DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 3
1.1. Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu cây trồng và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 3
1.1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 3
1.1.1.1.Khái niệm cơ cấu cây trồng 3
1.1.1.2.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng 3
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 3
1.1.3. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 5
1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan 5
1.1.3.2. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi 6
1.1.3.3. Cơ cấu cây trồng gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp 6
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 6
1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên 6
1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 7
1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kĩ thuật 8
1.3. Các chỉ tiêu biều hiện cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 9
1. 3.1. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu cây trồng 9
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 9
1.4. Tổng quan và phương thức xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 10
1.4.1. Các tiêu thức cơ bản về “cánh đồng 50 triệu đồng” 10
1.4.2. Các hình thức gieo trồng thúc đẩy hình thành “cánh đồng 50 triệu đồng” 10
1.4.2.1. Về luân canh cây trồng 10
1.4.2.2. Về xen canh, gối vụ 11
1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở một số địa phương trong cả nước 11
1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước chuyển đối cơ cấu cây trồng 11
1.5.2. Kinh nghiệm được rút ra 15
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ “XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” Ở TỈNH THÁI BÌNH 16
2.1.Điều kiện tư nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng đến cây trồng và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng 16
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 16
2.1.1.1. Vị trí địa lý 16
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 16
2.1.1.3.Đất đai 17
2.1.1.4. Khí hậu 17
2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn 18
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 18
2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 18
2.1.2.2. Mạng lưới giao thông 20
2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm 20
2.1.2.4. Quan hệ sản xuất nông thôn 21
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình 21
2.1.3.1. Những tiềm năng và thuận lợi cơ bản 21
2.1.3.2. Những hạn chế, tồn tại 22
2.1.3.3 Thách thức và những vấn đề đặt ra. 23
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 25
2.2.1. Khái quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua 25
2.2.2. Tình hình phân vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 26
2.2.2.1 Vùng sản xuất lúa gạo: 75000ha 26
2.2.2.2. Vùng chuyên màu và cây công nghiệp 28
2.2.2.3. Phát triển vùng cây ăn quả và cây dược liệu 28
2.2.2.4. Vùng nuôi trồng thủy sản 29
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 12 điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh năm 2008 30
2.2.3.1. Tổng hợp giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích gieo trồng 30
2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất trên 12 điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu 33
2.2.4. Kết quả thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm từ 2006- 2008 của toàn tỉnh Thái Bình 37
2.2.4.1. Cơ cấu diện tích 37
2.2.4.2. Cơ cấu sản lượng 38
2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 41
2.2.5. Những thành tựu đạt được của “cánh đồng 50 triệu đông” so với mục tiêu đề ra 42
2.2.6. Những tồn tại, hạn chế 45
2.2.6.1.Về nhận thức 45
2.2.6.2.Về tổ chức chỉ đạo 45
2.2.6.3. Năng lực cán bộ và giải quyết thị trường tiêu thụ. 47
2.2.6.4. Cơ chế chính sách 47
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, XÂY DỰNG “CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” ĐẾN NĂM 2015 Ở TỈNH THÁI BÌNH 49
3.1.Phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Bình đến năm 2015 49
3.1.1.Quan điểm chỉ đạo 49
3.1.2.Căn cứ xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng 50
3.1.3.Phương hướng chuyển đổi 53
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” ở Thái Bình 55
3.2.1.Quán triệt quan điểm tư tưởng và nhận thức: 55
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất: 57
3.2.3. Giải pháp chế biến và thị trường : 57
3.2.3.1.Chế biến 58
3.2.3.2. Thị trường 58
3.2.4.Giải pháp về khoa học công nghệ 60
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn 62
3.2.6.Giải pháp về cơ chế chính sách : 64
3.2.6.1. chính sách tài chính : 64
3.2.6.2. Chính sách đầu tư : 64
3.2.7. Đào tạo lao động nông nghiệp 64
3.2.8. Chế độ thi đua khen thưởng: 66
3.2.8.1. Tổ chức thi đua 66
3.2.8.2. Chế độ thi đua khen thưởng: 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đưa diện tích nuôi lên 4- 5000 ha. Trong đó Thái Thụy 1500- 2000 ha, Tiền Hải 2000- 2500 ha.
