MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
Chương I
Vai trò của việc phát triển xuất khẩu và công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta
1. Vai trò của công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta.
1.1 Hoạt động sản xuất chế biến.
1.2 Vị trí công nghiệp chế biến trong cơ cấu ngành công nghiệp
1.3 Vai trò công nghiệp chế biến đối với nền kinh tế và đối với nước ta.
2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với nước ta.
2.1 xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
2.2 xuất khẩu góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
2.3 xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân.
2.4 xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
3. Mối quan hệ công nghiệp chế biến và xuất khẩu đối với nền kinh tế và đối với nước ta.
Chương II
Thực tế công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm cụ thể
1.Tình hình sản xuất, chế biến ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
1.1 Ngành nông sản chế biến
1.2 Về thị trường xuất khẩu các nông sản.
1.3 Ngành thuỷ sản :
1.4.Ngành dệt may.
1.5 Ngành da giầy:
2.Những hạn chế về công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm .
2.1 Hàng ở ngành nông sản
2.2 Ngành dệt may.
2.3 Ngành da giầy
Chương 3
Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá ở một số ngành sản phẩm cụ thể
1. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành nông sản
2 Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành dệt may
2.1 Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu:
2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư
2.3 Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu sang nước thứ ba.
2.4 Nâng cao khả năng canh tranh của sản phẩm.
2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu:
3. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở ngành da giầy
4. ý kiến đề xuất
Kết luận
Tài liệu tham khảo
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng hoá ở một số ngành sản phẩm cụ thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p với giá cao sẽ cáo chung. Giá nông khoáng sản này khoáng sản tự nhiên được nâng cao vì các nước kém mở mang giữ lại trong nước để xuất khẩu dưới dạng chế biến chứ không còn xuất khẩu dưới dạng thô.
Chương II
THực tế công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm cụ thể
Tình hình sản xuất, chế biến ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Trong giai đoạn 1991- 1995 giá trị tổng sản lượng công nghiệp chế biến nông sản liên tục tăng, tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 10% là ngành chiếm tỉ lệ 34-36% trong giá trị sản lượng công nghiệp. Giá trị xuất khẩu hàng nông lâm sản từ 1991- 1995 chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế chiếm khoảng 75% giá trị xuất khẩu riêng hàng nông sản chiếm khoảng 72% đã xâydựng được một số ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu quy mô trung bình phục vụ cho một số ngành sản xuất hàng hoá tập trung như may mặc, giày dép, chế biến tơ tằm, rau quả, thịt, nhân điều, cà phê, cau su...
Trong những năm gần đây trong cơ chế hàng xuất khẩu, tỷ trọng hàng qua chế biến trong đó có chế biến tinh sâu đã chuyển dịch theo hướng tích cực trong giai đoạn 1991- 1995 chỉ khoảng 15%, năm 1996 chiếm 29%, năm 1997 là 36,5%, năm 1998 là 40,3%, năm 1999 đã là 44% (lấy tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp). Đáng kể ở bốn nhóm hàng dệt may, giầy dép, nông sản, điện tử chiếm tỉ trọng 35,6% là mặt hàng chế biến có khối lượng lớn tốc độ tăng trưởng nhanh với chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. Ngoài ra còn nhiều chủng loại hàng chế biến tuy chất lượng một số thị trường chấp nhận nhưng số lượng xuất khẩu chưa lớn như Bia Sài Gòn xuất sang thị trường Mỹ, bột giặt xuất sang Irăc, Trung Quốc, sứ vệ sinh, bánh kẹo. Cùng với sự gia tăng về kim ngạch thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng từ những năm 1990 trở về trước Việt nam có quan hệ thương mại với 40 nước, đến năm 1995 đã tăng lên đến 105 nước và tổ chức quốc tế, trong đó Việt nam đã ký hiệp định thương mại với 60 nước
Ngành nông sản chế biến
Năm
Gạo
(1000 tấn)
Cà phê
(tấn)
Cau su (tấn)
Chè (tấn)
Hồ tiêu (tấn)
Điều (1000 tấn)
Rau quả (1000 tấn)
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
TTBQ
1420
1624
1033
1946
1722
1983
1988
3003
3684
3720
4400
12%
57417
89583
93471
116175
122660
176385
248087
283000
390000
390000
400000
21,4%
57703
75875
62947
81927
96667
135532
138105
194000
197000
191000
200000
13,2%
15016
16076
7953
12967
21196
23502
18825
20800
31500
33500
37000
9,4%
7551
8995
16252
22347
14872
15985
17950
25300
26000
23500
--------
13,6%
5,8
24,7
30,6
51,7
47,7
81,3
98,8
23
32
26
17
11,4%
66646
52328
33173
32255
23613
20820
56119
--------
68000
57000
74000
1,1%
Nguồn niên gián thống kê- Tổng cục thống kê.
