LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KỸ THUẬT 6
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 6
1.1.1.Sự ra đời và các giai đoạn thay đổi hình thức pháp lý 6
1.1.2.Chức năng – Nhiệm vụ của công ty 10
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 11
1.2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật 14
1.2.1.Đặc điểm kinh doanh của công ty 14
1.2.2. Đặc điểm về cơ sở vật chất và Kỹ thuật 16
1.2.3. Đặc điểm về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty 17
1.2.4. Đặc điểm về lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh 19
1.2.5. Đặc điểm về lao động 19
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 23
2.1.Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 23
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng Vốn lưu động 28
2.2.1. Đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho 32
2.2.2. Đánh giá tình hình quản lý khoản phải thu 36
2.2.3. Đánh giá tình hình quản lý tiền mặt 41
2.2.4. Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng Vốn Lưu động 44
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động 52
2.3.1.Các nhân tố bên trong 52
2.3.1.1. Tính chất sản phẩm 52
85 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-
2,372
-
15,117
-
1,462
-
2,873
-
Tổng
28,737
15,000
18,710
19,452
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng các khoản phải thu của công ty năm 2002 giảm xuống so với năm 2001. Nhưng sau đó tăng hàng năm cả về quy mô và tỷ trọng kể từ năm 2002, điều đó phản ánh qua số liệu sau:
Năm 2002 khoản phải thu của công ty đã giảm xuống 13,737 Tr.đ tương ứng với 47.08% so với năm 2001.
Năm 2003 khoản phải thu của công ty đã tăng lên 3,710 Tr.đ ( 24.73%) so với năm 2002.
Năm 2004 khoản phải thu của công ty tăng 0,742 Tr.Đ (3.97%) so với năm 2003.
Khoản phải thu của công ty tăng khá lớn và cần phải xem xét vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến VLĐ của công ty. Hơn nữa nếu xem xét trong cơ cấu VLĐ của công ty thì nó luôn là khoản có tỷ trọng khá lớn từ trước tới nay của công ty. Cụ thể, tỉ trọng của khoản phải thu trong tổng VLĐ của công ty qua các năm như sau: năm 2001 là 43.17%, năm 2002 là 100%, năm 2003 là 35.18% và năm 2004 là 23.97%.
ở đây, chúng ta quan tâm đến ba khoản mục chính là:
- Phải thu khác hàng.
- Thuế VAT được khấu trừ .
- Phải thu khác.
Đây là ba khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản phải thu của công ty, còn các khoản khác bắt đầu từ năm 2002 chiếm một lượng không đáng kể.
Đối với khoản phải thu khác:
Đây là khoản chiếm một lượng tương đối lớn và là khoản lớn thứ hai trong tổng phải thu của công ty tuy nhiên đây chẳng qua là do cách thức hoạch toán của công ty trong sự ứng phó với các khoản phải trả khác mà thôi.
Đối với khoản VAT được khấu trừ:
Bảng số liệu cho thấy, khoản này biến động và cũng chiếm một lượng khá lớn vào năm 2004. Tuy nhiên khoản mục này công ty không thể điều chỉnh được theo ý muốn của mình mà phải phụ thuộc vào các quy định của pháp luật.
Đối với khoản phải thu người mua:
Đây là khoản chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu khoản phải thu của công ty, là khoản tương đối ổn định trong các năm 2002, 2003 và 2004.
Năm 2002 khoản phải thu là 11,989 Tr.Đ giảm xuống 12,332 Tr.Đ tương ứng với 43.54% so với năm 2001. Năm 2003 tăng lên 4,349 Tr.Đ tương ứng với 36.27% so với năm 2002. Năm 2004 giảm xuống 1,221 Tr.Đ tương ứng với 7.47%.
