Giải pháp của ngành ngân hàng Phục vụ cho phục hồi và phát triển

Do Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó ngành Ngân hàng là ngành nhạy cảm với ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – chính trị sau một thời gian vật lộn và trụ vững với lạm phát (năm 2008), hầu như không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang xảy ra (do chưa có sự liên thông với hệ thống ngân hàng các nước) vẫn đang hoạt động ổn định, hầu hết các ngân hàng đang kinh doanh có lãi, do đó Nhà nước không phải tập trung lo cho lĩnh vực này mà tập trung vào việc giảm tác động của cuộc khủng hoảng, giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp như: hỗ trợ tiền cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu; giảm hoặc giãn một số loại thuế; hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thông qua việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại; bố trí vốn tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn và công nhân mất việc làm. Tổng gói kích cầu của Chính phủ tới 8 tỉ USD chiếm gần 10% GDP, đó là gói kích cầu khá lớn, lớn nhất trong số các nước sử dụng gói kích cầu (nếu tính trên GDP) so với tiềm lực kinh tế Việt Nam.

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp của ngành ngân hàng Phục vụ cho phục hồi và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải pháp của ngành ngân hàng Phục vụ cho phục hồi và phát triển 1. Kinh nghiệm rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu á. Những nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng đều bị ảnh hưởng nặng nề như Đức, Pháp, Anh, Italy rồi đến Nhật Bản, Trung Quốc. Những nước nhỏ và đang phát triển cũng bị ảnh hưởng dây chuyền do hệ lụy từ những nước lớn như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Một đặc điểm nữa là khủng hoảng kinh tế lần này bắt nguồn tự sự đổ vỡ của ngân hàng và các định chế tài chính lan sang các lĩnh vực khác cũng khởi nguồn từ Mỹ rồi lan đến các nước khác. Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm như Lehman Brothers, Ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ; các tập đoàn tài chính hàng đầu tại Wall Street như Morgan Stanley, Merill Lynch, Goldman Sachs trước đó ít lâu còn hoạt động hăng hái nhất cũng bị tác động mạnh, thua lỗ lớn và Chính phủ phải can thiệp; CitiGroup là ngân hàng hàng đầu của Mỹ cũng gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân viên; Tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu của Mỹ như AIG cũng trong tình trang tương tự, Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ hàng trăm triệu USD. Một số ngân hàng ở Anh, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha (UBS, Northern Rock, Credit Suisse) cũng chao đảo. Tương tự những doanh nghiệp lớn cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng có nguy cơ đổ vỡ, Chính phủ phải hỗ trợ như một số công ty Ô - tô của Mỹ và Nhật. Như trên đã đề cập, khủng hoảng ở Mỹ vừa qua bắt đầu từ lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này theo quan điểm của Krugman có thể chỉ ra 4 điểm cơ bản: (1) Bắt đầu từ việc vỡ bong bóng nhà đất dẫn tới tình trạng vỡ nợ và trốn nợ tăng vọt. Điều này làm các chứng khoán có bảo chứng của các khoản vay bất động sản MBS mất giá trị. (2) Việc MBS bị mất giá trị làm cho tỉ lệ nợ/vốn của khu vực tài chính trước đây đang tốt bây giờ lại trở nên quá cao; (3) Khu vực tài chính buộc phải giảm mức leverage vì thế đẩy con nợ vào tình trạng căng thẳng; (4) Vòng luẩn quẩn trên được lặp lại và làm tăng tình trạng nợ xấu. Ngoài ra, các nhà kinh tế còn cho rằng việc nới lỏng quản lý (cho tự do) đối với khu vực tài chính đã dẫn đến tình trạng trên và đây là một trong những nguyên nhân về quản lý. Chủ tịch Uỷ ban tài chính quốc hội Mỹ nhận định: “Chúng ta phải trải qua một cuộc khủng hoảng thế giới vì quá thiếu điều tiết.” Đây được coi là bài học thứ hai của cuộc khủng hoảng. Hệ lụy của bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung, khủng hoảng tài chính nói riêng đều dẫn đến suy giảm kinh tế, mất việc làm và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Nếu bị ảnh hưởng nặng nề, kéo dài thì dễ dẫn đến mất ổn định chính trị – xã hội. Theo thống kê trong tháng 2/2009, ở Mỹ có 4,4 triệu người mất việc làm, chiếm tỉ lệ 8,1%; Tây Ban Nha 14,8%, trong khu vực đồng Euro là 8,2% (tháng 1/2009), Uỷ ban EC dự báo tỉ lệ này trong năm 2010 sẽ là 9,5%. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong một báo cáo gần đây cho biết đã có 32 triệu công nhân ở các nước đang phát triển mất việc làm và mới đây ILO lại dự báo toàn thế giới có khoảng 132 triệu người bị cắt hoặc giảm việc làm... Việt Nam cũng không là ngoại lệ, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm công nhân, lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng trong tình trạng tương tự. Theo nhận định ban đầu của ADB, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này đã làm mất đi 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài chính. Cũng do khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ phát triển chậm lại, WB và IMF nhận định rằng, GDP toàn cầu năm 2009 sẽ chỉ còn 5%, trong đó hầu hết các nước đều giảm, kể cả Trung Quốc. Riêng Việt Nam, Quốc hội thông qua chỉ tiêu GDP năm 2009 là 6,5%, nhưng tại kỳ họp tháng 5/2009, Chính phủ đã trình Quốc hội thông quá mức 5%. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến chống khủng hoảng tài chính toàn cầu Biện pháp chung để ngăn chặn khủng hoảng nặng nề thêm là việc Chính phủ sử dụng các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Ngay từ thời gian đầu, Chính phủ Mỹ đã phải sử dụng gói kích thích kinh tế 700 tỷ USD, sau đó là 787 tỷ USD… Không chỉ riêng Mỹ, các quốc gia khác cũng đã và đang phải gồng mình chống lại những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, các nước G8 và G20 đã nhóm họp để bàn các biện pháp phù hợp chống lại khủng hoảng toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G20 kết thúc ngày 14/3/2008 đã đồng ý hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển có thể lên đến 250 tỉ USD. IMF cho biết, tổ chức này cần cung cấp ít nhất 25 tỉ USD cho 22 nước nghèo bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Mức hỗ trợ này tương đương 80% mức hỗ trợ dành cho toàn bộ các nước có mức thu nhập thấp trong những năm 1990. Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc ngày 3/4/2009 đã nhất trí thông qua việc bơm 1.100 tỷ USD cho WB và một số tổ chức tài chính khác để cứu trợ các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Ngân hàng trung ương các nước đã có những động thái để ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và có nguồn vốn để cho vay: - Tại Nhật Bản, ngày 17/3/2009, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bơm 1.000 tỉ Yên cho 14 ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng có nguồn vốn bảo đảm cho vay, đồng thời mua 10,7 tỉ USD trái phiếu để cứu doanh nghiệp. - Ngày 18/3/2009, Bộ trưởng tài chính Mỹ đã hành động để nới lỏng phong toả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ bằng cách bơm 15 tỉ USD cho khối này thông qua trực tiếp mua chứng khoán (AFP). Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) còn tìm kiếm các công cụ mới để vực dậy nền kinh tế. Ngày 19/3/2009, Chính quyền Mỹ đã chính thức triển khai chương trình bơm 200 tỷ USD vào tín dụng tiêu dùng thông qua việc mua chứng khoán liên quan đến các khoản cho vay khác nhau. Trong 2 ngày 17 và 18/3/2009, Fed đã nhóm họp và dự kiến duy trì lãi suất thấp từ 0% đến 0,25% và ngày 18/3/2009 đã công bố bơm thêm 1.500 tỷ USD nhằm nỗ lực đẩy mạnh hồi sinh nền kinh tế. - Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm thuế xuất khẩu, đồng thời tăng cường gói giải ngân 586 tỷ USD nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm lớn nhất có thể rút ra ở đây: Thứ nhất, xác định rõ nguồn gốc của khủng hoảng, cụ thể là từ Mỹ với việc nới lỏng kiểm soát hệ thống tài chính, dẫn đến cho vay dưới chuẩn, làm mất khả năng thanh khoản và dẫn đến đổ vỡ. Thứ hai là việc chính phủ các nước đều tập trung (trực tiếp hoặc gián tiếp) cứu hệ thống tài chính không bị đổ vỡ và thông qua các định chế tài chính để cứu vãn nền kinh tế không bị khủng hoảng nặng nề thêm, tiến tới phục hồi và tăng trưởng. Thứ nữa là tập trung tạo ra công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. 2.Ứng phó của Việt Nam đối với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Việt Nam không nằm ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng ảnh hưởng ở mức độ và sự thể hiện khác nhau. Là một nền kinh tế còn kém phát triển, tăng trưởng dựa nhiều vào xuất khẩu nhưng nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu phải nhập ngoại nên ảnh hưởng trước hết là kim ngạch xuất khẩu giảm. Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đã phải cắt giảm công nhân, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa... Do Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó ngành Ngân hàng là ngành nhạy cảm với ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – chính trị sau một thời gian vật lộn và trụ vững với lạm phát (năm 2008), hầu như không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang xảy ra (do chưa có sự liên thông với hệ thống ngân hàng các nước) vẫn đang hoạt động ổn định, hầu hết các ngân hàng đang kinh doanh có lãi, do đó Nhà nước không phải tập trung lo cho lĩnh vực này mà tập trung vào việc giảm tác động của cuộc khủng hoảng, giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp như: hỗ trợ tiền cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu; giảm hoặc giãn một số loại thuế; hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thông qua việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại; bố trí vốn tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn và công nhân mất việc làm... Tổng gói kích cầu của Chính phủ tới 8 tỉ USD chiếm gần 10% GDP, đó là gói kích cầu khá lớn, lớn nhất trong số các nước sử dụng gói kích cầu (nếu tính trên GDP) so với tiềm lực kinh tế Việt Nam. Riêng đối với gói giải pháp sử dụng 17.000 tỷ đồng (tương tương 1 tỷ USD) để hỗ trợ lãi suất, được ngành Ngân hàng triển khai một cách khẩn trương, nghiêm túc và đã đạt kết quả bước đầu về thực hiện mục tiêu kích cầu kinh tế. Đến ngày 23/7/2009, dư nợ cho vay kích cầu đạt trên 385.581 tỷ đồng. Cùng với việc triển khai các giải pháp khác, đến cuối tháng 7/2009, các chỉ tiêu kinh tế của nước ta tuy đạt thấp (tăng 3,9%) nhưng vẫn là chỉ số tăng cao so với nhiều nước (đến cuối tháng 3/2009, Việt Nam nằm trong số 12 nước có tăng trưởng dương). Đó là thành công bước đầu của các giải pháp kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế của Việt Nam. Tại phiên họp cuối tháng 5/2009 của Chính phủ, sau khi phân tích, đánh giá tình hình kinh tế và kết quả của các biện pháp kích cầu kinh tế theo Nghị quyết 30, Chính phủ đã thống nhất chỉ đạo tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đang triển khai, đồng thời bổ sung một số nhóm giải pháp như: kích cầu tiêu dùng khu vực nông thôn, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể: - Thông qua TCTD hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn bằng VND để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất – kinh doanh, kết cấu hạ tầng theo Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 04/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Cho vay hỗ trợ lãi suất 4%/năm cho tất cả các tổ chức, các nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện chế biến sản xuất trong nước theo Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ với thời hạn từ 12 đến 24 tháng, thực hiện từ tháng 5/2009. - Hỗ trợ lãi suất đối với người nghèo và đối tượng chính sách xã hội theo Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đó là việc chỉ đạo toàn diện và đồng bộ, từ đó có thể tin rằng, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2010. 3. Chuẩn bị cho phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam Theo nhận định chung, nhiều nước trên thế giới bị khủng hoảng hoặc bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã có dấu hiệu thoát ra khỏi suy thoái. Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ quý II/2009 chỉ giảm 1% so với quý I và thấp hơn 1,5% so với dự đoán của giới chuyên gia. Tốc độ phục hồi của các nền kinh tế đang vươn lên tại Châu á bỏ xa các nước nhóm G7, rõ nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ và cả Việt Nam. Trong nửa năm 2009, GDP của Việt Nam tăng 3,9% và khả năng đạt mức tăng 5% là rất rõ. Tại phiên họp Chính phủ đầu tháng 8/2009, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu đạt và vượt mức 5%. Các tổ chức tài chính quốc tế và một số ngân hàng nước ngoài và cả Chính phủ Việt Nam đều nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2010. Đó là sự phục hồi sớm (tuy nhiên vẫn còn tuỳ thuộc vào sự phục hồi kinh tế của Mỹ và nhiều nước khác). Tuy nhiên cũng còn nhiều thách thức: -Lạm phát vẫn tiềm ẩn nếu không kiểm soát tốt. -Xuất khẩu khó khăn, 7 tháng giảm tới 13,4%; nhập khẩu có chiều hướng gia tăng, do đó nhập siêu cũng có chiều hướng tăng (riêng 7 tháng nhập siêu 3,4 tỷ USD) làm cho cán cân tổng thể bị ảnh hưởng và gây áp lực lên tỷ giá. -Đầu tư nước ngoài vẫn khó khăn. -Thâm hụt ngân sách tăng… Các tổ chức tài chính quốc tế và các chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng: Khủng hoảng tuy làm suy