Giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay

Rủi ro giới hạn

Thiệt hại lớn nhất của chiến lược này xảy ra khi giá của tài sản cơsởtại ngày đáo hạn

bằng giá thực hiện của quyền chọn mua và quyền chọn bán. Tại mức giá này, tất cả

các quyền chọn đều không có giá trịvà người mua quyền chọn mất toàn bộphí ban

đầu đểtham gia vào giao dịch này.

Công thức tính lỗtối đa

Lỗtối đa = Phí quyền chọn ròng + tiền hoa hồng

Thiệt hại lớn nhất xảy ra khi giá của tài sản cỏsở= giá thực hiện

pdf65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư mua trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua Lỗ xảy ra khi giá của tài sản cơ sở nằm giữa giá thực hiện của quyền chọn mua và quyền chọn bán do nhà đầu tư mua Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = phí quyền chọn ròng + giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện của quyền chọn bán do nhà đầu tư mua trừ phí quyền chịn ròng 1.2.5.1 Short guts Là một chiến lược cùng lúc bán 1 quyền chọn mua cao giá và bán một quyền chọn bán cao gía. Đây là chiến lược lợi nhuận giới hạn, rủi ro vô hạn. Chiến lược này được thực hiện khi NĐT nghĩ rằng giá của CP sẽ tăng nhẹ trong ngắn hạn. Trang 31 Lợi nhuận giới hạn Lợi nhuận tối đa = phí quyền chọn rong + giá thực hiện quyền chọn bán mà NĐT đã bán – phí quyền chọn mua mà nhà đầu tư đã bán Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá TS cơ sở nằm giữa giá thực hiện của quyền chọn bán và giá thực hiện của quyền chọn mua. Rủi ro không giới hạn Rủi ro xảy ra khi giá của TS cơ sở < giá thực hiện quyền chọn bán – phí quyền chọn ròng hoặc giá TS cơ sở > giá thực hiện quyền chọn mua + phí quyền chọn ròng. Lỗ = giá của TS cơ sở - giá thực hiện của quyền chọn mua – phí quyền chọn ròng hoặc giá thực hiện của quyền chọn bán – phí của quyền chọn ròng Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = phí quyền chọn ròng – giá thực hiện của quyền chọn mua Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện quyền chọn bán – phí quyền chọn ròng. 1.2.6 Chiến lược Ladder 1.2.6.1Long Call Ladder Chiến lược này có lợi nhuận giới hạn và rủi ro vô hạn, khi nhà đầu tư nghĩ giá tài sản cơ sở biến động ít trong ngắn hạn. Mua cùng lúc một quyền chọn mua cao giá, bán một quyền chọn mua ngang giá và bán một quyền chon mua thấp giá. Trang 32 Lợi nhuân giới hạn Lợi nhuân tối đa= Gía thực hiện của quyền chọn mua di nhà đầu tư bán trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ phí quyền chọn ròng Lợi nhuận tối đa khi giá tài sản cơ sở nằm giữa giá thực hiện của hai quyền chọn mua do nhà đầu tư bán Rủi ro giảm giá có hạn ,Rủi ro tăng giá vô hạn Lỗ xảy ra khi giá của tài sản cơ sở > tổng giá thực hiện của các quyền chọn mua do nhà đầu tư bán trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ phí quyền chọn ròng Lỗ= giá tai sản cơ sở trừ giá hòa vốn trên Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = Tổng giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đàu tư bán trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhhaf đầu tư mua trừi phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn trên = Gía thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua + phí quyền chịn ròng Trang 33 1.2.6.2 Short Call Ladder Chiến lược này có lợi nhuân vô hạn và lỗ có hạn. Được thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản chỉ tăng mạnh trong ngắn hạn. Bán một quyền chọn mua cao giá, mua một quyền chọn mua ngang giá, mua một quyền chọn mua thấp giá. Lợi nhuận giới hạn khi giá xuống, vô hạn khi giá lên Lợi nhuân đạt được khi giá tài sản cơ sở > tổng giá thực hiện của các quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ giá thực hiện quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + phí quyền chọn ròng