lời mở đầu: .
chương I:Tổng quan về nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại 1
1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại . 1
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.1.1.1.Lịch sử hình thành 1
1.1.1.2.Quá trình phát triển 2.
1.1.2.Khái niệm và phân loại Ngân hàng thương mại 4
1.1.2.1.khái niệm 4
1.1.2.2.phân loại 5
1.1.3.chức năng của NHTM 7
1.1.3.1.Trung gian tài chính . 7
1.1.3.2.Tạo phương tiện thanh toán . 8
1.1.3.3.Trung gian thanh toán . 8
1.1.4.Hoạt động tín dụng Ngân hàng 9
1.1.4.1.Khái niệm .9 1.1.4.2.Phân loại . 9
1.1.4.3.Nguyên tắc tín dụng .11
1.1.4.4.Vai trò tín dụng . 12
1.2.Nợ quá hạn của NHTM . 14
1.2.1.Khái niệm 14
1.2.2.Các dấu hiệu nhận biết nợ quá hạn 15
1.2.3.Phân loại nợ quá hạn 18
1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá nợ quá hạn 21
1.2.5.Tác hại và sự cần thiết phải hạn chế nợ quá hạn 22
1.3.Những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn 26
1.3.1.Nguyên nhân chủ quan 26
1.3.2.Nguyên nhân khách quan 28
1.4.Nhân tố ảnh hưởng đến xử lý nợ quá hạn . 31
1.4.1.Nhân tố chủ quan 31
1.4.2.Nhân tố khách quan . 32
Chương II:Thực trạng nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng . 34
2.1.Khái quát chung về chi nhánh . 34
2.2.Thực trạng nợ quá hạn . 44
2.2.1.Tình hình hoạt động tín dụng .44
2.2.2.Thực trạng nợ quá hạn . 46
2.3.Một số biện pháp mà chi nhánh đã thực hiện để hạn chế nợ quá hạn 57
2.3.1.Công tác hạn chế nợ quá hạn tại chi nhánh 58
2.3.2Công tác xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh 62
2.4. Đánh giá thực trạng hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh 67
2.4.1.Những thành tựu đạt được . .67
2.4.2.Những tồn tại của chi nhánh trong công tác xử lý nợ quá hạn . 69
Chương III: Giải pháp xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng 73
3.1. Định hướng xử lý nợ quá hạn trong thời gian tới 73
3.2.Một số giải pháp nhằm giảm nợ quá hạn 74
3.2.1.Giải pháp hạn chế 83
3.2.2.Giải pháp xử lý 90
3.3.Kiến nghị .
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 90
3.3.2.1.Nâng cao giải pháp thực thi của việc xử lý các tài sản đảm bảo 90
3.3.1.2.Cương quyết xử lý đứt điểm các khoản nợ xấu 91
3.3.2. Đối với Chính Phủ . 92
3.3.2.1. Đẩy mạnh cổ phần hóa các Doanh nghiệp Nhà nước với việc áp dụng các mô hình, kỹ năng quản trị công ty hiện đại 92
3.3.2.2. Áp dụng mô hình xử lý tập chung 93 3.3.2.3.Thành lập tổ chức bảo hiểm rủi ro tín dụng 94
3.3.3.Một số kiến nghị khác khác 95
Kết luận:
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Đình Phùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
không kỳ hạn năm 2004 là 9.985 triệu đồng năm 2005 là 11.275 triệu đồng đã tăng 1.290 triệu đồng tưong ứng tăng 12.9%. Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng năm 2004 là 6.314 triệu đồng, con số này tiếp tục tăng trong năm 2005 là 10.250 triệu đồng tương ứng tăng 62,34%.