giảm kinh tế nhưng cũng là cơ hội cho các nươc cơ cấu lại nền kinh tế để tiếp tục phát triển và đứng vững trong cạnh tranh. Vì vậy, song song với việc chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời như Nghị quyết 30 của Chính phủ và kết luận của Bộ Chính trị ngày 3/4/2009 “về tình hình inh tế – xã hội quý I/2009 và các nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2009” thì ngay từ bây giờ Chính phủ và các Bộ, ngành phải thực hiện ngay các giải pháp để chuẩn bị cho phục hồi kinh tế. Nhưng như đề cập ở trên, chúng ta phải coi đây là một cơ hội để cơ cấu một cách toàn diện nền kinh tế. Chúng ta đã có bài học từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện hữu để có những chủ trương và giải pháp thích hợp nhằm cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng: Nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động và vận dụng nội lực để phát triển. Những biện pháp cần được tập trung là: hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, cải cách thủ tục hành chính; cải thiện hơn nữa cơ sở hạ tầng; tiếp tục cơ cấu lại các doanh nghiệp, đặc biệt là việc cổ phần phần hoá các doanh nghiệp nhà nước; phát triển thị trường trong nước để chủ động đối phó với những tác động bên ngoài đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu mới; đặc biệt chú trọng tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng, xây dựng thị trường tài chính lành mạnh. Về phía ngành Ngân hàng Năm 2008, ngành Ngân hàng đã có công đầu trong việc chống lạm phát thông qua việc điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ và linh hoạt, đặc biệt là việc sử dụng công cụ lãi suất. Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng ảnh hưởng đến Việt Nam thì ngành Ngân hàng vẫn chưa bị ảnh hưởng lớn, khả năng xảy ra đổ vỡ hệ thống là rất thấp, nhưng chúng ta không thể thấy đó để chủ quan vì hiện nay hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng còn hạn chế. Vì vậy cũng cần coi đây là một cơ hội để cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Theo chúng tôi, trước hết phải củng cố để bảo đảm an toàn hệ thống, đó là: (1) Hoàn thiện các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và việc kiểm soát hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế trong đó có việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua 2 bộ luật về ngân hàng trong năm 2009; (2) Hoàn thiện các quy định về cấp phép và quản lý ngân hàng để có một hệ thống ngân hàng mạnh hơn, đủ năng lực tài chính để có thể đứng vững trong cạnh tranh ngày càng quyết liệt; cần thiết phải có chính sách về sáp nhập, mua lại những ngân hàng không đủ năng lực tài chính theo quy định của pháp luật; (3) Củng cố thị trường tài chính tiền tệ nhằm tạo môi trường và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; (4) Khẩn trương hoàn thiện những quy định liên quan đến thanh tra giám sát ngân hàng (về mô hình tổ chức, quy chế hoạt động, về phương thức thanh tra giám sát) phù hợp dần với các nguyên tắc của Basel. Tiếp theo là, việc xây dựng các ngân hàng thương mại lớn mạnh để có thể đứng vững trong cạnh tranh và phát triển. Những việc cần tập trung là: (1) Chú trọng quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro; (2) Xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh theo yêu cầu hội nhập quốc tế và hiện đại hoá, đa dạng hoá sản phẩm, phát triển mạnh hơn các tiện ích ngân hàng, thay đổi mạnh cơ cấu kinh doanh; (3) Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng để có đội ngũ cán bộ kinh doanh ngân hàng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Trong một bài viết trên tờ Lemonde của Pháp ngày 24/9/2008, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss – Kaln đã nhấn mạnh: “Mệnh lệnh đầu tiên đối với Ngân hàng Trung ương là tránh không để xảy ra hiện tượng rút tiền mặt ồ ạt ra khỏi ngân hàng và tổ chức tài chính. Để làm được điều đó, cần trấn an những người gửi tiền về sự an toàn của tài sản ngân hàng... Giai đoạn thứ hai là phải xoá sạch nguyên nhân sâu xa gây nên khủng hoảng...” Nguồn: - NHNN Việt Nam. - Thảo luận chính sách số 4 của nhóm các nhà phân tích chính sách Trường Harvard Kennedy và chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. -Nguyễn Đình Tự: Ngăn chặn suy giảm kinh tế, kết hợp với việc chuẩn bị cho phục hồi và phát triển, Kỷ yếu hội thảo quốc tế tại Việt Nam (tháng 7/2009).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp của ngành ngân hàng.doc
Tài liệu liên quan