Search Queries.
Ở phần này cung cấp cho các bạn thông tin những từ khóa mà người sử dụng
dùng để tìm kiếm website của bạn, xin lưu ý là kết quả này chỉ là một phần để
các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn dùng Google Analytics để so sánh với
google webmaster tool thì sẽ thấy kết quả trả về là khác nhau. Những từ khóa
được liệt kê ở đây, có nghĩa là những từ khóa mà website của bạn đã được tối
ưu hóa để hiển thị nó ở mức tốt nhất chứ không có nghĩa là những từ khóa khác
không phải là từ khóa tiềm năng của bạn. Do đó, bạn có thể sử dụng công cụ
này để tìm hiểu xem việc từ khóa bạn chọn đã được tối ưu hóa tốt hay chưa
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ebook Sử dụng Google webmaster tool, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 1
GOOGLE
WEBMASTER TOOL
EBOOK
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 2
Bạn mới bước vào nghề SEO . Đang có
vứng mắc về các sử dụng google
webmaster tool ?
Ebook này ra đời với mong muốn
giúp các bạn phần nào làm chủ
được google webmaster tool
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 3
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết trên
website của cùng tác giả
Nghề làm SEO cơ hội và thử thách
SEO và những thuật ngữ hay dùng ( Phần 1)
Cách chọn keyword để SEO hiệu quả ( Phần 1 )
Cách tạo sitemap
Hướng dẫn seo trên google news
Google penalty và những điều cần tránh.
Phân tích đối thủ cạnh tranh ( Phần 1 )
Công thức tính Page Rank
Link Juice là gì ?
SEO căn bản toàn tập
Phương pháp xây dựng backlink : link Pyramid và link wheel
Tạo backlink từ domain edu
Hướng dẫn tạo file robots.txt
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 4
Khi bước mới bước chân vào thế giới SEO một trong những cái mình tìm hiểu đầu tiên
đó là google webmaster tool . Chính vì điều nay nên mình sẽ viết một tài liệu để hướng
dẫn các bạn newbie mới vào bước chân vào nghề có tài liệu để tham khảo thêm về google
webmaster . Nào chúng ta bắt đầu nhé các bạn
1. Tạo tài khoản google webmaster
Việc đầu tiên là bạn phải đăng kí một tài khoản của google.
Sau đó các bạn đăng nhập vào tài khoản
Sao đó tiến hành add website của bạn vào
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 5
Các bạn kích vào add site để quản lý website của bạn. Sau khi add website thì google
sẽ bắt các bạn xác nhận tài khoản bằng cách copy 1 đoạn code HTLM lên host và sau đó
bạn kích xác nhận tài khoản.
Như vậy là xong phần đăng kí rồi. Các bạn vào bảng điều khiển ( Dashbroad ) thì sẽ thấy:
Site Configuration
Your site on the web
Chức năng diagnostics
Metrics
Chức năng Labs
Chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiều từng chức năng này.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 6
2. Site Configuration
Trong Site Configuration có 5 chức năng bạn cần chú ý như sau :
A. Sitemap
Sitemaps có tác dụng điều hướng của nó đối với các spider khi nó truy cập website.
Chắc hẳn các bạn đã biết tạo file sitemap.xml cho website của mình. Nhưng trong google
webmaster thì chức năng sitemaps lại khác. Nó không tạo sitemaps cho website của bạn.
Mà nó có chức năng là add sitemaps đã có của bạn để cho spider nhanh chóng crawl
webiste của bạn. Các bạn làm seo chú ý khi thay đổi cấu trúc hay nội dung của website
thì nên update file sitemaps.xml rồi add lên google webmaster. Làm như vậy website của
bạn sẽ được google nhanh chóng crawl và index.
Sitemap
Crawler access.
Sitelinks
Change of address
Setting
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 7
B. Crawler access.
Crawler access sẽ giúp bạn chỉnh sửa quyền cập của các spider truy cập vào website
của bạn. Bạn có thể tìm thấy file robots.txt cuối cùng mà spider đọc được trên trang web
của mình tại đây, ngoài ra Google Webmaster Tools còn cung cấp cho bạn một công cụ
tạo file robots.txt . Ngoài ra, với công cụ này, bạn cũng có thể gỡ bỏ các URL đã được
spider index khỏi các trang tìm kiếm nếu các trang đó có những thông tin mà bạn không
mong muốn người dùng tìm thấy. Tuy nhiên, việc gỡ bỏ một URL có thể tốn thời gian
lên đến 90 ngày tùy vào tốc độ cập nhật của Google. Chính vì điều này các bạn có thể sử
dụng robots.txt sẽ tốt hơn là gỡ bỏ URL không mong muốn đó.