Vốn huy động theo thành phần kinh tế, bao gồm tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: Trong đó nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chủ yếu từ các Doanh nghiệp hoạt động trên cùng địa bàn. Huy động từ nguồn này chiếm 77,05% trong năm 2004 và 74,28% trong năm 2005. Nguồn tiền gửi từ dân cư huy động còn rất it ỏi so với tổng nguồn vốn huy động được của Ngân hàng.Nhưng đây cũng là một nguồn không thể thiếu đối với Ngân hàng, nếu Ngân hàng có những biện pháp thích hợp đối với từng khu vực dân cư thi Ngân hàng cũng có thể thu hút ở nguồn này một khối lượng đáng kể cho Ngân hàng.
Như vậy, bằng cách khai thác tối đa các nguồn trong nền kinh tế và áp dụng các phương thức giao dịch qua mạng, thái độ phục vụ văn minh, lịch sự, tận tình chu đáo với khách hàng. Ngân hàng Ngày càng chiếm được lòng tin và cảm tình của khách hàng. Kết quả là tổng nguồn vốn của chi nhánh huy động được ngày càng mở rộng.
2.1.3.2.Hoạt động sử dụng vốn .
Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, chỉ sử dụng vốn có hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mới mang lại lợi nhuận lớn và đồng thời thúc đẩy công tác huy động vốn. Do vậy, trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phan Đình Phùng đã có những bước tăng cường hiệu quả sử dụng vốn qua các năm.Chi nhánh đã tiến hành xây dựng những kế hoạch phát triển cho hoạt động kinh doanh trong nhiều năm, mở rộng các hình thức cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế khác nhau nhằm mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chi nhánh, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh một cách an toàn nhất.Tuy mới thành lập trong một thời gian ngắn nhưng chi nhánh đã thu được những kết quả khá khả quan, Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2:Hoạt động cho vay của chi nhánh năm 2004-2005
Đơn vị:triệu đồng
chỉ tiêu
2004
2005
tốc độ tăng trưởng
số tiền
%
số tiền
%
số tuyệt đối
số tương đối
%
I
Tổng dư nợ cho vay
88.622
90.506
1.884
102,13
II
Theo kỳ hạn
1
Ngắn hạn
66.036
74,51
70.525
77,92
4.489
106,8
2
Trung và dài hạn
22.586
25,49
19.981
22,08
-2.525
88,47
II
Theo thành phần kinh tế
1
Doanh nghiệp Nhà nước
43.500
49,08
45.895
50,71
2.395
105,5
2
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
22.015
24,84
24.768
27,37
2.753
112,51
3
Hộ tư nhân và cá thể
23.107
26,08
19.843
21,92
-3.264
85,87
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Doanh số cho vay của chi nhánh có xu hướng tăng lên qua các năm, đây cũng là một dấu hiệu tăng trưởng trong hoạt động của chi nhánh, năm 2004 tổng dư nợ cho vay là 88.622 triệu đồng, năm 2005 là 90.506 triệu đồng tăng 1.884 triệu đồng so với năm 2004 tức là tăng 2.13 %.
Phân theo kỳ hạn: Hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh và cũng là những khoản cho vay mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng.Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 66.036 triệu đồng chiếm 74,51% so với tổng dư nợ, sang năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên 70.525 triệu đồng tăng 4.489 triệu đồng so với năm 2004 tương đương với tỷ lệ tăng trưởng là 6,8%. Doanh số cho vay trung và dài hạn tuy có nhỏ hơn nhưng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong hoạt động sử dụng vốn. Năm 2004 tổng doanh số cho vay trung và dài hạn là 22.586 triệu đồng; chiếm 24,49% tổng dư nợ, năm 2005 doanh số cho vay là 19.981 triệu đồng.Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2005 giảm hơn năm 2004 là 2.525 triệu đồng tức đã giảm 11,53% .
Phân theo thành phần kinh tế:Ngân hàng tiến hành cho vay các Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay hộ tư nhân và cá thể, trong đó cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay là 43.500 triệu đồng năm 2004 chiếm 49,08% tổng du nợ và 45.895 triệu đồng năm 2005 chiếm 50.71%.Còn lại là cho vay các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ tư nhân cá thể. Ưu thế của cho vay đối với Doanh nghiệp Nhà nước là Ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao, nêu Doanh nghiệp Nhà nước không có khả năng trả nợ thì Chính Phủ có thể đứng ra đảm bảo thanh toán hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng.