b. Vùng lúa nhiễm mặn trong đê quốc gia
- Chuyển đổi 1032 ha vùng nhiễm mặn trong đê biển quốc gia và đồng muối sang nuôi tôm sú
Trong đó: Thái Thụy: 568 ha, Tiền Hải 464 ha
Và diện tích đồng muối: 90 ha ( Thái Thụy 50 ha, Tiền Hải 40 ha)
Toàn bộ vùng này đưa vào nuôi thâm canh và bán thâm canh:
Diện tích nuôi tôm sú thâm canh: 584 ha
Diện tích nuôi bán thâm canh: 120 ha
Diện tích nuôi tôm cang xanh: 328 ha
* Vùng nuôi trồng thủy sản nội đồng
- Diện tích mặt nước ( ao hồ hiện có: 6.600 ha)
- Diện tích chuyển đổi từ vùng trũng sang: 1.000 ha
Diện tích nước ngọt chủ yếu là nuôi các loài cá truyền thống để phục vụ cho đời sống nhân dân.
Chuyển đổi 1500- 2000 ha ( trong đó có 1000 ha chuyển đổi) để nuôi tôm càng xanh và một số giống có chất lượng cao như rô phi đơn tính, cá trắm đen, cá chim trắng để cung cấp cho các thành phố, khu công nghiệp và phục vụ xuất khẩu (chủ yếu là tôm càng xanh)
Trong đó nuôi tôm càng xanh tập trung ở các vùng cửa sông và vùng nội đồng thuộc các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Thái Thụy và một phần ở các huyện khác
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 12 điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh năm 2008
2.2.3.1. Tổng hợp giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích gieo trồng
Biểu 5 sẽ cho ta biết tổng giá trị sản lượng trên 1 ha gieo trồng ơ 12 điểm mô hình của Tỉnh Thái Bình trong năm 2008
TT
Tên HTX- Huyện
Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
Vụ 4
Vụ 5
Tổng GTSX
Loại cây
GTSX
Loại cây
GTSX
Loại cây
GTSX
Loại cây
GTSX
Loại cây
GTSX
1
Vân trường- T.hải
Ngô rau
11.12
Ngô rau
11.00
Đ.tương
11.00
Ngô rau
12.52
104.97
Lúa xuân
11.90
Lúa mùa
12.50
Ngô rau
12.51
Khoai tây XK
22.42
2
Thái giang- T.thụy
K.tây xuân
16.50
Dưa gang
21.50
Dưa gang
21.50
Lúa mùa
10.00
Sa lát
7.50
119.67
Lúa xuân
11.90
Dưa gang
21.50
Lúa mùa
12.50
K.tây
18.27
3
Thụy dương- T.thụy
Dưa chuột
35.12
Dưa gang
12.22
Lúa mùa
20.50
K.tây
16.80
119.70
Dưa chuột
35.12
Dưa gang
12.22
Lúa mùa
20.50
Rau
3.36
Lúa xuân
11.90
Dưa gang
12.22
Lúa mùa
20.50
K.tây
19.80
4
Nguyên xá- Đ.hưng
Lúa xuân
20.80
Đ.tương
16.34
Củ cải XK
11.15
Khoai tây XK
22.53
70.82
5
Đông phương- Đ.hưng
Lúa xuân
20.50
Lúa mùa
22.50
Dưa chuột
31.50
74.50
6
Bình nguyên- K.xương
Lúa xuân
18.20
Lúa mùa
20.50
C.chua XK
43.77
82.47
7
Lê lợi- K.xương
Lạc xuân
17.14
Đ.tương
15.34
Rau
3.36
C.chua CB
24.20
107.80
Lúa xuân
11.06
Lúa mùa
12.50
C.chua CB
24.20
8
Vũ an- K.xương
Lúa xuân
22.10
Đ.tương
10.83
Rau sớm
13.00
Khoai tây XK
24.70
70.63
9
Vũ phúc- T.xã
Lúa xuân
19.20
D.lê-D.hồng
15.70
Lúa mùa
20.50
Khoai tây XK
25.04
80.44
10
Song an.V.thư
Lúa xuân
20.20
D.lê-D.hồng
13.90
Lúa mùa
20.50
K.tây
20.00
90.87
Lúa xuân
20.20
D.lê-D.hồng
13.90
Lúa mùa
20.50
Đậu cove
9.63
Lúa xuân
20.20
D.lê-D.hồng
13.90
Lúa mùa
20.50
K.lang
6.64
11
An tràng- Q.phụ
Lúa xuân
20.75
Lúa mùa
19.87
Dưa hấu
32.53
Rau xen
102.78
Lúa xuân
20.75
Lúa mùa
19.87
Bí đao
29.63
Rau xen
12
Hồng lĩnh- H.hà
Lúa xuân
19.70
Đ.tương
15.56
Ngô
13.51
Rau
10.94
59.71
Bảng 2.4: Tổng giá trị sản phẩm các loại cây trồng trên 1 ha diện tích gieo trồng ở điểm mô hình Tỉnh năm 2008
