Đến đây, mọi việc cơ bản đã hoàn thành, bạn chỉ cần cấp nối quạt với adapter nữa là xong. Bạn nối adapter theo nguyên tắc dây đỏ nối với cực dương, dây đen nối với cực âm và có thể gắn thêm công tắc để bật tắt nguồn.
Ở đây, tôi không xài nguồn từ USB vì “lợi bất cập hại”. Theo như quan sát của tôi, nhiều bạn sử dụng nguồn từ USB để xài cho quạt, đèn, mà không biết các laptop chỉ thiết kế nguồn của cổng USB có công suất vừa đủ cho các thiết bị ngoại vi như: chuột, bàn phím, USB, với dòng điện tối đa khoảng 500mA. Trong khi đó, quạt mà bạn sử dụng có dòng điện khoảng 500mA, chưa kể dòng lúc khởi động còn cao hơn nữa. Nếu xảy ra chập điện, quạt bị kẹt, thì vấn đề cháy nguồn USB của laptop là điều rất dễ xảy ra, và chi phí sửa chữa không phải là thấp.
Hình dưới là kết quả của tôi, quạt chạy rất êm và mát. Ở phía trước, tôi khoét thêm một lỗ nhỏ để cung cấp nhiều gió hơn. Bạn có thể trang trí thêm đèn, bổ sung thêm quạt, vẽ trang trí, dán decal ở ngoài,
7 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải nhiệt cho laptop với chi phí tiết kiệm nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự làm đế giải nhiệt cho laptop
Nhiệt độ quá nóng có thể làm cho laptop bị treo, hoạt động không ổn định, tệ hơn là cháy, hỏng những linh kiện, vi mạch bên trong. Mách bạn cách làm đế giải nhiệt cho laptop với chi phí tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.Vật liệu cần thiết: một cái hộp carton có kích thước tương tự laptop (nếu có hộp plastic thì càng tốt), băng keo trong, một quạt DC 12V 8x8cm, một bộ adapter AC 220V ra DC 12V dòng tối thiểu 300mA.Với quạt và adapter, bạn có thể tìm mua dễ dàng ở các tiệm bán linh kiện điện tử, hoặc tận dụng một cái quạt của bộ nguồn cũ, adapter của modem,… Dụng cụ: dao dọc giấy, kéo, thước, vít,... Bước 1: Bạn cắt hộp carton thành hộp kích thước tương tự laptop, và chiều cao của hộp khoảng 5cm.
Bước 2: Bạn xác định vùng toả nhiều nhiệt nhất bên dưới laptop bằng cách để laptop hoạt động khoảng 15-20 phút, sau đó dùng tay để biết được khoảng nào sẽ toả nhiều nhiệt nhất. Với laptop của người viết thì đó là vùng khoanh tròn bên dưới.
Bước 3: Sau khi xác định vùng toả nhiều nhiệt, bạn dùng dao dọc giấy khoét một hình vuông ở mặt trên của hộp carton có kích thước bằng, hoặc lớn hơn kích thước của quạt một tí. Sau đó khoét thêm một lỗ nhỏ hơn ở vị trí đối xứng để gió lưu thông từ mặt trên hộp -> qua hộp -> thoát ra ngoài. Điều này sẽ làm tăng lượng gió đi qua mặt dưới laptop.
Bước 4: Bạn cần làm bốn cái “pas” để gắn quạt với hộp. Ở đây, tôi dùng bốn miếng nhôm mỏng, đục lổ ở một phía để gắn quạt vào bằng ốc, uốn cong như trong hình, sau đó đặt ở phía trong của hộp, rồi cố định lại bằng băng keo trong. Bạn chú ý không để chiều cao của quạt + “pas” cao hơn chiều cao của hộp.
Sau đó, bạn gắn thêm vài miếng giấy như trong hình để tăng cường sức chịu lực cho hộp carton.
Khi đóng nắp hộp lại, bạn sẽ thấy như hình dưới. Vì laptop có bốn chân ở bốn góc, có thể làm lún hộp carton, nên tôi gắn thêm bốn góc bốn miếng nhựa (có thể lấy từ thẻ sim), hai góc ở trên nên cao hơn để không khí có thể thoát ra dễ dàng hơn, và gõ phím cũng thuận tiện hơn.
Đến đây, mọi việc cơ bản đã hoàn thành, bạn chỉ cần cấp nối quạt với adapter nữa là xong. Bạn nối adapter theo nguyên tắc dây đỏ nối với cực dương, dây đen nối với cực âm và có thể gắn thêm công tắc để bật tắt nguồn. Ở đây, tôi không xài nguồn từ USB vì “lợi bất cập hại”. Theo như quan sát của tôi, nhiều bạn sử dụng nguồn từ USB để xài cho quạt, đèn,… mà không biết các laptop chỉ thiết kế nguồn của cổng USB có công suất vừa đủ cho các thiết bị ngoại vi như: chuột, bàn phím, USB,… với dòng điện tối đa khoảng 500mA. Trong khi đó, quạt mà bạn sử dụng có dòng điện khoảng 500mA, chưa kể dòng lúc khởi động còn cao hơn nữa. Nếu xảy ra chập điện, quạt bị kẹt,… thì vấn đề cháy nguồn USB của laptop là điều rất dễ xảy ra, và chi phí sửa chữa không phải là thấp.Hình dưới là kết quả của tôi, quạt chạy rất êm và mát. Ở phía trước, tôi khoét thêm một lỗ nhỏ để cung cấp nhiều gió hơn. Bạn có thể trang trí thêm đèn, bổ sung thêm quạt, vẽ trang trí, dán decal ở ngoài,…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải nhiệt cho laptop với chi phí tiết kiệm nhất.doc