Việc tăng khoản phải thu người mua sẽ mang lại nhiều bất lợi cho công ty không chỉ vì rủi ro do sự thay đổi giá trị của đồng tiền mà còn làm cho công ty tạm thời thiếu VLĐ để tiến hành hoạt động kinh doanh. Công ty phải vay ngân hàng và chịu tốn kém về chi phí trong khi có tiền mà lại không sử dụng được. Việc quản lý khoản mục này hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của công ty, nó đòi hỏi phải được xem xét một cách nghiêm túc. Khoản mục này chính là khoản nợ của khách hàng trong nước khi mua hàng của công ty, nó bao gồm: khoản nợ của nhà nhập khẩu uỷ thác chưa thanh toán hết tiền hàng, khoản bán hàng cho khách hàng chưa trả hết tiền hàng. Loại này thường có thời gian nhận nợ khá dài và hầu như ít có điều kiện đảm bảo thanh toán, do đó mà rủi ro cho khoản này là rất cao.
Để đánh giá một cách chính xác hơn ta xét đến các chỉ tiêu là kỳ thu tiền bình quân của công ty.
Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,346
70,000
103,175
115,351
Các khoản phải thu
Tr.Đ
28,737
15,000
18,710
19,453
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
4.47
4.47
5.51
5.93
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
80.54
80.54
65.34
60.71
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Vòng quay các khoản phải thu:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển thành tiền mặt và được tính bằng thương số giữa doanh thu tiêu thụ thuần và các khoản phải thu bình quân trong kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn thì tức là khả năng chuyển thành tiền mặt của các khoản phải thu càng cao, điều này càng tốt cho công ty. Thông thường chỉ tiêu này lớn hơn 12 thì đựơc coi là tốt.
Bảng số liệu cho thấy vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2001 là 4.47 vòng, năm 2002 là 4.47 vòng , năm 2003 là 5.51 vòng tăng lên 1.04 vòng (32.27%) so với năm 2002 là vì doanh thu thuần tăng lên 47.39% trong khi đó khoản phải thu chỉ tăng lên 24.73% so với năm 2002. Năm 2004, vòng quay các khoản phải thu là 5.93 tăng lên 0.42 vòng (7.62%) lý do là khoản phải thu tuy có tăng lên 3.97% nhưng tốc độ tăng này nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần là 11.80%. Bảng số liệu trên cũng cho thấy, tuy số vòng quay các khoản phải thu chưa phải là cao và tốc độ tăng chưa phải là lớn nhưng đây là dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi vốn của công ty đang ngày một khả quan hơn.
Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày bình quân để một đồng tiền bán hàng trước đó thu hồi được. Việc tồn đọng nợ quá nhiều ở các năm trước cũng ảnh hưởng đến chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ thời gian thu hồi các khoản nợ là nhanh điều này là tốt, ngược lại chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn của công ty bị chiếm dụng lâu. Thông thường kỳ thu tiền bình quân khoảng 20-30 ngày là có thể chấp nhận được.
Vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm làm cho thời gian để công ty thu hồi các khoản nợ ngày càng có xu hướng giảm xuống. Nếu như năm 2001, 2002 phải mất 80.54 ngày để thu hồi các khoản nợ thì sang năm 2003 công ty chỉ cần mất 65.34 ngày giảm 15.20 ngày tương ứng với 18.87% so với năm 2002. Sang năm 2004, để thu hồi các khoản nợ thì công ty chỉ cần mất 60.81 ngày giảm xuống 4.63 ngày tương ứng 7.68% so với năm 2003. Điều này chứng tỏ công ty đang có những biện pháp tích cực trong thu hồi các khoản nợ, việc rút ngắn được thời gian thu hồi các khoản nợ sẽ giúp công ty nhanh chóng chuẩn bị đủ vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo, tránh được tình trạng phải đi vay vốn trong khi vốn của mình thì bị người khác chiếm dụng.
