nhau. Các động tác ngang – dọc, thuận – ngược, lên – xuống, co –
duỗi đều phải đi theo đường vòng cung, làm cho các khớp xoay tròn như ý,
các thớ thịt và từng sợi gân đều được vận động. Thuật ngữ “Trầm khi ên thùy
chẩu” chính là yêu cầu phải thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu. “Trầm khi ên thùy
chẩu” có thể hỗ trợ cho phần ngực đ ược nở thoải mái, cột sống có lực, khí
không bềnh lên, điều này cũng có lợi cho việc tăng cường sức mạnh khi duỗi
tay – co tay. Thả lỏng khớp vai, khớp khuỷu không thể tập đ ược trong thời
gian ngắn, mà khi khi luyện tập mỗi một động tác đều phải d ùng ý thức để tập
trung thả lỏng chúng, nhất là khi chuyển đổi tư thế phải dùng ý thức để thả
lỏng và điều khiển khớp vai khớp khuỷu, chỉ có thả l ỏng khớp vai và khớp
khuỷu trước, thì động tác của cánh tay mới linh hoạt, mềm mại v à xoáy tròn
được.
Khi luyện tập phải dùng ý thức, chứ không dùng lực, khi vào thế, phải
dùng tay để điểu khiển khuỷu, lấy khuỷu điều khiển vai; tr ước khi dừng thế thì
lấy vai điều khiển khuỷu, láy khuỷu điều khiển tay, cánh tay tr ên chuyển động
theo cổ tay, cổ tay chuyển động theo bàn tay. Lý luận về Thái cực quyền có
nói : “Thượng hạ nhất điều tuyến, toàn thân lưỡng thủ chuyển” (trên dưới nằm
trên một đường thẳng, tất cả đều chuyển động theo hai tay). Những người
muốn tăng lượng vận động thì chi trên, chi dưới đều phải đưa được lực vào.
Nguồn lực từ cột sống phần eo và được đưa tới tứ chi. Cần phải dùng ý thức
đưa lực vào toàn bộ cánh tay, còn điểm nhận lực thì thay đổi theo sự thay đổi
động tác, “Trầm khiên thùy chẩu” thì nội lực được đưa đủ. Không được đưa
lực tới hai vai, hai vai được thả lỏng thỏa đáng th ì động tác của cánh tay mới
linh hoạt, đồng thời cũng có lợi cho việc “Trầm khí”. Nội lực đ ược thu về
sống lưng, đưa xuống vùng eo, đó là từ trên xuống dưới, gọi là hợp. Nội lực từ
vùng eo đưa lên sống lưng, dàn ra hai tay, dẫn tới các ngón tay, đó là từ từ đưa
lên trên, gọi là khai. Các bước luyện tập công phu được tiến hành như sau :
trước tiên phải thả lỏng, rồi từ trạng thái thả lỏng nhập nhu (bắt đầu bằng động
tác mềm mại uyển chuyển), tích nhu thành cương, từ cương trở lại nhu cứ như
vậy cho tới khi không là nhu cũng không là cương, là nhu mà cũng là cương.
Luyện phưong pháp đưa lực tới đó là đặ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luyện võ thái cực quyền.pdf