Qua bảng số liệu trên cho thấy thời gian qua ,khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đang tăng lên nhanh chóng và chở thành những mặt hàng chiến lược,vì có sức cạnh tranh cao của việt nam như là:
* Cà phê:
Là mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu lớn nhất 21,4%,tính đến thời điểm này Việt nam là nước đứng đầu châu á và đứng thứ ba thế giới sau Braxin và Côlômbia về xuất khẩu cà phê. Riêng xuất khẩu cà phê buruta Việt nam đứng đầu thế giới , chiếm tỷ trọng 7% khối lượng giao thương quốc tế. Trên thực tế với 7% này cùng với sự điều tiết xuất khẩu trong từng thời kì chúng ta có khả năng tác động vào giá cà phê quốc tế ở vị thế khá cao,cà phê Việt nam có mặt hầu hết trên thị trường thế giới. Năm 1999 lượng ngoại tệ thu về đạt 592 triệu USD, tuy nhiên 98% lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân.
* Cau su:
Mấy năm gần đây cây cao su đã chở thành loại cây có giá trị kinh tế cao (Sau cây cà phê ) theo báo cáo của tổng công ty cau su Việt nam hiện nay diện tích vườn cau su đang kinh doanh trên 154.000 ha , sản xuất được 185.000 tấn mủ với doanh thu xấp xỉ 115 triệu USD . Trong đó xuất khẩu đạt 97 triệu USD (1999) ,mặc dù năm 1999 diễn biến thị trường cau su thế giới có nhiều thất thường có những lúc xuống đến mức thấp nhất.Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của toàn ngành,thế nhưng tổng công ty vẫn đạt lợi nhuận gần 8 triệu USD do ngành cau su đã có sự chuyển đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp. Trong những năm qua công suất chế biến loại mủ chất lượng cao như SVR3L (Của 30 nhà máy trực thuộc công tổng công ty cau su ) lên đến 186.000 tấn chiếm 83%tổng công suất (225.000 tấn). Đây chính là loại sản phẩm có nhu cầu rất ít trên thị trường thế giới ,chỉ khoảng 3%-5% tổng nhu cầu tương đương với 200-300 ngàn tấn/năm. Trong khi đó loại mủ SVR10,2 là loại mủ được tiêu thụ chính trên thị trường thế giới thì công suất của chúng ta chỉ đạt 26 ngàn tấn/năm. Đứng trước tình hình đó tổng công ty cau su đã từng bước thực hiện các biện pháp như là: không mở rộng nhà máy sản xuất loại SVR3L, mà tăng lượng sản phẩm SVR 10,20 bằng cách xây dựng thêm các nhà máy mới, đổi mới công nghệ, chủ động đánh đông mủ tại vườn cây để tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến loại sản phẩm SVR 10,20 sao cho tới năm 2010 sẽ có thêm 50% loại mủ SVR 10,20 đó chính là cơ sở để mặt hàng cau su của ta có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, là cơ sở để sản lượng cau su xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng 13,2%/năm.
* Hạt điều:
Trong giai đoạn 1989-1995 tốc độ xuất khẩu tăng bình quân hàng năm là 62%, mấy năm lại gần đây sản lượng kim ngạch xuất khẩu hạt điều liên tục giảm năm 1995 là 98,8 nghìn tấn năm 1999 là 17 nghìn tấn làm cho tốc độ mặt hàng này chỉ đạt 11,4% trong mười năm chở lại đây. Cây điều là loại cây công nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, về sản lượng sản xuất nước ta đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau inđôlêxia) và đứng thứ 4 thế giới (sau ấn độ, In đô lê xia, Braxin) sản lượng xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (sau ấn độ). Hiện nay cây điều được phát triển thành những vùng tập chung lớn đó là đồng bằng nam bộ 149 nghàn ha chiếm 60% diện tích toàn quốc, tây nguyên 27 nghàn ha chiếm (11%) và đồng bằng sông cửu long 13 ngàn ha (hơn 5%). Đó chính là cơ sở để sản lượng hạt điều xuất khẩu và chế biến xuất khẩu vào thị trường thế giới .
