Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất

Lời mở đầu 1

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài đầu tư vào KCN, KCX. 1

2. Mục đích nghiên cứu 1

3. Phương pháp nghiên cứu. 2

4. Cơ cấu của đề án gồm: 2

ChươngI: 3

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT 3

I. Một số khái niệm cơ bản. 3

1 Khái niệm về đầu tư 3

2. Phân loại hoạt động đầu tư. 3

3 Khái niệm khu chế xuất. 8

3.1 Đặc điểm của khu chế xuất 8

3.2 Vai trò của khu chế xuất đối với sự phát triển kinh tế. 9

4. Khái niệm khu công nghiệp 9

4.1 Đặc điểm của khu công nghiệp tập trung 10

4.2 Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. 11

5 Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất. 13

II. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam. 14

III. Nguyên tắc phân bổ khu công nghiệp và khu chế xuất tại Việt Nam. 15

Chương II: 17

Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX của Việt Nam. 17

I. Tình hình hoạt động của KCN, KCX trong 15 năm qua. 17

II. Tác động của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Việt Nam. 22

1. Tác động về mặt kinh tế. 22

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp mới và tăng thêm vào các KCN, KCX trong 8 tháng đạt 2.104 triệu USD, chiếm khoảng gần 40% vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng hơn 56% so với 8 tháng đầu năm ngoái. Tính đến cuối tháng 8, các khu công nghiệp đã thu hút được khoảng 4.781 dự án( gồm 2260 dự án đầu tư nước ngoài và 2.521 dự án đầu tư trong nước) (chưa kể gần 900 triệu USD và 36 nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp ),trong đó hơn 3000 dự án đã đi vào sản suất kinh doanh và gần 800 dự án đang triển khai xây dựng nhà xưởng. Tỷ lệ lấp diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các khu công nghiệp trên cả nước đạt 51,4% , riêng các khu công nghiệp đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy71,6%. Trong 8 tháng vừa qua chỉ tiêu hiệu quả sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tăng trưởng khá so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp 8 tháng đầu năm đạt 9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp đạt gần 4 tỷ USD , tăng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp ngân sách hơn 400 triệu USD. II. Tác động của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Việt Nam. 1. Tác động về mặt kinh tế. Sau 15 năm thành lập và phát triển, hoạt động của các KCN, KCX đã có những tác động rõ nét đến tình hình phát triển kinh tế. Ta đã xây dựng được 131 KCN, KCX và 450 cụm công nghiệp, hình thành cơ chế quản lý KCN, KCX khá đầy đủ từ Trung ương đến địa phương. Cơ chế quản lý hành chính "một cửa tại chỗ" tại các KCN, KCX đang phát huy tác dụng làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Mô hình các khu công nghiệp đặc biệt ra đời: khu công nghệ cao, khu kinh tế mở… Nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng KCN, KCX, thu hút nhiều loại hình vốn đầu tư. Phần lớn các KCN, KCX hoạt động có hiệu quả đòng góp vai trò quan trọng đối với sự CNH- HĐH ở nước ta. Mặt khác chúng ta đã hình thành được đội ngũ cán bộ quản lý và làm việc trong các KCN, KCX có trình độ cao, năng động, tạo đượ một đội ngũ đông đảo công nhân chất lượng cao. 1.1 Các KCN, KCX đã góp phần trong sự phát triển công nghiệp đất nước. Cac KCN, KCX có đóng góp quan trọng vào chuyển dich cơ cấu kinh của các địa phương tế theo hướng CNH –HĐH, đa dạng hoá các ngành nghề…góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của cả nước, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Cụ thể tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX giai đoạn 1996-2000 đạt khoảng 9.5 tỷ USD tănng bình quân khoảng 20% năm, cao gấp 1,67 lần nhịp độ phát triển công nghiệp chung của cả nước, còn bộ 3 con số này trong giai đoạn 2001-2005 là 22,4 tỷ USD; 32% năm và 2 lần. Riêng năm 2005 thì giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đạt 14 tỷ USD. Với nhịp độ tăng vượt trội như vậy, nếu tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước năm 1996 mới là 8%, thì năm 2000 đã tăng lên 14%, năm 2001 là 17% năm 2005 đã tăng vọt lên 28%. Trong 8 tháng đầu năm 2006 các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp tăng trưởng khá so với năm trước. Trong 8 tháng đầu năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN, KCX đạt 9 tỷ USD tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. 1.2 Tác động của KCN, KCX đến kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 6.2 tỷ USD tăng bình quân khoảng 18% năm ( từ năm 1991-1996, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu vực này không đáng kể); kế hoạch 5 năm 2001-2005 đạt trên 22,3 tỷ USD tăng bình quân 24% năm, cao hơn giá trị xuất khẩu bình quân của cả nước (đạt khoảng 17% năm). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ mức 15% năm 2000 lên khoảng 20% năm 2005. Đặc biệt giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất chiếm khoảng 19% tồng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt 6 tỷ USD trong năm 2005.Trong 8 tháng đầu năm 2006 các khu công nghiệp , khu chế xuất đã tạo ra giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.Khu chế xuất Tân Thuận được coi là khu đạt giá trị cao nhất trong các KCN, KCX của nước ta hiện nay về giá trị đầu tư, doanh thu và giá trị xuất khẩu. Tính ra mỗi ha ở đây thu hút khoảng 5 triệu USD vốn đầu tư, xuất khẩu đạt trung bình 4 triệu USD một năm. Trong giai đoạn 2001-2005 các doanh nghịêp trong KCN, KCX đã nộp tổng giá trị ngân sách nhà nước khoảng 2 tỷ USD tăng 45% một năm và gấp 6 lần thời kỳ 1996-2000. Trong tháng đầu năm 2006 giá trị này lên tới 400 triệu USD. 1.3 Tác động của KCN, KCX tới công ăn việc làm. Phát triển các KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tìêm năng thu hút lao động giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động của các KCN, KCX gia tăng cùng với sự gia tăng của việc thành lập mới mở rộng và các dự án mới trong các KCN, KCX. Trong thời kỳ năm 2001-2005 các KCN, KCX đã thu hút được 650.000 lao động trực tiếp gấp 4 lần so với thời kỳ 1991-2000, hiện nay tính đến tháng 6 năm 2006 các KCN, KCX đã thu hút được 865.000 lao động trực tiếp và 1,5 triệu lao động gián tíêp.Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động các khu này còn là nơi sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. 2.Tác động của KCN, KCX đến xã hội. Ngoài các tác động tích cực đến việc tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm, hoạt động của các KCN, KCX cũng có một số tác động xấu đến mặt xã hội. - Trong thời gian qua đã xảy ra các cuộc đình công do mâu thuẫn giữa lợi ích của chủ đầu tư và người lao động có xu hướng tăng lên cả về mật độ và quy mô.Trong 10 năm qua cả nước đã xảy ra 1000 cuộc đình công, riêng 2 tháng đầu năm 2006 cả nước đã có 150 cuộc đình công lớn nhỏ, số người tham gia lên tới hàng trăm ngàn người. Mâu thuẫn chủ yếu là do chế độ thù lao tiền lương và xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. -Việc hình thành các khu đô thị mới trong và ngoài hàng rào các KCN, KCX chỉ có thể trở thành hiện thực và có hiệu quả khi có sự đầu tư, phát triển đồng bộ giữa các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng văn hoá xã hội. Các nghiên cứu thống kê gần đây cho thấy, thực tế phát triển các công trình xã hội khác ở các KCN, KCX chưa tương xứng với quy mô, tốc độ phát triển các sở sản xuất, các công trình hạ tầng kỹ thuật. Giải quyết được vấn đề này là giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với văn hoá và các vấn đề xã hội khác. - Ở nhiều KCN, KCX, lượng công nhân tại địa bàn và các tỉnh lân cận tập trung về rất lớn do yêu cầu tuyển dụng ngành nghề. Từ đó hình thành một cách tự phát " những hộ công nhân mới trong và ngoài khu công nghiệp,khu chế xuất". Cuộc sống của những cư dân công nghiệp này cũng diễn ra với tất cả các nhu cầu của cuộc sống: đi, ở, ăn mặc, sinh hoạt vật chất văn hoá, hôn nhân gia đình. Nhưng những nhu cầu thiết yếu đó trên thực tế đã không đáp ứng được một cách đồng bộ, thậm chí ở mức tối thiểu, ngay từ khi quy hoạch và xây dựng KCN, KCX tại các địa phương. - Trong quá trình phát triển các KCN, KCX tất yếu có sự giao thoa giữa thói quen, nếp sống cũ mà cư dân mang từ quê hương bản địa đến các KCN, KCX với những thói quen, nếp sống văn minh mới hình thành ở đây. Vấn đề là làm sao định hướng để những thói quen, nếp sống mới ấy không làm mất đi những giá trị tốt, bản sắc truyền thống tốt đẹp có từ nhiều vùng quê, thành phố, tạo thành nét văn hoá chung tiêu biểu mang bản sắc riêng cho sự cộng đồng dân cư khu công nghiệp,khu chế xuất. - Việc quy hoạch các thiết chế văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, các dịch vụ văn hoá…cần được đặt ra ngay từ đầu trong dự án xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở địa phương. Nhu cầu về sự thụ hưởng về vật chất đến một lúc nào đó sẽ được đáp ứng và thỏa mãn; nhưng nhu cầu và đòi hỏi hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần sẽ không bao giờ ngừng lại, chỉ có ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn. Đây chính là các tác động khách quan trong quá trình phát triển CNH- HĐH đất nước, đòi hỏi phải xây dựng đựơc mô hình văn hoá trong cộng đồng dân cư các KCN, KCX. Đây không phải là vấn đề của riêng các KCN, KCX mà còn lợi ích cho sự phát triển kinh tế của các địa phương trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khi chưa có thiết chế văn hoá chung cho các KCN, KCX, tất yếu các dịch vụ văn hoá "tự phát" sẽ mọc lên, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cư dân. Nếu không đựơc định hướng đúng, quản lý tốt, các hoạt động này sẽ biến tướng trong quá trình phát triển, làm nảy sinh tiêu cực, là mảnh đất tốt cho tệ nạn xã hội như mại dâm, ma tuý, nghiện hút, cờ bạc, lối sống