Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

NÔỊ DUNG:

 CHƯƠNG1: DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.

 I. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

 1. Khái niệm DNNN:

 2. Phân loại DNNN:

 3. Đặc điểm của DNNN:

 4. Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam:

II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNN:

 1. Tín dụng ngân hàng(TDNH):

 2. Các hình thức Tín dụng ngân hàng:

 3. Vai trò của TDNH đối với DNNN:

 III. HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

 1. Hiệu quả tín dụng Ngân hàng

 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TDNH:

 a. Hoạt động tín dụng xét ở góc độ hoạt động của Ngân hàng:

 b. Hiệu quả TDNH dưới góc độ hoạt động của doanh nghiệp

 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH

 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TDNH ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO VIỆT NAM.

I. KHÁI QUÁT VỀ SGD NHNO.

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SGD NHNo.

2. Kết quả hoạt động kinh doanh:

 II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ GIAO DỊCH NHNO

1. Tình hình tín dụng đối với DNNN thời gian gần đây:

a. Về dư nợ tín dụng

b. Doanh số cho vay và thu nợ:

2. Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với DNNN.

a. Tình hình nợ quá hạn.

b. Hiệu suất sử dụng vốn của Sở Giao Dịch qua 2 năm gần đây:

c. Vòng quay vốn tín dụng:.

3. Thực trạng sử dụng vốn Ngân hàng ở một số DNNN.

4. Những hạn chế về hiệu quả tín dụng đối với DNNN.

 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNN TẠI SỞ.