Để thúc đẩy việc quản lý khoản phải thu tốt hơn nữa trong thời gian tới thì công ty phải rút ngắn hơn nữa chu kỳ thu tiền của mình. Để thực hiện được mục tiêu này thì biện pháp tốt nhất là giảm các khoản phải thu bởi việc tăng doanh thu của công ty là hoàn toàn có thể đạt được nhưng rất khó khăn trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. việc công ty nỗ lực giảm các khoản phải thu với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu chắc chắn công ty sẽ thực hiện được mục tiêu của mình. Đứng trước thực trạng khoản phảI thu khách hàng cao như vậy, nên chăng công ty cần xem xét lại quy trình thẩm định khả năng mua chịu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc khoản phải thu có xu hướng ngày càng tăng như vậy thì công ty chắc chắn không tránh khỏi những khoản nợ quá hạn và nợ khó đòi. Chính vì vậy, bên cạnh việc thẩm định lại khả năng trả nợ của khách hàng, công ty nên có biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo khả năng tái sản xuất bằng cách lập dự phòng phải thu khó đòi và quy mô của khoản này phảI phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
Bảng số liệu cho thấy ngoại trừ năm 2001, hàng năm công ty đều không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, trong khi đó hàng năm khoản phải thu khó đòi của công ty lại tăng lên điều này là bất hợp lý và không phù hợp với thực tế tại công ty. Bởi vì, giả sử khoản nợ khó đòi và quá hạn của công ty không lấy lại được thì nó sẽ được khấu trừ vào đâu ? Khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, bởi vì số lượng của các khoản này tính bằng đơn vị chục tỷ đồng chứ không phải là nhỏ.
2.2.3. Đánh giá tình hình quản lý tiền mặt
Tiền mặt của công ty bao gồm: các khoản tìên tại quỹ, tiền ở dạng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng và tiền đang chuyển.
Các khoản tiền mặt tại quỹ của công ty phục vụ cho việc chi trả lương cho cán bộ công nhân viên, thanh toán đột xuất khi cần thiết, tạm ứng để mua hàng.
Tiền gửi ngân hàng của công ty chính là tiền gửi thanh toán, phục vụ cho mục đích mua hàng nhập khẩu bởi vì hiện nay công ty không tiến hành hoạt động xuất khẩu.
Bộ phận tiền đang chuyển là bộ phận tiền đang được chuyển trả cho người bán chi trả giữa các ngân hàng thông qua lệnh chuyển tiền.
Do đặc điểm về sự đa dạng trong quan hệ thanh toán cũng như khách hàng thanh toán nên công ty có mối quan hệ rộng rãi với hệ thống các ngân hàng quấc doanh như: Ngân hàng Công thương Hà Nội, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội …cũng chính vì việc quản lý tiền mặt tại công ty rất phức tạp, nó đòi hỏi phải được theo dõi từng ngày, từng giờ. Công ty không có tiền gửi có kỳ hạn cũng như không có khoản đầu tư vào hạng mục chứng khoán nào bởi vì trên thực tế nhu cầu tiền mặt của công ty diễn ra thường xuyên với quy mô lớn cho các mục đích như ở trên. Do vậy, công ty hầu như không có tiền nhàn rỗi mà nếu có cũng không đáng kể.
Bảng 2.8: Số liệu về tình hình tiền mặt tại công ty
(Đơn vị: Tr.Đ)
Chỉ tiêu
Năm
2001
2002
2003
2004
Tiền mặt tại quỹ
Tiền gửi ngân hàng
Tiền đang chuyển
876
7,869
-
-
-
995
20,608
-
861
15,971
-
Tổng
8,745
-
21,603
16,832
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán)
Bảng số liệu cho thấy:
- Năm 2003 số tiền công ty gửi vào ngân hàng là lớn hơn số tiền mà công ty vay của ngân hàng (số tiền công ty vay của ngân hàng là 19,109 Tr.Đ). Như vậy là hơi lãng phí vì năm 2003 chi phí lãi vay là 1.3%/ tháng. Tuy nhiên con số này cũng chưa nói lên được điều gì vì rất có thể khoản tiền trên tài khoản của công ty là vừa mới nhận về và công ty chưa kịp thanh toán nợ của mình.
- Nhưng sang năm 2004 tiền gửi ngân hàng của công ty đã giảm xuống trong khi tiền vay ngân hàng lại tăng lên. Điều này là hợp lý vì đặc điểm kinh doanh của công ty chủ yếu là vay ngân hàng.