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Được sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Thái Bình năm 2003, Sở NN & PTNT đã tiến hành xây dựng 12 cánh đồng làm điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm. Qua 5 năm thực hiện những điểm mô hình này đã có những chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa năng suất và sản lượng cây trồng trên 1 ha tăng lên rõ rệt làm cho tổng GTSX cây trồng trên mỗi cánh đồng cũng tăng theo đáng kể. Bảng trên là tổng giá trị sản lượng trên 1 đơn vị diện tích tích gieo trồng ở 12 điểm mô hình của Tỉnh trong năm 2008
Ta thấy, trong tổng số 12 điểm mô hình có: 1 điểm thuộc huyện Tiền Hải, 2 điểm- Thái Thụy, 2 điểm- Đông Hưng, 3 điểm- Kiến Xương, 1 điểm- Thị Xã, 1 điểm- Vũ Thư, 1 điểm- Quỳnh Phụ, 1 điểm- Hưng Hà. Các điểm mô hình nay đều tiến hành xen canh, tăng vụ, nơi thấp nhất là 3 vụ/năm, nơi nhiều nhất là 5 vụ/năm. Trong các điểm mô hình đó, điểm có tổng GTSX lớn nhất là Thụy Dương- Thái Thụy với 119,70 triệu đồng/ha/năm do đơn vị này đã tiến hành chuyển đổi sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: lúa, dưa chuột, dưa gang, rau, khoai tây và tiến hành xen canh 2- 3 loại cây trồng/1 vụ và luân canh 4 vụ/năm. Bên cạnh đó một số điểm khác cũng có tổng GTSX tương đối cao như Vân Trường- Tiền Hải (104,97 triệu đồng/ha/năm), Thái Giang- Thái Thụy (119,67 triệu đồng/ha/năm), Lê Lợi- Kiến Xương (107,80 triệu đồng/ha/năm), An Tràng- Quỳnh Phụ (102,78 triệu đồng/ha/năm), Song An- Vũ Thư (90,87 triệu đồng/ha/năm). Cũng như Thụy Dương, những điểm mô hình này đều trồng xen canh nhiều loại cây trồng trên 1 vụ và từ 4- 5 vụ trên 1 năm và tiến hành trồng các loại cây trồng có giá trị cao như: lúa, đậu tương, khoai tây, khoai lang, ngô, cà chua, bí đao, dưa hâuTuy nhiên, vẫn còn một số điểm có tồng GTSX trên 1 năm tương đối thấp, thấp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Hà (54,71 triệu đồng/ha/năm). Những điểm này cũng luân canh 4 vụ/năm nhưng mỗi vụ chỉ gieo trồng 1 loại cây, do đó hệ số sử dụng đất thấp hơn những điểm khác.
2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất trên 12 điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu
Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sản xuất trên 12 cánh đồng trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm
Bảng 2.5: Đánh giá hiệu quả sản xuất trên các cánh đồng trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm
TT
Tên HTX- Huyện
Trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu
Sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu
% chênh lệch
Chi phí
1a
Doanh thu
2a
Lợi nhuận
3a
% chi phí/Doanh thu
4a
Chi phí
1b
Doanh thu
2b
Lợi nhuận
3b
Chi phí/Doanh thu
4b
2b/2a
3b/3a
1
Vân trường- T.hải
13,74
63,27
49,53
21,72
30,93
104,97
74,04
29,47
165,91
149,49
2
Thái giang- T.thụy
18,53
67,56
49,03
27,43
45,57
119,67
74,1
38,08
177,13
151,13
3
Thụy dương- T.thụy
15,70
61,60
45,90
25,49
25,46
119,70
94,24
21,27
194,32
205,32
4
Nguyên xá- Đ.hưng
17,30
39,00
21,70
44,36
26,64
70,82
44,18
37,62
181,59
203,59
5
Đông phương- Đ.hưng
10,57
48,56
37,99
21,77
22,74
74,50
51,76
30,52
153,42
136,25
6
Bình nguyên- K.xương
16,80
53,10
36,30
31,64
24,35
82,47
58,12
29,53
155,31
160,11
7
Lê lợi- K.xương
12,50
51,20
38,70
24,41
22,4
107,80
85,4
20,78
210,55
220,67
8
Vũ an- K.xương
16,87
40,43
23,56
41,73
19,88
70,63
50,75
28,15
174,70
215,41
9
Vũ phúc- T.xã
18,05
48,25
30,20
37,41
22,01
80,44
58,43
27,36