Lợi nhuận = giá tài sản cơ sở trừ giá hòa vốn trên Rủi ro giới hạn Lỗ tối đa = giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán trừ phí quyền chọn ròng Lỗ khi giá tài sản cơ sở nằm giữa giá thực hiện của hai quyền chọn mua do nhà đầu tư mua. Trang 34 Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = Tổng giá thực hiện của các quyền chọn mua do nhà đầu tư mua trừ giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán trừ phí quyền chọn ròng 1.2.7 Chiến lược Strip Strip là một chiến lược sửa đổi, có tính đầu cơ giá xuống của chiến lược mũi tên. Nó bao gồm viêc mua một quyền chọn mua ATM, và hai quyền chọn bán ATM của cùng một tài sản cơ sở, cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn. Chiến lược giao dịch quyền chọn Strip có lợi nhuận không giới hạn, rủi ro giới hạn và được sử dụng khi người ta nghĩ giá của tải sản cơ sở sẽ có một độ biến động lớn trong khoảng thời gian ngắn và có xu hướng giảm mạnh sau đó. Lợi nhuận không giới hạn Lợi nhuận lớn đạt được với chiến lược strip khi giá tài sản cơ sở tạo ra một sự di chuyển mạnh ngay cả khi giá lên hay xuống khi đáo hạn, với lợi ích lớn hơn được tạo ra từ sự giảm giá. Công thức để tính toán lợi nhuận Trang 35 Lợi nhuận lớn nhất = không giới hạn Lợi nhuận đạt được khi giá của tài sản cơ sở > giá thực hiện của quyền chọn mua/bán+phí phải trả ròng. Hoặc Giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện của quyền chọn mua /bán – (phí quyền chọn ròng/2). Rủi ro giới hạn Thiệt hại lớn nhất của chiến lược này xảy ra khi giá của tài sản cơ sở tại ngày đáo hạn bằng giá thực hiện của quyền chọn mua và quyền chọn bán. Tại mức giá này, tất cả các quyền chọn đều không có giá trị và người mua quyền chọn mất toàn bộ phí ban đầu để tham gia vào giao dịch này. Công thức tính lỗ tối đa Lỗ tối đa = Phí quyền chọn ròng + tiền hoa hồng Thiệt hại lớn nhất xảy ra khi giá của tài sản cỏ sở = giá thực hiện Điểm hòa vốn Có 2 điểm hòa vốn trong chiến lược Strp và có thể tính toán dưa vào công thức: Điểm gãy phía trên= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán+ phí phải trả ròng. Điểm gãy phía dưới= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán- (phí phải trả ròng/2) 1.2.8 Chiến lược strap Trang 36 Chiến lược strap là một phiên bản sửa đổi, có tính đầu cơ giá lên. Nó liên quan đến việc mua một số quyền chọn bán ATM và hai lần số lượng quyền chọn mua ATM của cùng một tài sản cơ sở, giá thực hiện và ngày hết hạn . Chiến lược strap có lợi nhuận không giới hạn, khoản lỗ giới hạn, được sử dụng khi các nhà kinh doanh cho rằng giá tài sản cơ sở sẽ trải qua sự biến động đáng kể trong tương lai gần và có nhiều khả năng sẽ cao trở lại thay vì giảm xuống dưới. Lợi nhuận tiềm năng không giới hạn Lợi nhuận lớn có thể đạt được với chiến lược này khi giá cổ phiếu tiềm ẩn tạo ra một di chuyển mạnh lên trên hay xuống dưới tại lúc hết hạn, với lợi nhuận lớn hơn sẽ được thực hiện với một di chuyển lên trên. Các công thức tính lợi nhuận được đưa ra dưới đây: Lợi nhuận = không giới hạn tối đa Lợi nhuận đạt được khi giá của tài sản > giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán + (phí ròng phải trả/ 2). Hoặc giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán - phí ròng phải trả. Lợi nhuận = 2 x (Giá của tài sản cơ sở- giá thực hiện của quyền chọn mua) – phí ròng phải trả Hoặc Giá thực hiện của quyền chọn bán - Giá của tài sản cơ sở - phí ròng phải trả. Rủi ro hạn chế Tối đa thiệt hại cho chiến lược strap xảy ra khi giá tài sản ở ngày hết hạn là giá giao dịch thực hiện. Ở mức giá này, tất cả các quyền chọn đều vô giá trị và nhà kinh doanh bị mất toàn bộ phí ban đầu. Công thức để tính thiệt hại tối đa là đưa ra dưới đây: Lỗ lớn nhất= phí quyền chọn ròng + Hoa hồng Trang 37 · Lỗ lớn nhất xảy ra khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua/ bán Điểm hoà vốn (s) Có 2 điểm hòa vốn trong chiến lược Strap. Những điểm hoà vốn có thể được tính bằng cách sử dụng các công thức sau đây · Điểm hòa vốn phía trên = giá thực hiện của quyền chọn mua/bán + (phí ròng/2) · Điểm hoà vốn phía dưới= giá thực hiện của quyền chọn mua/bán + phí ròng. 1.2.9 Put Ratio Spread Chiến lược này được thực hiện bằng cách mua một số lượng quyền chọn bán và bán nhiều hơn số quyền chọn bán đã mua của cùng một cổ phiếu ở mức giá thực hiện khác nhau. Chiến lược này có lợi nhuận giới hạn, rủi ro không giới hạn. Mua mọt quyền chọn bán cao giá và bán 2 quyền chọn bán kiệt giá. Lợi nhuận giới hạn Lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn bán mà NDT đã mua –giá thực hiện quyền chọn bán mà NDT đã bán + phí quyền chọn ròng Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện cảu quyền chọn bán mà NDT đã bán. Trang 38 Rủi ro vô hạn Lỗ khi giá của tài sản cơ sở < giá thực hiện cảu quyền chọn bán NDT đã bán – ((giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã mua – giá thực hiện quyền chọn bán NDT đã bán + phí quyền chọn ròng)/ số lượng của quyền chọn bán) Lỗ = giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã bán – giá tài sản cơ sở - lợi nhuận tối đa Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = giá thực hiện quyền chọn bán NDT đã mua +/- phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn dưới = giá thực hiện của quyền chọn bán NDT đã bán – (điểm mà tại mức giá đó lợi nhuận là tối đa / số lượng quyền chọn bán) 1.2.10 Ratio Call Write Chiến lược được thực hiện khi NDT nắm giữ cô phiếu cơ sở và bán số lượng quyền chọn mua nhiều hơn số cổ phiếu nắm giữ. Chiến lược này có lợi nhuận giới hạn và rủi ro vô hạn được thực hiện khi NDT nghĩ giá sẽ biến động nhẹ trong ngắn hạn. Mua 100 cổ phiếu và bán 2 quyền chọn mua ngang giá. Lợi nhuận giới hạn Lợi nhuận tối đa = phí quyền chọn ròng Lợi nhuận tối đa đạt được khi giá của tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua mà NDT đã bán Rủi ro vô hạn Lỗ vô hạn Lỗ xảy ra khi giá của tài sản cơ sở < giqa1 thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – phí quyền chọn ròng hoặc giá của tài sản cơ sở > giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + phí quyền chọn ròng Trang 39 Lỗ = giá tài sản cơ sở - giá thực hiện của quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – phí quyền chọn ròng hoặc giá của tài sản cơ sở lúc mua – giá của tài sản cơ sở lúc đáo hạn – phí quyền chọn ròng Điểm hòa vốn Điểm hòa vốn trên = Gía thực hiện quyền chọn mua do nhà đầu tư bán + giá mà tại đó lợi nhuận tối đa Điểm hòa vốn dưới = Gía thực hiện quyền chọn mua do nhà đầu tư bán – giá mà tại đó Quyền chọn ghìm giá Một cách khác để đánh cuộc trên chiều hướng diễn biến giá của tài sản cơ sở là sử dụng quyền chọn ghìm giá. Một quyền chọn ghìm giá cũng tương tự như các quyền chọn đã được tiêu chuẩn hóa mà chúng ta đã nghiên cứu ở phần trên nhưng khác ở chỗ quyền chọn ghìm giá có thể được hủy bỏ nếu diễn biến giá đạt được ở mức đã được thỏa thuận trước giữa hai đối tác gọi là giá thỏa thuận. Nếu giá tiến đến mức chắn này thì người mua sẽ không thực hiện quyền chọn cho dù nó kết thúc ở trạng thái cao giá – ITM. Quyền chọn ghìm giá còn được gọil là quyền chọn có rào chắn tốn ít chi phí hơn các quyền chọn tiêu chuẩn khác, bởi vì rủi ro cũng thấp hơn. Có nhiều loại quyền chọn ghìm giá, chẳng hạn quyền chọn mua ghìm giá xuống theo thỏa thuận sẽ có kết quả có lãi cho người mua quyền chọn nếu tỷ giá lên ( đồng tiền Trang 40 mạnh) nhưng nó có thể được hủy bỏ nếu đồng tiền yếu đến mức bằng với giá đã thỏa thuận trước đó. Ngược lại, một quyền chọn bán ghìm giá xuống theo thỏa thuận