1.2 Về thị trường xuất khẩu các nông sản.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt nam từ thị trường truyền thống (Liên xô và các nước Đông âu) sang thị thị trường châu á đặc biệt là các nước ASEAN chiếm tỷ trọng lớn trong trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Tuy nhiên từ năm 1996 cho tới nay đã có thay đổi theo xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước ASEAN mà tăng tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường các nước Châu á khác như: Trung quốc, singapore......
Thị trường gạo có chuyển biến rõ rệt, từ việc tập chung xuất khẩu vào các nước đông âu (những năm 1980) sang thị trường châu á (những năm 1990). Hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt nam ở khu vực châu á chiếm khoảng 70% tổng khối lượng gạo xuất khẩu ( trong đó các nước ASEAN chiếm 36%), các nước tây âu chiếm 11%, châu phi chiếm 2%, đông âu chiếm 2%....
Thị thị trường cà phê xuất khẩu của Việt nam ngày càng mở rộng và phát triển, trước năm 1994 (trước khi mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam) cà phê của Việt nam phải xuất khẩu qua các nước trung gian chủ yếu qua Singapo (chiếm gần 70% cà phê xuất khẩu của Việt nam) và một số nước khác như là: Đức, Pháp, Ba lan...Từ khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt nam thì xuất khẩu cà phê của Việt nam sang các nước như Singapo giảm dần (niên vụ 1995-1996 chỉ còn chiếm 3,65%), xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng từ 15,2% (niên vụ 1994-1995) lên tới 50% (niên vụ 1997-1998) .Hiện nay Việt nam đã xuất khẩu trực tiếp sang trên 50 nước đứng đầu là Mỹ. Sau đó là các nước như Đức, Balan, Nhật Bản, Pháp và Singapore.
Thị trường chè trong giai đoạn 1986-1995 của Việt Nam giảm mạnh tại các nước Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, nhưng lại có xu hướng phục hồi trong những năm gần đây (các nước Đông Âu hiện chiếm 17% thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam). Trong khi đó thị trường xuất khẩu chè của Việt nam lại tăng lên mạnh mẽ ở các nước Châu á đặc biệt là Nhật Bản, Pakitxtan và Đài Loan (hiện chiếm khoảng 70% thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam). Ngoài ra các thị trường như Tây Âu, Bắc Mỹ đã bắt đầu sử dụng chè của Việt Nam.
Thị trường Hạt điều trong giai đoạn 1990-1995, hạt điều là sản phẩm có tốc độ tăng xuất khẩu cao nhất. Đồng thời cũng là sản phẩm có thị trường xuất khẩu được phát triển rộng rãi.
Thị trường cao su xuất khẩu chủ yếu của Việt nam trước đây là Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chiếm tới 8,21% năm 1986 và đã giảm mạnh xuống 1,06% năm 1995. Hiện nay, thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam là các nước châu á chiếm đến 95% (trong đó các nước ASEAN chiếm 8%) còn lại tập chung chủ yếu là Trung Quốc và Singapore.
Trong thời gian qua xuất khẩu của nông sản đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
1.3 Ngành thuỷ sản:
Năm 1997 sản lượng thuỷ sản đạt 1570 ngàn tấn tăng 15,8% so với năm 1996 .Kim ngạch xuất khẩu có mức tăng trưởng tương đối cao (từ 22-33%/năm)
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
Doanh thu
285,7
307,7
427,2
489
631
651
780
850
980
Theo thống kê của tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) năm 1996 Việt Nam đứng thứ 25 .Năm 1997 đứng thứ 27 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Trong khu vực Đông nam á năm 1996 Việt nam đứng thứ 3, năm 1997 Việt nam đứng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản.Tính đến đầu năm 1998 Việt nam có 186 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh có khả năng xuất khẩu khoảng 200 ngàn tấn xuất khẩu/năm. Đã có 27 doanh nghiệp đủ điều kiện chế biến xuất khẩu vào thị trường EU (chiếm 14,5% số xí nghiệp) và hơn 20 xí nghiệp sang Mỹ.