166,72
193,48
10
Song an.V.thư
10,78
40,40
29,62
26,68
21,58
90,87
69,29
23,75
224,93
233,93
11
An tràng- Q.phụ
14,20
47,50
33,30
29,89
33,47
102,78
69,31
32,56
216,38
208,14
12
Hồng lĩnh- H.hà
11,82
38,40
26,58
30,78
19,67
59,71
40,04
32,94
155,49
150,64
26.23=314,7/12
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Đơn vị tính: %; triệu đồng/ha
- Trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu ta thấy: Doanh thu từ các cánh đồng này tương đối thấp. Nhứng điểm có doanh thu cao nhất la: Thái Giang- Thái Thụy (67,56 triệu đồng/ha); Vân Trường- Tiền Hải (63,27 triệu đồng/ha ); Thụy Dương- Thái Thụy (61,60 triệu đồng/ha ); Bình Nguyên- Kiến Xương (53,10 triệu đồng/ha ); Lê Lợi- Kiến Xương (51,20 triệu đồng/ha ). Những nơi còn lại đều có doanh thu trên 1 ha thấp hơn 50 triệu đồng, nơi tháp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Ha (38,40 triệu đồng/ha). Doanh thu thấp nhưng ngược lại chi phí trên các cánh đồng này khá cao. Tỷ lệ chi phí/doanh thu lần lượt là: Nguyên Xá- Đông Hưng (44,36 % ); Vũ An- Kiến Xương (41,73 % ); Vũ Phúc- Thị Xã (37,41 % ); Bình Nguyên- Kiến Xương (31,64 % ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (30,78 % ); An Tràng- Quỳnh Phụ ( 29,89 % ); Thái Giang- Thái Thụy (27,43 % ); Song An- Vũ Thư (26,68 % ); Thụy Dương- Thái Thụy (25,49 % ); Lê Lợi- Kiến Xương (24,41 % ); Đông Phương- Đông Hưng (21,77 % ); Vân Trường- Tiền Hải (21,72 % ). Doanh thu thấp, chi phí cao nên lợi nhuận thu được trên các cánh đồng thấp. Không có cánh đồng nào đạt được mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha. Nơi có lợi nhuận cao nhất la Vân Trường- Tiền Hải (49,53 triệu đồng/ha ), tiếp đến là Thái Giang- Thái Thụy (49,63 triệu đồng/ha ) vì 2 nơi nay dẫn đầu về doanh thu và có chi phí sản xuất thấp nhất. Nơi thu có chi phí cao nhất đồng thời cũng là nơi có lợi nhuận thấp nhất đó là Nguyên Xá- Đông Hưng (21,70 triệu đồng/ha ).
- Sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha: Do được sự quan tâm đặc biệt của UBND tỉnh, huyện và chính quyền địa phương cung cấp về giông, phân bón, thuốc trừ sâu và hỗ trợ về vốnDiện mạo của 12 cánh đồng này đã có nhiều chuyển biến rõ rệt: Doanh thu mà mỗi cánh đồng đạt được khá cao, nơi có thu nhập lớn nhất là Thụy Dương- Thái Thụy (119,7 triệu đồng/ha ), một số điểm mô hình khác cũng có doanh thu rất cao như: Thái Giang- Thái Thụy (119,67 triệu đồng/ha ); Lê Lợi- Kiến Xương (107,8 triệu đồng/ha ); Vân Trường- Tiền Hải (104,97 triệu đồng/ha ), nơi có thu nhập thấp nhất là Hồng Lĩnh- Hưng Hà (59,71 triệu đồng/ha ). Tuy nhiên, chi phí cho các cánh đồng này cũng rất cao, tỷ lệ chi phí/doanh thu trên các cánh đồng lần lượt là: Thái Giang- Thái Thụy (38,08 % ); Nguyên Xá- Đông Hưng (37,62 % ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (32,94 % ); An Tràng- Quỳnh Phụ (32,56 % ); Đông Phương- Đông Hưng (30,52 % ); Bình Nguyên- Kiến Xương (29,53 % ); Vân Trường- Tiền Hải (29,47 % ); Vũ An- Kiến Xương (28,15 % ); Vũ Phúc- Thị Xã (27,36 % ); Song An- Vũ Thư (23,75 % ); Thụy Dương- Thái Thụy (21,27 % ); Lê Lợi- Kiến Xương (20,78 % ). Sau khi tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng, hầu hết tất cả 12 mô hình điểm đều thu được mức lợi nhuận trên 50 triệu đồng/ha, thậm chí có những nơi vượt xa mức mục tiêu như: Thụy