1. Phương hướng phát triển tín dụng trong thời gian tới

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở Giao Dịch

3. Một số kiến nghị :

 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhà nước tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ Nợ quá hạn là phần còn lại mà đến hạn hoạc có thêm thời gian gia hạn vẫn chưa thu hồi được. - Tổng dư nợ quá hạn trong kỳ và tổng dư nợ quá tích luỹ - Cơ cấu nợ quá hạn “theo tuổi” : Phân nhóm nợ quá hạn theo thời gian quá hạn và theo khách hàng, ước tính tỷ lệ nợ quá hạn chuyển sang nợ khó đòi. Chi tiết nợ quá hạn theo tuổi sau: . Tên khách hàng . Tổng dư nợ . Quá hạn dưới 3 tháng . Quá hạn dưới 3-6 tháng . Quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm . Qúa hạn trên 1 năm - Tỷ lệ phần trăm nợ quá hạn theo tuổi - Tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn trong kỳ: Cùng với tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn cho ta biết mức độ quản lý nội bộ đối với nợ quá hạn. Nếu tỷ lệ thu hồi nợ quá hạn quá nhỏ thì thực tế Ngân hàng có thể đang đứng trước một rủi ro mất một lượng vốn lớn cho vay. Tỷ lệ này có thể xác định bằng công thức: Doanh số thu nợ quá hạn trong kỳ Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn + Dư nợ quá hạn đầu kỳ trong kỳ Một tỷ lệ nợ quá hạn được coi là chấp nhận được là dưới 3%. Các chỉ tiêu về sử dụng vốn: - Lượng dư nợ tích luỹ đến thời điểm hết kỳ và cơ cấu dư nợ (ngắn,trung và dài hạn) - Tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động Tổng lượng dư nợ đến hết kỳ Tỷ lệ cho vay = Tổng lượng vốn huy động tích luỹ Tỷ lệ này cho biết khả năng Ngân hàng tận dụng nguồn vốn huy động trong hoạt động tín dụng - Cơ cấu cho vay theo mức lãi suất và lãi suất cho vay bình quân. Chỉ tiêu này cho thấy được mức lãi suất cho vay bình quân của Ngân hàng. Nói chung, lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân thì Ngân hàng mới đảm bảo hoạt động và có lãi - Vòng quay vốn tín dụng trong năm Dư nợ trong năm Vòng quay vốn tín dụng = trong năm Dư nợ bình quân năm Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng vốn của Ngân hàng được cho vay bao nhiêu lần trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ Ngân hàng thu được nhiều nợ và chứng tỏ rằng nguồn vốn mà Ngân hàng đã đầu tư vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả Các chỉ tiêu về doanh lợi - Tổng doanh thu của Ngân hàng từ hoạt động tín dụng - Cơ câú thu nhập từ các hoạt động tín dụng của Ngân hàng và từ trong các hoạt động kinh doanh khác - Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng b. Hiệu quả TDNH dưới góc độ hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp là người trực tiếp quản lý và sử dụng vốn nên đối với họ,chỉ tiêe đánh giá hiệu quả TDNH là doanh thu từ khoản vay ngân hàng,lợi nhuận tăng lên nhờ việc sử dụng vốn vay ngân hàng... Ngoài ra nó còn thể hiện ở chỗ nhờ có số tiền vay Ngân hàng mà doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh, củng cố vị thế doanh nghiệp trên thị trường, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống công nhân Như vậy, hiệu quả TDNH là sự đáp ứng yêe cầu của khách hàng( là các doanh nghiệp) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Hiệu quả TDNH là một chỉ tiêe kinh tế tổng hợp, nó thể hiện thông qua các chỉ tiêe định lượng như kết quả kinh doanh, tỷ lệ nợ quá hạn... hoạc thể hiện qua chỉ tiêe định tính như khả năng đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế xã hội 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH Để có thể nâng cao được hiệu quả TDNH đối với doanh nghiệp( cả về Ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh) ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH để từ đó phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêe cực.Măt khác, cả Ngân hàng và doanh nghiệp phải cố gắng linh hoạt để phù hợp với quy định của nhà nước trong hoạt động tín dụng. Có như thế thì cả Ngân hàng và doanh nghiệp mới đề ra các biện pháp đúng đắn , cụ thể ,linh hoạt để đạt được mục tiêe hoạt động của mình một cách tốt nhất. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả TDNH thuộc về Ngân hàng và doanh nghiệp Các nhân tố thuộc về Ngân hàng - Chính sách tín dụng: đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của Ngân hàng. Chính sách tín dụng phải phù hợp với đường nối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đồng thời kết hợp hài hoà giữa quyền lợi của người gửi tiền, của Ngân hàng và người sử dụng vốn vay . Muốn vậy, chính sách tín dụng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn. - Thông tin tín dụng: Nhờ có thông tin tín dụng mà người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan đến việc cho vay,quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả tín dụng.Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ nguồn thông tin sẵn có của Ngân hàng từ thông tin tín dụng(CIC),từ khách hàng, từ đối thủ cạnh tranh hoạc nói cách khác từ nguồn trực tiếp hay gián tiếp, từ các nguồn thông tin của cơ quan pháp luật... - Công tác tổ chức Ngân hàng: Nhân tố này không chỉ tác động đến hiệu quả tín dụng Ngân hàng mà tác động tới mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hành có cơ cấu tổ chức được xắp xếp một các khoa học, sự phân công công việc được tiến hành một các cụ thể, có sự liên kết giữa các bộ phân thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực kịp thời, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, Quản lý có hiệu quả và an toàn các khoản tín dụng. - Chất lượng nhân sự: Con người là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngân hàng thì nó lại càng quan trọng. Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là bộ mặt , hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa , nghiệp vụ Ngân hàng càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp Ngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xảy ra để đem lại một khoản tín dụng có hiệu quả - Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Đây là công tác mà Ngân hàng nào cũng cần tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh của mình, phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cấn sắp xếp một đội ngũ các bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như thế, công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp - Năng lực của doanh nghiệp: không một doanh nghiệp nào khi đi vay lại không muốn món vay đem lại hiệu quả. Nhưng nhiều khi do năng lực có hạn chế, họ không thực hiện đước mục đích của mình. - Trình độ quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp: Do trình độ của nhiều lãnh đạo còn nhiều hạn chế về học vấn , kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên nhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kém trong Marketing sản phẩm...Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mới khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tình trạng không thu hồi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. - Đạo đức của người vay: Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố có liên quan đến khả năng cuả người vay trong việc hoàn trả nợ và cách thức sử dụng vốn vay. Nhưng những thông tin này có thể bị thay đổi sau khi doanh nghiệp nhận được tiền vay. Thực tế , nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay không đúng như hợp đồng tín dụng đã ký, sử dụng vốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt được tốt hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn có nhiều người có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vay Ngân hàng kém. Vì vậy, công tác kiểm tra ,giám sát của Ngân hàng là rất quan trọng . Các nhân tố khách quan khác. Ngoài những nhân tố chủ quan trên còn có nhiều nhân tố khách quan mà tác động của nó cũng không nhỏ đến hiệu quả TDNH. - Tác động của môi trường kinh tế: Đây là nhân tố luôn ảnh hưởng đến khả năng tài chính của người vay hay nói rõ hơn là nếu môi trường kinh tế xấu làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn , ảnh hưởng đến thời hạn trả nợ và khả năng hoàn trả món vay cho Ngân hàng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng, sau đó ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Ngược lại , nếu môi trường kinh tế thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tốt sẽ có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn , nâng cao hiệu quả TDNH. - Tác động của môi trường pháp lý: Ngân hàng là một doanh nghiệp luôn phải hoạt động trong hành lang pháp lý hẹp hơn bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Vì