Bên cạnh việc cung ứng cho vay các hinh thức trên Ngân hàng còn mở rộng tín dụng thông qua hình thức tài trợ uỷ thác và dịch vụ bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh công trình ,thực hiện hợp đồng….
Năm 2005 doanh số bảo lãnh đạt đựoc là 367 triệu : Đồng thời chi nhánh con cho vay sinh viên ,cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên vì thế các hình thức tín dụng của chi nhánh ngày càng phong phú, đa dạng tạo điều kiện phát triển và cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
2.2.Thưc trạng nợ qúa hạn
2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng.
Hoạt động tín dụng là hoạt đông quan trọng nhất và cũng là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ Ngân hàng nào. Đâylà hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng nhưng ngược lại cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất của Ngân hàng.
Bảng 3: Doanh số cho vay ,doanh số thu nợ
Đơn vị:Triệu đồng
stt
chỉ tiêu
2004
2005
số tuyệt đối
số tương đối (%)
I
Doanh số cho vay
88.622
90.506
1.884
102,13
1
ngắn hạn
66.306
70.525
4.489
106,8
2
Trung hạn và dài hạn
22.568
19981
-2.525
88,47
II
Doanh số thu nợ
80.035
85.955
5.920
107,4
1
ngắn hạn
60.500
65.350
4.850
108,02
2
Trung hạn và dài hạn
19.535
20.605
1.070
105,48
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Qua bảng trên ta thấy: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại chi nhánh đều tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối.Doanh số cho vay thể hiện sự mở rộng hay thu hẹp khối lượng cho vay của Ngân hàng.Mặc dù, chi nhánh mới đi vào hoạt động chỉ trong vài năm mà doanh số cho vay đã có sự tăng trưởng đáng kể.Trong năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 66.306 triệu đồng,cho vay trung và dài hạn là 22.568 triệu đồng. Đến năm 2005 con số đã có sự tăng trưởng, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 70.525 triệu đồng tăng 6.8% so với năm 2004, doanh số cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm hơn, năm 2005 là 19.981 triệu đồng giảm 11,53% so với năm 2004. Kết quả trên cho thấy tỷ lệ cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn của chi nhánh không tăng đồng đều qua các năm, nhưng tổng doanh số cho vay của chi nhánh lại tăng lên.Như vậy, hoạt động cho vay của chi nhánh luôn vấn đề quan trọng được chi nhánh đầu tư phát triển.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, đối thủ cạnh tranh không ngừng hạ lãi suât cho vay, đồng thời đưa ra nhiều trương trình khuyến mại hấp dẫn nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay và đồng thời đa dạng hoá các hình thức cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch để thu hút tối đa số lượng khách hàng. Chính vì vậy, chi nhánh cũng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới công nghệ hiện đại, mở rộng địa bàn hoạt động …để có thể thắng trong cuộc chạy đua giữa các Ngân hàng.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền khách hàng trả tiền vay cho Ngân hàng trong năm đó, thể hiện khối lượng các khoản vay đến kỳ trả nợ và khả năng thu hồi các khoản cho vay của Ngân hàng.
Chi nhánh không chỉ chú trọng đến các khoản cho vay mà còn luôn đôn đốc khách hàng để thu hồi các khoản nợ vay của khách hàng khi sắp đến hạn hoặc kỳ hạn trả nợ đã đến.Chính vì vậy, những khoản nợ tồn đọng,nợ xấu của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ.Thể hiện là:năm 2004 cho vay 88.622 triệu đồng đến kỳ hạn nợ thu được 80.035 triệu đồng chiếm 90,31 % doanh số cho vay và năm 2005 doanh số cho vay là 90.506 triệu đồng đã thu được 85.955 triệu đồng chiếm 94,97% doanh số cho vay.