Dương- Thái Thụy có lợi nhuận là 94,24 triệu đồng/ha; Lê Lợi- Kiến Xương (85,4 triệu đồng/ha ); Thái Giang- Thái Thụy (74,1 triệu đồng/ha ). Tuy nhiên, vẫn còn 2 cánh đồng không đạt được mức 50 triệu đồng/ha đó là: Nguyên Xá- Đông Hưng (44,18 triệu đồng/ha ); Hồng Lĩnh- Hưng Hà (40,04 triệu đồng/ha). Đây là 2 điểm có hệ số sử dụng đất thấp hơn nhiều so với các điểm khác, chỉ gieo trồng 1 loại cây trồng/ 1 vụ. Tuy nhiên, 2 điểm này đạt được mức lợi nhuận có khoảng không xa so với mục tiêu 50 triệu đồng/ha/năm. Nếu biết luân canh tăng vụ, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý thì chắc chắn sẽ đạt và thậm chí còn cao hơn mục tiêu đề ra
- Xét về mức chênh lệch doanh thu và lợi nhuận của các điểm trước và sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ta thấy mức doanh thu sau khi xây dựng cánh đồng 50 triệu cao hơn rất nhiều so với trước khi xây dựng, thậm chí có nơi còn cao gấp hơn 2 lần như Lê Lợi- Kiến Xương, Thụy Dương- Thái Thụy, Song An- Vũ Thư, An Trang- Quỳnh Phụ. 12 điểm mô hình này được lựa chọn là hoàn toàn ngẫu nhiên, do đó sau khi tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu thu được những kết quả khả quan về năng suất và sản lượng, hiệu quả sản xuất trên các cánh đổng rất cao. Từ đó ta thấy nếu tiến hành nhân rộng mô hình trên các địa phương trong toàn tỉnh là hoàn toàn có khả thi.
2.2.4. Kết quả thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm từ 2006- 2008 của toàn tỉnh Thái Bình
2.2.4.1. Cơ cấu diện tích
Dưới đây là bảng cơ cấu diện tích của các huyện, thị của tỉnh tiến hành thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm 2006, 2007 và 2008
Bảng 2.6: Cơ cấu diện tích các huyện tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/năm giai đọan 2006- 2008
Đơn vị tính: %
TT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1
Hưng hà
511,52
18,00
243,96
9,79
900,00
21,35
2
Thái thụy
563,57
19,83
237,59
9,54
575,34
13,65
3
Quỳnh phụ
800,51
28,17
640,71
25,72
812,91
19,28
4
Tiền hải
148,64
5,23
203,30
8,16
447,32
10,61
5
Đông hưng
284,84
10,02
268,52
10,78
470,16
11,15
6
Kiến xương
308,75
10,86
391,31
15,71
236,99
5,62
7
Vũ thư
154,80
5,45
372,55
14,95
718,14
17,03
8
Thành phố
69,37
2,44
133,36
5,35
55,08
1,31
Cộng
2842,00
100,00
2491,30
100,00
4215,94
100,00
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Nhìn chung cơ cấu diện tích của 8 huyện, thị thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm có tăng dần lên qua các năm. Đặc biệt là các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư có cơ cấu diện tích chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích của toàn tỉnh. Năm 2006 huyện Quỳnh Phụ dẫn đầu viếc thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, chiếm tới 28,17 % , tiếp đến là Thái Thụy (19,83 % ); Hưng Hà (18,00 % ), thấp nhất là Thành phố (2,44 % ) vì đây là đơn vị có tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp thấp nhất trong toàn tỉnh.
Năm 2007 cơ cấu lại có sự thay đổi: Quỳnh Phụ vẫn đứng đầu với tỷ trọng 25,72 % , tiếp theo là Kiến Xương với 15,71 % , hai huyện có cơ cấu diện tích giảm đột ngột là Thái Thụy (9,54 % ); Hưng Hà (9,79 % ). Vũ Thư và Thành phố có tỷ lệ diện tích tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm năm 2006 thấp thì đến năm 2007 đã tăng lên gần gấp đôi.