C. Sitelinks.
Có lẽ đây sẽ là tính năng ít khi bạn dùng tới. Mình sẽ nói qua và không đi sâu vào phân
tích chức năng này. Google sitelinks là tập hợp các liên kết xuất hiện phía dưới địa chỉ
trang trong kết quả tìm kiếm. Những đường liên kết phụ này trỏ tới các thành phần chính
của trang Web đó. Nó được lựa chọn tự động bởi thuật toán của Google. Sitelinks chỉ
hiện thị cho các từ khóa tìm kiếm chung nhất.
D. Change of address
Tính năng này cho phép bạn dễ dàng thay đổi các kết quả tìm kiếm sang một site mới
nếu bạn muốn đổi domain của mình. Việc này giúp bạn duy trì các kết quả tìm kiếm cũ
trên trang tìm kiếm đồng thời giữ được Page Rank. Tuy nhiên, không phải tất cả đều
được giữ nguyên như nguyên mẫu ban đầu, điều này phụ thuộc vào cách mà bạn thực
hiện đựa trên những hướng dẫn được Webmaster Tools đưa ra.
E. Setting
Geographic target
Nếu website của bạn hướng đến một đối tượng cụ thể về mặt địa lý bạn có thể tùy
chỉnh đến quốc gia đó. Nếu tên miền của bạn có dạng .com/.net… nhưng bạn lại
muốn hướng đến một quốc gia cụ thể nào đó thì hãy chọn nó. Nếu không cứ để
nguyên.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 8
Rreferred domain
Chúng ta đã biết về sự khác nhau của tên miền có www và không có www (non-
www) và có xu hướng lựa chọn một tên miền để thực hiện website. Nhưng thật
không may là có đôi lúc bạn quên rằng giữa chúng có sự khác nhau nên trong
website đôi lúc có sự lẫn lộn giữa các URL có www và non-www. Bằng cách lựa
chọn loại tên tên nào làm tên miền chính. Bạn sẽ giúp Google biết được tên miền
nào là tên miền chủ đạo trên website và các kết quả trên công cụ tìm kiếm có thể
được tùy chỉnh lại theo sở thích của bạn.
Crawl Rate
Ở chức năng này bạn có thể điều chỉnh lại tỉ lệ và tốc độ thu thập dũ liệu tùy
thuộc vào tình trạng website của mình. Chúng ta đều công nhận rằng không phải
website nào cũng được sở hữu một server chạy độc lập và một nguồn tài nguyên
băng thông dồi dào. Việc cho các spider truy cập website có thể ngốn một nguồn
tài nguyên không nhỏ của website khiến cho website của bạn bị hết banwidth hoặc
bị treo giữa chừng.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 9
3. Your site on the web.
A. Search Queries.
Ở phần này cung cấp cho các bạn thông tin những từ khóa mà người sử dụng
dùng để tìm kiếm website của bạn, xin lưu ý là kết quả này chỉ là một phần để
các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn dùng Google Analytics để so sánh với
google webmaster tool thì sẽ thấy kết quả trả về là khác nhau. Những từ khóa
được liệt kê ở đây, có nghĩa là những từ khóa mà website của bạn đã được tối
ưu hóa để hiển thị nó ở mức tốt nhất chứ không có nghĩa là những từ khóa khác
không phải là từ khóa tiềm năng của bạn. Do đó, bạn có thể sử dụng công cụ
này để tìm hiểu xem việc từ khóa bạn chọn đã được tối ưu hóa tốt hay chưa.
-Cột Impression cho bạn biết số lần người dùng tìm kiếm có thể tìm thấy kết quả
từ website của bạn trên công cụ tìm kiếm.
- Cột Clicks cho bạn biết số lần người dùng nhấp vào trang web của bạn từ công
cụ tìm kiếm.
- Cột CTR là tỉ lệ lần hiển thị so với số lượng Click.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 10
B. Links to your site.
Trong phần này các bạn có thể biết được lượng backlink và số lượng domain trỏ tới
webisite của bạn. Không chỉ giúp bạn xác định số backlinks hiện có của website bạn,
công cụ này còn cho bạn biết được số lượng liên kết cụ thể của từng trang. Tiếc một chút
vì Google không cho bạn biết những backlinks này có liên hệ với PageRank của website
hay không nhưng dù sao cũng thật tuyệt vời vì bạn xác định được chính xác backlinks
của mình.
C. Keywords.
Trang này liệt kê tất cả các từ khóa được bạn sử dụng thường xuyên trên toàn bộ
trang web, những từ khóa này được trình bày cùng với tỉ lệ nó xuất hiện trên website
bao gồm cả những từ ngữ thông dụng như “của”, “và”, “nhưng”… Thông tin này cho
biết những từ nào thường xuyên xuất hiện trên website của bạn.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 11
Nếu từ khóa mục tiêu của bạn không có ở những vị trí xuất hiện nhiều nhất (nghĩa là
những vị trí đầu tiên trong bản danh sách) bạn nên dành thời gian để tối ưu hóa những từ
khóa này đồng thời bổ sung nội dung hơn nữa và chú ý đưa những keyword này xuất hiện
thường xuyên hơn. Việc chúng xuất hiện ở bảng danh sách này có ý nghĩa rất lớn trong
kế hoạch SEO.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 12
D. Internal Links.
Internal Link là một trong những yếu tố seo onpage khá quan trọng. Tính năng này
tương tự tính năng Links to your site. Tuy nhiên, thay vì hiển thị các liên kết từ các
website khác đến website bạn nó hiển thị các liên kết trong trang web của bạn. Đây là
danh sách các liên kết chéo giữa các trang trong website.
Đây là một nguồn dữ liệu quan trọng giúp bạn phân tích và đánh giá các liên kết chéo
trong trang và cấu trúc nội bộ của trang. Bởi tính chất quan trọng của trang, những trang
quan trọng bạn nên giành cho nó một số lượng liên kết nhiều hơn những trang khác và
giảm dần đối với những trang ít quan trọng.
E. Subscriber stats.
Phần này giúp bạn xem nhanh các RSS của trang mình và số lượng người dùng đăng ký
sử dụng RSS của bạn qua Google. Bạn có thể thêm một tùy chọn submit trang này như
một Sitemap
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 13
4. Metrics
A. Search Impact
Tính năng này cho bạn thấy những trang Pages nào nhận được Impression cao nhất với
ảnh hưởng từ Google +1 Button, nó còn cho bạn thấy Google +1 Buton ảnh hưởng như
thế nào đến tỉ lệ click chuột (CTR). Lúc này, bạn có thể so sánh tỉ lệ click chuột ứng với
riêng Google +1 Button và tỉ lệ click chuột chung cho toàn Impression. Đồng thời đó bạn
cũng có thể so sánh lượng traffic từ Google +1 so với tất cả lượng traffic từ nhiều nguồn
khác nhau.
B. Activity
Activity giúp bạn biết “Bao nhiêu click chuột vào Google +1 Button trên Website của
bạn” với những tùy chọn vào khoảng thời gian bạn muốn quan sát. Ngoài ra nó còn cho
bạn biết thêm về số lần người dùng đã click Google +1 Button thông qua kết quả tìm
kiếm hoặc từ quảng cáo.
C. Audience
Audience hiện thông tin về người dùng đã click vào nút Button +1 Google. Bao gồm
những số liệu như : Bao nhiêu người click, họ đến từ đâu, độ tuổi và giới tính của họ.
Chú ý rằng tất cả thông tin được chia sẻ đều dưới dạng anonymous (ẩn danh), Google sẽ
không chia sẻ những thông tin quá cá nhân của từng người dùng khi họ click Google +1
Button.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 14
Google sẽ không hiển thị độ tuổi, giới tính và vùng địa lý của người dùng, một khi số
lượng người dùng click Button +1 Google chưa đạt đến mức tối thiểu mà họ cho phép.
Nhưng bạn yên tâm nếu Website hay Blog của mình có lượng traffic lớn, bạn sẽ nhanh
chóng được cung cấp những số liệu về thông tin cá nhân trên Webmaster Tool thôi.
