Gia công vật liệu và dụng cụ công nghiệp - Báo cáo thực tập kỹ thuật tại Công ty cổ phần khoa học và công nghệ Bktec

Phần 1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬP tr

Phần 2: NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CÁ NHÂN tr

1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của khuôn ép nhựa sử dụng trên máy ép .tr

1.1 Cấu tạo và công dụng các bộ phận trong bộ khuôn tr

1.2 Nguyên lý làm việc .tr

1.3 Sản phẩm sau quá trình ép trên khuôn .tr

2. Tìm hiểu về máy ép nhựa TOYO plastar Si-50 mình vận hành trong thời gian thực tập: .tr

2.1 Cấu tạo: .tr

2.2 Thao tác vận hành và nguyên lý làm việc .tr

 

docx20 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Gia công vật liệu và dụng cụ công nghiệp - Báo cáo thực tập kỹ thuật tại Công ty cổ phần khoa học và công nghệ Bktec, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CƠ KHÍ BỘ MÔN GIA CÔNG VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP ---------------------------- BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT CÔNG TY CỔ PHẦN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BKTEC GVHD: TS. Trần Xuân Thái SVTH: Nguyễn Quang Kim – mssv: 20171473 – ck05.k62 LỜI NÓI ĐẦU Để củng cố kiến thức đã được học, đồng thời mang lại cho sinh viên những cái nhìn thực tế, những trải nghiệm chân thực, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức đợt thực tập kỹ thuật cho sinh viên. Khoảng thời gian thực tập là đặc biệt quan trọng đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành kỹ thuật. Vì khoa học kỹ thuật luôn được cải tiến từng ngày nên những ngày thực tập giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, kiểm nghiệm lại những kiến thức đã được học và vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn sản xuất. Được sự đồng ý của Bộ môn Gia công vật liệu và Dụng cụ công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, em đã được nhân vào thực tập tại Công ty cổ phần khoa học và công nghệ BKTEC. Công ty là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo khuôn mẫu và gia công sản phẩm nhựa Trong khoảng thời gian thực tập em đã học hỏi được rất nhiều, được làm việc dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Xuân Thái và công nhân trong ty. Khoảng thời gian thực tập tại công ty, em được quan sát quá trình lắp giáp khuôn mẫu, vận hành các loại máy ép nhựa, máy nhúng, máy mài và cuối cùng là quy trình sản xuất sản phẩm mũ bảo hiểm. Vì thời gian thực tập là có hạn và kiến thức còn hạn chế nên bản báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong các giảng viên của Bộ môn Gia công vật liệu và Dụng cụ công nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội góp ý để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Xuân Thái , các cô chú công nhân và các bác nấu bếp của Công ty cổ phần khoa học và công nghệ BKTEC đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em có một kỳ thực tập thành công. Mục lục Phần 1. GIỚI THIỆU ĐƠN VỊ THỰC TẬPtr Phần 2: NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CÁ NHÂNtr Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của khuôn ép nhựa sử dụng trên máy ép .tr Cấu tạo và công dụng các bộ phận trong bộ khuôntr Nguyên lý làm việc ..tr Sản phẩm sau quá trình ép trên khuôn..tr Tìm hiểu về máy ép nhựa TOYO plastar Si-50 mình vận hành trong thời gian thực tập:.tr Cấu tạo:..tr Thao tác vận hành và nguyên lý làm việc .tr Phần 1: Về công ty cổ phần khoa học và công nghệ BKTEC Sứ mạng - trách nhiệm với xã hội: Nghiên cứu, lao động sáng tạo hết mình nhằm mang đến cho xã hội những sản phẩm chất lượng và  cam kết bảo vệ môi trường. Lịch sử hình thành: Công ty CP Khoa học và Công Nghệ BKtec được thành lập năm 2010 trên cơ sở cổ phần hóa mảng Cơ khí và Cơ điện tử  với  nhãn hiệu  hàng hóa BKtecTM của Công ty TNHH phát triển công nghệ và thực phẩm Sơn Hà. Công ty TNHH phát triển công nghệ và thực phẩm Sơn Hà được thành lập năm  2000, là  một công ty đa ngành, trong đó 2 lĩnh vực hoạt động chính là Công nghệ bao gồm các lĩnh vực: Cơ khí, Cơ điện tử, Chất dẻo, Thiết bị điện  và Thực phẩm. Qua hơn 10 năm phát triển, hiện tại công ty đã có mạng lưới khách hàng và đại lý trên toàn Quốc, hệ thống nhà máy sản xuất khang trang hiện đại: nhà máy chế biến thực phẩm tại Xuân Mai - Hà nội trên khuôn viên rộng 2ha, nhà máy Cơ khí khuôn mẫu, Chất dẻo và Cơ điện tử tại Cụm công nghiệp Quất động - Thường tín - Hà nội (Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ BKtec). Lĩnh vực hoạt động: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ BKtec được định hướng hoạt động chính trên lĩnh vực Khoa học - Công nghệ liên quan đến Cơ khí khuôn mẫu, Chất dẻo và Cơ điện tử. Ban lãnh đạo và đội ngũ kỹ thuật công ty là các nhà Khoa học kỹ thuật tâm huyết với nghề nghiệp được đào tạo chủ yếu từ 3 trường ĐHBK của Việt nam, đó là lý do công ty có tên BKtec (BK-Technology)  Cơ cấu tổ chức: Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ BKtec bao gồm các phòng ban, phân xưởng và Viện Khoa học và công nghệ BKtec do Giám đốc trực tiếp điều hành. - Phòng thiết kế - Phòng kế toán - Bộ phận vật tư, sửa chữa, quản lý thiết bị - Phòng bán hàng, mở thị trường - Phòng hành chính - Xưởng Cơ khí khuôn mẫu - Xưởng Gia công chất dẻo - Xưởng lắp ráp - Xưởng phun sơn - Xưởng chế tạo thiết bị lớn Danh mục sản phẩm của công ty: Mũ bảo hiểm Kính mũ bảo hiểm và phụ kiện Mũ bảo hộ lao động Sản phẩm chất dẻo Hạt nhựa nguyên sinh Khuôn mẫu Hệ thống cơ điện tử Máy và thiết bị Máy hàn hồ quang Phần 2: NHIỆM VỤ VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP CÁ NHÂN 1.Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của khuôn ép nhựa sử dụng trên máy ép Cấu tạo và công dụng các bộ phận trong bộ khuôn: Bộ khuôn dùng trên máy là khuôn 2 tấm, cấu tạo gồm 2 phần: + phần tĩnh -1 (cavity): + phần động -2 (core) Phần tĩnh (cavity) Gồm có: + tấm kẹp khuôn tĩnh - 3: liên kết bàn máy với phần tĩnh (cavity) + tấm cavity – 4: chứa lõi khuôn + lõi khuôn -5: tạo hình chính sản phẩm + trục dẫn động nghiêng – 6 (angularpin): dẫn hướng cho khối slider trượt vào khối khóa + khối khóa – 7: cố định vị trí khối slider trong quá trình ép, tạo hình mặt bên + vòng định vị - 8: giữ cho miệng vòi phun trùng cuống phun + bạc rót – 9: dẫn nhựa nóng chảy vào lòng khuôn Phần động (core) Gồm có: + tấm kẹp khuôn động – 10: liên kết phần động với bàn máy + tấm core – 11: chứa lõi khuôn + trục dẫn hướng – 12: đảm bảo ăn khớp đúng 2 nửa khuôn khi đóng mở + khối đệm -13: đỡ tấm core, tạo khoảng không cho hệ thống đẩy + tấm pin đẩy – 14: chứa các lỗ để lắp kim đẩy và trục dẫn hướng hệ thống đẩy + tấm trên pin đẩy – 15: định vị kim đẩy và trục dẫn hướng truyền chuyển động đẩy sản phẩm + lò xo – 16: tạo lực đàn hồi, trả lại vị trí ban đầu cho hệ thống đẩy + kim đẩy – 17: đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn + bu lông vòng (eye bolt) - 18: sử dụng để cẩu khuôn