Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng ngắn hạn 3
1. Lý luận chung về tín dụng 3
1.1. Khái niệm tín dụng 3
1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 4
1.2.1. Căn cứ vào mục đích 4
1.2.2 . Căn cứ vào thời hạn tín dụng. 5
1.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. 5
1.2.4 . Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng. 6
2. Phân loại tín dụng ngắn hạn. 6
2.1. Tín dụng ứng trước. 7
2.2. Cho vay dựa trên việc chuyển nhương trái quyền. 7
2.3. Tín dụng bằng chữ ký của ngân hàng. 7
3. Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. 7
3.1.Khái niệm. 7
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 8
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 9
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính. 12
3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 12
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải. 14
1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải. 14
1.1. Nhiệm vụ, chức năng và bộ máy tổ chức. 14
1.2. Khái quát tình hình hoạt động của NHTMCP Hàng Hải trong những năm qua. 16
1.2.1. Hoạt động huy động vốn. 16
1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh khác. 17
1.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại. 20
2. Thực trạng công tác tín dụng ngắn hạn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải. 20
2.1. Tình hình huy động vốn: 21
2.2. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch NHTMCP HÀNG HẢI. 22
3. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch NHtmcp hàng hải. 24
4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch NHtmcp hàng hải 29
4.1. Những kết quả đạt được 29
4.2. Những nguyên nhân và hạn chế trong công tác tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch NHTMCP HÀNG HẢI. 29
4.2.1. Hạn chế từ phía ngân hàng 29
4.2.2. Hạn chế từ phía doanh nghiệp. 33
4.2.3 . Các nhân tố khách quan khác. 33
Chương III: GiảI pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch NHTMCP HÀNG HẢI 36
1. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch NHTMCP HÀNG HẢI. 36
1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án. 36
1.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. 36
1.2. Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn đặc biệt mở rộng chiết khấu chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ: 38
1.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý: 39
1.4. Đào tạo đội ngủ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nỗ, nhiệt tình trung thực: 42
1.5. Lập quỹ dự phòng rủi ro: 43
1.6. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường. 44
1.7. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. 45
2. Một số kiến nghị. 46
2.1. Về phía Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP HÀNG HẢI. 46
2.1.1. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngủ cán bộ và có chính sách khen thưởng rõ ràng. 46
2.1.3. Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế 46
2.1.4. Đổi mới mạnh mẽ quản trị điều hành: 46
2.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước. 47
2.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy. 47
2.2.2. Hoàn thiện quy chế cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh vay vốn của ngân hàng: 47
2.2.3. Kiểm tra chặt chẽ hoạt động của các NHTM: 48
2.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. 48
Kết luận 49
Tài liệu tham khảo 50
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch ngân hàng cô thương mại cổ phần Hàng Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm thống nhất một mục tiêu chung là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt thời gian hoạt động của mình NHTMCP Hàng Hảiluôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Ngân hàng luôn tập trung đầu tư cho khách hàng truyền thống, tích cực thực hiện tốt công tác tiếp thị mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm thu hút khách hàng mới và tăng cường tiếp cận các dự án khả thi, dư nợ lành mạnh tăng trưởng cao.
2.1. Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động được vốn mới có nguồn để cho vay và ngược lại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả. Trên cơ sở đó nhtmcp hàng hảiđã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch xác định. Bằng những biện pháp đúng đắn thích hợp như:
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn qua ngân hàng, thực hiện tốt những chính sách khuyến khích lợi ích khách hàng mở tài khoản và thanh toán. Ưu đãi lãi suất tiền gửi cho các đơn vị có số dư tài khoản tiền gửi lớn.