có kết quả có lãi nếu tỷ giá xuống (đồng tiền yếu) nhưng nó sẽ được hủy bỏ nếu đồng tiền yếu đến mưc vượt giá thỏa thuận riêng . Ngoải lợi thế chi phí thấp thì quyền chọn ghìm giá xuống còn hữu dụng khi nhà đầu tư tin rằng nếu ngoại tệ sẽ giảm dưới một mức nào đó , thì sẽ không có khả năng lỗ. Quyền chọn ghìm giá lên theo thỏa thuận sẽ bị hủy bỏ nếu đồng tiền mạnh đến mức vượt giá thỏa thuận riêng . Ngoài quyền chọn ghìm giá ở phần trên, trong thực tiễn cong có những quyền chọn ghìm gía khác rất phức tạp. Trang 41 Tổng kết chương 1 Trên đây là một số chiến lược phổ biến mà các nước phát triển sử dụng. Các chiến lược này không chỉ đơn giản là để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mà nó còn mang ý nghĩa đầu cơ, đánh cược trên sự thay đổi của giá. Nó tuỳ thuộc vào mục đích của nhà quản trị. Nếu một nhà quản trị có năng lực sẽ chẳng những phòng ngừa tốt về rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên khi nghiên cứu đề tài này mục đích chính vẫn là giúp các nhà quản trị phòng ngửa rủi ro tỷ giá, giúp giảm các thiệt hại do thay đổi tỷ giá gây ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuỳ theo những trường hợp khác nhau mà nhà quản trị sẽ thực hiện các chiến lược khác nhau nhằm đem lại lợi ích tốt cho doanh nghiệp. Ngoài những chiến lược nói trên các nhà quản trị có thể tự tìm ra một chiến lược tốt nhất thích hợp trong từng giai đoạn cụ thể, tất nhiên nhà quản trị có thể tìm ra một chiến lược riêng cho mình mà không cần theo khuôn mẫu nhưng trên đây là các chiến lược cơ bản và phổ biến nhất. Nhà quản trị cần phải biết trước khi nghiên cứu những chiến lược cao cấp hơn, phức tạp hơn. Trang 42 Chương 2: Phân tích việc thực hiện hợp đồng quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. 2.1Tình hình biến động tỷ giá ở Việt Nam. Năm 2010, thị trường ngoại hối Việt Nam đã chứng kiến sự biến động mạnh của tỉ giá USD/VND, ở một số thời điểm, tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do đã tăng lên rất mạnh. Trong năm 2010, NHNN đã thực hiện hai lần điều chỉnh tỉ giá. Lần thứ nhất vào ngày 11/2/2010, tỉ giá USD/VND được điều chỉnh tăng từ mức 1 USD = 17.941 đồng lên mức 1 USD = 18.544 đồng, hay 3,36%. Lần thứ hai vào ngày 17/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 1 USD = 18.544 đồng lên mức 1 USD = 18.932 đồng, tăng gần 2,1%, trong khi vẫn giữ nguyên biên độ ở mức +/-3%. Dù vậy, chênh lệch giữa tỉ giá chính thức và tỉ giá trên thị trường tự do vẫn ở mức cao. Biểu đồ 1: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 11/2009 – 12/2010 Nguồn: SBV, dữ liệu của TVSC Xét trong giai đoạn đầu năm 2011, tỷ giá cũng có nhiều biến động đáng chú ý, đặc biệt là tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố liên tục giảm, từ đỉnh cao 20.733 đồng hôm 19/4 xuống còn 20.673 đồng vào ngày 18/5. Trong khi đó, tỷ giá công bố tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vẫn hờ hững theo kiểu không muốn mua mà cũng chẳng muốn bán cho các ngân hàng thương mại. Trang 43 Biểu đồ 2: Diễn biến tỉ giá USD/VND tháng 4 – 12/2011 Qua biểu đồ ta thấy tỷ giá mua và bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian gần đây bất ngờ tăng cao dù tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố vẫn trong xu thế giảm. Nhìn chung, tỷ giá ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng mức độ biến động của tỷ giá là rất đáng kể. Thực tế này đã tác động không nhỏ đến tâm lí, đời sống người dân, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điều này cho thấy rằng việc xây dựng một công cụ có khả năng bảo hiểm rủi ro tỷ giá là rất cân thiết trong giai đoạn hiện nay. 2.2 Những cơ hội để phát triển thị trường quyền chọn ngoại tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế đã có nhiều bước chuyển biến tích cực hơn, tiềm năng phát triển của nền kinh tế còn rất lớn. Để khai thác tiềm năng này các Trang 44 yêu cầu về minh bạch, cơ chế, chính sách thông thoáng,… ngày càng được chú trọng và thực hiện quyết liệt hơn. Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, tính cạnh tranh ngày càng cao, vấn đề công khai hoá, minh bạch hoá thông tin thị trường, nền kinh tế ngày càng được đòi hỏi, yêu cầu cao hơn. Việc thành lập thị trường quyền chọn nói chung và thị trường quyền chọn ngoại tệ nói riêng ở Việt Nam sẽ giúp các hoạt động này sẽ giúp các hoạt động này diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường một cách công bằng hơn, chúng ta sẽ giảm được độc quyền, sự phân biệt và giao dịch bí mật trong thị trường, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hoạt động quảng bá sản phẩm của các ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một mặt khác, ở Việt Nam chưa phải gánh chịu ảnh hưởng lớn từ một cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nào trên thế giới trước 2008, cơ chế quản lý các giao dịch vốn những năm trước đây chủ yếu dựa vào cơ chế hành chính, tự phong toả là chính, mức độ tự do hoá rất hạn chế… nên việc áp dụng các công cụ option ngoại tệ còn chưa trở thành công cụ cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự trở thành nền kinh tế thị trường đầy đủ, việc ảnh hưởng của nền tài chính tế giới ngày càng sâu rộng, điển hình là sự ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 đã buộc các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước quan tâm nhiều hơn để phát triển công cụ quyền chọn ngoại tệ để phòng ngừa rủi ro. Tiếp theo là vấn đề về sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của dòng vốn nước ngoài và Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và tương lai. Nhìn một cách tổng thể, những năm gần đây sau khi gia nhập WTO, chỉ riêng doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ đưa vào Việt Nam một lượng ngoại tệ khổng lồ để đầu tư, đặc biệt là trong giai đoạn 2007 – 2008. Trong số đó có không ít doanh nghiệp FDI chỉ bán hàng trong nước, thu thu tiền đồng. Họ phải bán ngoại tệ ( chủ yếu là USD) thu VND để thanh toán cho các chi phí, hoặc dùng lượng ngoại tệ này để nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài. Sau một thời gian, khi có lợi nhuận, họ chuyển tiền về nước và dùng VND mua ngoại tệ chuyển ra… Trong quá trình đó rủi ro tỷ giá là một điều luôn tìm ẩn đối với các doanh nghiệp này. Khi đó, công cụ options ngoại tệ sẽ giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro tỷ giá nếu được sử dụng trong những trường hợp này, giúp các doanh Trang 45 nghiệp tránh được thiệt hại do tăng hoặc giảm ngoại tệ ( nếu có). Như chúng ta đã biết, việc sử dụng công cụ quyền chọn để phòng ngửa rủi ro tỷ đã trở nên phổ biến ở các nước phát triển, vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam, nhu cầu này sẽ ngày càng một lớn hơn. Và ngược lại khi thị trường quyền chọn phát triển chắc chắn sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nói chung, tuy cho đến hiện nay, thị trường quyền chọn ở nước ta vẫn chưa phát triển nhưng có một tiềm năng rất lớn trong giai đoạn sắp tới. Do đó việc thực hiện xây dựng, ứng dụng hợp động quyền chọn trong giai đoạn hiện nay là rất đáng xem và nghiên cứu thêm. 2.3Thực trạng triển khai option ngoại tệ của các tổ chức tài chính ở Việt Nam 2.3.1 Giai đoạn trước 23/03/2009 2.3.1.1 Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. · Về phía ngân hàng tham gia. Trong giai đoạn thí điểm, các ngân hàng thương mại muốn thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ phải là ngân hàng đã được phép kinh doanh ngoại hối, có vốn tự có tối thiểu là 200 tỷ VND, kinh doanh