lắp lên máy, hoặc tháo khuôn + trục dấn hướng hệ thống đẩy – 19: đảm bảo vị trí tương đối, khi đẩy và khi trả về của kim đẩy + lõi khuôn -20 : tạo hình chính cho sản phẩm + slider – 21: tạo hình mặt bên sản phẩm + khóa khuôn – 22: cố định 2 nửa khuôn trong quá trình tháo lắp khuôn lên máy, đồng thời giữ miếng slider không trượt ra ngoài Nguyên lý làm việc Khi động cơ trên hệ thống kẹp chạy, 2 nửa khuôn ép chặt vào với nhau, 2 miếng slider trượt trên trục dẫn động nghiêng ép xát vào 2 lõi khuôn tạo nên khoảng không kín lòng khuôn Nhựa từ vòi phun chảy qua bạc rót, đi vào rãnh dẫn rồi vào lòng khuôn tạo hình sản phẩm Hệ thống làm nguội (có hoặc không) làm nguội sản phẩm nhựa Động cơ trên hệ thống kẹp chạy, gỡ 2 nửa khuôn xa nhau, các slider cũng trượt ra xa 2 lõi khuôn Chốt chữ Z trên 1 kim đẩy của hệ thống đẩy kéo theo sản phẩm dính với phần động đi cùng Kim đẩy tịnh tiến ra ngoài đẩy sản phẩn rơi ra khỏi lòng khuôn Sản phẩm sau quá trình ép trên khuôn Sau 1 lần ép, khuôn cho ra 16 sản phẩm Công dụng: vít lắp kính vào thân mũ bảo hiểm Tìm hiểu về máy ép nhựa TOYO plastar Si-50 mình vận hành trong thời gian thực tập: Cấu tạo: Gồm có 5 hệ thống: -Hệ thống kẹp - Hệ thống khuôn - Hệ thống phun - Hệ thống hỗ trợ ép phun - Hệ thống điều khiển Hệ thống hỗ trợ ép phun có 3 phần chính + Phần Thân máy : Thân máy là hệ thống liên kết và gữi các hệ thống và bộ phận máy lại với nhau làm cho máy hoạt hoạt động ổn định và chắc chắn. + Phần động cơ (motor) : Cung cấp lực để đóng và mở khuôn tạo ra và duy trì lực kẹp làm cho trục vít quay và chuyển động tới lui tạo lực cho chốt đẩy và sự trượt của lõi mặt bên. + Hệ thống điện (Electrical system): Cung cấp điện cho Motor điện và hệ thống điều khiển nhiệt cho khoang chứa nhựa thông qua các vòng nhiệt (heater band) đảm bảo toàn hệ thống hoạt động ổn định thông qua hệ thống dây dẫn và tủ điều khiển (Electric power cabinet) Hệ thống phun (press system) Hệ thống phun làm nhiệm vụ đưa nhựa vào khuôn thông qua các quá trình cấp nhựa, nén, khử khí, làm chảy nhựa, phun nhựa lỏng vào khuôn và định hình sản phẩm. Hệ thống này có các bộ phận sau: Phễu cấp nhựa (Hopper): Phếu cấp nhựa: chứa vật liệu nhựa dạng viên để cấp vào khoang trộn. Khoang chứa nhựa (Barrel): Khoang chứa nhựa: chứa nhựa được gia nhiệt nhờ các vòng cấp nhiệt  Các vòng gia nhiệt (Heater band): Các vòng gia nhiệt: giữ cho nhiệt độ trong khoang chứa nhựa luôn ở trạng thái chảy dẻo. Trên một máy ép nhựa các vòng gia nhiệt được cài đặt với nhiệt độ khác nhau để tạo ra các vùng nhiệt độ phù hợp cho quá trình ép phun. Trục vít (Screw): Trục vít: có chức năng nén, làm chảy dẻo và tạo áp lực để đẩy nhựa chảy vào lòng khuôn Trục vít có cấu tạo gồm 3 vùng: vùng cấp nhựa, vùng nén và vùng định lượng Bộ hồi tự hở (non-return Assembly): Bộ hồi tự hở hay van hồi tự mở: Bộ phận này gồm vòng chắn hình nêm, đầu trục vít và seat. Chức năng tạo ra dòng nhựa bắn vào khuôn Vòi phun (Nozzle): +) Vòi phun : có chức năng nối khoang trộn với cuống phun và phải có hình dạng đảm bảo bịt kín khoảng trộn và khuôn. Nhiệt độ ở vòi phun nên được cài đặt lớn hơn hoặc băng nhiệt độ chảy của vật liệu .Trong quá trình phun nhựa lỏng vào khuôn, vòi phun phải thẳng hàng với bạc cuống phun và đầu vòi phun nén được lắp kín với phần lõm của bạc cuống phun thông qua vòng định vị để đảm bảo nhựa không bị phun ra ngoài và tránh mất áp Các vòng gia nhiệt máy ép nhựa phun Hệ thống kẹp : Có chức năng đóng , mở