vậy, một hệ thống pháp lý càng hoàn chỉnh ,đồng bộ thì sẽ càng đem lại hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, của các doanh nghiệp và ngược lại. - Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế thị trường các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước bao gồm các chính sách tài chính tiền tệ, chính sách lãi suất, chính sách đối ngoại...Có vai trò quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và với hoạt động của các Ngân hàng, các doanh nghiệp nói riêng. Chính sách kinh tế trong hoàn cảnh này thì có tác dụng cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp nhưng trong hoàn cảnh khác thì ngược lại. Các chính sách này nhằm ưu tiên phát triển hay hạn chế một nghành nào đó để đảm bảo cân đối cho nền kinh tế. Do vậy, các chủ trương , chính sách của Nhà nước phải đúng đắn thì mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, là điều kiện cần để đạt được hiệu quả tín dụngNgân hàng. - Các yếu tố thiên tai gây ra: Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhiều khi mang tính thời vụ.Trong cơ cấu nhiều thành phần của Nhà nước có thành phần kinh tế nhà nước, trong đó các DNNN trong các nghành nông- công- lâm- ngư nghiệp lại chiếm phần lớn thì yếu tố này lại quan trọng hàng đầu. Khi có thiên tai xảy như hạn hán, lũ lụt, mưa bão... làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đổ bể, dẫn đến khả năng hoàn trả nợ đúng hạn là không thể , làm cho hiệu quảTDNH bị giảm sút. Trên đây là nội dung nghiên cứu ở lĩnh vực chung nhất và tác động qua lại giữa hiệu quả TDNH đối với DNNN tại SGD NHNo Việt Nam. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả TDNH .Trong chương tiếp theo sau đây chúng ta sẽ xem sét kỹ hơn về vấn đề thực trạng hiệu quả TDNH và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TDNH đối với DNNN tại SGD NHNo Việt Nam. chương 2: Thực trạng hiệu quả TDNH đối với DNNN tại Sở Giao Dịch NHNo Việt Nam. I. Khái quát về SGD NHNo. Mặc dù NHNo chính thức ra đời từ năm 1988 theo quyết định số 53/HĐBT về việc xây dụng một hệ thống Ngân hàng hai cấp nhưng phải đến tháng 5/1999 SGD mới được thành lập theo quyết định số 232/QĐ/HĐBT-02 . Trong cơ chế tổ chức bộ máy của NHNo, SGD là một đơn vị hạch toán phụ thuộc loại 1. Với sự cố gắng của lãnh đạo Sở và tập thể cán bộ công nhân viên , được sự quan tâm của Hội đồng quản trị , Ban điều hành và các ban nghành nghiệp vụ tại Trung tâm điều hành, Sở đã đảm nhiệm chức năng Sở đầu mối của toàn nghành. 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SGD NHNo. Theo quy chế tổ chức và hoạt động của SGD NHNo, Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Sở.Giám đốc được sự giúp đỡ của 3 phó giám đốc , trong đó có một Phó giám đốc thường trực . Dưới ban giám đốc, Sở có 7 phòng ban chức năng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở được thể hiện bằng sơ đồ sau: 2. Kết quả hoạt động kinh doanh: Hoạt động huy động vốn: Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999 (%) Tổng nguồn vốn huy động 564 1623 187,8 Nguồn vốn nội tệ Nguồn vốn ngoại tệ(nghìn $) 62,6 35748 758 58633 1110,9 66,8 Nguồn vốn không kỳ hạn Nguồn vốn kỳ hạn<12 tháng Nguồn vốn kỳ hạn >12 tháng 146,82 171 246,4 372 364 587 153,4 112,9 122 Vay các tổ chức tín dụng 300 (Nguồn: Kết quả kinh doanh của SGD NHNo VN năm 2000) Do Sở Giao Dịch mới chỉ nhận tiền gửi nội tệ từ tháng 10/1998 và thực hiện huy động tiết kiệm nội tệ nên nguồn vốn nội tệ năm 1999 tuy chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể nhưng đã cho thấy một lỗ lực lớn của Sở Giao Dịch. Năm 2000, nguồn vốn nội tệ đã tăng lên rất mạnh từ 11% năm 1999 lên 65,1% năm 2000. Đó là kết quả của việc triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn huy động như : kỳ phiếu 2 năm , nhận vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, tham gia giao dịch trên thị trường liên hàng...Trong công tác huy động vốn, Sở đã cố gắng theo dõi sát diễn biến lãi suất trên thị trường, trên địa bàn để có sự điều chỉnh kịp thời tạo cơ chế lãi suất linh hoạt, để khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với số lượng lớn, tăng trưởng nguồn vốn. Sở đã có cơ chế lãi suất cho nguồn vốn cá biệt phù hợp với từng mức vốn và thời hạn gửi. Tiền gửi dân cư chủ yếu là kiết kiệm ngoại