LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Phần I : Khái quát về cơ sở lý luận của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. 2
* Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hội nhập 3
* Cơ chế thị trường 3
Sức lao động đã trở thành hàng hoá 3
Cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay thế phương pháp quản lý 3
* Chủ trương mở cửa của Nhà nước. 4
* Chủ trương CNH-HĐH đất nước 4
Phần II : Tình hình thực tiễn của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại 4
Phần III : Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. 5
KẾT LUẬN 8
9 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, cùng với những tiến bộ khoa hoc kỹ thuật phát triển nhanh chóng và cuộc Cách mạng công nghệ đang từng bước làm thay đổi bộ mặt sản xuất và đời sống xã hội, vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành thương mại là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất kỳ một quốc gia nào.
Nhà kinh tế học James L.Hages đã nói rằng : “ Không còn là vấn đề chúng ta muốn hay không mà là chúng ta nên phát triển tài nguyên nhân sự .phát triển tài nguyên nhân sự là vấn đề sống còn của chúng ta” và đang trở thành mục tiêu được quan tâm hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH.Hiện nay, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thương mại ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhưng cũng đang trong tình trạng khó khăn, thiếu hụt nhưng người lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng. Chính vì vậy chúng ta cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại.
NỘI DUNG
Phần I : Khái quát về cơ sở lý luận của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại.
Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thương mại là một bộ phận cấu thành lao động trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng và cung ứng dịch vụ thương mại cho xã hội. Cùng với quá trình hội nhập, công nghiệp tiên tiến dẫn tới hàng loạt ngành công nghiệp mới ra đời. Vì vậy chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực cần hướng vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang bị kiến thức kỹ năng để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự nghiệp của mình. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định.
Trên bứơc đường CNH-HĐH, cái cốt lõi vẫn là khẳng định vai trò không thể thiếu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước. Cùng với sự phát triển hàng hoá và lưu thông hàng hoá, số lượng lao động trong ngành thương mại ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quỗc dân. Lao động trong ngành thương mại là bộ phận lao động cần thiết phục vụ và thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. Nó được chuyên môn hoá tổ chức lưu thông hàng hóa nên giải phóng lao động sản xuất khỏi việc thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá và tập trung vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, nắm chắc nhu cầu thị trường.
* Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
* Cơ chế thị trường
Việt Nam đang trên bước đường đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quàn lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Đây là sự đổi mới quan trọng tác động mạnh, đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo.Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến đội ngũ lao dộng trên các mặt chủ yếu sau đây :
Sức lao động đã trở thành hàng hoá
Khi sức lao động trở thành hàng hoá dãn đến việc chập nhận sự cạnh tranh trên thị trường lao động, người lao động muốn có việc làm phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ đề khỏi tụt hậu phấn đấu để sức lao động luôn luôn là hàng hoá có chất lượng hàng đầu, mặt khác phải thường xuyên nâng cấp để thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động.Sự cạnh tranh gay gắt trong mục tiêu nâng cao năng suất, chất lương, hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường dòi hỏi người lao động phải hết sức năng động và phải không ngừng hoàn thiện kién thức và kỹ năng lao động để đáp ứng nhu cầu thị trường đang không ngừng biến đổi.Khái niệm “học một nghề cho cả đời " ngày nay đã trở nên lạc hậu và được thay thế vào đó là khái niệm “học suốt đời "
Cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay thế phương pháp quản lý
Trong cơ chế quan liêu bao cấp, mọi việc được thực hiện theo kế hoạch đã dược Nhà nước giao từ mặt hàng sản xuất, ngân sách, các điều kiện sản xuát... tiêu thụ sản phẩm, vì thế người quản lý trở nên thụ động, máy móc, thiếu sáng tạo.Nhưng với cơ chế hiện nay, tiếp thị trở thành lĩnh vực quan trọng năng lực hiểu biết đáp ứng với cơ chế thị trường.
* Chủ trương mở cửa của Nhà nước.
Đây là một chủ trương quan trọng để tạo mọi thuận lợi cho đất nước ta tiếp cận được với nền văn minh, nền sản xuất hiện đại của thế giới để có dịp học hỏi và tìm cách vươn lên đuổi kịp và vượt họ.Chính sách mở cửa phải di cùng với nó là một đội ngũ lao động từ người thư ký văn phòng, phiên dịch, người công nhân...có năng lực, phẩm chất đủ để làm việc với đối tác nước ngoài. Vấn đề này ngày càng trở nên cấp thiết hơn đặc biệt trong giai đoạn hội nhập.