lai căng xa lạ bám rễ với tốc độ không lường trước được. - Việc đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng ở các KCN, KCX chưa được quan tâm đúng mức. Do tốc độ thị hoá nhanh, cộng với việc lo phát triển kinh tế tài chính, nên việc quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ sinh hoạt ăn ở đi lại học hành khám chữa bệnh ở các KCN, KCX hầu như chưa được quan tâm. + Do áp lực của việc làm, của thu nhập, của số lượng lớn lao động dồn về các KCN, KCX trong khi các cơ sở chưa phát triển đồng bộ, phần lớn công nhân trong các KCN, KCX phải chấp nhận sống và sinh hoạt trong những điều kiện tạm bợ về nhà ở điện nước, sinh hoạt; đa phần các cư dân KCN, KCX phải thuê những căn hộ tối thiểu của người dân hàng rào KCN, KCX để sinh sống. Điều này đã gây khó khăn, bức xúc trực tiếp cản trở đến đời sống hàng ngày của người dân lao động, tạo tâm lý không an tâm cho người lao động. Với lực lượng công nhân trẻ chưa có gia đình và những người dân mới lập gia đình, đây là vấn đề lo ngại về lâu dài và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, chất lượng ngành nghề, chất lượng sản xuất kinh doanh… của cá nhân, gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp, đồng thời gây khó khăn trong quản lý, các doanh nghiệp trong KCN, KCX và cho điạ phương có KCN, KCX. + Mặt khác việc hưởng thụ bình đẳng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ giáo dục, chăm sóc khi ốm đau, bệnh tật, vấn đề tăng chất lượng dân số… chưa được đáp ứng đã làm nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp về xã hội. Đây cũng là áp lực đối với điạ phương khi giải quyết những phát sinh ngoài ý muốn, ngoài khả năng của họ như gánh nặng về đầu tư khám chữa bệnh, việc giải quyết học hành cho con em dân cư KCN, KCX, các tệ nạn xã hội. - Một vấn đề không kém phần quan trọng là cần nhanh chóng thành lập các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức Đảng, Công Đoàn, Đoàn thanh niên… trong các KCN, KCX nhằm đảm bảo quyền lợi chính trị xã hội cho cư dân công nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh, doanh nghiệp tư nhân. 3.Tác động của KCN, KCX đến môi trường. 3.1 Tác động - Không dễ quản lý như chất thải, vịêc xử lý các chất thải của các nhà máy trước khi thải ra môi trường cũng đang làm đau các nhà quản lý. Theo ước tính mỗi khu công nghiệp thải khoảng 3000- 4000 m3 nước thải / ngày đêm. Như vậy tồng lượng công nghiệp của các KCN, KCX trên cả nước lên khoảng 500000-700000m3/ngày đêm. - Theo số liệu thống kê, trong số 131 khu công nghiệp đã xây dựng xong và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, 10 khu công nghiệp đang xây dựng, các khu công nghiệp còn lại thì chưa xây dựng. Ngay cả các khu công nghiệp đã có trạm xử lý chất thải tập trung, thì chất lượng thực tế của các công trình này vẫn còn hạn chế, chưa đạt được những tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là một số khu công nghiệp tập trung các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, thuộc da, ngành hoá chất… độc hại cao. Ngoài ra tại các khu công nghiệp,khu chế xuất ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân quanh vùng. - Theo kết quả quan trắc, nồng độ chất SO2, CO, NO2 gần các khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp đang gia tăng. Nồng độ bụi tại ven các trục giao thông chính đều đã vượt quá chỉ tiêu cho phép từ 2-6 lần. Tại nhiều nhà máy cơ khí, luyện kim, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thuỷ sản… trong khu công nghiệp, nồng độ bụi và khí độc hại trong không khí, vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 lần. - Cùng với đó, người dân đang phải gánh chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc phát triển các khu công nghiệp ở địa phương, sự ô nhiễm nước sinh hoạt, sự thoái hoá đất đai do những chất thải độc hại từ khu công nghiệp gây ra… 3.2 Nguyên nhân dẫn đến những tác động trên. - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong các khu công nghiệp, trong đó phải nói đến công tác quy hoạch các khu công nghiệp còn nhiều điềm không hợp lý, như việc bố trí các khu công nghiệp gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư, do đó ô nhiễm trong khu công nghiệp dễ dàng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Thêm vào đó là việc nhận thức về việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp của chính quyền địa phương chưa cao, chưa đánh giá đúng mức về vấn đề môi trường với phát triển bền vững. Các cơ quan Nhà nước ở địa phương và chíng quyền địa phương và trung ương chưa có chế tài giám sát chặt chẽ việc xây dựng các khu công nghiệp theo quy hoạch và theo đúng dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, trong báo cáo khả thi các hạng mục xử lý chất thải nước thải và bảo vệ môi trường, trên thực tế không được triển khai. Ông Trần Nguyên Hiền, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở tài nguyên và môi trường thành phố HCM cho biết: "Trong 9 KCN, KCX của thành phố HCM chưa có hệ thống xử lý chất thải tập trung thì chưa có hệ thống xử lý nước thẳ tập trung, còn lại các khu công nghiệp khác mới đang lên kế hoạch". Mặt khác chi phí xây dựng chất thải cùng với việc chưa có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ phía nhà nước, là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này. - Ngoài ra, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các KCN, KCX còn chưa hoàn chỉnh. Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về công tác quản lý quản lý môi trường theo các loại hình ô nhiễm rắn,lỏng, khí và chưa thích hợp với đặc điểm của các khu công nghiệp – đòi hỏi quản lý ô nhiễm theo từng ngành và theo cả hệ thống trogn khu công nghiệp là chưa phù hợp. Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong khu công nghiệp còn chậm đổi mới và không có chế tài mang tính bắt buộc. Ngoài cơ chế hỗ trợ theo quyết định 183 năm 2003 của Thủ tướng chình phủ, thì cơ chế hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý chất thải ở các khu công nghiệp vẫn chưa được hình thành. Hơn nữa việc có nhiều đầu mối quản lý các KCN, KCX cũng dẫn đến hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong quản lý môi trường trong KCN, KCX chưa được tốt. III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp và khu chế xuất . A. Những kết quả đã đạt được. Việc xây dựng và phát triển KCN, KCX thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ nói riêng trong quá trình triển khai nghị quyết của Đảng giai đoạn vừa qua(1991-2006) đã đạt được những kết quả sau: 1. Hình thành hệ thống các KCN, KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên cả nước. Đến cuối tháng 12/2005 đã có 131 KCN, KCX đựơc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt18.044 ha. Trừ vùng Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tất cả các vùng còn lại đều thành lập KCN, KCX. Riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 73% số lượng KCN, KCX của cả nước (96 khu). Quy mô trung bình của các KCN, KCX là 206 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp đựơc bố trí các KCN, KCX có quy mô trung bình thấp hơn, như vùng Tây Nguyên( 115,75 ha), vùng Đông Bắc Bắc Bộ(144,5ha); các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí cao hơn, như Đông Nam Bộ (253,3 ha), Đồng bằng sông Hồng(173,7 ha). Các KCN, KCX được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu thí điểm phát triển KCN, KCX số lượng các KCN, KCX trong giai đoạn này là 12 với tổng diện tích đất tự nhiên là 2360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên 9706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với giai đoạn 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001- 2005 thành lập 66 KCN, KCX vói tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 354% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Các khu công nghiệp,khu chế xuất được hình thành lập và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp khu chế xuất cả nước và định hướng phát triển phân bố công nghiệp của địa phương. Phần lớn các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519 ngày 6/8/1996 số 713 ngày 30/8/1997và số 194/1998 ngày 01/10/1998( với tổng số 56 KCN, KCX được dự kiến thành lập) đã được thành lập và đi vào họat động. Các quy hoạch KCN, KCX đã được quy hoạch và triển khai là một bước cụ thể hóa nghị quyết đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm về KCN, KCX phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các địa phương. 2. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. KCN, KCX ra đời và hoạt động trước hết vì mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992 và Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000. Đặc biệt từ luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992, KCN, KCX đã được đề cập đến như một hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, với các đặc điểm riêng biệt. Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN, KCX dần được mở rộng trong giai đoạn đầu 1991-1995 và đặc biệt tăng trưởng cao trong 5 năm 2000 và giai đoạn 2001- 2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số vốn đầu tư nước ngoài thu hút mới đạt được 155 dự án với tổng số vốn 1550 triệu USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 7.213 triệu USD tăng 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1995. Số dự án tăng thêm giai đoạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 là 1377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần số dự án và 12% tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. Tốc độ tăng bình quân về số dự án và tổng vốn đầu tư lũy kế giai đoạn 1996-2000 tương ứng là 37% và 46% ,kế hoạch hoạch 5 năm 2001-2005 là 23% và 14%. Nhìn lại chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển cho thấy KCN, KCX đòng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN, KCX đã thu hút được 2120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 16.843 triệu USD. Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước tăng dần qua các năm và đạt 45% năm 2005. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài( khoảng 1820 dự án với tổng vốn đăng ký đạt13.600 triệu USD, chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về tổng vốn đã đăng ký), hình thức liên doanh có khoảng 200 dự án( gần 3000 triệu USD), còn lại hình thức liên doanh cổ phần( 6 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (12 dự án). Ngoài ra các KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2367 dự án trong nước có hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư trên 113 nghìn tỷ đồng. 3. KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH-HĐH. Thực tế, trong 15 năm xây dựng và phát triển, cho thấy các KCN, KCX đóng góp ngày càng lớn trong việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Tổng giá trị sản suất của các khu công nghiệp,khu chế xuất thời kỳ 1996-2000 đạt 9.5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20% năm; thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 44,4 tỷ, gấp 5 lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân 32% năm. Tỷ trọng sản suất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất trong tổng giá trị sản suất của cả nước tăng lên mức đáng kể từ mức 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và tù 17% năm 2001lên khoảng 28% năm 2005. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18% năm (từ năm1991-1996 giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất không đáng kể); kế hoạch 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 24%/năm cao hơn tốc độ bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp cuả cả nước(đạt bình quân khoảng 17%). Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ 15% năm 2000 đến 20% năm 2005. Đặc biệt giá trị xuất khẩu của các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005. Khu chế xuất Tân Thuận được đánh giá giá trị cao nhất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở nước ta hiện nay về giá trị đầu tư, doanh thu và giá trị xuất khẩu. Tính ra mỗi ha đất ở đây thu hút khoảng 5 triệu USD vốn đầu tư,xuất khẩu đạt trung bình khoảng 4 triệu USD một năm. Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lấn so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996-2000. Các doanh nghiệp KCN, KCX bước đầu đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 tổng giá trị nộp ngân sách của các KCN, KCX tăng mạnh và đạt 2 tỷ USD tăng bình quân khoảng 45% năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm 1996-2000. 4. KCN, KCX đã tạo ra một kết cấu hạ tầng mới, hiện đại có giá trị lâu dài. Xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư váo KCN, KCX tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án nhanh, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và cơ chế quản lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng các KCN, KCX. Tại các KCN, KCX cơ sở hạ tầng kinh tế -kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước gồm 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu của từng địa phương. Các KCN, KCX do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 khu công nghiệp,khu chế xuất với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN, KCX được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu hồi với tổng vốn đầu tư đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN, KCX còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9.835 tỷ đồng( 34 khu công nghiệp ). Trên phạm vi cả nước đến cuối năm 2005, đã có 79 KCN, KCX đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành với tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt hơn 500 triệu USD và 8000 tỷ đồng, 51 khu công nghiệp khu chế xuất, còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng KCN, KCX, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, đặc biệt là tại các địa phương có tiềm năng phát triển các KCN, KCX, hệ thống KCN, KCX với hạ tầng trong và ngoài đã được đầu tư đồng bộ và hiện đại đã góp phần chủ yếu hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh đầu tư vào KCN, KCX cũng như thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành, vùng, đặc biệt là một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương. 5. Các KCN, KCX sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản suất, tăng cường mối liên kết ngành trong trong phát triển kinh tế. Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các KCN, KCX đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: - Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN, KCX đã cho thuê thêm được khoảng hơn 7000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đất khu công nghiệp,khu chế xuất đã vậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0220.doc
Tài liệu liên quan