tệ, chiếm tỷ trọng 93,49%. Ngân hàng đã tiếp cận và tạo được quan hệ tiền gửi với một số khách hàng như Trường ĐH dân lập Đông đô, Quỹ hỗ trợ phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam...bước đầu đạt kết quả tốt. Hoạt động cho vay: Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999(%) 1.Doanh số cho vay 223 405 81,6 2.Doanh số thu nợ 230 321 40 -Doanh số nợ quá hạn 21,4 4,1 3.Dư nợ đến 31/12 183 236 29 -Dư nợ cho vay nội tệ 66 4.Nợ quá hạn đến31/12 39,7 8,494 -18 (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 tại SGD NHNo VN) Nhìn chung công tác tín dụng đã có bước chuyển biến tích cực thể hiện ở doanh số cho vay tăng và tính an toàn, hiện quả , không phát sinh nợ quá hạn của các khoản vay trong năm 2000 . Đã thu hút được 3 khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và tình hình tài chính lành mạch là: Tổng công ty Xây dụng công nghiệp, Công ty may xuất khẩu và Công ty vật tư ngân hàng.Trong công tác, việc phân tích tài chính doanh nghiệp, phân loại khách hàng làm cơ sở áp dụng cơ chế ưu đãi khách hàng cũng được Sở Giao Dịch đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khách hàng của Sở Giao Dịch phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ , chất lượng không đồng đều, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại...nên chưa thể tăng trưởng dư nợ một các ổn định, vững chắc.Cộng thêm Sở chưa cho vay hộ gia đình và các cá nhân. Năm 1999 , nợ quá hạn tuy cao (39,7 tỷ đồng) , chiếm tỷ trọng 21,72% tổng dư nợ ( mặc dù giảm 1,22% so với năm 1998) nhưng chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 1998 trở về trước. Các khoản cho vay năm 1999 phát sinh dư nợ là7,7 tỷ đồng đã thu ngay trong năm còn lại nợ quá hạn đến 31/12/1999 là 0,3 tỷ đồng.Cho vay bằng nội tệ không phát sinh nợ quá hạn. Đến năm 2000, nợ quá hạn đã giảm đáng kể nhưng vẫn tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn do một số khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính như Công ty 89 Bộ quốc phòng, Xí nghiệp đường dây và trạm...Có thể nói , việc xử lý tín dụng đã có được những kết quả đáng khích lệ và có những bước đi cụ thể thích hợp: Sở thường xuyên phối hợp tranh thủ sự giúp đỡ của Viện kiểm soát nhân dân Thành phố Hải phòng. Trong năm 2000 công tác này đã thu được 4,1 tỷ đồng( trong đó thu về cho Sở 3,2 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Sở luôn kiên trì khẩn trương bàn giao nợ về các chi nhánh , đã bàn giao nợ ngoại tệ dứt điểm về chi nhánh Hải phòng số tiền 2,878,439 USD ( tương đương với 40,914 triệu đồng ). Sở cũng đang tiếp tục bàn giao nốt số dư nợ ngoại tệ của công ty Việt Hà và công ty GENTRADIMEX về chi nhánh quản lý, đôn đốc. Các hoạt động khác: - Kinh doanh ngoại tệ: Khi thành lập chỉ kinh doanh đồng nội tệ, mới đây, 3/1999 Sở mới bắt đầu kinh doanh ngoại tệ. Tuy vậy trong 2 năm gần đây Sở đã đạt được kết quả nhất định, đã đáp ứng được vai trò là sở đầu mối. Cụ thể năm 2000 , doanh số mua đạt: 459,2 triệu USD , doanh số bán đạt : 487,2 triệu USD. - Hoạt động quản lý và kinh doanh trên tài khoản vốn: Từ tháng 4/1999, Sở được giao nhiệm vụ quản lý tài khoản vốn của toàn hệ thống. Tận dụng tiền nhàn rỗi sau khi đảm bảo nhu cầu thanh toán, điều chuyển giữa các Ngân hàng trong và ngoài nước có chênh lệch lãi suất để hưởng lợi nhuận. Kết quả đạt được trong 2 năm 1999 và 2000 như sau: Năm 1999,tiền gửi kỳ hạn ngoại tệ : thực hiện 200 giao dịch ( doanh số 1.7 tỷ USD), số dư bình quân là 50 triệu USD, thu chênh lệch lãi là 187.000USD. Tiền gửi nội tệ : thực hiện167 giao dịch, số dư bình quân từ 200-250 tỷ đồng, chênh lệch lãi suất là 3,3tỷ đồng. Trong năm 2000, tiền gửi ngoại tệ: các con số đạt được tương ứng là: 314 ; 100 ; 250.000 . Tiền gửi nội tệ: các con số đạt được tương ứng là: 237 ; 300 ; 7,7. - Hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế năm 1999 tăng 53,45% so với năm 1998 nhưng sang năm 2000 hoạt động này không những không tăng mà còn giảm. Cụ thể là: năm 1999 thanh toán hành nhập là: 163,5 triệu USD, thanh toán hàng xuất là :76 triệu USD, thanh toán kiều hối là: 3,5 triệu USD.Sang năm 2000 các con số tương đương là : 28,891 ; 164,171; 4,342. - Hoạt động đại lý và SWIFT Đế cuối năm 1999 Sở có quan hệ đại lý với 600 Ngân hàng ở 72 nước trên thế giới ( tăng so với năm 1998 là 15 Ngân hàng) .Trong năm 1999 Sở đã triển khai mạng SWIFT cho10 chi nhánh, năm 2000 Sở triển khai mạng SWIFT tiếp cho 11 chi nhánh , đưa tổng số chi nhánh đã tham gia mạng SWIFT lên 46 chi nhánh . Năm 1999 Sở đã thực hiện chuyển 31382 điện giao dịch cho toàn hệ thống trong đó 16802 điện giao dịch ngoài hệ thống và 14580 điện giao dịch Ngân hàng đại lý tới chi nhánh. Đến năm 2000 các con số tương ứng là: 51497 ; 25374 ; 26105. II. Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNNN tại Sở Giao Dịch NHNo Trong phần trên chúng ta đã xem sét tổng thể các mặt hoạt động kinh doanh cơ bản tại SGD. Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ đi sâu hơn về hoạt động tín dụng đối với DNNN , nhóm khách hàng chủ yếu hiện nay của Sở. 1. Tình hình tín dụng đối với DNNN thời gian gần đây: a. Về dư nợ tín dụng Biểu 1: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNNN thời gian gần đây Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2000/1999 TĐ % TĐ % +/_ % Tổng dư nợ 183 100 236 100 53 29 -DNNN 161,406 82,2 220,188 93,3 58,8 36,4 -DN NQD 21,594 11,8 15,812 6,7 -5,5 -25,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD NHNo năm 2000) Quan sát biểu 3 ta thấy: Tổng dư nợ năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999 (tăng 29%) . Đạt được kết quả như vậy là do một số nguyên nhân sau: Tình hình kinh tế đất nước năm 2000 đã có chuyển biến tích cực so với năm 1999. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,7%, giá cả thị trường ổn định,...đã thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển từ đấy làm tăng nhu cầu vay vốn của các tổ chức và cá nhân.Bên cạnh đó sau 5 lần liên tục giảm lãi suất để kích cầu tín dụng. Từ 2/8/2000 lãi suất cơ bản là 0,75% tháng với biên độ 0,3% đối với cho vay ngắn hạn và 0,5% đối với cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ .Việc đưa ra tỷ lệ lãi suất cho vay là một nhân tố góp phần làm cho thị trường tín dụng nóng dần lên. Do Sở Giao Dịch ra đời muộn, đã gây khó khăn cho Sở khi thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới, có thể họ đang là khách hàng của Ngân hàng khác. Năm 1999, số lượng khách hàng của Sở không nhiều, quy mô hoạt động, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính không đều dẫn đến dư nợ tín dụng thấp, chưa tương sứng với tiềm năng của Sở. Đến năm 2000, Sở đã có nhiều cố gắng trong công tác tiếp thị, có cơ chế lãi suất ưu đãi, phí dịch vụ,...đã làm tăng khả năng cạnh tranh, xây dụng chiến lược mở rộng thị trường khách hàng. Trong năm , ngoài việc củng cố , duy trì và phát triển mối quan hệ với các doanh nghiệp, Sở còn thu hút được 3 khách hàng mới có năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính ổn định, nên công tác tín dụng vừa đạt được tăng trưởng về số lượng vừa đảm bảo về hiệu quả. Sở đã tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của Trung tâm điều hành, chủ động phát huy vai trò, chức năng của mình như trình trung tâm điều hành về tham gia đồng tài trợ, trong việc sử lý nợ Mía đường, Sở đã đề suất NHNo và các Bộ ban nghành, Chính phủ giải quyết khó khăn về khoản nợ cho Công ty Mía đường I vay vốn liên doanh với 4620 ngìn USD(Trong đó chuyển nợ quá hạn 2460 ngìn USD) . Đến 31/12/2000 ,NHNo đã có công văn cho phép kéo dài hạn nợ, phục hồi dư nợ quá hạn vào trong hạn, làm dư nợ năm 2000 tăng một lượng đáng kể (53 tỷ đồng). Trong tổng dư nợ thì dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều và tăng nhiều so với năm 1999. Cụ thể: năm 1999 ,dư nợ DNNN chiếm 88,2% và chiếm 93,3% trong năm 2000. Trong khi đó, DN NQD chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do một số nguyên nhân sau: DNNN không những là khách hàng ưu ái của SGD NHNo mà của tất cả các Ngân hàng khác. Đến 31/12/1999, Sở có quan hệ với 36 đơn vị, trong đó 26 đơn vị là DNNN ,7 Công ty trách nhiệm hữu hạn,3 Công ty tư nhân. Năm 2000, Sở đã dừng cấp tín dụng cho một số doanh nghiệp tư nhân để thu hồi số nợ quá hạn lâu ngày như của Công ty TNHH Phương Đông, Doanh nghiệp tư nhân Đức Phương, ...Rồi chuyển dư nợ cho vay trong hạn của các DN NQD về Hải Phòng : Công ty Hoa Mĩ, Công ty Hải Tiến, để tập trung vào các DNNN. Trong năm 2000, Sở có quan hệ thêm 3 khách hàng mới thì cả 3 đều là DNNN (trong đó có một tổng công ty 91). Điều này chứng tỏ xu hướng của Sở, tập trung vào nhóm khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, khả năng tài chính tương đối lành mạnh. Và vì tâm lý Nhà nước sẽ đứng sau lưng các DNNN, rồi các cán bộ tín dụng cũng không muốn cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhiều rủi ro. Nhưng không phải DNNN nào cũng được như vậy. b. Doanh số cho vay và thu nợ: Biểu 4: Doanh số cho vay, thu nợ đối với DNNN tại Sở. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2000/1999(+/_) 2000/1999(%) Doanh số cho vay 211,6 398 186,4 88,1 Doanh số thu nợ 213,7 341,2 100,5 47 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 tại SGD NHNoVN) Nhìn trên biểu 4, ta thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2000 tăng nhiều so với năm 1999. Cụ thể : doanh số cho vay năm 2000 tăng 88,1% so với năm 1999 (số tuyệt đối tăng 186,4 tỷ đồng), doanh số thu nợ vì thế tăng theo, tăng 47% so với năm 1999 (số tuyệt đối tăng 100,5 tỷ đồng). Để hiểu rõ hơn ta sẽ xem lần lượt các biểu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn...đối với DNNN dưới đây: Biểu 5: Doanh số cho vay,thu nợ đối với DNNN theo nghành kinh tế Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999 TĐối % TĐối % +/_ % 1.Doanh số cho vay 211,6 100 398 100 186,4 88,1 -Nông nghiệp 35,8 17 180,2 45,3 144,4 400 -Công nghiệp 47 22,2 68,7 17,3 21,7 46,2 -TM, Dịch vụ 128,8 60,8 149,1 37,4 21,7 29 2.Doanh số thu nợ 213,7 100 314,2 100 100,5 47 -Nông nghiệp 55,5 26 139 44,2 83,5 150 -Công nghiệp 37,9 17,7 43,6 13,9 5,7 15 -TM, Dịch vụ 120,3 56,3 131,6 41,9 11,3 9,4 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2000 của SGD NHNo VN) Căn cứ vào biểu trên ta thấy,Năm 1999,Sở chủ yếu cho vay thương mại dịch vụ (chiếm 60,8%) sau đó là công nghiệp(chiếm 22,2%) và cuối cùng mới là nông nghiệp(17%).Điều này khác hẳn với xu hướng của toàn hệ thống NHNo nói chung là hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần phát triển nông thôn. Sở dĩ có kết quả như trên là do một số nguyên nhân sau: Sở nằm ở trung tâm thành phố, không giống Chi nhánh Thanh Trì hay Chi nhánh NHNo Hà nội, nên khách hàng chủ yếu của Sở hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Mặc dù Ban giám đốc có chủ trương tăng tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng do đội ngũ cán bộ Sở có hạn, lại tập trung làm nhiệm vụ Sở đầu mối trong mua bán ngoại tệ theo lệnh của Tổng giám đốc NHNo nên chưa thực hiện tốt . Nhưng trong tương lai tỷ trọng cho vay trong nghành nông nghiệp chắc chắn sẽ tăng lên để giảm bớt rủi ro vừa thực hiện tốt xu hướng của toàn bộ hệ thống. Đến năm 2000, tỷ trọng trong cho vay nông nghiệp đã tăng đạt 45,3% doanh số cho vay và là tỷ lệ cao nhất trong các nghành. Đây là kết quả của sự cố gắng của Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên, thực hiện tốt chủ chương chung toàn hệ thống. Tuy chưa có nhiều khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng lại mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều khách hàng sòng phẳng, tín nhiệm bằng các cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất trần, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh. Điển hình là Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh, doanh số cho vay năm1999 là 32 tỷ đồng, đến năm 2000 là 180 tỷ đồng. Mặc dù thiên tai sảy ra dồn dập trên phạm vi cả nước, giá nhiều loại nông sản giảm và đứng ở mức thấp làm cho thu nhập, đời sống nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá, sản lượng lương thực quy thóc đạt 35,7 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay. Chính vì thế Công ty Hà Anh và Công ty PROSIMEX chuyên kinh doanh phân bón đã đứng vững, góp phần gia tăng doanh số cho vay của Sở Giao Dịch. Biểu 3: Doanh số cho vay,thu nợ đối với DNNN theo thời hạn. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Ngắn hạn Trung,dài hạn Ngắn hạn Trung,dài hạn TĐôí % TĐối % TĐối % TĐối % 1. DS cho vay 208,3 100 12,3 100 386,7 100 18,4 100 -DNNN 197,3 94,7 12,3 100 380,1 98,3 17,9 95,6 -DNNQD 11 5,3 0 0 6,6 1,7 0,5 4,4 2.DS thu nợ 228,6 100 640 100 320,3 100 0 100 -DNNN 213,1 93,2 640 100 313,8 98 0 0 -DNNQD 15,5 6,8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0165.doc
Tài liệu liên quan