5. Chức năng diagnostics
A. Malware
Mailware có thể hiểu là một phần mềm hoặc một đoạn mã lập trình nào đó gây hại cho
máy tính người dùng được tìm thấy trên website bạn. Có thể, việc các phần mềm độc hại
này được đính kèm theo trang web khi tải xuống không phải là chủ ý của bạn nhưng
không phải là không có. Trường hợp thường xảy ra nhất là khi server chứa website của
bạn bị virus hay chính website của bạn bị hacker chiếm quyền điều khiển và thêm vào
trên trang bạn một số phần mềm độc hại nào đó. Ảnh hưởng của việc này có thể làm
website của bạn mất vị trí trên công cụ tìm kiếm cũng như thay vì truy cập vào website
người dùng sẽ nhận được một thông báo có phần mềm gây hại.
Để tránh được điều này thì các bạn chú khi upload dữ liệu lên host thì cần quét virust
trước nhé. Cẩn thận vẫn hơn.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 15
B. Crawl stats
Crawl stats cho bạn biết thông tin về viêc truy nhập dữ liệu của các spider thông qua 3
biểu đồ. Số dữ liệu được thu thập hàng ngày và thời gian spider tiêu tốn để download
page của bạn. Thông tin được đánh giá dựa trên 3 tiêu chuẩn : cao – trung bình – thấp.
Dựa vào dữ liệu này các bạn tối ưu hóa website của mình để spider có thể crawl website
của bạn nhanh hơn.
C. Fetch as Googlebot
Việc sử dụng công cụ này khá đơn giản, bạn chỉ việc dán URL muốn kiểm tra, thường
chỉ cần vài giây là Googlebot có thể cho bạn kết quả ngay.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 16
D. HTML suggestions
Đây là một trong phần cung cấp cho bạn những thông tin khá hữu ích giúp bạn seo
onpage tốt hơn. Tính năng này được chia làm 3 phần: trùng tag mô tả (description tag),
trùng tag title (title tag) và những trang nào spider không thể thu thập được nội dung
trang.
Meta description : Cung cấp các báo lỗi liên quan đến Meta description bao gồm 3 loại
lỗi: mô tả trùng, mô tả quá dài và mô tả quá ngắn. Phần bên phải cung cấp cho bạn số
lượng lỗi tìm thấy. Nhấp vào số lượng bạn sẽ được liệt kê lỗi và nhấp thêm một lần nữa
vào lỗi bạn sẽ được liệt kê các trang liên quan đến lỗi.
Title tag : cung cấp cho bạn các loại lỗi như thiếu tiêu đề, trùng tiêu đề, tiêu đề quá dài
hoặc quá ngắn và các tiêu đề không có nhiều thông tin cho các spider. Một vài ý kiến cho
rằng tiêu đề không còn là phần quan trọng trong SEO nhưng mình nghĩ lúc nào nó cũng
quan trọng và rất có giá trị đối với website cũng như giúp người dùng xác định thông tin
trước khi truy cập do đó không có lý do nào nghĩ rằng nó không quan trọng cả. Nếu mục
này bạn có lỗi, hãy chỉnh sửa nó ngay khi có thể.
Non-indexable content : các nội dung không được Index
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 17
6. Chức năng Labs
A. Instant Previews
Chức năng này cho phép xem trước hình ảnh trang web trước khi vào trang và không
cần phải click vào kết quả từ trang tìm kiếm. Đây cũng chính là bước đột phá mới nhất
củaGoogle so với Yahoo - Bing. Phần này cũng khá hay mình sẽ viết một bài riêng để
giới thiệu tới các bạn chức năng này. Mời các bạn đọc ở đây google instant previews .
B. Site performance
Hiện này tốc độ load website là một trong những thước đo quan trọng đối với kết quả
tìm kiếm Google đã công nhận điều này. Với một biểu đồ khá đẹp, bạn có thể thấy sự
đánh giá của Google đối với tốc độ tải trang của bạn trong nhiều tháng. Bạn có thể sử
dụng công cụ này để tìm hiểu và tối ưu hóa tốc độ tải trang của mình dần dần thông qua
việc theo dõi.
September 20, 2011
| Blog SEO – Chia sẻ kiến thức SEO – Ebook Seo Free 18
Các bạn có thể tham khảo thêm cái ebook free khác của
Google sandbox Seo on Page
Với mong muốn chia sẻ kiến thức về SEO. Chúng tôi đang nỗ lực để
hoàn thành một khóa học seo free cho các seo newbie. Rất mong sự góp
ý của các bạn.
Facebook của SEOtopVn với các bài viết về tin tức SEO thảo
luận SEO, xu hướng SEO cũng như những cập nhật
về thuật toán trong
SEO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ebook_su_dung_google_webmaster_tool.pdf