khuôn,tạo lực kẹp giữ khuôn trong quá trình làm nguội và đẩy sản phẩm ra thoát khỏi khuôn khi kết thúc một chu kỳ ép phun Hệ thống này gồm các bộ phận : - Cụm đẩy của máy ( Machine ejector ): Gồm động cơ, trục vít và các tấm đẩy - Cụm kìm ( Clamp cylindero ) : là loại dùng cơ cấu khuỷu. Hệ thống này có chức năng cung cấp lực để đóng mở khuôn và giữ để khuôn đóng trong suốt quá trình phun - Tấm di động ( moverable platen ): Là một tấm thép lớn với bề mặt có nhiều lỗ thông với tấm di động của khuôn. Chính nhờ các lỗ thông này mà cần đẩy có thể tác động lực đẩy trên khuôn. Ngoài ra , trên tấm di động còn có các lổ ren để kẹp tấm di động của khuôn. Tấm này di chuyển tới lui dọc theo 4 thanh nối trong quá trình ép phun - Tấm cố định ( Stationary platen ): Cũng là một tấm thép lớn có nhiều lỗ thông với tấm cố định của khuôn. Ngoài 4 lỗ dẫn hướng và các lỗ có ren để kẹp tấm cố định của khuôn tương tự như tấm di động, tấm cố định còn có thêm lỗ vòng định vị để định vị tấm cố định của khuôn và đảm bảo sự thẳng hàng giữa cần đẩy và cụm phun. - Những thanh nối ( Tie bars ): Có khả năng co giãn để chống lại áp suất phun khi kìm tạo lực. Ngoài ra còn có tác dụng dẫn hướng cho tấm di động Hệ thống khuôn Gồm những bộ phận cơ bản sau: Hệ thống điều khiển Hệ thống điều khiển giúp người vận hành máy móc theo dõi và điều chỉnh các thông số gia công cũng như nhiệt độ, áp suất, tốc độ phun và vị trí của các bộ phận trong hệ thống động cơ. Quá trình điều khiển có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sau cùng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế của quá trình Hệ thống điều khiển giao tiếp với người vận hành máy qua bảng điều khiển ( Control panel ) và màn hình máy tính ( computer screen ) Thao tác vận hành và nguyên lý làm việc Máy làm việc ở chế độ bán tự động: - Đầu tiên nguyên liệu được đưa vào phểu chứa nguyên liệu.Nguyên liệu được làm nóng chảy nhờ các thanh gia nhiệt ở nhiệt độ thích hợp và chuyển sang thể lỏng.Nhựa nóng chảy sẽ được dẫn lên trước trục vít (xoay) , đồng thời trục vít cũng lùi về để lại một khoảng trống phía trước đầu phun cho nhựa lỏng tràn vào. -Sau khi người công nhân kéo cửa buồng máy lại, công tắc hành trình lắp với cánh cửa báo cho bộ điều khiển bắt đầu chu trình tự động - Động cơ ở hệ thống kẹp quay, qua trục vít biến chuyển động quay thành tịnh tiến, làm cho tấm di động mang nửa khuôn động tiến gần nửa khuôn tĩnh, đồng thời cụm kìm di chuyển tạo lực kẹp khuôn. Qúa trình diễn ra trong 3s - 3s tiếp theo động cơ ở hệ thống hỗ trợ ép phun quay đẩy trục vít tiến về phía vòi phun tạo áp lực lên nhựa nóng chảy, qua bộ hồi tự hở và vòi phun tràn vào khuôn theo hệ thống kênh dẫn - 5s tiếp theo để ổn định lực nén và nhựa điền đầy khuôn - động cơ thứ 2 lắp trên hệ thống hỗ trợ ép phun quay, làm quay trục vít, trục vít quay làm cho hạt nhựa chảy xuống đồng thời làm cho hạt nhựa bị đẩy về phần gia nhiệt còn thân máy lắp 2 động cơ lùi lại. Qúa trình diễn ra trong 8s - 10s tiếp theo để cho sản phẩm nguội - động cơ ở hệ thống kẹp quay ngược lại, gỡ cụm kìm ra, kéo nửa khuôn động lùi lại. Qúa trình diễn ra trong 3s - 1 động cơ lắp gần nửa khuôn động quay, làm trục vít lắp với nó tịnh tiến, đẩy tấm có các cây kim đẩy ở nửa khuôn động tiến ra, làm rơi sản phẩm ra ngoài - người công nhân kéo cửa buồng máy ra và lấy sản phẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgia_cong_vat_lieu_va_dung_cu_cong_nghiep_bao_cao_thuc_tap_ky.docx