Những năm gần đây, các nước chủ yếu nhập thuỷ sản của ta là nhật bản với tỷ trọng năm 1996: 20%, năm 1997: 46,5%, năm 1998: 60%, các nước EU thường chiếm 13%, Hồng công chiếm 11%-12%, Mỹ chiếm 6%-8%, ngoài ra còn có Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, cộng hoà liên bang nga, ôxtrây-lia. Dự báo năm 1999 xuất khẩu vào các nước châu á -Thái bình dương khoảng 660-680 triệu USD chiếm 75%, vào các nước Âu- mỹ khoảng 200- 220 triệu USD chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu.
1.4.Ngành dệt may
Nghành dệt may trong thập niên 90 trở lại đây nó chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Năm 1991 tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 158 triệu USD đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần đạt 1450 triệu USD tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệu USD / năm. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991lên 15% năm 1998. Đến nay hàng dệt may đứng thứ nhất trong số mười mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam trong mười năm qua được thể hiện trong biểu đồ sau:
Hiện nay phần lớn hàng dệt may của Việt nam xuất khẩu sang các thị trường có hạn ngặch như EU, Thổ nhĩ kì, Canađa. Trong đó EU là thị trường trọng điểm với 360 triệu dân có mức tiêu dùng vải cao hàng đầu thế giới (17kg/người/năm). Đây là thị trường tốt để Việt nam đầu tư và khai thác ,tuy vậy thị trường này đòi hỏi về chất lượng,mẫu mã sản phẩm hàng dệt may rất cao. Trong tổng số 63 tỷ USD quần áo nhập khẩu vào EU có khoảng 9 tỷ USD là quần áo tiêu dùng bình thường, số còn lại (khoảng 87%) là các loại quần áo theo mốt. Vì vậy giá trị hàm lượng chất xám trong sản phẩm cao hơn rất nhiều so với vật liệu cấu thành lên sản phẩm.Trong thời gian tới nhờ một số thay đổi trong hiệp định buôn bán hàng dệt may EU –Việt nam giai đoạn 1998-2000 ký ngày 17/11/1997, ngành dệt may của nước ta sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ,theo hiệp định này từ năm 1998 Việt nam được phép tự do chuyển đổi quota giữa các mặt hàng một cách rộng rãi hơn (17% so với trước kia 12%). Hơn nữa Việt nam còn được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU. Như vậy một số mặt hàng của Việt nam sẽ được hưởng thuế quan nhập khẩu ở mức 0% làm cho sản phẩm xuất khẩu của ta có khả năng cạnh tranh cao trong đó có hàng dệt may.
1.5 Ngành da giầy:
Từ một ngành kinh tế kỹ thuật non trẻ trong nền kinh tế quốc dân đã trở thành ngành kinh tế kỹ thuật độc lập từ năm 1987 trở lại đây .Hiện nay ngành da giầy đã trở thành một ngành có sức phát triển cao ,kim ngạch xuất khẩu cùng ngành dệt may đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, thực hiện công ngiệp hoá hiện đại hoá đất nước.Các cơ sở sản xuất các loại giầy dép cho xuất khẩu đã có năng lực sản xuất trên 300triệu đôi giầy dép các loại, thu hút lực lượng lao động khoảng 300 nghìn người đạt kim ngạch xuất khẩu tăng 8,48 lần từ 118 triệu USD năm 1993 lên 1000,822 triệu USD năm 1998 và năm 1999 là 1250triệu USD (tăng 25% so với năm 1998). Cùng với sự phát triển xã hội, ngành da giầy ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển và đã có vị trí xứng đáng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Việt nam .
2.Những hạn chế về công nghiệp chế biến và xuất khẩu ở một số ngành sản phẩm
Bên cạnh những thành tựu to lớn mà công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã đạt được trong những năm vừa qua thì vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế,thách thức đòi hỏi công nghiệp chế biến và xuất khẩu phải vượt qua trong quá trình phát triển.
Sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu còn yếu, Việt nam chủ yếu xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc mới sơ chế có thể coi đây là hạn chế lớn nhất của hàng hoá xuất khẩu Việt nam. Do hạn hẹp về vốn ,máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu ,chậm đước đổi mới chúng ta đã bán rẻ nhiều tài nguyên thiên nhiên, các loại nông, lâm, hải sản, không tận dung hết nguồn lao động rẻ, dồi đào, đối với mặt hàng xuất khẩu hàng năm chúng ta bị thua thiệt và tổn thất nhiều triệu đô la. Trong lĩnh vực dệt may còn nhiều doanh nghiệp nước ta mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận gia công ,tái chế bị ,lệ thuộc .hiệu quả đạt được thấp .Vì vậy về lâu dài phải phấn đấu bằng mọi cánh chỉ nhập nguyên liệu và tự mình sản xuất sản phẩm ,đẩy mạnh sản xuất hướng theo xuất khẩu .
Vấn đề tổ chức xâm nhập và phát triển thị trường trong xuất khẩu hàng hoá,còn nhiều hạn chế và mất cân đối xu hướng chính của Việt nam là đa dạng hoá ,đa phương hoá kinh tế đối ngoại. Thế nhưng cho đến nay hoạt động xuất khẩu của Việt nam chủ yếu mới diễn ra ở khu vực châu á(70-75%) còn ở các châu lục khác thì rất ít và hạn chế châu âu ( 12-15%) châu Mỹ 2%.Đặc biệt xuất khẩu Việt nam hầu như chưa vươn tới thị trường châu phi mênh mông đầy tiềm năng ( khu vực này mơí chiếm 0,5-1,5% tổng hàng hoá xuất khẩu ) .Trong khi chúng ta phải nhập một tỷ lệ lớn hàng hoá, thiết bị máy móc của nhật, hàn quốc ,singapore ,trung quốc .
Mặt khác hàng hoá xuất khẩu Việt nam chưa có thị trường ổn định vững chắc quan hệ lâu dài và gắn bó với chúng ta , chưa hình thành hệ thống sách lược thị trường vì vậy thương nhân giải quyết vấn đề này đòi hỏi một sự lỗ lực rất lớn từ phía nhà nước và các nhà kinh doanh .
Tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu cần được tiếp tục hoàn thiện, đặc biệt là đối với đầu mối xuất khẩu các mặt hàng chủ lực .Hiện nay cơ chế chính sách xuất nhập khẩu chưa phát huy hết hiệu lực, tình trạng buôn lậu khá phổ biến làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước . Trong hoạt động xuất khẩu vẫn chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ các mặt hàng chủ lực với các nhóm hàng khác ,quá chú trọng và ưu tiên cho một số mặt hàng mà không biết tận dụng mà đã bỏ qua nhiều loại hàng hoá khác có triển vọng và tiềm năng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng có kim ngạch lớn chủ lực thì việc đa dạng hoá các sản phẩm khác phải trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của nước ta sau này .
Vấn đề bức bách hiện nay là việc thông tin thương mại phục vụ cho xuất khẩu hàng hoá còn có nhiều hạn chế , từ nhiều năm nay thông tin thương mại của ta rất chậm , không đầy đủ, thiếu chính xác nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu .Trong khi đó nhiều đối tác của các doanh nghiệp Việt nam lại hiểu rất rõ tình hình xuất ,nhập và các nhu cầu của ta nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng chưa kể đến các doanh nghiệp nội địa cùng ngành cạnh lẫn nhau ,tranh mua, tranh bán, xuất phá giá để hưởng lợi dẫn đến cả nhà nước và các doanh nghiệp đều bị thua thiệt .
Công nghiệp sản xuất, chế biến của Việt nam chủ yếu được hình thành trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, lạc hậu mấy thế hệ không thích hợp với nền kinh tế thị trường. Các xí nghiệp, kho tàng, bến bãi, máy móc, thiết bị thường quá lớn, cồng kềnh đồ sộ nhưng công suất thấp nên hoạt động kém hiệu quả và chịu khấu hao lớn, các định mức tiêu hao nguyên- nhiên- vật liệu thường rất cao mà sản phẩm sản xuất ra chất lượng lại thấp. Mấy năm gần đây một số Doanh nghiệp đã tích cực đổi mới công nghệ hiện đại nhưng thông thường là sử dụng chắp vá, không đồng bộ vì vốn đầu tư có hạn, tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý cồng kềnh, bất cập với công nghệ.
