LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÍN DỤNG TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.Tổng quan về tín dụng ngân hàng. 2
1.1. Khái niệm. 2
1.2. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng. 3
1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 4
2. Phân loại tín dụng ngân hàng. 7
2.1. Theo thời hạn tín dụng. 7
2.2. Theo đối tượng tín dụng . 8
2.3. Theo mục đích sử dụng vốn. 9
2.4. Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng. 9
2.5. Theo phương pháp hoàn trả. 10
2.6 Theo xuất xứ tín dụng . 10
3. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 11
3.1. Quan niệm về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng: 11
3.2. Mối quan hệ giữa mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng: 13
3.3. Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng: 14
3.3.1.Chỉ tiêu định tính: 14
3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng: 15
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM 18
4.1. Nhóm nhân tố khách quan: 18
4.2. Nhóm nhân tố chủ quan 20
5. Kinh nghiệm và bài học rút ra ở một số NHTM. 23
5.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 23
5.2. Bài học cho Việt Nam. 23
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA. 25
1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt – Nga. 25
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. 25
1.2. Mục tiêu hoạt động. 26
1.3. Đặc thù của VRB: 26
1.4. Các sản phẩm: 27
1.5.Cam kết của VRB hướng tới khách hàng: 32
2. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Việt-Nga. 32
2.1. Tình hình huy động vốn. 33
2.2. Hoạt động tín dụng. 36
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng 36
2.2.2 Đánh giá thực trạng quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Việt-Nga. 39
2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ: 39
2.2.2.2. Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn: 42
2.2.2.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng: 44
2.2.2.4. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng: 45
2.2.2.5. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng: 46
3. Những mặt đạt được và chưa đạt được trong hoạt động tín dụng: 47
3.1. Những mặt đã đạt được. 47
3.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân: 48
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG QUY MÔ TÍN DỤNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT-NGA. 50
1.Phương hướng hoạt động của VRB năm 2009. 50
1.1.Tác động của môi trường kinh tế xã hội năm 2009: 50
1.2.Định hướng tín dụng năm 2009: 50
1.2.1.Định hướng mở rộng quy mô tín dụng tại VRB: 51
1.2.2.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng của VRB: 52
2.Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ở ngân hàng liên doanh Việt-Nga. 53
2.1.Tăng cường công tác huy động vốn: 54
2.2. Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người lao động, thực hiện đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng: 57
Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngân hàng 60
2.3. Thực thi chiến lược khách hàng lâu dài: 62
76 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Liên Doanh Việt – Nga đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện dịch vụ tín dụng không những giúp các Ngân hàng trong việc tránh các thách thức từ đối thủ cạnh tranh mà còn là chìa khóa thúc đẩy tiêu dùng trong nước, giúp duy trì tăng trưởng kinh tế. Có thể thấy việc hỗ trợ của Chính phủ một cách mạnh tay như nới lỏng các quy định, tạo hành lang pháp lý vững chắc, các chủ trương kích cầu chống giảm phát để thúc đẩy kinh tế là nhưng điều kiện thuận lợi về mặt khách quan cho các Ngân hàng phát triển. Các NHTM ở Trung Quốc cung thực hiện việc đa dạng hóa trong hoạt dộng tín dụng phòng tránh rủi ro. Một mặt họ bám sát vào các chủ trương, chính sách của Nhà nước để tài trợ nhu cầu của nền kinh tế, mặt khác chú trọng đến các chiến lược phát triển dài hạn, các biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý khách hàng.
Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng rủi ro trong lĩnh vực tín dụng chưa thể hiện đầy đủ ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam hiện nay, đa số các khoản vay là trong dài hạn nên khả năng trả nợ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó NHNN cần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn trong việc cấp các khoản tín dụng, thành lập hệ thống đánh giá chất lượng tín dụng toàn quốc.
Trên đây là một số phân tích về thực trạng tín dụng của các NHTM ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể vận dụng để phát triển nghiệp vụ này.
Tất nhiên sẽ có những khó khăn khách quan của hai nền kinh tế láng giềng này mà đòi hỏi sự phối hợp của các cấp, các ban ngành hữu quan, NHNN trong việc giải quyết nhằm đưa tín dụng trở thành một nghiệp vụ sinh lời lớn cho ngân hàng, phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn từ đó phát triển kinh tế đất nước.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VIỆT – NGA.