Năm 2008 dường như tất cả các huyện đều hưởng ứng tích cực hơn với công tác xây dựng cánh đồng 50 triệu khi số diện tích tham gia tăng lên đáng kể. Hưng Hà tăng lến gấp 2 lần so với năm 2006 và gấp 3 lần so với năm 2007; Vũ Thư tăng gấp 5 lần so với năm 2006 và gấp 2 lần so với năm 2007, còn các huyện khác đều có diện tích tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm tăng lên so với năm 2006 và 2007.
Tuy nhiên, diện tích tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của các huyện, thị trong tỉnh là không ổn định qua các năm. Và tổng diện tích tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu của toàn tỉnh còn tương đối thấp. Vì vậy cần sự tham gia tích cực hơn nữa của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đồng thời vận đồng người dân để họ có thể thấy được tác dụng to lớn của cánh đồng 50 triệu và xây dựng nó là hoàn toàn có khả thi.
2.2.4.2. Cơ cấu sản lượng
Ta cớ bảng cơ cấu sản lượng tương ứng với cơ câu diện tích của các huyện, thị tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng như sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu sản lượng các huyện tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/năm giai đọan 2006- 2008
TT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
GTSX (trđ)
Tỷ lệ (%)
GTSX (trđ)
Tỷ lệ (%)
GTSX (trđ)
Tỷ lệ (%)
1
Hưng hà
38558,38
18,21
18638,54
10,07
68202,00
21,05
2
Thái thụy
44815,09
21,16
17341,69
9,37
46096,24
14,23
3
Quỳnh phụ
58653,37
27,69
48174,98
26,04
64236,15
19,82
4
Tiền hải
9976,72
4,71
16282,30
8,80
31178,20
9,62
5
Đông hưng
22530,84
10,64
16081,66
8,69
40095,24
12,37
6
Kiến xương
21371,68
10,09
31703,94
17,14
16579,82
5,12
7
Vũ thư
10664,17
5,04
26577,72
14,36
53869,12
16,62
8
Thành phố
5225,64
2,47
10218,04
5,52
3790,61
1,17
Cộng
211795,88
100,00
185018,88
100,00
324047,38
100,00
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Tương ứng với cơ cấu diện tích thì cơ cấu sản lượng cũng tăng dần theo các năm: Năm 2008 huyện Hưng Hà có GTSX gấp 2 lần năm 2006 và gấp 4 lần năm 2007; huyện Thái Thụy có GTSX năm 2008 gấp 3 lần năm 2007; huyện Quỳnh Phụ có GTSX năm 2008 gấp 2 lần năm 2006 và 2007; huyện Tiền Hải có GTSX năm 2008 nhỏ hơn 3 lần so với năm 2006 và gấp 3 lần năm 2007; huyện Đông Hưng có GTSX gấp 2 lần năm 2006 và 2007; huyện Kiến Xương có GTSX năm 2008 nhỏ hơn 2 lần năm 2007; huyện Vũ Thư có GTSX gấp 5 lần năm 2006 và gấp 2 lần năm 2007; Thành phố có GTSX năm 2008 nhỏ hơn năm 2006 và 2007. Sở dĩ có sự khác biệt về GTSX giữa các năm là do diện tích thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của các huyện trong các năm là khác nhau, tuy nhiên không thế phủ định việc GTSX tăng lên là do năng suất, chất lượng cây trồng và tác dụng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là có hiệu quả. Ngoài ra khi tiến hành xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm, UBND tỉnh quyết định đầu tư và hỗ trợ vốn cho các đơn vị tham gia. Nguồn vốn hỗ trợ được phân bố như sau:
Thủy sản nước mặn, lợ: 10 triệu đồng/ha
Lúa cá + thuỷ sản nước ngọt: 7 triệu đồng/ha
Cây ăn quả: 3,5 triệu đồng/ha
Hòe, cây dược liệu: 1,5 triệu đồng/ha
Cói: 5 triệu đồng/ha
Dâu: 3 triệu đồng/ha
Bảng 2.8: Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm giai đoạn 2006- 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Hưng Hà
1.300
1.300
1.300
2
Thái Thụy
1.600
1.600
1.600
3
Quỳnh Phụ
1.300
1.300
1.300
4
Tiền Hải
1.600
1.600
1.600
5
Đông Hưng
639
1.200
1.200
6
Kiến Xương
600
600
1.200
7
Vũ Thư
1.200
1.200
1.200
8
Thành Phố
600
600
600
Tổng
8.839
9.400
10.000
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Trên đây là bảng phân bổ nguồn vốn cho các huyện, thị trong 3 năm 2006, 2007 và 2008
Nguồn vốn hỗ trợ này sẽ được chia thành nhiều đợt để chuyển tới các đơn vị tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là khoản hỗ trợ nên nó còn tương đối nhỏ so với nhu cầu, mặt khác nguồn vốn giải ngân chậm, để đến được tay người nông dân cũng phải qua 1 thời gian khá lâu với nhiều thủ tục. Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ vốn thông thoáng, hiệu quả hơn nữa tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng.