2.1 Hàng ở ngành nông sản
Đối với hàng nông sản việc tập trung quá mức xuất khẩu một số sản phẩm dẫn đến tình trạng khai thác quá mức ở một số vùng để lại hậu quả lâu dài: như tình trạng di dân hàng loạt ở các tỉnh phía bắc vào vùng Tây Nguyên, hậu quả về môi trường của phát triển bền vững trong khi nhiều vùng tiềm năng khác bị lãng quên
Hơn nữa chất lượng nhiều mặt hàng xuất khẩu còn thấp chưa đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Một trong những nguyên nhân là do nhiều vùng, địa phương và nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng và giá trị sản phẩm. Ví dụ việc mở rộng quá mức lúa vụ 3 ở Đồng bằng sông Cửu long sử dụng các giống lúa lai Trung Quốc năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp. ở các tỉnh phía bắc sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng, trong các vùng trồng rau, đậu , cây ăn quả cơ cấu mặt hàng giống nhiều nước trong khu vực nên cũng bị cạnh tranh quyết liệt. Công tác tổ chức nghiên cứu khai thác và xâm nhập các thị trường còn nhiều lúng túng, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch phát triển chậm, không theo kịp tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất làm giảm giá trị xuất khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới đặc biệt là gạo, cà phê, cau su, đường, trái cây... bên cạnh đó danh mục xuất khẩu còn đơn điệu chú trọng quá mức vào các sản phẩm sẵn có, chưa khai thác tốt hết các tiềm năng sẵn có để sản xuất và xuất khẩu các nông sản khác chậm cải tiến, giá trị thương mại của sản phẩm để đưa ra thị trường thế giới điều này đã phản ánh đúng sự thấp kém, lạc hậu của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến
Sự xụp đổ của thị trường các nước XHCN, Liên Xô cũ và các nước Đông âu từ cuối những năm 80 dẫn đến sự chuyển hướng thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang các khu vực thị trường khác. Trong đó chỉ tập trung vào các nước ASEAN và nước Châu á khác.
2.2 Ngành dệt may.
Mặc dù hàng dệt may Việt nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được còn nhiều khiêm tốn “năm 1994 riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD hàng dệt may, Ân độ 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD”
Về cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may so với ngành may thì công nghiệp Việt nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ và rất tốn kém do vậy ngành dệt may chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên nhân cho ngành may xuất khẩu của Việt nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại như vậy kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu chưa tương ứng. Hiện nay có tới gần 60% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là để chi trả cho việc mua nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài. Giá trị gia công chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc. Hơn nữa các hợp đồng gia công không ổn định giá gia công thấp và sự phụ thuộc vào nguyên liệu đã khiến không ít Doanh nghiệp may mặc Việt nam lúng túng bị động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những mặt hàng xuất khẩu khó làm như quần âu, áo veston chiếm tỉ lệ nhỏ vì ít Doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, đến nay các mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại. còn nhiều hạng ngạch nhưng chỉ ít các Doanh nghiệp có khả năng thực hiện
2.3 Ngành da giầy
Hiện nay tuy có tiềm năng phát triển, có lợi thế trong xuất khẩu nhưng còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và thế giới tuy đã đạt được mức tăng trưởng cao trong xuất khẩu nhưng sản lượng xuất khẩu năm 1998 của Việt nam chỉ đạt được một tỷ lệ không đáng kể so với các nước trong khu vực.
Trình độ công nghệ và trang thiết bị của ngành da giầu của Việt nam tuy đã được đổi mới đáng kể song chỉ đạt mức trung bình trongkhu vực, loại thiết bị cũ thế hệ thứ 2, 3 còn đang được sử dụng phổ biến.
Thị trường tiêu thụ vẫn còn khó khăn, hàng giầy dép Việt nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, EU. Chưa khôi phục được thị trường truyền thống SNG và các nước Đông âu.