1. Tổng quan về Ngân hàng liên doanh Việt – Nga.
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
Ngày 19/11/2006, Ngân hàng liên doanh Việt – Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRR ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB được vinh dự đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên Bang Nga Vladimir V.Putin đến thăm nhân ngày khai trương.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam – Russia Joint Venture Bank.
Tên viết tắt: VRB.
Giấy phép thành lập và hoạt động số 11/GP – NHNN do NHNN cấp ngày 30/10/2006.
Địa chỉ: 85 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.
VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - đóng góp 51% vốn điều lệ và Ngân hàng Ngoại thương Nga (VTB) - đóng góp 49% vốn điều lệ.
Hệ thống mạng lưới: Bên cạnh Hội sở chính ở Hà Nội, VRB đã khai trương hoạt động Chi nhánh tại Vũng Tàu vào tháng 3/2007. Chi nhánh VRB tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã đi vào hoạt động trong quý IV/2007 theo đúng kế hoạch phát triển mạng lưới VRB. Dự kiến giữa năm 2008, VRB sẽ triển khai thành lập Ngân hàng con tại Matxcova, Liên Bang Nga. Kế hoạch của VRB là thiết lập một mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch cả nội địa và quốc tế, trong nước tại các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, thương mại ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng và ở nước ngoài tại Nga, Ucraina, Ba Lan cũng như một số công ty trực thuộc như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính
1.2. Mục tiêu hoạt động.
Là ngân hàng hàng đầu trong việc tài trợ cho hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt – Nga; là cầu nối thông thương, hỗ trợ xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước.
Là công cụ để hoàn thành nhiệm vụ chính trị hai Nhà Nước giao phó.
Là NHTM kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu đạt 8%, đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Thu thập về hoạt động dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ tư vấn) và đầu tư tài chính chiếm không thấp hơn 40% thu nhập.
1.3. Đặc thù của VRB:
a. Ưu thế:
có được sự ủng hộ của Chính phủ và NHTW 2 nước.
VRB có được sự hỗ trợ to lớn của 2 ngân hàng hàng đầu của 2 nước trên các lĩnh vực:
BIDV
VTB
- Nền khách hàng:
Hỗ trợ VRB tiếp cận khách hàng có nhu cầu xúc tiến thương mại, đầu tư sang Nga và thị trường Đông Âu.
- Mạng lưới chi nhánh, hệ thống thanh toán:
88 chi nhánh cấp 1, 5 công ty trực thuộc, 4 công ty liên doanh, hơn 1000 ngân hàng đại lý tại các châu lục.
- Khả năng quản trị điều hành, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ.
- Nền khách hàng:
Hỗ trợ VRB tiếp cận khách hàng có nhu cầu xúc tiến thương mại, đầu tư sang Việt Nam.
- Mạng lưới chi nhánh, hệ thống thanh toán:
54 chi nhánh cấp 1, 5 văn phòng đại diện tại nước ngoài và nhiều công ty con, ngân hàng đại lý tại Châu Á, Châu Âu.
- Khả năng quản trị điều hành, công nghệ và nguồn nhân lực có trình độ
Vị thế VRB:
+ Thông quan VRB, Chính phủ 2 nước có thể tập trung nguồn vốn ưu đãi, cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân 2 nước.
+ VRB là cầu nối trong việc trực tiếp tiếp thị, thu xếp đồng tài trợ cho các dự án đầu tư và nhu cầu trao đổi thương mại của 2 nước.
+ VRB là cầu nối trong hoạt động thanh toán, chuyển tiền kiều hối thông qua hệ thống 2 ngân hàng mẹ.
+ VRB là cầu nối tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, khơi thông nguồn vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp.
Đội ngũ cán bộ của VRB:
+ Am hiểu cả hai thị trường Việt Nam và Nga.
+ Trẻ, năng động và chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ tích cực khách hàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
b. Giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại - đầu tư giữa 2 nước:
Khác phục đáng kể tình trạng thiếu thông tin về thị trường, doanh nghiệp 2 nước. Tăng cường mức độ tín nhiệm, hiểu biết của đối tác 2 bên cả về phía ngân hàng và doanh nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách đầu tư, đặc biệt là tài trợ tín dụng ra ngoài lãnh thổ,
Xoá bỏ sự khác biệt về chuẩn mực, chính sách trong hoạt động tài chính, tiền tệ của mỗi nước và mỗi ngân hàng.