Như vậy, chi nhánh tuy mới thành lập nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã nhanh chóng ổn định và đã thu được kết quả khá khả quan.Hoạt động của chi nhánh chủ yếu tập tập trung vào hình thức tín dụng ngắn hạn,vì nó có khả năng quay vòng vốn nhanh. Điều này rất có lợi đối với một chi nhánh nhỏ, tổng nguồn vốn còn hạn hẹp.
2.2.2.Thực trạng nợ quá hạn.
Nợ quá hạn cũng là một trong những rủi ro gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.Có thể nói, Ngân hàng chỉ có thể phòng ngừa hạn chế, chứ không thể loại bỏ nợ qúa hạn ra khỏi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ở nước ta nợ qúa hạn trên tổng dư nợ lên tới 5% thì được coi là báo động và ở mức 3 - 5% là có thể chấp nhận được, còn nếu tỷ lệ nợ qúa hạn nhỏ hơn 3% thì Ngân hàng đó được coi là kinh doanh tốt Nhưng trong thực tế để có thể đạt đựoc tỷ lệ nợ qúa hạn dưới 3% là rất khó,thông thường các Ngân hàng đều có tỷ lệ từ 3% - 5%. Như vậy, nợ qúa hạn của chinh nhánh NHNN & PTNT Phan Đình Phùng đang ở mức nào?
Bảng 4: tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHNN & PTNT Phan Đình Phùng
Đơn vị:triệu đồng
Năm
Tổng dư nợ
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
(%)
2003
69.650
525
0.75
2004
88.622
974
1.09
2005
90.506
1.464
1.62
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Hoạt động kinh doanh của chi nhánh rất an toàn và hiệu quả.Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh ở mức rất thấp : Năm 2003 là 0.75%, năm 2004 là 1.09% và đến năm 2005 tăng lên 1.62%. Tuy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh hàng năm có tăng lên nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức rất thấp lên không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.Hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn được đánh giá cao, hoạt động cho vay an toàn hiệu quả và mức doanh lợi mang lại cho chi nhánh khá lớn.Chi nhánh vẫn thường xuyên đưa ra kế hoạch lâu dài cho chi nhánh để hoạt động kinh doanh ngày càng cớ hiệu quả hơn,và đồng thời cố gắng duy trì tỷ lệ này trong nhưng năm tiếp theo.
2.2.2.1.Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian.
bảng 5:cơ câu nợ quá hạn theo thời gian.
Đơn vị:Triệu đồng
stt
chỉ tiêu
2003
2004
2005
số tiền
Tỷ lệ %
số tiền
tỷ lệ %
số tiền
tỷ lệ %
Tổng dư nợ quá hạn
525
974
1.464
I
Dư nợ ngắn hạn quá hạn
415
79,05
759
77,93
1.250
85,38
1
Nợ quá hạn dưới 90 ngày
265
50,48
436
44,76
815
55,67
2
90 ngày<Nợ quá hạn < 180 ngày
90
17,14
186
19,1
245
16,73
3
180 ngày< nợ quá hạn < 360 ngày
60
11,43
137
14,07
190
12,98
4
Nợ quá hạn > 360 ngày.
-
-
-
-
-
-
II
Dư nợ trung hạn quá hạn
110
20,95
188
19,3
214
14,62
1
Nợ quá hạn dưới 90 ngày
80
15,34
125
12,83
143
9.77
1
90 ngày < nợ quá hạn < 180 ngày và
22
4,19
34
3,49
38
2,6
2
180 ngày< nợ quá hạn < 360 ngày
8
4,12
29
2.53
33
2,25
3
Nợ quá hạn > 360 ngày.
-
-
-
-
-
-
III
nợ dài hạn quá hạn
-
-
-
-
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Như vậy :nợ quá hạn của chi nhánh phát sinh không những do khoản vay quá hạn trong năm mà còn do các món vay đã quá hạn từ năm trước.Cụ thể nợ quá hạn được phân theo thời gian như sau:
-Năm 2003 :
+Nợ quá hạn dưới 90 ngày là 345 triệu đồng chiếm 65,71% tổng dư nợ.
+Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày là 112 triệu đồng chiếm 21,33% tổng dư nợ quá hạn.
+Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày là 68 triệu đồng chiếm 12,96 % tổng dư nợ quá hạn
-Năm 2004:
+Nợ quá hạn dưới 90 ngày là 561 triệu đồng chiếm 57,6% tổng dư nợ.
+Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày là 220 triệu đồng chiếm 22,59% tổng dư nợ quá hạn.
+Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày là 166 triệu đồng chiếm 14,04 % tổng dư nợ quá hạn
-Năm 2005:
+Nợ quá hạn dưới 90 ngày là 958 triệu đồng chiếm 65,44% tổng dư nợ.
+Nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày là 283 triệu đồng chiếm 19,33% tổng dư nợ quá hạn.
+Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày là 223 triệu đồng chiếm 15,23 % tổng dư nợ quá hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm của chi nhánh tăng lên khá nhiều, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ lý tưởng mà tất cả các Ngân hàng đêu phấn đấu. Có thể nói hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt hiệu quả cao do chi nhánh đã thực hiện chặt chẽ quy trình cho vay, áp dụng các biện pháp kiểm soát con nợ và tiến hành thu nợ ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề.
Tù khi đi vào hoạt động đến giờ chi nhánh chưa để phát sinh một khoản nợ quá hạn nào quá 360 ngày. Đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là những khoản nợ quá hạn có thời gian quá dài Vì nợ quá hạn có thời gian càng dài càng gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vốn kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị tồn đọng lại trong những khoản nợ này.
Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày tăng giảm không đồng đều giữa các năm . Năm 2003 chiếm 12,96% tổng dư nợ quá hạn và năm 2004 chỉ có 14,04%, tỷ lệ này tăng lên vào năm 2005 là 15,32%. Tuy nhiên tổng dư nợ quá hạn loại này so với tổng dư nợ cho vay là rất thấp: Năm 2003 là 0,75% năm 2004 là 1,09% đến năm 2005 1,62%. Như vậy, công tác tổ chức ngăn ngừa, xử lý nợ quá hạn của chi nhánh được thực hiện rất tốt.
Nợ quá hạn dưới 180 ngày và lớn hơn 90 ngày chỉ chiểm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng: Năm 2003 là112 triệu đồng chiếm 21,33% tổng dư nợ quá hạn, năm 2004 là 220 triệu đồng chiếm 22.59% và năm 2005 là 283 triệu đồng chiếm 19,33%.
Nợ quá hạn dưới 90 ngày chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng và tỷ lệ gia tăng không đồng đều giữa các năm:Năm 2003 là 345 triệu đồng chiếm 65,71% tổng dư nợ quá hạn, năm 2004 là 561 triệu đồng chiếm 57,6%, năm 2005 tăng lên đến 958 triệu đồng chiếm 65,44%.Nợ quá hạn có thời gian càng rút ngắn thì Ngân hàng càng có khả năng quay vòng vốn nhanh, nguồn vốn của Ngân hàng được luôn chuyển liên tục có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Như vậy, thời gian các khoản nợ quá hạn ngày càng có xu hướng rút ngắn hơn. Đây là điều đáng mừng vì các khoản nợ quá hạn có thời gian càng ngắn thì Ngân hàng có thể thu hồi vốn càng nhanh, không gây tình trạng vốn bị ứ đọng qúa lâu, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn. Nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm vì tương ứng với mỗi khoản nợ quá hạn Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro để phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn gây lên tình trạng vốn tồn đọng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
2.2.2.2.Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.
Bảng 6:Nợ quá hạn theo khả năng thu hồi.