Các Doanh nghiệp thiếu vốn để đổi mới công nghệ sản xuất mở mang mạng lưới sản xuất, kinh doanh, đại lý, văn phòng đại diện, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến còn quá thiếu, chất lượng kém chẳng hạn: Lượng da trâu, da bò trong nước mới chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu của ngành da giầy còn lại phải nhập khẩu là chủ yếu. Các Doanh nghiệp da giầy Việt nam chủ yếu gia công giầy vải, giầy thể thao cho nước ngoài nên giá trị thực thu được chỉ đạt 20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
CHƯƠNG 3
GIảI PHáP ĐẩY MạNH PHáT TRIểN CÔNG NGHIệP CHế BIếN Và XUấT KHẩU HàNG HOá ở MộT Số NGàNH SảN PHẩM Cụ THể
1. Giải pháp đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu ngành nông sản
1.1 Hỗ trợ nghiên cứu thị trường quốc tế đối với các nông sản xuất khẩu
Do quy mô thị trường quốc tế lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước, mặt khác thị trường nông sản quốc tế lại thường xuyên biến động phức tạp, nên các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản xuất khẩu thường gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu thị trường. ở Việt Nam, các doanh nghiệp nắm bắt về thông tin thị trường còn rất kém, thông tin thiếu và độ chuẩn xác không cao. Vì vậy nhiều khi doanh nghiệp bị động, lúng túng trong điều hành xuất khẩu nông sản. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản xuất khẩu, Nhà nước thành lập các trung tâm xúc tiến xuất khẩu nông sản để trợ giúp các nhà sản xuất và chế biến và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin vè thị trường nông sản thế giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức xúc tiến xuất khẩu và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết kiệm chi phí. Việc tập trung nghiên cứu thị trường nước ngoài là hướng hoạt động của trung tâm. Và về lâu dài sẽ thiết lập một ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để sẵn sàng cung cấp cho các doanh nghiệp khi họ cần đến. Các cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài cần có các nhóm công tác nghiên cứu thị trường và báo cáo chi tiết về thị trường. Chúng ta đặt nhiệm vụ này lên vị trí quan trong trong ngoại giao.
1.2 Có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản để tạo ra hàng hoá nông sản xuất khẩu có chất lượng cao, chi phí thấplàm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Thứ nhất: Chúng ta có thể thí điểm:
- Điều chỉnh lãi xuất tín dụng cho nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản trong đó theo hướng thoả mãn tối đa nhu cầu tín dụng và lãi xuất điều chỉnh theo vụ mùa và kiểm soát tín dụng.
- Điều chỉnh các nguồn cung ứng đầu vào đảm bảo các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ không bị thua lỗ, có thể đấu thầu chọn nhà cung ứng với chi phí dịch vụ với giá thấp, thuận lợi bảo hành các vất tư chủ yếu. Đầu ra nông sản cũng theo hướng chọn các nhà tiêu thụ nông sản xuất khẩu.
- Cuối cùng Nhà nước điều chỉnh thuế cho tất cả các doanh nghiệp và hộ nông dân trực tiếp đầu tư sản xuất tieeu thụ nông sản.
Sự phối hợp này sẽ mang lại hiệu quả cần đámh giá sau 1 năm trở lên về các mục tiêu lựa chọn trong đó chú trọng mục tiêu kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng.
Thứ hai: Mỗi ngành, địa phương và cả nước chọn ra các lĩnh vực ưu tiên cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trước hết cần đổi mới giống cây trồng thích ứng với vùng sinh thái, chấp nhận cạnh tranh xuất khẩu, tìm ra giống mới mang đặc điểm riêng để chiếm thị trường. Tiếp đến là đổi mới hệ thông dịch vụ theo hướng chia sẽ lợi ích với người sử dụng dịch vụ. Đầu tư hạ tầng có kế hoạch, liên tục từng hạn mục coi trọng huy động vốn tại chỗ, vốn của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn.
1.3. Chính sách hỗ trợ công nghiệp chế biến và kiểm soát chất lượng nông sản xuất khẩu.
Để cho các nông sản hàng hoá đáp ứng được yêu cầu về chất lượng trong qua trình chế biến, Nhà nước cần thiết phải hỗ trợ công nghệ chế biến nông sản cho các cơ sở sơ chế, các doanh nghiệp chế biến thông qua trương trình giới thiệu rộng rãi, các tài liệu và trình diễn các công nghệ chế biến nông sản m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29587.doc