Đánh giá hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng”
Từ cơ cấu diện tích và cơ cấu sản lượng của 3 năm 2006, 2007, 2008 ta tổng hợp được doanh thu và lợi nhuận của các huyện, thị trên 1 ha diện tích vớI chi phí là chi phí trung bình trên mỗi ha bằng 26,23 triệu đồng được tổng hợp tù bảng 6:
Bảng 2.9: Đánh giá hiệu quả trên 1 ha diện tích của các huyện, thị xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Đơn vị
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu
Lợi nhuân
Doanh thu
Lợi nhuân
1
Hưng hà
75,38
49,15
76,40
50,17
75,78
49,55
2
Thái thụy
79,52
53,29
72,99
46,76
80,12
53,89
3
Quỳnh phụ
73,27
47,04
75,19
48,96
79,02
52,79
4
Tiền hải
67,12
40,89
80,09
53,86
69,70
43,47
5
Đông hưng
79,10
52,87
59,89
33,66
85,28
59,05
6
Kiến xương
69,22
42,99
81,02
54,79
69,96
43,73
7
Vũ thư
68,89
42,66
71,34
45,11
75,01
48,78
8
Thành phố
75,33
49,10
76,62
50,39
68,82
42,59
Nguồn: Sở NN & PTNT Tỉnh Thái Bình
Ta thấy trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 doanh thu trên mỗI đơn vị 1 ha diện tích là tương đối lớn. LợI nhuận/1 ha= doanh thu – 26,23. Ở hầu khắp các cánh đồng đều gần đạt hoặc đã đạt được mức 50 triệu đồng/ha/năm. Mức doanh thu tương đốI đồng đều giữa các huyện, thị. Do đó việc tiến hành và thực hiện xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm là hoàn toàn có khả thi, là hướng đo đúng trong phát triển nông nghiệp của Thái Bình. Tuy nhiên, mức doanh thu thu được không phải là mức cao so với tiềm năng và những thế mạnh mà tỉnh Thái Bình đã có. Cần có những chính sách, biện pháp hiệu quả hơn nữa, cán bộ cần kiểm tra, đôn đốc để lôi kéo ngườI dân tham gia xây dựng cánh đồng 50 triệu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa của tỉnh nhà
Những thành tựu đạt được của “cánh đồng 50 triệu đông” so với mục tiêu đề ra
Đánh giá chung và kết luận bước đầu rút ra từ kết quả triển khai thực hiện
Chủ trương xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm do tỉnh ủy, UBND tỉnh phát động đã thực sự làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức tư tưởng của cán bộ và nông dân trong tỉnh từ phấn đấu đạt sản lượng cao sang phấn đấu đạt giá trị và hiệu quả cao trên đơn vị diện tích, từ sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Trên cơ sở đó đã tạo được sự thống nhất cao trong tố chức thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở.
Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp , các ngành, cán bộ và nông dân trong tỉnh về vốn, đất đai, lao động, trí tuệ và năng lực chế biến, tiêu thụ tập trung cho mục tiêu đạt giá trị và hiệu quả cao trên đơn vị diện tích đất canh tác, tạo nên phong trào sôi động, tự giác của mỗi người dân, mỗi cơ sở trong toàn tỉnh.
Hiệu quả sở dụng đất trên các mặt chủ yếu là hệ số sở dụng đất và giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác cao hơn rõ rệt so với trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm. Hệ số sử đụng đất bình quân toàn tỉnh mới đạt 2, 3 lần trong khi ở cánh đồng 50 triệu thấp nhất đạt 3 lần, cao nhất 5 lần. Gía trị thu nhập hỗn hợp (cả công và lãi) ở nơi làm cánh đồng 50 triệu cao hơn trước khi xây dựng cánh đồng 50 triệu từ 130- 170% thậm chí có nơi cao hơn 200%
Mức độ thu hút lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn khi xây dựng cánh đồng 50 triệu cao hơn trước do tăng số vụ sản xuất trong năm, tăng đầu tư công cho các sản phẩm có giá trị cao, tăng số lao động dịch vụ phục vụ thu gom, chế biến.