Đơn vị:triệu đồng
Stt
chỉ tiêu
2003
2004
2005
số tiền
tỷ lệ %
số tiền
tỷ lệ %
số tiền
tỷ lệ %
1
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
457
87,05
784
80,49
1.241
84,77
2
Nợ quá hạn khó đòi
68
12,95
193
19,51
223
15,23
3
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
-
-
-
-
-
-
tổng
525
100
974
100
1.464
100
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Qua bảng số liệu cho thấy :Tuy tổng dư nợ quá hạn tăng lên qua các năm, nhưng tổng dư nợ cho vay cũng tăng rất cao: Năm 2003 nợ quá hạn có khả năng thu hồi 457 triệu đồng chiếm 87,05%, nợ quá hạn khó đòi là 68triệu đồng chiếm 12,95%.
Năm 2004: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là 784 triệu đồng chiếm 80,49%, nợ quá hạn quá hạn khó đòi là 193 triệu đồng chiếm 19,51%.
Năm 2005: Nợ quá hạn có khả năng thu hồi là 1.241 triệu đồng chiếm 84,77%, nợ quá hạn khó đòi là 223 triệu đồng chiếm 15,23%.
Chi nhánh chưa có khoản nợ quá hạn nào không có khả năng thu hồi phát sinh, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh rất tốt.
Các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ quá hạn. Năm 2003 là 87,05%, năm 2004 là 80,49%, năm 2005 là 84,77% của tổng dư nợ quá hạn.Chứng tỏ rằng, tuy vẫn tồn tại nợ quá hạn nhưng hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn thu được lợi nhuận lớn, do những khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng dư nợ quá hạn, nợ quá hạn khó đòi chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể, hơn nữa không có một khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi phát sinh. Cho thấy, chi nhánh đã có những phương thức để hạn chế và giải quyết kịp thời những khoản nợ quá hạn phát sinh. Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi không có, giúp Ngân hàng giảm các khoản trích dự phòng rủi ro, tăng khả năng quay vòng vốn và đồng thời tăng lợi nhuận cho Ngân hàng .
Những khoản nợ quá hạn khó đòi của chi nhánh tăng lên không đồng đều giữa các năm : Năm 2003 là 12,95%,năm 2004 tăng lên 19,51% nhưng năm 2005 lại giảm xuống 15,23%. Những khoản nợ này, gây khó khăn cho Ngân hàng trong qúa trình thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Nó có thể phải kéo dài thời gian và áp dụng những biện pháp cưỡng chế hay nhờ dến sự giúp đỡ của những cơ quan có thẩm quyền tham gia vào quá trình thu nợ. Làm tăng chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận cho Ngân hàng. Hơn nữa,nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển vốn cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
2.2.2.3.Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân.
Bảng 7:Cơ cấu nợ quá hạn theo nguyên nhân.
Đơn vị:triệu đồng.
Stt
chỉ tiêu
2003
2004
2005
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
I
Nguyên nhân khách quan
415
79,05
842
86,45
1.210
82,65
1
nguyên nhân bất khả
kháng
65
12,38
105
13,22
132
9,02
2
Nguyên nhân do cơ chê chính sách
138
26,26
175
17,96
249
17
3
Nguyên nhân do khách hàng.
212
40,38
562
57,7
829
56,63
-
Kinh doanh thua lỗ phá sản
63
12
92
9,45
115
7,86
-
sử dụng vốn sai mục đích
65
12,38
87
8,93
125
8,54
-
nguyên nhân khác
84
16
383
39,32
589
40,23
II
nguyên nhân thuộc về Ngân hàng
110
20.95
132
13,55
254
17,35
Tổng dư nợ quá hạn
525
100
974
100
1.464
100
(Nguồn số liệu:Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Từ bảng cơ cấu dư nợ quá hạn theo nguyên nhân ta thấy: Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu do nguyên nhân thuôc về khách hàng, nguyên nhân này chiếm 40,38% năm 2003, chiếm 57,7% năm 2004 và chiếm 56,63% năm 2005; Nguyên nhân bất khả kháng chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2003 là 12,38%, năm 2004 tăng lên là 13,22%, do trong năm này nền kinh tế nước ta có nhiều biến động mạnh, gây sức ép lên lạm phát, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. Đầu năm 2005 nền kinh tế vẫn ở mức lạm phát cao, nhưng đến cuối năm nền kinh tế đã đi vào ổn định hơn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ quá hạn đã giảm xuống còn 9,02%
Những khoản nợ quá hạn phát sinh do cơ chế chính sách thay đổi cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với tổng dư nợ quá hạn: Năm 2003 là 138 triệu đồng chiếm 26,26%, năm 2004 là 175 triệu đồng chiếm 17,96% và năm 2005 là 249 triệu đồng chiếm 17% Cho thấy, chính sách tín dụng nước ta còn nhiều bất cập, chồng chéo, liên tục thay đổi đã ảnh hưởng không nhỏ dến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, kết quả là, tỷ lệ nợ quá hạn do nguyên nhân này cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn.