ngoại tệ có lãi ít nhất 5 năm gần nhất và doanh số mua bán ngoại tệ của năm trước tối thiểu là 1 tỷ USD. Ngoài ra, NHTM phải lập ra các quy trình nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ và trình cho thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho thực hiện thí điểm. Theo công văn số 135/NHNN-QLNN, cho phép Eximbank là ngân hàng đầu tiên trong cả nước được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ. Sau Eximbank, NHNN cũng cho phép 7 ngân hàng khác thực hiên thí điểm nghiệp vụ này, gồm có hai ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và năm ngân hàng trong nước là BIDV, ACB, Vietcombank, ICB, và Argribank. · Đặc điểm giao dịch. Trang 46 Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các doanh nghiệp và cá nhân được quyền đặt mua hay bán USD với VND thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn. Đặc biệt, quyền chọn USD và VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu, trong đó: Người mua quyền chọn là các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam Nguời bán quyền chọn là các ngân hàng thương mại Đồng tiền giao dịch: giao bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Kiểu quyền chọn: kiểu Châu Âu hoặc kiểu mỹ. · Về doanh số giao dịch. Tính đến tháng 6/2004, mặc dù lợi ích trong việc sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro đã thấy rõ như một nhu cầu cấp thiết, nhưng số lượng hợp đồng được ký kết chỉ dừng lại con số 50 hợp đồng quyền chọn với doanh số thực hiện hơn 50 triệu USD của Eximbank ký với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian thí điểm nghiệp vụ quyền chọn, còn 6 ngân hàng còn lại không ký được hợp đồng nào. Từ năm 2004 đến 2009 mặc dù không còn giới hạn về số lượng ngân hàng thương mại tham gia giao dịch quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ nhưng thực tế cho thấy các hoạt động mua bán này vẫn chua thực sự sôi động. Ngay cả bản thân các tổ chức tài chính ở Việt Nam đặc biệt là các ngân hàng vẫn chưa đủ năng lực thực hiện và niềm tin của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc sở hữu nước ngoài không cao đối với các tổ chức tài chính ở Việt Nam. Các giao dịch hầu như chỉ tập trung vào các chi nhánh của ngân hàng lớn và có tiếng của nước ngoài như HSBC hay Citybank và một số ít ngân hàng Việt Nam như Eximbank, Techcombank, còn lại các ngân hàng khác vẫn không có giao dịch. 2.3.1.2 Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ Tháng 4/2005 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bắt đầu cho triển khai thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn giữa ngoại tệ VND. ACB là ngân hàng đầu tiên Trang 47 được thí điểm nghiệp vụ này, vói mức tối đa giá trị hợp đồng là 10 triệu USD và mức tối thiểu là 10.000 USD ( quy đổi ngoại tệ khác tương đương mức này cho quyền chọn giao dịch giữa các ngoại tệ khác và VND). Tiếp theo ACB là ngân hàng Techcombank với các giá trị hợp đồng là 8 triệu USD – 100.000 USD và chỉ được thực hiện quyền chọn kiều châu âu. BIDV được phép thí điểm từ 22/08/2005 và kể từ đây không còn quy định giới hạn cho giá trị các hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra, còn các ngân hàng như Eximbank, Gpbank cũng được tham gia nghiệp vụ này. · Đặc điểm giao dịch Cũng giống với giao dịch giữa quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ, quyền chọn ngoại tệ với VND yều cầu các ngân hàng thương mại muốn thực hiện nghiệp vụ này phải có đề àn chi tiết quy trình nghiệp vụ, phương án phòng ngừa rủi ro, và được ngân hàng nhà nước chấp nhận bằng văn bản. Quy dịnh về tỷ giá thực hiện như sau: Đối với hợp đồng quyền chọn USD/VND: tỷ giá này không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn. Đối với hợp đồng quyền chọn giữa các