- Bên cạnh đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triển với mạng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, thái độ phục vụ văn minh lịch sự. Thông qua công tác tự kiểm tra kiểm soát đảm bảo an toàn tiền gửi dân cư, đã tạo được truyền thống uy tín cao cho nhtmcp hàng hải. Đặc biệt đã triển khai thực hiện tốt quy trình giao dịch bằng máy vi tính cho 4 quỹ tiết kiệm và hướng tới mục tiêu vi tính hoá hệ thống quỹ tiết kiệm nhằm bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, tạo thuận lợi cho khách hàng. Do vậy có thể thấy mặc dù lãi suất trong các năm qua liên tục giảm nhưng Sở giao dịch vẫn làm tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng thoả mãn nhu cầu hoạt động đầu tư tín dụng cua ngân hàng.Xem xét cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm qua từ 2004 đến năm 2006 :
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn tại Sở giao dịch NHTMCP HàNG HảI
Chỉ Tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
% tỷ
trọng
%thay
đổi
Số tiền
% tỷ trọng
%thay
đổi
Số tiền
% tỷ trọng
%thay
đổi
TG các TCKT
527
33,4
+32,7
643
34,9
+22,2
695
34,5
8,2
TG tiết kiệm
1052
66,6
+9
1195
65,1
+13,8
1318
65,5
10,2
TG kỳ phiếu
0
0
-100
0
0
0
0
0
Khác
0
0
0
0
0
0
0
0
(Theo nguồn báo cáo của NHTMCP Hàng Hải)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng khu vực tiền gửi dân cư luôn tăng lên qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là không đều có thể là do lãi suất huy động tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm dần do khách hàng muốn dùng tiền gửi của mình để đầu tư hoặc chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn 66,6%(năm 2004), 65,1%(năm 2005), 65,5%(năm 2006) của tổng nguồn huy động. điều này cho thấy ngân hàng đã có một vị trí đáng kể trong khu vực dân cư, nguồn tiền gửi của dân cư chủ yếu vào loại tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng lên tới. Điều này giúp ngân hàng có sử dụng một lượng vốn lớn và tương đối ổn định, ngân hàng có thể lường trước được thời gian rút vốn của khách hàng, từ đó có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.
Bên cạnh đó nguồn huy động từ khu vực tổ chức kinh tế ngày một tăng cao điều này tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng vì các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Hơn nữa các khoản tiền gửi của các tổ chức này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp, từ đây có thể giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận cũng như tăng thêm sức cạnh tranh cho ngân hàng.
2.2. Tình hình sử dụng vốn của Sở giao dịch nhtmcp hàng hải.
Bảng 4: Bảng theo dõi tình hình dư nợ của Sở giao dịch NHTMCP
Hàng Hải năm (2001-2006).
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
350248
385342
413141
602600
806189
903976
Ngắn hạn
296687
302487
322389
415900
521623
569966
Trung dàI hạn
53597
82855
90725
186700
284566
334010
(nguồn: báo cáo dư nợ NHTMCP Hàng Hải2001-2006)
Trong bảng cân đối kế toán của nhtmcp hàng hảithì hoạt động tín dụng và đầu tư đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy tín dụng ngắn hạn có vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Với đặc điểm của của tín dụng ngắn hạn đó là vòng quay của tiền nhanh, do đó trong điều kiện nền kinh tế của chúng ta đang trong giai đoạn phát triển và đang trong giai đoạn đổi mới nên có nhiều vấn đề mâu thuẫn và chưa bắt kịp với thế giới dẫn đến nền kinh tế phát triển chưa ổn định. Mặt khác NHTMCP Hàng Hải nằm trong một khu vực đông dân cư, nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đặc biệt các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ. Với những đặc điểm vĩ mô và vi mô như vậy thì tín dụng ngắn hạn không những đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn bảo đảm an toàn, khả năng cạnh tranh cho ngân hàng. Đó là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Hàng Hảiphát triển.
Cơ cấu tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch nhtmcp hàng hải:
Đặc điểm chung trong cơ cấu dư nợ cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng là doanh nghiệp quốc doanh hay thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Điều có thể giải thích là do lịch sử hình thành và nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng. Từ khi hình thành mục đích chính của Sở giao dịch NHtmcp Hàng Hảinóichung là tài trợ vốn tín dụng để phát triển khu vực công nghiệp và thương nghiệp của nền kinh tế bao cấp từ đó hình thành nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, mặt khách ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành phần này vì đảm bảo an toàn hơn vì trong trường hợp làm ăn thua lỗ thì vẫn được nhà nước bù lỗ. Ngoài ra, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phần lớn làm ăn hiệu quả vẫn chưa cao, quy mô lại rất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem bảng sau:
Bảng 5: Báo cáo cho vay ngắn hạn theo khu vực kinh tế.
CHỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
VNĐ
USD
VNĐ
USD
VNĐ
USD
1. Doanh số cho vay
561783
364228
881178
248459
960432
181978
- Ngoài quốc doanh
13706
0
44422
0
58644
0
- Quốc doanh
548077
364228
836756
248459
901788
181978
2. Doanh số thu nợ
589764
249072
691188
332315
899028
192589
- Ngoài quốc doanh
11214
0
32063
0
55522
0
- Quốc doanh
578550
249072
659125
332315
843506
192589
3. Dư nợ ngắn hạn
240315
169247
435854
85769
493000
76966
- Ngoài quốc doanh
8727
0
9952
0
22850
0
- Quốc doanh
231588
169247
425902
85769
470150
76966
Nhìn bảng trên ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2004 chiếm 2,1%, năm 2005 tỷ trọng này là 1,88% và năm 2006 tỷ trọng này là 4%. Theo tôi đây là hạn chế của Sở giao dịch nhtmcp hàng hải, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì khu vực này càng ngày càng năng động trong hạch toán kinh doanh của mình. Đây là một thị trường tiềm năng mà ngân hàng nên hướng tới. Mặt khác tỷ trọng dư nợ cho vay VNĐ lớn hơn ngoại tệ do nhu cầu thanh toán ngoại tệ trong khu vực thấp và chỉ tập trung ở khu vực kinh tế quốc doanh mà thôi. Tuy nhiên những năm gần đây ngân hàng mở rộng phạm vi đầu tư sang những lĩnh vực khác mà không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đây là chiến lược hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng.
3. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Sở giao dịch NHtmcp hàng hải.
Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường mục tiêu lợi nhuận được đánh giá là mục tiêu hàng đầu. Các tổ chức tín dụng cũng không loại trừ điều này, trong đó hoạt động tín dụng là những hoạt động đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, do đó để đánh giá chất lượng tín dụng người ta cũng dùng lợi nhuận như một thước đo chủ yếu.
Bảng 6: Tình hình thu lãi trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch Nhtmcp hàng hải.
Đơn vị : đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng doanh thu
93350907502
118894061509
128884820737
Thu lãi từ hoạt động cho vay
35452660037
46271883117
62814036012
Lãi cho vay ngắn hạn
27362435520
32397546214
39765384240
Lãi sau thuế
16923996472
3781079502
24132429060
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCP Hàng Hải (2004-2006)
Năm 2004 tổng doanh thu của ngân hàng là 93350907502 đồng trong đó lãi từ hoạt động cho vay là 35452660037 đồng, chiếm 38% trong tổng doanh thu. Năm 2005 lãi từ hoạt động cho vay là 46271883117 đồng chiếm khoảng 40% trong tổng doanh thu. Mặc dù lãi từ hoạt động cho vay năm 2005 tăng so với năm 2004 khoảng 30,5% nhưng về tỷ trọng thu lãi từ hoạt động cho vay so với tổng doanh thu tăng rất nhỏ khoảng hơn 2% bởi vì ngân hàng mở rộng đầu tư vào những lĩnh vực khác : liên doanh liên kết, đầu tư vào chứng khoán... Tình hình doanh thu của cho vay ngắn hạn cũng tăng lên nhưng cũng không đáng kể vì trong giai đoạn này ngân hàng mở rộng cho vay và đầu tư tín dụng dài hạn. Trong năm 2006 mặc dù tổng doanh thu chỉ tăng khoảng 8% so với năm 2005 nhưng doanh thu từ hoạt động cho vay lại tăng khoảng 35,7%, bởi vì trong giai đoạn này ngân hàng đã mở rộng cho vay, cho vay ngắn hạn cũng được mở rộng điều này thể hiện ở doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn năm 2006 tăng 22,7% so với năm 2006. điều này cho thấy rằng nguồn thu lãi chủ yếu là hoạt động cho vay xuất phát từ hoạt động thu lãi ngắn hạn, từ đó tạo niềm tin chất lượng tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch NHtmcp Hàng Hải là khá tốt và được nâng cao qua các năm.