=> Trên cơ sở đó, đề xuất cơ chế để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa 2 nước.
c. Đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng:
Dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng.
Thủ tục nhanh gọn, thuận tiện do tận dụng cơ chế phối hợp của 3 ngân hàng
Giao dịch an toàn, chi phí hợp lý.
1.4. Các sản phẩm:
- Hoạt động tín dụng.
- Thanh toán quốc tế.
- Huy động vốn.
- Sản phẩm, dịch vụ khác:
+ Thẻ
+ Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư.
+Dich vụ ủy thác đầu tư
Tín dụng
* Sản phẩm
-Tín dụng doanh nghiệp:
+ Tài trợ Xuất nhập khẩu,dự án đầu tư.
+ Tái cơ cấu tài chính.
+ Cho vau bổ sung vốn lưu đông,cho vay khác.
Tín dụng cá nhân.
* Cơ chế phối hợp và phương thức cấp tín dụng :
Cơ chế phối hợp:
Đối với doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa đầu tư sang Nga :
BIDV
(2)
(3)
Doanh nghiệp
(1)
VRB
(3’) (3)
Đối tác
(2) (3)
VTB
(1) Doanh nghiệp đề xuất nhu cầu vay vốn để tài trợ xuất nhập khẩu hoặc đầu tư với VRB
(2) VTB phối hợp:
+ Chia sẻ thông tin về thị trường Nga; thẩm định dự án tại Nga, năng lực hoạt đông của đối tác tại Nga
+ Chia sẻ, hỗ trợ bảo đảm tín dụng bằng : Mở L/C, bảo lãnh thanh toán cho đối tác tại Nga
BIDV phối hợp :
+ Thẩm định, chia sẻ thông tin khách hàng, thực hiện đồng tài trợ.
(3’) VRB giải ngân đến đối tác thông qua :
(3) - BIDV và hệ thông ngân hàng đại lý của BIDV tại Nga.
(3) – Mạng lưới và hệ thống của VTB.
- Đối với doanh nghiệp Nga, công đồng doanh nghiệp Việt, người Việt có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đầu tư vào Việt Nam:
BIDV
(2)
(3)
Doanh nghiệp
(1)
VTB
(3’) (3)
Đối tác
(2) (3)
VRB
Doanh nghiệp đề xuất nhu cầu vay vốn tài trợ xuất nhập khẩu, đầu tư sang Việt Nam với VTB.
BIDV, VRB hỗ trợ:
Chia sẻ thông tin về thị trường, khách hàng phối hợp thẩm định về đối tác và dự án đầu tư tại Việt Nam
Hỗ trợ và bảo đảm tín dụng cho đối tác tại Việt Nam bằng: mở L/C, bảo lãnh thanh toán
(3’) VTB cho vay dựa trên cơ sở nắm bắt rõ thông tin về đối tác, thị trường Việt Nam và có những biện pháp hỗ trợ, bảo đảm từ BIDV và VRB.
(3)Vốn vay được đưa đến đối tác thông qua mạng lưới, hệ thống thanh toán tại BIDV và VRB
Phương thức cấp tín dụng.
- Cấp tín dụng trực tiếp.
- Đồng tài trợ.
- Hợp đồng khung cơ chế cấp tín dụng, hạn mức tín dụng cho khách hàng.
* Tiện ích:
- Chi phí vốn vay hợp lý do:
+Nắm bắt và đánh giá đúng năng lực khách hàng, đôI tác khách hàng và thị trường.
+ Thủ tục nhanh gọn, thuận tiện do tận dụng được cơ chế phối hợp trong thẩm định, xét duyệt.
+ Tận dụng mức chênh lệch lãi suất thấp.
Thanh toán quốc tế:
*Sản phẩm:
- Tài trợ xuất nhập khẩu
+Tư vấn, phát hành thư tín dụng.
+Xác nhận thư tín dụng.
+Chiết khấu bộ chứng từ.
+Nhờ thu.
-Bảo lãnh:
+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Bảo lãnh thanh toán.
+ Bảo lãnh dự thầu.
+ Bảo lãnh vay vốn.
-Chuyển tiền:
+ Chuyển tiền đi.
+ Chuyển tiền đến.
- Kiều hối:
+ Qua mạng lưới, hệ thống thanh toán của 3 ngân hàng.
+ Qua Western Union.
* Cơ chế phối hợp:
- Phối hợp về thông tin:
+ VRB sẽ phối hợp với BIDV và VTB để tìm hiểu và tiếp nhận sự chia sẻ thông tin về các ngân hàng đại lý và khách hàng, phục vụ cho các giao dịch tai Việt Nam và Nga.
-Phối hợp về khách hàng:
+ VRB tiếp cận các khách hàng tại Việt Nam có nhu cầu thanh toán với Nga và các nước Đông Âu thông qua sự hỗ trợ của BIDV.
+ VRB sẽ là ngân hàng đại lý chính của VTB trong hoạt động thanh toán giữa các khách hàng của VTB trên thế giới với các đối tác tại Việt Nam.
- Phối hợp về mạng lưới Ngân hàng đại lý:
+ VRB sử dụng các ngân hàng đại lý của BIDV để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế.
+ VRB sẽ được BIDV và VTB cho phép sự dụng hạn mức của 2 ngân hàng tại mạng lưới ngân hàng đại lý để xác nhận L/C, bảo lãnh, chiết khấu.
-BIDV cam kết cung cấp các dịch vụ thanh toán:
+ Dich vụ thanh toán nội địa:
Thông qua mạng lưới online > 200 điểm giao dịch của BIDV ở Việt Nam .
Quan hệ trực tiếp tài khoản giữa BIDV và VRB.
Thanh toán giữa hệ thống BIDV – VRB tức thì, nhanh chóng và thuận tiện.
Hệ thống tài khoản VRB sẽ được kết nối với hệ thống tài khoản của BIDV.
+ Các dịch vụ thanh toán quốc tế.
* Các tiện ích:
- Thủ tục, thời gian nhanh chóng, thuận tiện, tức thì do tân dụng được mạng lưới, hệ thống thanh toán tập trung của 3 ngân hàng.
-Tiết kiệm chi phí do có các quan hệ trực tiếp VRB – BIDV và VRB – VTB ( tài khoản Nostro )
- Khách hàng chuyển kiều hối không cần tài khoản tại Ngân hàng, có thể nhận tiền tại bất kỳ điểm giao dịch của VTB, BIDV và VRB.
c. Sản phẩm dịc vụ khác:
* Sản phẩm
- Thẻ: Thẻ nội địa, thẻ quốc tế ( đại lý thẻ Visa )
- Séc.
- Dich vụ tư vấn, dịch vụ ủy thác đầu tư.
- Hombanking, Internetbanking, phonebanking.
- Các sản phẩm phi tín dụng khác ( bancassurance, cho thuê két sắt,)
* Tiện ích:
- Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ thẻ cùng một lúc tại hệ thống của 3 ngân hàng VRB, BIDV, VTB ( tại Việt Nam và Nga) thông qua hệ thống thẻ quốc té và mạng lưới, hệ thống thanh toán của 3 ngân hàng.
- Chi phí hợp lý thủ tục đơn giản thuận tiện.
1.5.Cam kết của VRB hướng tới khách hàng:
- Đem lại sự tiện lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng: + Thủ tục nhanh gọn, thuận tiện;
+Giao dịch an toàn, chi phí hợp lý
-Luôn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, thành công của khách hàng.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Việt-Nga.
Trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế trong nước và thế giới, sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của VRB. Mặc dù vậy VRB vẫn đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng, đảm bảo sự ổn định và an toàn hệ thống. Năm 2008, VRB đã đạt được một số kết quả khả quan, cụ thể như sau:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu hoạt động tại VRB (đơn vị: ngàn USD)
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
TH so với KH năm 2008
% tăng trưởng so với năm 2007
KH năm 2008
TH 31/12/2008
Tổng tài sản
217,478
350,000
362,702
104%
68%
HĐV từ các TCTD, TCTC
89,865
79,980
175,237
219%
95%
HĐV từ dân cư & TCKT
93,153
186,620
118,418
63%
27%
Dư nợ tín dụng
38,771
150,000
150,737
100%
289%
Trích dự phòng rủi ro
229
800
738
92.25%
222%
Lợi nhuận sau thuế
927
1,600
2,912
182%
214%
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 của VRB)
Tính đến hết ngày 31/12/2008, các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của VRB như sau:
Tổng tài sản của VRB: đạt gần 363 triệu USD hoàn thành đạt 104% kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 68% so với thời điểm 31/12/2007.
Vốn điều lệ: 62,5 triệu USD hoàn thành 100% kế hoạch năm 2008, tăng 108% so với thời điểm 31/12/2007
Huy động vốn: tiền gửi, tiền vay các TCTD đạt 175 triệu USD hoàn thành 219% kế hoạch năm 2008, tăng 95% so với 31/12/2007. Tiền gửi dân cư và tổ chức kinh tế đạt 118,5 triệu USD hoàn thành 63% kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 27% so với 31/12/2007.
Dư nợ tín dụng: đạt 150,7 triệu USD, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 289% so với năm 2007.
Lợi nhuận sau thuế: 2,9 triệu USD đạt 182% kế hoạch năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế bình quân/người : 18.000 USD
2.1. Tình hình huy động vốn.
Xuất phát từ nguyên tắc của ngân hàng là “ đi vay để cho vay” nên Ban giám đốc Ngân hàng luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bằng việc không ngừng mở rộng mạng lới giao dịch qua các quĩ tiết kiệm, thực hiện qui trình giao dịch tiết kiệm trên máy tính đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nên thời gian qua hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định.
Bảng 2: Hoạt động huy động vốn
(Đơn vị: Ngàn USD)
Thời điểm
Chỉ tiêu
Năm 2007
Thực hiện 31/12/2008
Tỷ trọng
Theo đối tượng
184,000
293,655
100%
-Huy động vốn của TCTD
175,237
59.67%
-Huy động vốn từ TCKT&Dân cư trong đó:
90.000
118,418
40.33%
+Huy động vốn từ TCKT
85,844
80,926
68.34%
+Huy động vốn từ dân cư
7,310
37,492
31.66%
Tiền gửi theo kỳ hạn
184,000
293,655
100%
-TG Không kỳ hạn
12,375
12,439
4.24%
-TG có kỳ hạn
171,625
281,216
95.76%
Tiền gửi theo loại tiền
184,000
293,655
100%
-TG VND
147,312
128,732
43.84%
-TG Ngoại tệ
37,000
164,923
56.16%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009)
Đến hết ngày 31/12/2008, tổng nguồn vốn huy động đạt 293,6 triệu USD, tương đương gần 5000 tỷ đồng. Trong đó
-Về cơ cấu nguồn: Nguồn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 118,3 triệu USD, tăng 27% so với đầu năm,chiếm 40.33%, nguồn vốn huy động từ TCTD chiếm 59.67%. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm 4.24%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 95.76%. Tiền gửi VND chiếm 43.84%, tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm 56.16%.
Nguồn vốn ngày một ổn định vững chắc: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ TCKT chiếm 69%, tuy nhiên nguồn vốn huy động từ Dân cư có sự tăng trưởng mạnh mẽ (398%), dù trong bối cảnh cạnh tranh về lãi suất gay gắt do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn
STT
Chỉ tiêu
Đến 31/12/2007
Đến 31/12/2008
1
Tỷ trọng nguồn vốn dân cư/ Tổng nguồn vốn huy động
7.85%
30.79%
2
Tỷ trọng nguồn VND/ Tổng nguồn vốn huy động
64.92%
80.2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008 VRB)
-Cơ cấu tỷ trọng các loại vốn huy động được cải thiện hợp lý: Tỷ trọng huy động vốn dân cư/ Tổng HĐV là 30.79%, cải thiện rất tích cực so với năm 2007 (7.85%), là nguồn vốn cơ bản mà VRB cần duy trì.
-Tỷ trọng huy động vốn VND/ Tổng nguồn vốn khoảng 80.2%, có sự chuyển biến rõ rệt so với cơ cấu VND/USD trong năm 2007(64%), giúp cho VRB có khả năng luân chuyển linh hoạt loại tiền tệ để đề phòng rủi ro về tỷ giá và lãi suất.
-Về hoạt động liên ngân hàng: Doanh số nhận gửi và gửi trên thị trường liên ngân hàng khá hơn đã đem lại nguồn thu đáng kể cho VRB, tuy nhiên lại chưa đem lại mức lợi nhuận mong muốn do ảnh hưởng từ những biến động bất thường của thị trường liên ngân hàng. Trong quí II và III /2008 có khi lãi suất trên thị trường II lên đến 30%/năm. Tuy nhiên, để bù đắp nguồn VND thiếu hụt cho nhu cầu tín dụng, VRB đã cố gắng cân đối đáp ứng nhu cầu nguồn VND cho toàn hệ thống, đảm bào chênh lệch lãi suất đầu vào- đầu ra ở mức tối thiểu 1.5% đến 2%.
-Linh hoạt sử dụng các nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ (SWAP), chủ động điều chỉnh trạng thái ngoại tệ trong bối cảnh VND khan hiếm với lãi suất cao, tận dụng tối đa lợi thế về nguồn USD dồi dào, nhằm tận dụng chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền, thu lợi nhuận và đảm bảo cân đối nguồn vốn cho VRB.
-Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: thực hiện kinh doanh chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn mua của các TCKT, mặc dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn hạn chế, số lượng khách hàng thực hiện giao dịch chửa nhiều, hoạt động tự doanh chưa sôi động nhưng đã mang lại kết quả tốt, góp phần hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của VRB năm 2008.
Có thể thấy vốn huy động là một điểm mạnh của Ngân hàng. Mặc dù mới được thành lập và đối mặt với nhiều tổ chức tín dụng cạnh tranh nhưng ngân hàng vẫn có tốc độ tăng trưởng vốn huy động của mình. Điều này cho thấy uy tín của Ngân hàng ngày càng tăng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn linh hoạt, thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng, hoạt động Marketing tốt, đáp ứng được nhu cầu về lãi suất cũng như chất lượng phục vụ.
2.2. Hoạt động tín dụng.
2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng
Nguyên tắc.
VRB thực hiện việc cấp tín dụng theo chuẩn mực chung do NHNN Việt Nam quy định và dựa trên cơ sở cấp tín dụng của BIDV. Các quy định về điều kiện cấp tín dụng được ghi rõ trong sổ tay tín dụng của VRB và một số văn bản khác do VRB ban hành.
Khách hàng vay vốn của VRB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục đích sử dụng tiền vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng
Điều kiện.
* Đối tượng khách hàng được vay tại VRB là các tổ chức cá nhân sau:
- Cá nhân là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện theo quy định của bộ luật dân sự.
- Các pháp nhân nước ngoài.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Cá nhân.
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác.
* Khách hàng vay vốn cần phải thoả mãn các điều kiện nhất định do VRB quy định. Điều kiện đầu tiên yêu cầu khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi và chịu trách nhiệm dân sự do pháp luật quy định.
* Khách hàng khi đến vay vốn tại VRB cần phải chứng minh mình có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Đây chính là điều kiện thứ 2 và cũng là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cho vay hay không. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp là tiền đề cần thiết và quan trọng để đánh giá chất lượng khoản vay, xác định nguồn trả nợ tương lai của người vay. Mục đích hợp pháp sẽ góp phần hạn chế rủ ro liên quan đến pháp luật.
* Khách hàng vay vốn phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Điều kiện này được cụ thể hoá như sau:
- Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Vốn tự có tính cho tổng nhu cầu sản suất kinh doanh trong kỳ hoặc từng lần trong một dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Mức vốn của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống cụ thể hư sau:
+ Cho vay ngắn hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn.
+ Cho vay trung dài hạn: Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn.
- Kinh doanh có hiệu quả, có lãi, trường hợp bị lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định để trả nợ cho ngân hàng.
- Khách hàng phải mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời gian vay vốn tại ngân hàng.
* Có dự án, phươn án đầu tư, sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả, hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
* Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNNVN và hướng dẫn của VRB. Nếu là hộ gia đình vay không phải áp dụng hình thức bảo đảm cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp phải có xác nhận của UBND xã, phường về diện tích đất đang sử dụng không có tranh chấp.
Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài thì điều kiện là phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước đó được bộ luật Dân sự của nước CHXHCN VN, các văn bản pháp luật của nước Việt Nam quy định hoặc được điều ước Quốc tế mà CHXHCN VN ký kết hoặc tham gia quy định.