ngoại tệ khác VND: tỷ giá do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận. · Doanh số giao dịch Mặc dù được triển khai từ 2005, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng thương mại không đáng kể, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì các điều kiện thanh toánh linh hoạt hơn. Và hầu hết các ngân hàng thương mại đều có số lượng hợp đồng rất ít. Vietcombank và Eximbank đươc xem là hai ngân hàng mạnh về lĩnh vực này nhưng doanh số hoạt động vẫn không cao. Nhìn chung trong giai đoạn trước năm 2009, tuy theo khảo sát thì nhu cầu về hợp đồng quyền chọn khá cao nhưng giao dịch vẫn chưa nhiều, nguyên nhân là do thị trường công cụ phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng ở Việt Nam thật sự chưa hoàn chỉnh. Thị trường quyền chọn chỉ đang ở giai đoạn hình thành, các Trang 48 văn bản quy định cũng như việt quản lý thị trường này vẫn còn quá nhiều thiếu sót dẫn đến một số trường hợp lợi dụng những điểm khiếm khuyết này để làm méo mó mục đích thật sự của thị trường quyền chọn và từ đó ảnh hưởng đến đến nền kinh tế vĩ mô nói chung. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đên sự huỷ bỏ hoạt động giao dịch quyền chọn trong năm 2009. 2.3.2 Giai đoạn sau 23/03/2009 Ngày 18/3/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Văn bản số 1820/NHNN - QLNH, yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại kể từ 23/3/2009 phải dừng thực hiện nghiệp vụ liên quan đến hợp đồng quyền chọn. Với tình hình năm 2009 được coi là năm thị trường ngoại hối không ổn định, tỷ giá liên tục tăng cao và khoảng cách chênh lệch tỷ giá giữa trong và ngoài hệ thống có lúc lên tới mấy nghìn đồng mỗi USD. Nhiều doanh nghiệp dưới sự “tư vấn” của ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng quyền chọn mua/bán ngoại tệ dưới hình thức “quyền chọn kiểu Mỹ”. Nhờ đó, hai bên thoải mái giao dịch với nhau với mức giá như “chợ đen” nhưng vẫn “qua mắt” được Ngân hàng Nhà nước, và lúc đó, tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước bỗng trỏ thành danh nghĩa. Ví dụ, tỷ giá kịch trần của Ngân hàng Nhà nước là 18.700 VND/USD, giá tự do là 19.700 VND/USD thì hợp đồng vẫn ký là 18.700 VND/USD nhưng doanh nghiệp phải trả thêm mức phí “quyền chọn” là 1.000 VND/USD và tất toán hợp đồng. Đây là một tình trạng đau đầu đối với cơ quan quản lý. Do đây là một điểm đặc biệt của hợp đồng quyền chọn, nếu đã cho phép giao dịch các hợp đồng quyền chọn thì không thể can thiệp vào các mức phí mà các tổ chức tài chính đưa ra. Nhưng không thể vì vậy mà cấm việc sử dụng công cụ quyền chọn trong giai đoạn hội nhập hiện nay vì nó trái với kinh tế thị trường. Vấn đề này cần phải được sớm nghiên cứu để khắc phục. 2.4 Những khó khăn khi xây dựng thị trường công cụ quyền chọn. Đối với tầm quả lý vĩ mô đó chính khó khăn trong việc điều chỉnh cũng như ban hành các văn bản pháp luật phù hợp thị trường. Đối với cơ quan cấp vĩ mô nhà Trang 49 nước việc ban hành một văn bản phù hợp và tạo tính thuận lợi dễ dàng khi thực hiện trong thực tế, để tạo sự an tâm giao dịch cho các nhà đầu tư không phải việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều. Do chỉ mới bắt đầu hình thành cách đây không lâu cho nên thị trường quyền chọn vẫn còn nhiều điều cần khắc phục và hoàn thiện hơn. Đối với các nước phát triển thì thị trường công cụ quyền chọn cũng phải được hình thành trong khoản thời gian rất lâu 30-50 năm. Do đó sự mới mẽ của công cụ quyền chọn là một khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt để có thể xây dựng được một thị trường

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp để thúc đẩy việc sử dụng công cụ quyền chọn để quản trị rủi ro tỷ giá ở các công ty xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan