Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa

Lời nói đầu 1

Chương 1 3

Lý luận chung về Kiểm toán và Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại các NHTM 3

1.1 Tổng quan về Kiểm toán 3

1.1.1 Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Kiểm toán 3

1.1.2 Khái niệm và bản chất của Kiểm toán 4

1.1.3 Chức năng và vai trò của Kiểm toán 6

1.1.3.1 Chức năng của Kiểm toán 6

1.1.3.2 Vai trò của Kiểm toán: 6

1.1.4 Phân loại Kiểm toán 7

1.1.4.1 Phân loại theo chức năng 7

1.1.4.2 Phân loại theo chủ thể tiến hành 9

1.1.5. Các phương pháp Kiểm toán 10

1.1.5.1 Phương pháp Kiểm toán cơ bản 10

1.1.5.2 Phương pháp Kiểm toán hệ thống 11

1.1.6 Quy trình Kiểm toán 12

1.2 Kiểm toán nội bộ hoạt động Tín dụng 15

1.2.1 NHTM và hoạt động tín dụng 15

1.2.1.1 Khái quát về NHTM 15

1.2.1.2 Hoạt động tín dụng 19

1.2.2 Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng 21

1.2.2.1 Kiểm toán nội bộ tại NHTM 21

1.2.2.2 KTNB hoạt động Tín dụng 24

Chương 2 30

Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 30

2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa 30

2.1.1. Đôi nét về môi trường kinh tế - xã hội 30

2.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát trển của NHCT Đống Đa 31

2.1.3 Mô hình tổ chức và hoạt động 32

2.1.4 Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa 35

2.1.4.1 Về hoạt động huy động vốn 35

2.1.4.2 Về công tác sử dụng vốn 37

2.1.4.3 Về kết quả kinh doanh: 40

2.1.4.4 Về các công tác khác 42

2.2 Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 43

2.2.1 Tổ chức của bộ phận KTNB tại chi nhánh NHCT Đống Đa 43

2.2.2 Cơ sở pháp lý cho công tác KTNB hoạt động tín dụng 45

2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra nội bộ 45

2.2.3.1 Chức năng 46

2.2.3.2 Nhiệm vụ 46

2.2.4 Thực trạng công tác Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng 47

2.2.4.1 Kiểm toán thường xuyên hoạt động tín dụng 47

2.2.4.2 Kiểm toán tín dụng định kỳ 49

2.2.5 Đánh giá kết quả của công tác Kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 57

2.2.5.1 Những đóng góp của KTNB hoạt động tín dụng đối với ngân hàng 57

2.2.5.2 Những tồn tại của KTNB hoạt động tín dụng tại NHCT Đống Đa 58

2.2.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại 60

Chương 3 63

Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 63

3.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng 63

3.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB hoạt động tín dụng 65

3.2.1 Hoàn thiện cấu tổ chức hệ thống KTNB trong ngân hàng 65

3.2.2 Tăng cường trách nhiệm và sự nhận thức về vai trò KTNB của các cán bộ lãnh đạo ngân hàng 67

3.2.3 Đào tạo, bồi dưõng, nâng cao trình độ cho KTV nội bộ 68

3.2.4 Tăng cường ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động kiểm toán 70

3.2.5 Tăng cường ứng dụng và hoàn thiện kỹ thuật, phương pháp kiểm toán 71

3.2.6 KTV nội bộ cần mở rộng mối quan hệ, phối hợp hoạt động với các phòng ban để nâng cao hiêụ quả chung 73

3.2.7 Bộ phận KTNB hoạt động tín dụng cần thực hiện đầy đủ các chức năng của KTNB trong ngân hàng 73

3.3 Những kiến nghị 74

3.3.1 Với NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước 74

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 75

Kết luận 77

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương Đống Đa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 2 (1998), Huân chương Lao Động hạng nhất (2002) của chủ tịch nước, cờ thi đua xuất sắc của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, bằng khen của Thủ tướng chính phủ.... Tất cả tập thể ngân hàng sẽ luôn cố gắng phấn đấu để phát huy những thành tích đã đạt được và giành thêm những kết quả mới cao hơn, tốt hơn. 2.1.3 Mô hình tổ chức và hoạt động Trên cơ sở mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh theo dự án hiện đại hoá ngân hàng của NHCT Việt Nam, theo quyết định của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, NHCT Đống Đa đang có sự chuyển mới về mô hình tổ chức. Theo đó, kể từ ngày 01/02/2005, cơ cấu tổ chức mới của ngân hàng sẽ bao gồm 12 phòng nghiệp vụ như sơ đồ 2.1 Các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh đều thực hiện các hoạt động theo chức năng nhiệm vụ do Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam ban hành. Sự chuyển mới này ban đầu cũng gây những xáo trộn nhất định đến hoạt động nghiệp cụ cũng như quản lý của ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi vào ổn định, mô hình sẽ phát huy hiệu qủa cao hơn, với sự phân định nhiệm vụ, chức năng cụ thể và hợp lý hơn của các Phòng ban. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHCT Đống Đa Ban chấp hành công đoàn Ngân hàng công thương đống đa Giám đốc điều hành Đoàn thanh niên Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng tài trợ thương mại Phòng khách hàng cá nhân Phòng khách hàng số 1 Phòng khách hàng số 2 Phòng kế toán Phòng thông tin điện toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm tra nội bộ Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng giao dịch Kim Liên, Cát Linh Các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch Phòng tổng hợp và tiếp thị Hiện tại, NHCT Đống Đa có hơn 290 cán bộ nhân viên, Ban lãnh đạo gồm có 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc, các bộ phận chức năng được bố trí lại theo 12 Phòng như quyết định mới ở trên. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau: Phòng Kế toán: thực hiện các công việc kế toán liên quan đến hoạt động thanh toán qua ngân hàng, thanh toán nội bộ, trong hệ thống, thanh toán bù trừ...Đồng thời, thực hiện tất cả các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng ở mô hình giao dịch một cửa, hạch toán và quản lý tài sản, thu- chi của ngân hàng cũng như mọi mặt hoạt động khác. Phòng Khách hàng số 1: làm nhiệm vụ tiếp nhận các yêu cầu và thoả mãn những yêu cầu đó của các khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh, tổ chức kinh tế của nhà nước có và muốn được thoả mãn về nhu cầu dịch vụ tài chính- ngân hàng. Phòng Khách hàng số 2: là các công việc như phòng khách hàng số 1 với các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức kinh tế khác.... Đó là các công ty TNHH, công ty cổ phần, liên doanh, hợp danh.... Phòng Khách hàng cá nhân: khai thác, tìm hiểu, tiếp nhận, thoả mãn và phát triển nhu cầu về dịch vụ tài chính- ngân hàng của các khách hàng cá nhân. Các nhu cầu về tiết gửi tiết kiệm, chuyển tiền, vay tiêu dùng,.... Phòng Tài trợ thương mại: là nơi ra các quyết định về tài trợ thương mại cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu về vốn phục các nhu cầu mua, bán, xuất nhập khẩu, phát triển....các sản phẩm, hàng hoá. Phòng Tổng hợp và tiếp thị: lưu trữ và tổng hợp các số liệu kinh tế, tài chính của ngân hàng, tổng hợp tình hình kinh doanh chung, phản ánh toàn diện và trung thực các mặt hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng, tìm và kích thích nhu cầu của họ, từ đó, nghiên cứu các sản phẩm thoả mãn nhu cầu đó. Nhiệm vụ nghiên cứu thị trường để đánh giá đúng thế mạnh của ngân hàng trên thị trường, xác điịnh các đối thủ cạnh tranh cũng như nghiên cứu khách hàng, mở rộng thị trường là việc làm rất quan trọng, đem lại cơ sở cho ban lãnh đạo ra các quyết định và xây dựng đường lối chiến lược kinh doanh lâu dài cho ngân hàng. Phòng tổ chức hành chính: phụ trách về mảng tài chính, nhân sự, tổ chức đào tạo, bố trí nhân viên, quản lý tất cả các hoạt động hành chính khác như tiếp tân, mua sắm, tổ chức hoạt động tập thể, phong trào.... Phòng Tiền tệ kho quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền mằt trong ngày, chi trả tiền lương cho cán bộ nhân viên, kiểm ngân, giữ hộ tài sản, quản lý các giấy tờ có giá, giấy tờ cầm cố, thế chấp, sổ tiết kiệm.... Phòng Thông tin điện toán: phụ trách về mảng số liệu trên máy, quản lý hệ thống mạng nội bộ, sửa chữa, bảo trì các phần mềm, truyền các số liệu lên NHCT Việt Nam, phục vụ công tác quản lý chung của toàn hệ thống. Các phòng giao dịch: bao gồm phòng giao dịch Kim Liên và Cát Linh, đều thực hiện các giao dịch với khách hàng, nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán.... theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện hạch toán và chuyển mọi thông tin, số liệu về trụ sở ngân hàng. Các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm: thực hiện huy động vốn, tiền gửi tiết kiệm, tiền nhàn rỗi trong dân cư... tạo nguồn cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.4 Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa NHCT Đống Đa là chi nhánh có doanh số hoạt động vào hàng cao nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng qua các năm, thị phần cũng không ngừng mở rộng , số lượng khách hàng tăng cao và độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng cũng ngày một lớn hơn. Sau đây là những kết qủa rất đáng ghi nhận mà NHCT Đống Đa đã đạt được trong thời gian qua: 2.1.4.1 Về hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Bởi, phải có được nguồn vốn ổn định thì mới đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và tăng tính chủ động cho ngân hàng. Qua các năm, số vốn huy động được của NHCT Đống Đa đều tăng mạnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, tránh được tình trạng bị động về vốn. Với các chính sách linh hoạt về lãi suất, thời hạn và các chương trình ưu đãi khác, hiệu quả của công tác huy động vốn được nâng lên rõ rệt, kết quả thể hiện trong thời gian qua như sau: Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn tại NHCT Đống Đa Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng 1. Tiền gửi tiết kiệm. 1360 58,62 1700 65,38 25 1443 47,42 -15,12 + Không kỳ hạn 20 0,86 25 0,96 25 12 0,39 -52 + Có kỳ hạn 1340 57,76 1675 64,42 25 1431 47,03 -14,57 2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 800 34,5 900 34,62 12,5 1400 46,01 55,56 3. Kỳ phiếu 160 6,9 0 0 0 200 6,57 Tổng 2320 100 2600 100 12,07 3043 100 17,04 4. Tiền gửi VND 1750 75,43 2100 80,77 20 2533 83,24 20,62 5. Tiền gửi ngoại tệ 570 24,57 500 19,23 -12,28 510 16,76 2 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Đống Đa) Từ bảng 2.1, chúng ta thấy diễn biến tình hình huy động vốn có chiều hướng tích cực. Trong 3 năm, tổng số vốn huy động được đều tăng: năm 2003 huy động tăng 280 tỉ, tương đương với tăng 12,07% so với năm 2001, năm 2004 tăng 443 tỉ tương ứng tăng 17,04% so với năm 2003. Về thành phần, cơ cấu nguồn vốn huy động ở đây có sự thay đổi đáng kể qua các năm: nguồn vốn được huy động từ 3 nguồn cơ bản là Tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi của các tổ chức kinh tế( tiền gửi thanh toán) và nguồn phát hành kì phiếu. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng chủ đạo: bằng 58,62% tổng nguồn vốn huy động vào năm 2002, 65,38% năm 2003 nhưng có sự giảm sút vào năm 2004, chỉ chiếm 47,42% tổng nguồn vốn huy động, về số tuyệt đối cũng giảm 257 tỉ đồng, tương ứng giảm 15,12% so với năm trước. Cùng với đó là sự tăng lên về tỷ trọng của thành phần tiền gửi tổ chức kinh tế, năm 2004, tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm 46,01% tổng lượng huy động, tăng 55,56% so với năm 2003. Đây là sự gia tăng rất đáng kể, thể hiện luợng tiền thanh toán qua ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, chứng tỏ tỷ lệ thanh toán dùng tiền mặt đã giảm xuống. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy thói quen thanh toán qua ngân hàng của dân chúng đã có cải thiện, hơn nữa, nguồn vốn huy động này có chi phí không cao, nếu thu hut được càng nhiều thì càng tạo thuận lợi cho bản thân ngân hàng trong việc giảm các chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận... Về phát hành kì phiếu, trong năm 2003, NHCT Đống Đa không phát hành kì phiếu huy động vốn, điều này cho thấy đây không phải là loại hình huy động vốn thường xuyên của ngân hàng, nó chỉ được huy động theo từng đợt, đảm bảo nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng và sự cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn. Do đó, tỷ trọng huy động vốn từ nguồn này chiếm không nhiều trong tổng số vốn huy động được của ngân hàng. Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng vốn, công tác huy động vốn trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, với các chính sách huy động linh hoạt, hợp lý,có thể kể đến việc mở thêm quỹ tiết kiệm, thu hút các khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức thu tiền mặt ngay tại các điểm bán xăng dầu, nơi có nguồn tiền mặt rất lớn, đáp ứng các nhu cầu mở tài khoản tiền gửi của khách hàng, luôn tích cực tìm kiếm các nguồn tiền gửi mới, khai thác các khách hàng hiện có và hướng tới những khách hàng tiềm năng khác.... 2.1.4.2 Về công tác sử dụng vốn Huy động vốn là hoạt động “đầu vào”, tạo nguyên liệu cho quá trình kinh doanh của ngân hàng, bằng việc tạo “đầu ra”- sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn chủ đạo là cho vay, thu nhập từ hoạt động này chiếm phần lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Kết quả của hoạt động cho vay trong thời gian qua của NHCT Đống Đa thể hiện ở bảng sau: Bảng2.2 Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa. . Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng 1. Doanh số cho vay 1763 100 2100 100 19 2243 100 6,8 + Quốc doanh 1568 88,94 1600 76,19 2 1863 83,06 16,4 + Ngoài quốc doanh 195 11,06 500 23,81 156,4 380 16,94 -24 2. Doanh số thu nợ 1583 100 1828 100 15,5 2134 100 16,7 + Quốc doanh 1418 89,58 1371 75 -3,3 1586 74,3 15,7 + Ngoài quốc doanh 165 10,42 457 25 177 548 25,7 20 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Đống Đa) Nhìn vào bảng 2, chúng ta thấy được tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm của NHCT Đống Đa, doanh số cho vay năm 2003 tăng 19% so với năm 2002, năm 2004 tăng 6,8% so với năm 2003. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực không nhỏ của các cán bộ phòng kinh doanh nói riêng và tập thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng nói chung. Bởi trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, có sự vươn lên không ngừng của các ngân hàng cổ phần và liên doanh, sự thu hẹp thị phần, cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao từ phía khách hàng thì đạt được sự tăng trưởng như vậy cũng khá cao. Về doanh số thu nợ, năm 2002 thu được 1583 tỷ đồng, đến năm 2003 là 2028 tỷ, tăng 28,11%, năm 2004 đạt 2143 tỷ, tăng 5,23% so với năm 2003, nhìn chung, tốc độ thu nợ cũng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của doanh số cho vay, và đều đạt trên 90% so với doanh số cho vay. Đây là doanh số thu nợ tốt. Tuy nhiên cũng cần xem xét tỷ lệ nợ quá hạn để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về đối tượng khách hàng vay vốn của ngân hàng, ta thấy các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là chủ yếu, chiếm đến gần 89% doanh số cho vay năm 2002 ; 76,14% năm 2003 và tới 83,06% trong năm 2004. Đây cũng là một vấn đề cần bàn trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng khi hướng vào mục tiêu phát triển khách hàng ở nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Đối tượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện đang rất đựơc quân tâm bởi triển vọng phát triển của chúng. Vì thế trong thời gian tới, NHCT Đống Đa cần tăng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về cơ cấu thời hạn của các khoản tín dụng, kết quả cụ thể như sau: Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng phân theo thời gian của NHCT Đống Đa. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng 1. Doanh số cho vay 1763 100 2100 100 19 2243 100 6,8 + Ngắn hạn 1560 88,5 1865 88,8 19,6 1991 88,8 6,8 + Trung, dài hạn 203 11,5 235 11,2 15,8 252 11,2 7,2 2. Doanh số thu nợ 1583 100 1828 100 15,5 2134 100 16,7 + Ngắn hạn 1546 97,7 1672 91,5 8,2 1858 87,1 11,1 + Trung, dài hạn 37 2,3 156 8,5 321,6 276 12,9 76,9 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Đống Đa) Thời hạn của khoản vay có ý nghĩa quan trọng khi xem xét vấn đề rủi ro của chúng. ở đây, trong tổng doanh số, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao và đều tăng qua các năm: 88,5% (năm 2002) ; 88,8% (năm 2003 và 2004). Tương ứng với đó, doanh số thu nợ và dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với dài hạn. Việc cho vay ngắn hạn là chủ yếu góp phần làm giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng nhưng lại ảnh hưởng đến thu nhập dự tính của ngân hàng. Trong năm 2004, chi nhánh đã đầu tư cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp kinh doanh rất có hiệu quả, mang lại lợi ích cả về kinh tế, cả về xã hội trên địa bàn: cho vay Công ty Dược liệu Trung Ương 1, Công ty cao su Sao Vàng, Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội, Công ty Thượng Đình, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông.. ..Cùng với đó, các dự án dài hạn cũng được chi nhánh giải ngân theo tiến độ như: Dự án nhập thiết bị để thi công nhà máy Thuỷ điện An Vương của Công ty Lũng Lô số tiền 43,5 tỷ; giải ngân cho tổng công ty XDCTGT 8 thi công dự án đường vành đai 3 Mai Dịch-Pháp Vân số tiền 23,5 tỷ; Dự án truyền hình cáp của Công ty dịch vụ truyền thanh truyền hình Hà Nội số tiền 22 tỷ đồng.... Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của công tác tín dụng,chúng ta có thể xem xét chỉ tiêu nợ quá hạn của ngân hàng : Bảng2.4: Tình hình nợ quá hạn tại NHCT Đống Đa. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền ( tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Nợ quá hạn 10 0,57 8 0,38 10 0,44 + Ngắn hạn 10 0,64 8 0,43 + Trung, dài hạn 0 0 0 0 Quốc doanh 4 0,26 4 0,25 4 0,21 Ngoài quốc doanh 6 2,05 4 0,8 6 1,58 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Đống Đa) Với doanh số hoạt động kể trên thì tỷ lệ nợ quá hạn như vậy là không cao, đảm bảo một trong các tỷ lệ an toàn tối thiểu theo quy định. Trong năm 2005, ngân hàng cũng phấn đấu không để tỷ lệ nợ quá hạn lớn hơn 1%. Muốn vậy, các cán bộ tín dụng phải cố gắng hết sức trong việc tìm, xem xét đối tượng khách hàng phù hợp, tránh những khách hàng có dấu hiệu rủi ro, không an toàn. 2.1.4.3 Về kết quả kinh doanh: Bảng 2.5 thể hiện vắn tắt kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa trong thời gian gần đây: Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa. . Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng Số tiền( tỷ đồng) Tỷ trọng (%) % tăng 1. Tổng thu nhập 147 100 180 100 22,4 225 100 25 + Lãi tiền gửi 20 13,6 40 22,2 100 55 24,4 37,5 + Lãi tiền vay 120 81,6 137 76,1 14,2 165 73,3 20,4 + Lãi khác 7 4,8 3 1,7 -51,1 5 2,2 66,7 2. Tổng chi phí 108 100 142 100 31,5 165 100 15,5 + Lãi tiền gửi 20 18,5 35 24,6 75 45 27,3 28,6 + Lãi tiền vay tiết kiệm 70 64,8 77 54,3 10 82 49,7 6,5 + Chi khác 18 16,7 30 21,1 66,7 38 23 26,7 3. Lãi 39 38 -2,6 60 57,9 ( Nguồn: Phòng tổng hợp và tiếp thị- NHCT Đống Đa) Thành phần cơ bản trong tổng thu nhập của ngân hàng bao gồm tiền lãi thu từ tiền gửi, lãi tiền vay và các lãi khác thu từ hoạt động đầu tư, phí dịch vụ.... Tổng thu nhập đều tăng cao qua các năm, từ 2002 đến 2004, tổng thu nhập tăng 78 tỷ đồng, tức là tăng 53,06% ; năm 2003 tăng 22,45% so vơí 2002 và năm 2004 tăng 25% so với 2003. Tốc độ tăng trưởng này là cao so với toàn ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, về chi phí trong hoạt động kinh doanh, tốc độ gia tăng của chi phí cũng lớn: 31,48% từ 2002 sang 2003 ; 16,2% từ 2003 sang 2004. Mức độ tăng cao này cũng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuân đạt đựợc của ngân hàng, theo đó lợi nhuận tăng trưỏng chậm, năm 2003 thậm chí còn sụt giảm so với 2002, tuy vậy, năm 2004 lại ghi nhận sự tăng đáng kể của lợi nhuận: tăng 57,9% so với năm 2003. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh trong năm qua. 2.1.4.4 Về các công tác khác Về hoạt động bảo lãnh: chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện tốt các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu,bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng....Các nhu cầu của doanh nghiệp về bảo lãnh đều được ngân hàng giải quyết kịp thời, nhanh chóng và nhiều dự án mà ngân hàng bảo lãnh đã trúng thầu. Tổng dư bảo lãnh của tính đến 31/12/2004 là 182 tỷ đồng. Về thu hồi nợ quá hạn và tồn đọng: chi nhánh đã tích cực đôn đốc và có nhiều biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết nợ tồn, nợ quá hạn và đạt được 9 tỷ 368 triệu đồng, trong đó, thu nợ quá hạn là 8tỷ 023 triệu đồng, thu nợ tồn là 1 tỷ 345 triệu đồng. Thanh toán quốc tế: diễn biến tình hình trong năm qua có nhiều tích cực: Số L/C nhập khẩu : 351, trị giá 41.195.006 USD Thanh toán L/C nhập khẩu: 440, trị giá 45.186.498 USD Với đặc điểm khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên phải nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó, hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh NHCT Đống Đa chủ yếu là mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua ngoại tệ: 57.817.873 USD Doanh số bán : 57.683.860 USD Chi trả kiều hối: doanh số chi trả kiều hối trong năm 2004 là 463 món, trị giá 2.068.056 USD, dịch vụ chi trả kiều hối được tổ chức, bố trí các bộ phận hợp lý nhằm đảm bảo an toàn , nhanh chóng là thuận tiện cho các khách hàng. Các hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ trong năm qua đã mang lại doanh thu phí dịch vụ là 2tỷ 708 triệu đồng. Công tác tiền tệ- kho quỹ: ngày càng có sự phát triển,góp phần tăng thu cho các mục tiêu kinh doanh của chi nhánh. NHCT Đống Đa đã thực hiện tốt việc thu-chi tiền mặt, đảm bảo thu chi kịp thời, không để tiền đọng, không để khách hàng phải đợi chờ. Thường xuyên đảm bảo việc kiểm ngân, vận chuyển, bảo quản tiền và các giấy tờ có giá. Số liệu cụ thể như sau: Tổng thu tiền mặt: 3013 tỷ đồng Tổng chi tiền mặt : 3120 tỷ đồng Ngoài ra còn có thu chi tiền mặt ngoại tệ với khối lượng lớn: tổng thu chi tiền mặt ngoại tệ đạt: 99.510.240 USD và 3.183.151 EUR Công tác thông tin điện toán: đã đạt đựợc các thành tích như: đảm bảo cập nhật chứng từ, lên cân đối hàng ngày, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh; thực hiện tốt công tác sử dụng cá phần mềm ứng dụng, bảo quản tôt các phần mềm mà trung tâm công nghệ cung cấp, triển khai công tác nghiẹp vụ tại chi nhánh.. .. bảo quản thường xuyên, định kỳ các thiét bị máy móc....; duy trì tốt các chương trình trả lương nhân viên, chuyển tièn vào tài khoản cá nhân, rút tiền tự động qua máy ATM... Công tác bảo hiểm nhân thọ: với số hợp đồng khai thác là 11, số tiền hoa hồng được hưởng là 22.466.000 đồng là một thành tích khá tốt, chi nhánh thường xuyên tổ chức marketing, giới thiệu sản phẩm, mời gọi khách hàng... đến với loại sản phẩm dịch vụ mới mẻ này. Các công tác khác về nhân sự, hành chính, thi đua khen thưởng.... trong năm 2004 đều được thực hiện khá tốt tại chi nhánh NHCT Đống Đa. Trên đây là một số kết quả đạt được trong thời gian gần đây của chi nhánh NHCT Đống Đa, trong thời gian tới, chi nhánh vẫn tiếp tục nỗ lực và cố gắng để nâng cao hơn nữa thành tích này và gặt hái nhiều thành công cao hơn. 2.2 Thực trạng công tác kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Đống Đa 2.2.1 Tổ chức của bộ phận KTNB tại chi nhánh NHCT Đống Đa Theo các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật các TCTD, Nghị định 49/2000/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ về tổ chức và hoạt động của các NHTM, chiểu theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCT Việt Nam cũng như các quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng về tổ chức và hoạt động của bộ phận Kiểm tra, kiểm toán nội bộ, thì các phòng, ban Kiểm tra, KTNB được tổ chức có hệ thống và hoạt động theo chỉ đạo của Ban Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ trực thuộc bộ máy điều hành của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc NHCT Việt Nam. Theo đó, hệ thống Kiểm tra, KSNB của ngân hàng hiện đang hoạt động theo mô hình sau: Sơ đồ2. 2: Mô hình cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm toán nội bộ tại NHCT Hội đồng quản trị Ban kiểm tra kiểm soát HĐQT Tổng giám đốc Ban kiểm tra kiểm toán nội bộ Ban giám đốc các chi nhánh ngân hàng Phòng kiểm tra nội bộ Phòng Kiểm tra, KTNB tại chi nhánh sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc ngân hàng và Ban Kiểm tra, Kiểm soát của NHCT Việt Nam. Trong phòng Kiểm tra nội bộ của chi nhánh NHCT Đống Đa hiện có 9 người, chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các mặt hoạt động của ngân hàng, đảm bảo thực hiện đúng các quy định chung của hệ thống NHCT nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung. Trong số 9 nhân viên của phòng, có 4 người chuyên trách mảng Kiểm toán tín dụng, thực hiện kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của chi nhánh. Các cán bộ của phòng kiểm tra nội bộ đều có trình độ Đại học trở lên, có 1 cán bộ Kiểm toán có học vị Thạc sỹ, 2 người nữa đang trong thời gian hàm thụ học vị này. Tất cả những thành viên đều đã có kinh nghiệm trong công tác, đặc biệt, các KTV tín dụng đã từng làm cán bộ tín dụng trong một thời gian nhất định, vì thế, vốn kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực này là khá rõ. 2.2.2 Cơ sở pháp lý cho công tác KTNB hoạt động tín dụng KTNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng chịu sự chi phối của rất nhiều các văn bản pháp luật, trước tiên, đó là các văn bản quy định về hoạt động kiểm toán nói chung: Luật các TCTD (1997) với điều 41, 42, 43 quy định về tổ chức hệ thống KTNB tại các NHTM. Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các NHTM Việt Nam. Quyết định số 832-TC/QĐ/CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ tưởng Bộ Tài chính về quy chế KTNB trong các doanh nghiệp Nhà nước. Quyết định số 122/2001/QĐ-NHNN ngày 22/2/2001 của Thống đốc NHNN về việc lập hệ thống điều hành KTNB tại các NHTM. Quyết định số 89/QĐ/KTNN ngày 14/3/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về tổ chức kiểm toán các NHTM Nhà nước. Cụ thể về hoạt động KTNB đối với hoạt động tín dụng, có các văn bản, quy định cụ thể của NHCT như: Quyết định số 78/QĐ/NHCT về tổ chức cơ cấu và quản lý điều hành hoạt động ngân hàng trong hệ thống, trong đó quy định rõ vị trí và cơ cấu của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ; văn bản hướng dẫn số 105/NHCT hướng dẫn về phương pháp kiểm toán tín dụng áp dụng trong cả hệ thống; các quyết định về quy chế cho vay khách hàng của NHCT, các cẩm nang, sổ tay tín dụng..... phổ biến trong toàn hệ thống NHCT. Cùng với các văn bản có liên quan khác. 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra nội bộ Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kiểm tra nội bộ của chi nhánh NHCT Đống Đa nói riêng và của các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT Việt Nam đều được quy định rõ trong quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng về quy chế tổ chức hoạt động của hệ thống Kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Có thể tóm lược các vấn đề chính như sau: 2.2.3.1 Chức năng Phòng KTNB trong ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN cũng như NHCT Việt Nam, kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trong tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thực hiện hoạt động kiểm toán các nghiệp vụ trong từng lĩnh vực theo định kỳ nhằm đánh giá đúng về thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của NHCT. Gửi báo cáo kịp thời cho HĐQT, Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát về kết quả kiểm tra được, nêu lên những kiến nghị cũng như đề xuất những biện pháp giải quyết thoả đáng các vấn đề bất cập phát hiện thấy. Trên cơ sở thường xuyên kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động của ngân hàng, KTNB sẽ đánh giá mức độ an toàn của hoạt động kinh doanh nói chung của cả ngân hàng, tìm ra những biện pháp khả thi nhằm nâng cao tính an toàn của cả hệ thống. Từ đó trở thành bộ phận tham mưu cho các nhà quản trị ngân hàng trong quản lý, điều tiết hoạt động chung của NHCT. 2.2.3.2 Nhiệm vụ Bộ phận KTNB làm nhiệm vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm toán trong toàn hệ thống, phối hợp với cơ quan kiểm toán của ngành và Nhà nước trong các cuộc kiểm toán định kỳ hàng năm. Phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc kiểm toán các nghiệp vụ cụ thể, lập các báo cáo sau mỗi cuộc kiểm toán. Cùng với trung tâm công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo của NHCT Việt Nam để xây dựng các phần mềm phù hợp, đào tạo các cán bộ chuyên trách hoạt động hiệu quả và có độ tin cậy cao. Tổ chức các buổi tổng kết định kỳ hoặc theo chuyên đề về các vấn đề kiểm toán trong hệ thống ngân hàng, tứ đó rút kinh nghiệm và cố gắng thực hiện tốt hơn công tác kiểm tra. Kiểm toán trong thời gian sau đó. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho ban quản trị của ngân hàng trong quá trình quản lý và điều hành tất cả các hoạt động. 2.2.4 Thực trạng công tác Kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng Mọi hoạt động kiểm toán nội bộ hoạt động tín dụng tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0717.doc
Tài liệu liên quan