Bảng 7 Dư nợ quá hạn.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
Doanh số
Tỷ trọng(%)
< 6 tháng
251
0,65%
454
1,23%
5
0,016%
6 tháng- 12 tháng
592
1,54%
0
0%
0
0%
> 12 tháng(khó đòi)
13970
36,35%
14910
40,5%
10528
33,037%
Nợ chờ xử lý
3401
8,85%
3401
9,2%
2905
9,116%
Nợ khoanh
20219
52,61%
18050
49%
18429
57,831%
Nguồn: Báo cáo dư nợ của NHTMCP Hàng Hải (2004-2006)
Nếu nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng nợ quá hạn ngắn hạn tại NHTMCP Hàng Hải chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn. Nếu năm 2004 dư nợ quá hạn dưới 12 tháng là 843 triệu đồng với tỷ trọng là 2,19% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn thì năm 2005 dư nợ quá hạn dưới 12 tháng chỉ còn 454 triệu đồng và tỷ trọng trong tổng nợ quá hạn chỉ còn 1,23%. Sang năm 2006 dư nợ quá hạn dưới 12 tháng là 5 triệu và tỷ trọng là 0,016% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn, đây là dấu hiệu đáng mừng đối với chi nhánh, cho thấy rằng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng ngày càng được nâng lên.
Mặc dù vậy cũng không thể đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng là hoàn toàn tốt. Bởi vì, nhìn vào bảng ta thấy doanh số và tỷ trọng của nợ khó đòi vẫn còn cao. Nhưng hầu hết nợ khó đòi chỉ phát sinh ở những khoản cho vay trung và dài hạn. Một đặc điểm cũng cần phải xem xét đó là nợ khoanh. Nợ khoanh là những khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được nợ và ngân hàng đồng ý khoanh nợ lại hoặc gia hạn nợ chờ khi doanh nghiệp có khả năng trả nợ thì mới đòi nợ. Nợ khoanh chủ yếu thực hiện đối với doanh nghiệp nhà nước và do chính sách nhà nước quy định. Nợ khoanh ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng, việc thu hồi vốn chậm làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.
Để có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn, ta cần xem xét những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại NHTMCP HàNG HảI năm 2006 vừa qua:
Bảng 8: Nợ quá hạn ngắn hạn theo nguyên nhân, quý 4 năm 2006.
Đơn vị: Triệu đồng
Loại hình DN
Nợ QH
SX kinh doanh thua lỗ
Giải thể ngừng sản xuất
Thiên tai, địch hoạ
Không có người nhận nợ
Các nguyên nhân khác.
Tổng
số
Nợ khó đòi
TPKT nhà nước
4154
4154
0
0
0
0
4154
TPKT tập thể
2535
2535
2535
0
0
0
0
TPKT tư nhân
0
0
0
0
0
0
0
TPKT cá thể
14
4
0
0
0
0
4
TPKT hổn hợp
0
0
0
0
0
0
0
DN 100% vốn nước ngoài
0
0
0
0
0
0
0
DN liên doanh
0
0
0
0
0
0
0
KTNN đầu tư ra nước ngoài
0
0
0
0
0
0
0
Tổng số
6703
6693
2535
0
0
0
4158
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của NHTMCP hàng hải
Chúng ta có thể đánh giá khả quan về tình hình nợ quá hạn tại NH tmcp hàng hảI mặc dù nợ khó đòi vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn, khách hàng không trả nợ đúng hạn chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước. Do đó trong trường hợp xấu nhất những khách hàng này không trả đúng nợ thì vẫn được nhà nước bù lỗ. Mặt khác nguyên nhân chủ yếu gây ra nợ quá hạn không phải là sản xuất kinh doanh thua lỗ.
Tổng số nợ quá hạn năm 2006 là 13443 triệu đồng chiếm khoảng 3,1% trong tổng dư nợ.
Về tình hình xử lý nợ quá hạn của NHtmcp hàng hảI có thể tổng kết như sau:
- Đối với các đơn vị có khả năng thu hồi ngân hàng đều có hướng xử lý đúng đắn, thường xuyên tác động bằng văn bản, đôn đốc các doanh nghiệp trả nợ theo cam kết, cụ thể là: Công ty Hồng Hà đang cho thuê nhà để thu nợ dần. Tư nhân Vân Hồng đang tìm khách hàng để bán tài sản mà ngân hàng đã thu giữ. Đối với các đơn vị kinh doanh thua lỗ không có khả năng thanh toán. Ngân hàng tiếp tục xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ và tiến hành xiết nợ đối với một số doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên những tài sản thế chấp vẫn không thu hồi được đầy đủ nợ vì do sự biến động giá của thị trường.
Như vậy, nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng tăng trưởng dư nợ NHtmcp hàng hải đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên nợ quá hạn vẫn là một vấn đề đáng quan tâm, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Để giảm nợ quá hạn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, NHtmcp hàng hải cần tìm biện pháp thích hợp trong thời gian tới.
Bảng 9: Vòng quay vốn tín dụng của NHTMCP Hàng Hải
Chỉ tiờu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số thu nợ
589764
691188
899028
Dư nợ bình quân
507870
704394
855082
Vòng quay vốn tín dụng
1,16
0,98
1.,05
Nguồn:báo cáo kết quả kinh doanh củaNHTMCPHàng hải
Nhìn vào bảng trên liệu ta có thể thấy vòng quay vốn tín dụng là không dều. Mdù doanh số thu nợ cac năm đều tăng nhưng do dư nợ bình quân năm sau còn cao hơn năm trước.điều đó dẫn đến vòng quay vốn tín dụng thấp. Đây cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng hoạt động tín dụng nhưng không chỉ đánh giá chất lượng tín dụng qua chỉ tiêu nay.
4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch NHtmcp hàng hải
4.1. Những kết quả đạt được
Trong suốt quá trình hoạt động, các khoản vay ngắn hạn của Sở giao dịch NHTMCP Hàng Hảiđều được thực hiện một cách có hiệu quả. Điều này không chỉ đem lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn giúp khách hàng hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy, ngân hàng đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng vững mạnh, có quan hệ tin tưởng nhau. Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng lên qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn của khu vực này luôn ở mức thấp, đảm bảo được an toàn cho ngân hàng, giúp ngân hàng có một thế đứng vững mạnh trên thị trường ngân hàng. Việc mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm sử dụng tốt nguồn vốn huy động nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Hiện nay ngân hàng nhà nước chủ trương trích 20% số vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, do đó việc ngân hàng liên tục tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong những năm qua cho thấy đường lối đúng đắn trong quản lý ngân hàng.
4.2. Những nguyên nhân và hạn chế trong công tác tín dụng ngắn hạn của Sở giao dịch NHTMCP HàNG HảI.
4.2.1. Hạn chế từ phía ngân hàng
Chất lượng tín dụng chưa cao, còn nhiều khoản vay phải gia hạn:
Mặc dù hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức trung bình nhưng hầu hết các khoản vay ngắn hạn đều phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này gây ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của Sở giao dịch NHTMCP Hàng Hải và lảm giảm vòng quay của vốn.
Tình trạng thiếu thông tin.
Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất. Ngân Hàng Nhà Nước đã thành lập trung tâm rủi ro tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do đó các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung câp hồ sơ của mình như báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ... theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp những thông tin cho trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN. Khi NHTM có khách hàng mới thì thông qua trung tâm rủi ro tín dụng sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Nếu doanh doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có tình hình tài chính tồi tệ không tiếp tục ở ngân hàng đã sàng ngân hàng khác thì qua trung tâm này ngân hàng sẽ có hồ sơ của họ, như vậy sẽ tránh được rủi ro cho ngân hàng mới. Đây là sự chuyển biến tích cực, phần nào đáp ứng nhu cầu hiện nay trong nền kinh tế thị trường, giúp cho việc nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy vậy, những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, NHTMCP Hàng Hảilại chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu vấn đề này. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập xử lý thông tin thì chưa được huấn luyện nghiệp vụ đó để có thể tra cứu từ các nguồn khác, mới chỉ thực hiện việc truyền nhận thông tin trong hệ thống theo chương trình đã cài sẳn, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng các thông tin có ích trên thị trường. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: không biết rỏ tình hình thực tế của doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn cho vay, hoặc vay để trả nợ ngân hàng theo hình thức đảo nợ. Và do thiếu thông tin thương mại về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường nên không lường trước các rủi ro. Như vậy trong điều kiện không nắm bắt được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng cũng như không nắm bắt đầy đủ các thông tin có liên quan thì rủi ro xảy ra là điều kho tránh khỏi.
Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng.
Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến Z. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay,về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm này khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ, cán bộ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng để soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình thẩm định như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá lớn và họ sẽ không thực hiện cho vay mà không tránh được mọi khiếm khuyết. Bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.
Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được những nhu cầu hiện tại:
Tại ngân hàng cán bộ tín dụng chưa phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng. Đây là những khách hàng thuộc nhiều loại hình cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Do đó, sự phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tác thẩm định. Nếu mỗi cán bộ tín dụng quản lý một loại hình kinh doanh sẽ giúp họ có thời gian tìm hiểu về loại hình này cũng như có điều kiện thuận lợi để so sánh tình hình hoạt động của các đơn vị cùng nghành nghề sản xuất kinh doanh. Hơn nữa công tác thẩm định chưa theo một quy trình cụ thể. Ngân hàng chưa có một văn bản pháp lý cụ thể về các quy trình này dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm của mình. điều này đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.
Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước. Chứ chưa có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay rất khó có được tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại hình để tiến hành so sánh. Nguyên của thực trạng này là chúng ta chưa có một cơ quan hay văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nên nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán.
Mặc dù ngân hàng tmcp Hàng Hải đã đưa ra một số các định mức để cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá trong quá trình phân tích các hệ số tài chính song các định mức này được thực hiện với mọi nghành nghề kinh doanh gây nên sự bất cập trong quá trình đánh giá.
Trong quá trình thẩm định cán bộ tín dụng phải cáng đáng luôn cả việc đánh giá giá trị tài sản thế chấp. Điều này sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp phát mại tài sản vì cán bộ tín dụng chưa có những hiểu biết chuyên môn để có thể đánh giá chính xác giá trị của tài sản dẫn đến ngân hàng có thể cho vay quá tỷ lệ an toàn. hơn nữa do bối cảnh môi trường cạnh tranh gay gắt, ngân hàng chỉ có thể tiến hành thẩm định trong một thời gian ngắn. Sau khi cán bộ tín dụng thẩm định còn phải qua sự thẩm định của trưởng phòng kinh doanh và giám đốc, vì vậy cán bộ thẩm định phải đưa ra kết luận trong một thời gian từ 2 đến 3 ngày, quá ít ỏi và đòi hỏi một trình độ chuyên môn cao. đây là một hạn chế bất cập của ngân hàng.
Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm soát không thường xuyên.
Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Vẫn còn tình trạng cán bộ tín dụng xét duyệt vốn đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ cho vay. Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều nên đã không kiểm tra kỹ lưỡng trước, trong và giám sát tốt khi cho vay nên để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng đã không có ngay các biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế độ. Bên cạnh đó việc kiểm tra kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu.
Chiến lược khách hàng còn hạn chế, chưa sử dụng tốt chiến lược Marketing trong ngân hàng.
Các cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo cùng khách hàng tìm kiếm phương án kinh doanh có hiệu quả mà còn thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ tín dụng chưa chủ động cùng khách hàng tìm kiếm cách tháo gỡ mà còn trông chờ kế hoạch khách hàng tự đề xuất. Phong cách thái độ ứng xử mỗi khi tiếp cận còn thiếu ân cần, tận tụy đồng thời không chủ động tìm kiếm khách hàng mới.
4.2.2. Hạn chế từ phía doanh nghiệp.
Hạn chế về vốn:
Nước ta là một nước đang phát triển, nên nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế là rất lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh rất cần vốn để phát triển, tham gia vào các phương án sản xuất kinh doanh, cũng như các dự án đầu tư. Muốn phát triển thì các doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt các doanh nghiệp nhà nước không chỉ ngồi trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, vốn tài trợ cho các dự án phần lớn là vốn vay ngân hàng. Nếu ngân hàng đặt lợi ích của toàn xã hội lên trên lợi ích của ngành sẽ phải đáp ứng vốn tín dụng quá khả năng nội tại của doanh nghiệp, vì thế sẽ làm mất bản chất vốn có của tín dụng là vốn bổ sung. Trong một chừng mực nhất định ngân hàng sẽ phải hạ thấp điều kiện vay vốn, khi đó vốn vay chiếm tỷ lệ cao đặt ngân hàng vào thế không an toàn, bởi vì các khoản vay có được hoàn trả hay không phụ thuộc vào khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp gặp rủi ro sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, nếu tình hình xấu hơn, doanh nghiệp bị phá sản, ngân hàng có nguy cơ mất vốn.
Năng lực quản lý còn hạn chế:
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh cũng như có rất nhiều rủi ro luôn luôn rình rập, môi trường kinh doanh luôn đầy tính cạnh tranh. Điều này đỏi hỏi năng lực quản lý của các doanh nghiệp phải cao, nhưng đây cũng là một hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động không hiêu quả th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36686.doc