Nợ quá hạn phát sinh do Ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ quá hạn: năm 2003 là 110 triệu chiếm 20,95% ,năm 2004 là 132 triệu chiếm 13,55% ,năm 2005 là 254 triệu chiếm 17,35%. Kết quả trên cho thấy chi nhánh đã thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, khả năng đánh giá khách hàng chính xác và các biện pháp giải quyêt xử lý kịp thời những khoản nợ phát sinh. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện trình độ quản lý của Ngân hàng .
2.2.2.4.Cơ cấu nợ quá hạn phát sinh theo tài sản đảm bảo
. bảng 8:Cơ cấu nợ quá hạn phát sinh theo tài sản đảm bảo.
Đơn vị:Triệu đồng
stt
chỉ tiêu
2003
2004
2005
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
1
Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo
398
75,81
772
79,26
1.152
78,69
2
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn tồn tài và hoạt động.
127
24,19
202
20,74
312
21,31
3
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo không còn đối tượng để thu hồi.
-
-
-
-
-
-
Tổng dư nợ quá hạn
525
100
974
100
1.464
100
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Phần lớn, những khoản cho vay của chi nhánh đều có tài sản đảm bảo hoặc dựa trên uy tín, tiềm năng tài chính của khách hàng. Nợ qúa hạn có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng; Năm 2003 là 398 triệu đồng chiếm 75,81%,năm 2004 là 772 triệu đồng chiếm 79,26%, năm 2005 là 1.152triệu đồng chiếm 78,69%. Như vậy, khoản nợ quá hạn của chi nhánh có khả năng thu hồi là rất lớn, tài sản đảm bảo có thể bù đắp phần lớn rủi ro nếu khách hàng không có khả năng trả nợ.
Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ vẫn tồn tại và hoạt động chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn của Ngân hàng :Năm 2003 là 127 triệu chiếm 24,19%, năm 2004 là 202 triệu chiếm 20,74%, năm 2005 là 312 triệu chiếm 21,31%, Những khoản nợ quá hạn này vẫn có khả năng thu hồi, nhưng Ngân hàng phải mất nhiều thời gian, chi phí và phải nhờ đến cơ quan chức năng có thẩm quyền mới có thể thu hồi được.
Như vậy, hầu hết các khoản nợ quá hạn của Ngân hàng đều có tài sản đảm bảo và có khả năng thu hồi, chi nhánh luôn tăng cường các biện pháp giám sát khách hàng để có thể phát hiện kịp thời khi khách hàng làm ăn kém hiệu quả hay có dấu hiệu lừa đảo Ngân hàng. Từ khi đi vào hoạt động đến nay chi nhánh chưa để phát sinh khoản nợ quá hạn nào không có tài sản đảm bảo và không còn đối tượng để thu hồi, đây là dấu hiệu tốt đối với công việc kinh doanh của Ngân hàng.
2.2.2.5.Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 9: Cơ cấu nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Đơn vị:triệu đồng
stt
chỉ tiêu
2003
2004
2005
số tiền
%
số tiền
%
số tiền
%
I
Dư nợ ngắn hạn quá hạn
451
85,9
796
81,72
1.239
84,63
1
Kinh tế nhà nước
314
59,8
629
65,58
965
65,92
2
Kinh tế tư nhân
37
7,05
44
4,52
82
5,6
3
Thành phần kinh tế khác
100
19,05
123
11,62
192
13,11
II
Dư nợ trung và dài quá hạn
75
14,1
178
18,28
225
15,37
1
Kinh tế nhà nước
40
7,62
69
8,69
85
5,81
2
Kinh tế tư nhân
5
0,77
14
1,44
21
1,43
3
Thành phần kinh tế khác
30
5,71
95
8,15
119
8,13
Tổng dư nợ quá hạn (I+II)
525
100
974
100
1.464
100
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng NHNN & PTNT Phan Đình Phùng )
Qua bảng cơ cấu nợ theo thành phần kinh tế ta thấy: Nợ quá hạn chủ yếu là của Doanh nghiệp nhà nước.
Năm 2003 là 354 triệu đồng chiếm 67,42%. Trong đó: Dư nợ quá hạn ngăn hạn là 314 triệu ,dư nợ trung và dài hạn là 40 triệu đồng .
Năm 2004: Là 698 triệu đồng chiếm 47,19%.Trong đó: Dư nợ quá hạn ngắn hạn là 629 triệu chiếm 65,58% và dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 69 triệu chiếm 8,69%.
Năm 2005: Là 1050 triệu đồng chiếm 71,73%.Trong đó: Dư nợ quá hạn ngắn hạn là 965 triệu chiếm 65,92% và dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 85 triệu chiếm 5,81%.
Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn tập trung phần lớn vào các thành phần kinh tế Nhà nước là do: Chi nhánh cho vay Doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình xây dựng đều có giá trị rất lớn, nhưng quá trình rót vốn của Nhà nước lại rất chậm trễ. Khiến các Doanh nghiệp này không thể thanh toán các khoản nợ cho Ngân hàng đúng hạn nợ. Có khi nhiều công trình xây dựng đã đựơc hoàn tất và bàn giao nhưng những Doanh nghiệp này vẫn không được nhận bất kỳ một đồng vốn nào từ các công trình này làm cho tỷ lệ nợ quá hạn ở các Ngân hàng ngày càng tăng cao. Điều này không những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế. Nếu những Doanh nghiệp này phá sản có thể gây tình trạng mất khả năng thanh toán của Ngân hàng vì những khoản cho vay này thường có trị giá rất lớn.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân: Nợ quá hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn:
-Năm 2003: Là 42 triệu đồng chiếm 19,36 % .trong đó: Dư nợ ngắn hạn là 37 triệu đồng chiếm 7,05%, và dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 5 triệu đồng chiếm 0,77%.
-Năm 2004: Là 58 triệu đồng chiếm 5,96%,trong đó :Dư nợ ngắn hạn là 44 triệu đồng chiếm 4,52%, và dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 14 triệu đồng chiếm 1,44%.
-Năm 2005:Là 103 triệu đồng đồng chiếm 7,03 %, trong đó :Dư nợ ngắn hạn là 82 triệu chiếm 5,6%, và dư nợ quá hạn trung và dài hạn là 21 triệu đồng chiếm 1,43%.
Do thành phần kinh tế tư nhân thường hay thực hiện hoạt động kinh doanh theo mùa vụ, nên sau một chu kỳ kinh doanh họ có thể hoàn tất các khoản nợ cho Ngân hàng.Hơn nữa, đối với những thành phần kinh tế tư nhân không có sự bảo lãnh của Nhà nước nên điều kiện cho vay cũng rất khắt khe. Phải có tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp cầm cố hay phải chứng minh được khả năng trả nợ của mình, mà tỷ trọng các khoản vay này cũng không quá lớn nên dư nợ quá hạn phát sinh đối với thành phần kinh tế tư nhân không lớn.
Ngân hàng còn tiến hành cho vay nhiều thành phần kinh tế khác, nợ quá hạn phát sinh từ những món vay này cũn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36451.doc