- Khoản tiền mặt tại quỹ của công ty là tương đối ổn định qua các năm ngoại trừ vào năm 2002. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số mang tính thời điểm có thể vào lúc công ty vừa mới thanh toán hoặc tiền chưa được nhập quỹ. Khoản tiền dự trữ này giúp công ty đáp ứng được các nhu cầu thanh toán kịp thời.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng trong khi khoản vay của công ty là khá lớn thì lại tồn tại khoản “ vốn bằng tiền” của công ty tương đối cao. Vậy phải chăng công ty không nhận thấy phần thiệt hại do chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi và tiền vay? Thực tế không phải như vậy, vì công ty thường xuyên xuất hiện các nhu cầu trong ngắn hạn như: nhập hàng, trả lương, tạm ứng cho nhân viên phục vụ cho công tác mua bán hàng …tất cả những nghiệp vụ này đều cần tiền mặt để thanh toán ngay. Hơn thế nữa, để chủ động trong kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán thì việc duy trì một số dư nhất định vào tài khoản “ vốn bằng tiền” là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, công ty rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản quá lâu vì công ty sẽ chuyển ngay ra để thanh toán nợ ngắn hạn khi nó vượt qua một giới hạn nào đó so với dự tính trong ngắn hạn.
Thực tế công tác ngân quỹ tại công ty đã và đang rất được coi trọng, hàng ngày công ty có một kế toán chuyên theo dõi tình hình số dư trên tài khoản của công ty tại các ngân hàng và kết hợp đối chiếu với nhu cầu thu- chi dự tính để lập dự trù ngân quỹ, từ đó có thể đưa ra quyết định là vay thêm hay trả nợ một cách kịp thời đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả.
Để xác định hiệu quả công tác quản lý tiền mặt ta quan tâm đến các chỉ tiêu: vòng quay tiền mặt và thời gian một vòng quay
Bảng 2.9: Vòng quay và thời gian một vòng quay tiền mặt
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2001
2002
2003
2004
1.Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,053
-
93,016
95,994
2.Tiền mặt bình quân
Tr.Đ
123,735
-
20,004
19,217
3.Vòng quay tiền mặt
Vòng
10.05
-
4.65
5.00
4.Thời gian một vòng quay
Vòng
35.820
-
77.42
72
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Vòng quay tiền mặt:
Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh (1 năm) thì tiền luân chuyển được mấy lần. Chỉ tiêu này được xác định bằng thương số giữa doanh thu tiêu thụ thuần và tiền mặt sử dụng bình quân trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển của tiền mặt nhanh, công ty đã tận dụng tốt khả năng hoạt động của tiền mặt và lượng tiền mặt mà công ty duy trì là hợp lý.
Bảng số liệu cho thấy: Vòng quay của tiền mặt của công ty không ổn định qua các năm, năm 2004 số vòng quay tăng so với năm 2003 là 0.35 vòng tương đương với 7.53% so với năm 2003 điều này là do doanh thu thuần tăng lên 3.20% trong khi đó tìên mặt đã giảm xuống 3.93%. Điều này cho thấy khả năng hoạt động của tiền mặt của công ty là tốt hơn năm 2003 và lượng tiền mặt công ty duy trì là phù hợp với nhu cầu thanh toán và chi trả của công ty hơn năm 2003. Công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới.
Thời gian một vòng quay
Chỉ tiêu này cho biết trong chu kỳ kinh doanh để tiền mặt quay được một vòng thì phải mất bao nhiêu thời gian (ngày). Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt. Qua phân tích ở trên cho thấy vòng quay tiền mặt của công ty là không ổn định và năm 2004 tăng lên so với năm 2003 điều này đã dẫn đến chỉ tiêu thời gian một vòng quay của công ty vào năm 2004 đã giảm xuống so với năm 2003. Cụ thể là vào năm 2003 cần 77.42 ngày để quay được một vòng thì sang năm 2004 công ty chỉ cần 72 ngày giảm xuống 5.42 (7%) so với năm 2003. Đây là một dấu hiệu tốt của công ty, công ty nên tiếp tục phát huy trong thời gian tới.