Giá trị sản xuất và hiệu quả sản xuất, thu nhập của nông dân trên cánh đồng 50 triệu tăng rõ rệt so với trước đây. Giá trị sản xuất tăng 130- 160%, thu nhập hỗn hợp (cả công và lãi) tăng 140- 170% tùy theo công thức luân canh và mức độ thâm canh khác nhau.
Thông qua việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm , trình độ thâm canh và kến thức khoa học công nghệ, khả năng thích ứng với thị trường của nông dân được nâng cao hơn. Năng lực tổ chức chỉ đạo của cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở cũng được nâng lên một bước cả về phương thức vận động nông dân, giải quyết các dịch vụ phục vụ, giải quyết thị trường đầu ra, cán bộ gần dân, sát dân và dân chủ hơn trong chỉ đạo sản xuất. Cán bộ khoa học kỹ thuật có điều kiện để phát triển và cống hiến kiến thức, kinh nghiệm thông qua hoạt động chỉ đạo ở cơ sở.
Quan hệ sản xuất ở nông thôn có điều kiện củng cố tốt hơn, liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp gắn bó chặt chẽ hơn. Vai trò HTX nông nghiệp được khẳng định và phát triển thông qua việc giải quyết tốt các dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân, qua đó thu nhập của HTX, của cán bộ quản lý trực tiếp tăng, thu nhập của nông dân tăng. Quy mô sản xuất từng loại sản phẩm của mỗi hộ nông dân tăng hơn, tập trung hơn, đặc biệt là đã manh nha xuất hiện hộ nông dân thuê đất để tổ chức sản xuất nông sản với quy mô trang trại ở Đông Hưng (làm cói, dưa chuột), ở Vũ Thư và các huyện khác làm lúa cáCác đơn vị kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nông sản cũng thuận lợi hơn trong việ hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, chủ động vùng nguyên liệu và giá mua nguyên liệu đầu vào.
Quá trình xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm đã thúc đẩy nhanh hơn việc hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa quy mô lớn, tạo điều kiện đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Trên cơ sở đó tạo đà cho phát triển cây công nghiệp chế biến nông sản ở các địa phương trong tỉnh.
Từ thực tiễn chỉ đạo các mô hình điểm cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm thời gian qua, có thể rút ra những kết luận ban đầu là:
Chủ trương xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên ở các cơ sở trong tỉnh là hoàn toàn có thể thực hiện được với quy mô diện tích ngày càng được mở rộng. Tính khả thi không chỉ với khu vực đất màu, đất chân cao mà ngay cả vùng đất thịt , chân vàn cũng có thể đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm nếu bố trí cơ cấu cây trông và các biện pháp thâm canh hợp lý.
Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm không chỉ nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích mà còn đạt hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp (cả công và lãi) tăng rõ rệt theo chiều thuận với việc tăng giá trị sản xuất, bởi vì quá trình tăng giá trị sản xuất ở đây là do luân canh tăng vụ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng nông sản chứ không phải là đơn thuần tăng đầu tư vật tư.
Để duy trì và mở rộng quy mô cánh đồng 50 triệu một cách bền vững ở mỗi cơ sở, phải giải quyết tốt 5 điều kiện cần cơ bản là:
Có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng nố, tâm huyết.
Được nông dân đồng tình, tự giác tham gia.
Có hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Lựa chọn và bố trí công thức luân canh phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở, ít nhất là làm 3 vụ/năm trong đó có một vụ có giá trị sản xuất cao xung quanh 25 triệu đồng/ha/vụ.
Giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra của sản phẩm vững chắc.
Những tồn tại, hạn chế
2.2.6.1.Về nhận thức
Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho xây dưng cánh đồng 50 triệu như quy hoạch sản xuất, chuẩn bị các điều kiện tưới tiêu, bố trí cán bộ kỹ thuật và cán bộ chỉ đạo, huấn luyện đào tạo, giải quyết chế biến tiêu thụchưa chu đáo, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu sản xuất trên diện rộng, thời vụ triển khai lại gấp và chưa lường hết các diễn biến phức tạp của thời tiết. Do vậy ở các địa phương này gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn trong triển khai thực hiện, số điểm và diện tích đăng ký nhiều nhưng thực tế thực hiện thấp, chất lượng các điểm mô hình đang thực hiện chưa cao, thức tế có xã đăng ký nhưng không triển khai được trên thực tế.
- Tính bền vững: Nhiều cánh đồng 50 triệu đã xây dựng các năm trước tính ổn đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1887.doc