* Chủ trương CNH-HĐH đất nước
Cách mạng công nghệ dang làm thay đổi tính chất và nội dung lao động nghề nghiệp của người lao động.
Cách mạng công nghệ dẫn đến việc sử dụng những công cụ, phương tiện hiện đại, phức tạp đã làm tăng dần tính chất lao đọng trí óc, giảm dần các nhóm thao tác lao động chân tay. Chẳng hạn việc dùng máy tịên bán tự động thì thời gian người công nhân dùng để quan sát, theo dõi các hoạt động của máy chiếm 40% thời gian làm việc trên máy.Đòi hỏi người lao đọng chẳng những phải đổi mới tri thức hoàn thiện kỹ năng, kỹ xảo mà còn phải nâng cao trình độ hiểu biết.
Phần II : Tình hình thực tiễn của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại
Thực trạng về vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Một số con số nói lên tình hình bật cập : trong khi gần một nửa dân số là lực lượng lao động thì hơn 85%là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Cơ cấu sử dụng và phân bổ lực lượng lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập. Số công nhân có tay nghề cao ít hơn cả số người có bằng cấp đại học và sau đại học. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học, kỹ thuật viên nước ta là 1:1,5:2.5 so với các nước Đông Nam á là 1:4:10. Theo số liệu thống kê tính đến 2002, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị là 6% vẫn còn cao so với mức phổ biến của các nước trên thế giới. Tình trạng thiếu nghề nghiệp ở nông thôn vẫn diễn ra khá phổ biến ở trong cả nước. Điều này chứng tỏ tỷ lệ đào tạo ở nước ta quá nhiều cử nhân trong khi có quá ít công nhân và kỹ thuật viên có thề giải thích các lý do sau :
+ Trước hết nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao và hệ số sử dụng thời gian lao động thực tế ở nông thôn vẫn còn thấp : là đại bộ phận lao động của nước ta chưa qua đào tạo nghề nên khó có thể tìm được việc làm.
+ Còn trong số những người đã qua đào tạo, có sự mất cân đối về cơ cấu. Tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là rất phổ biến và kéo dài, gây ra nhiều khó khăn cho người lao động cũng như doanh nghiệp.
+Do quy mô đào tạo ở các trường trung học dạy nghề quá nhỏ trên 50%, số trường có quy mô đào tạo dưới 50% học sinh / năm.
+ Tư tưởng coi trọng bằng cấp còn tồn tại và thể hiện ở chỗ cha mẹ cố lo cho con cái vào đại học bằng mọi giá, họ cho rằng chỉ có học đại học mới có cơ hội làm quan mà không nghĩ rằng học xong sẽ làm gì ?
+Hệ thống đãi ngộ và việc làm hiện nay chưa khuyến khích lao động làm việc tại nông thôn. Nhiều con em vốn từ nông thôn, đã qua đào tạo, dù không có việc làm cũng cố ở lại thành thị để chờ thời cơ. Thực tế này không chỉ làm xói mòn các kiến thức đã được đào tạo và lãng phí nguồn lực mà còn tạo xu thế kém phát triền lâu dài ở các vùng nông thôn rộng lớn.
+Vấn đề bức xúc nhất là tình trạng thiếu tay nghề thích hợp, thiếu vốn, thiếu trang thiết bị làm việc để thu hút lao động.
+Kế hoạch và chương trình giải quyết việc làm của các cấp chưa cụ thể, chưa đồng bộ và chưa bám sát các vấn đề thực tiễn nên kết quả và chất lượng giải quyết việc làm chưa cao.
Phần III : Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại.
Hiện nay nước ta là thành viên Hiệp hội ASEAN và đang từng bước tiến ra hội nhập Tổ chức thương mại thế giới. Vì vậy nước ta cần phải giải quyết cấp bách khâu nhân lực, cần có đội ngũ lao động chuyên môn tay nghề dồi dào và vững vàng. Đây chính là đòn bẩy chính yếu quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Với hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp của các dự án trong nước và đầu tư nước ngoài đã và đang hình thành những khu công nghiệp trên khắp cả nước. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động, nước ta cần phải có những biện pháp để khắc phục vấn đề lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
1. Giải pháp về kinh tế :Nhà nước cần phải phải khuyến khích và thu hút đầu tư, các nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài để xây dựng các cơ sở hạ tầng. Đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền núi, tập trung xây dựng các trường học, các đô thị, cơ quan nhằm mục đích thu hút nguồn lao động. Đồng thời có một ngân sách đặc biệt cho những chi phí cần thiết của công tác đào tạo và phát triển đầu tư. Liên kết mở rộng thị trường lao động và điều tra xác định nhu cầu nghề nghiệp đúng mức. Chuyển dịch cơ cấu lao động đưa tỷ trọng lao động nông –lâm nghiệp thuỷ sản xuống 50%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, xí nghiệp cần dành một số khoản trong doanh thu cho việc đào tạo lại nguồn nhân lực. Tạo ra nhiều việc làm cho ngươi lao động nhăm mục đích giảm tỷ lệ thất nghiêp xuống dưới 6%.