Cũng như mọi ngân hàng khác, VRB cũng thực hiện chức năng chính của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội, còn đối với ngân hàng hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó, VRB tiếp tục tập trung đầu tư cho khách hàng truyền thống đồng thời tích cực thực hiện công tác mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận nhiều dự án khả thi do vậy dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu được rủi ro.
Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, VRB đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát các DN, phân tích kĩ những khó khăn, thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán những vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong SXKD. Kết quả là Ngân hàng đã đạt được mức tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh, vững chắc trong những năm gần đây.
2.2.2 Đánh giá thực trạng quy mô tín dụng và chất lượng tín dụng ở Ngân hàng liên doanh Việt-Nga.
2.2.2.1. Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ:
Bảng 4: Tình hình dư nợ
( Đơn vị: Ngàn USD )
Chỉ tiêu
Năm 2007
Thực hiện 31/12/2008
2008/2007
Số tuyệt đối
Tỷ trọng
1.Dư nợ cho vay
38,700
150,737
100%
389.5%
Cho vay theo loại tiền
38,700
150,737
100%
-Cho vay nội tệ
24,326
99,297
65.9%
408.2%
-Cho vay ngoại tệ
14,373
51,440
34.1%
357.9%
Cho vay theo kỳ hạn
38,700
150,737
100%
-Ngắn hạn
21,223
96,766
64.2%
455.9%
-Trung dài hạn
17,476
53,971
35.8%
308.8%
Cho vay theo đối tượng
38,700
150,737
100%
-Tổ chức tín dụng
3,000
0
-100%
-Tổ chức kinh tế
25,415
129,598
86%
510%
-Cá nhân
10,285
21,139
14%
205%
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009)
Năm 2008, dư nợ tín dụng tăng trưởng khá tốt và bước đầu đã xây dựng được nền tảng khách hàng tương đối vững chắc, hoạt động tín dụng của VRB ổn định phát triển, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Tính đến hết ngày 31/12/2008, dư nợ tín dụng của VRB đạt 150.7 triệu USD, tăng 289% so với năm 2007. Cùng với sự tăng lên của vốn điều lệ, công tác tín dụng của VRB đã có những bước tiến đáng kể so với năm 2007.
Về kết cấu dư nợ:
Theo kỳ hạn: Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2007 VRB cho vay trung và dài hạn với khối lượng tiền khá lớn: 17,476 triệu USD chiếm 45.2% tổng dư nợ. Chính đặc điểm là ngân hàng liên doanh, nên VRB đã được nhiều sự cộng tác của các doanh nghiệp, cả trong nước và ngoài nước, vì thế nên trong năm đầu tiên này dư nợ trung và dài hạn đang cao. Trong khi đó dư nợ ngắn hạn lại khá thấp 54.8%. Từ đó có thể phát sinh rủi ro tín dụng nếu công tác thẩm định dự án gặp sai sót.
Trong năm đầu, ngân hàng đang có doanh số cho vay trung dài hạn lớn, lý giải được một điều là hiện tại ngân hàng đang không có nợ xấu, không có nợ quá hạn. Sang năm 2008, dư nợ ngắn hạn đạt 96,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 64% trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 53,9 triệu USD, chiếm 36% tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng như vậy là phù hợp, góp phần giảm bớt rủi ro cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong bối cảnh kinh tế đầy biến động hiện nay.
Theo loại tiền: Dư nợ cho vay bằng USD đạt 51,4 triệu USD chiếm tỷ trọng 34% trong tổng dư nợ, cho vay bằng VNĐ chiếm 34%. Trên cơ sở chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK, dư nợ cho vay VNĐ đối với khách hàng hoán đổi chéo của toàn hệ thống tính đến hết ngày 31/12/2008 đạt 263 tỷ VNĐ (tương đương 21,8 triệu USD). Nếu coi phần dư nợ cho vay này là cho vay bằng USD thì tỷ trọng dư nợ cho vay bằng USD sau điều chỉnh/tổng dư nợ là: 48,5%. Tỷ lệ dư nợ theo loại tiền như trên tuy chưa đạt được kế hoạch đề ra nhưng cơ bản là phù hợp với cân đối nguồn vốn của VRB.
Theo thành phần kinh tế:
Bảng 5: Kết cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Số tiền( tỷ VND)
Tỷ trọng (%)
Tổng dư nợ
614,35
100
Doanh nghiệp quốc doanh
19
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2129.doc