2.Giải pháp về tổ chức : Bằng việc phát triển đa dạng, với sự tham gia của người tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, kết hợp giải quyết việc làm với chương trính xoá đói giảm nghèo, cho vay vốn, tư vấn và đào tạo nghề, huy động nhiều loại hình tổ chức kinh tế cùng tham gia vào công tác tạo việc làm và thu hút lao động. Về hình thức tổ chức, xây dựng các trung tâm môi giới việc làm,điều tra tìm hiểu nhu cầu việc làm thị trường lao động, tổ chức Hội chợ việc làm nhằm tạo cơ hội cho người có nhu cầu việc làm được tiếp xúc, liên hệ với nơi có nhu cầu sử dụng lao động, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, khuyến khích và hỗ trợ cho ngươì không có việc làm tự tìm nguồn việc làm tại chỗ.
3.Giải pháp cơ chế quản lý lao động : Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực qua đào tạo đến các vùng nông thôn, miền núi. Nghiên cứu bổ sung một chế độ cụ thể, thiết thực hơn như chính sách luân phiên có thời hạn, khi trở về được quyền lựa chọn nơi công tác, được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức để đảm bảo khả năng phát triển nghề nghiệp. Đồng thời có qui chế đối với học sinh dài hạn hệ tập trung về nghĩa vụ công tác, phục vụ theo yêu cầu của Nhà nước trong thời gian nhất định.
4.Giải pháp về giáo dục : Chúng ta cần phải định hướng để có kế hoạch chuyển đổi mục đích từ hệ thống các trường đại học đến trung tâm đào tạo dạy nghề sao cho hợp lý, đáp ứng được yêu câu của nền kinh tế hội nhập. Chúng ta phải tập trung chú trọng đào tạo dạy nghề, có đội ngũ công nhân thợ giỏi dồi dào. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng chương trình khung cho giao dục đại học, đây là một chương trình rất phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế của nước ta. Bên cạnh đó, đổi mới nội dung chương trình đào tạo thích ứng với cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ cần bổ sung vào chương trình những kiến thức mới, những phần học mang tính thực hành để khi ra trường có thể vận dụng ngay được. Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy,đội ngũ chuyên môn kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Qua đó, cùng với việc đổi mới công nghệ, trình độ khoa học ngày càng tiến bộ, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực càng phải đặt lên vị trí hàng đầu. Bởi vì đội ngũ nhân lực là yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành công hay thất bại của một quốc gia, con người chính là yếu tố điều hành, vận hành quá trình phát triển đất nứơc chứ không phải yếu tố nào khác. Mặc dù nguồn nhân lực ở nước ta trong các doanh nghiệp thương mại còn gặp nhiều những vấn đề khó khăn, cần phải có nhiều biện pháp khắc phục nhưng Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bằng các hình thức đầu tư thích đáng mở rộng, nâng cao chất lượng các trường dạy nghề, đẩy mạnh công tác đào tạo giáo viên, đổi mới và tăng cường trang thiết bị. Ngoài ra còn có các chính sách đối với từng cá nhân người lao động.Nhờ có sự nhận thức tầm quan trọng đó mà đất nước ta đang từng ngày đổi mới, phát triển mạnh mẽ trong tiến trình hội nhập cùng các nước trong khu vực và thế giới.
Em viết bài tiểu luận này chắc chắn có thể mắc những khiếm khuyết trong nội dung cũng như trong việc vận dụng kiến thức.Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, sửa chữa và bổ sung ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, nhất là thầy giáo dạy môn Thương Mại của em.
Em xin chân thành cám ơn !
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Phần I : Khái quát về cơ sở lý luận của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. 2
* Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong điều kiện hội nhập 3
* Cơ chế thị trường 3
Sức lao động đã trở thành hàng hoá 3
Cơ chế thị trường đòi hỏi phải thay thế phương pháp quản lý 3
* Chủ trương mở cửa của Nhà nước. 4
* Chủ trương CNH-HĐH đất nước 4
Phần II : Tình hình thực tiễn của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại 4
Phần III : Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại. 5
KẾT LUẬN 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0212.doc