2.2.4. Đánh giá tổng quát tình hình sử dụng Vốn Lưu động
Để đánh giá tình sử dụng VLĐ của công ty ta có bảng sau đây:
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu hiệu quả Vốn lưu động
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2001
2002
2003
2004
Doanh thu thuần
Tr.Đ
128,346
70,000
103,175
115.351
Vốn Lưu Động bình quân
Tr.Đ
66,569
15,000
53,185
81.139
Hệ số luân chuyển
Vòng
1.93
4.67
1.94
1.42
Thời gian một vòng quay
Ngày
186.53
77.09
185.57
253.52
Hệ số đảm nhiệm
Lần
0.52
0.21
0.52
0.70
Sức sinh lời ( LNST/VLĐ)
Lần
0.0107
0.0408
0.0514
0.0376
Hệ số thanh toán hiện hành
Lần
1.1040
0.8823
1.1422
0.1039
Hệ số thanh toán nhanh
Lần
0.0689
0.0607
0.8823
0.5463
Hệ số thanh toán tức thời
Lần
0.114
-
0.3615
0.2802
Hệ số nợ
Lần
0.879
0.821
0.864
0.906
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Trên đây chúng ta đã phân tích và đánh giá được tình hình sử dụng VLĐ ở các khâu dự trử và lưu thông. Để thấy được tình hình sử dụng VLĐ nói chung của công ty ta tiến hành phân tích thêm một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả VLĐ của công ty. Ta quan tâm phân tích một số chỉ tiêu sau đây:
Hệ số luân chuyển VLĐ
Tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các hoạt động: nhập hàng , dự trữ, cất trữ tiền…hợp lý hay không hợp lý? Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh (thường là 1 năm) VLĐ của công ty đã chu chuyển được bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này còn được gọi là số vòng quay của VLĐ và được tính bằng thương số giữa doanh thu thuần trong kỳ và VLĐ trung bình trong kỳ.
Chỉ tiêu này càng lớn thì tốc độ luân chuyển của VLĐ càng nhanh, chứng tỏ hoạt động tài chính của công ty càng tốt.
Bảng số liệu cho thấy hệ số luân chuyển VLĐ của công ty là chưa lớn và lại có xu hướng giảm xuống, đây là dấu hiệu mà công ty cần quan tâm. Năm 2002 hệ số luân chuyển VLĐ của công ty tăng 2.74 vòng (141.97%) so với năm 2001. Tuy nhiên hệ số luân chuyển năm 2003 lại giảm xuống 2.73 vòng (58.46%) so với năm 2002. Sang năm 2004, hệ số luân chuyển lại tiếp tục giảm xuống 0.52 vòng tương ứng với 26.08% so với năm 2003. Như vậy hệ số luân chuyển của công ty đang có xu hướng ngày càng giảm xuống nhưng với tốc độ ngày càng thấp hơn kể từ sau năm 2002.
Tốc độ luân chuyển của VLĐ phụ thuộc vào lượng VLĐ tham gia vào chu kỳ kinh doanh và doanh thu thuần trong kỳ. Để rõ hơn tình trạng suy giảm của tốc độ luân chuyển VLĐ ta phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này để xác định đâu là nguyên nhân chính để từ đó có biện pháp cụ thể.
- Khi phân tích ảnh hưởng của doanh thu tiêu thụ thuần đến hệ số luân chuyển ta giả sử VLĐ là không đổi và nếu doanh thu thuần tăng qua các năm thì hệ số luân chuyển VLĐ sẽ tăng qua các năm và nếu doanh thu thuần giảm thì hệ số luân chuyển giảm.
- Khi phân tích ảnh hưởng của VLĐ tới hệ số luân chuyển của VLĐ thì ta cố định doanh thu tiêu thụ thuần và nếu VLĐ tăng qua các năm thì hệ số luân chuyển của VLĐ sẽ giảm, nếu VLĐ giảm qua các năm thì hệ số luân chuyển của VLĐ sẽ tăng.
Bảng 2.11: ảnh hưởng vủa các nhân tố tới hệ số luân chuyển của VLĐ
(Đơn vị: Vòng)
Chỉ tiêu
Năm 2002/ 2001
Năm 2003/ 2002
Năm 2004/2003
Hệ số luân chuyển của VLĐ
2.74
- 2.73
- 0.052
1. ảnh hưởng của doanh thu thuần
- 0.88
2.21
0.23
2. ảnh hưởng của VLĐ
3.62
- 4.94
- 0.75
(Nguồn: Phòng Hành chính Kế toán)
Nhìn vào bảng trên cho thấy: Hệ số luân chuyển VLĐ của công ty năm 2002 tăng 2.74 vòng so với năm 2001 điều này là do sự giảm xuống của VLĐ đã làm cho hệ số luân chuyển VLĐ của công ty tăng lên 3.62 vòng tuy nhiên doanh thu thuần giảm xuống đã làm cho hệ số luôn chuyển giảm xuống 0.88 vòng. Năm 2003 và năm 2004 hệ số luân chuyển VLĐ của công ty giảm tương ứng so với năm 2002 và 2003 nguyên nhân là do VLĐ của công ty tăng lên với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Như vậy ta thấy VLĐ tăng thêm là không mang lại hiệu quả. Qua các năm tốc độ luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng nhanh của lượng VLĐ và sự tăng lên của VLĐ không mang lại hiệu quả. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để tăng doanh thu tiêu thụ, cũng như có những quyết định chính xác trong việc tăng VLĐ bình quân từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
Thời gian một vòng quay
Thời gian để VLĐ quay được một vòng của công ty là khá dài và có xu hướng tăng lên qua các năm đấy là một dấu hiệu không tốt đối công ty.Thời gian một vòng luân chuyển ngoài khả năng phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ còn giúp chúng ta tính được lượng vốn tiết kiệm được hay lãng phí của các năm.
Để có thể thấy rõ được hiệu quả sử dụng VLĐ qua các năm ta tính lượng VLĐ tiết kiệm hay lãng phí của các năm để từ đó đối chiếu so sánh. Mức tiết kiệm hay lãng phí được tính toán dựa trên cơ sở thời gian một vòng luân chuyển được rút ngắn hay kéo dài so với năm trước. Nếu thời gian một vòng quay được rút ngắn thì sẽ tiết kiệm được một lượng VLĐ và ngược lại.
- Năm 2002, công ty đã tiết kiệm được số VLĐ: 22,269 Tr.Đ
Năm 2003, công ty đã lãng phí một lượng VLĐ: 31,092 Tr.Đ
Năm 2004, công ty đã lãng phí một lượng VLĐ: 21,802 Tr. Đ
Như vậy vào năm 2004,VLĐ của công ty là không hợp lý. Trong thời gian tới công ty cần phải xem xét lại lượng VLĐ cần thiết tránh tình trạng lãng phí như các năm 2003 và 2004 vừa qua.
Hệ số đảm nhiệm
Hệ số này được xác định bằng thương số giữa vốn lưu động bình quân trong kỳ và doanh thu thuần tiêu thụ trong kỳ. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu công ty phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Theo bảng số liệu ở trên thì hệ số đảm nhiệm của công ty có xu hướng ngày càng tăng. Chỉ tiêu này một lần nữa chứng minh công ty đã sử dụng VLĐ không hiệu quả trong năm 2003 và 2004.
Sức sinh lời của VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được xác định bằng thương số giữa tổng lợi nhuận sau thuế và tổng VLĐ sử dụng trong kỳ. Vì mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận nên chỉ tiêu này là rất quan trọng, nó phản ánh khả năng sinh lời của VLĐ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.
Ta thấy chỉ tiêu này của công ty là tương đối cao nhưng lại không ổn định qua các năm. Năm 2001 một đồng VLĐ của công ty tạo ra được 0.0107 đồng lợi nhuận, năm 2002 con số này là 0.048 tăng 0.0373 đồng ( 348.60%) so với năm 2001. Năm 2003 một đồng VLĐ tạo ra được 0.0514 đồng lợi nhuận tăng 0.0106 đồng (25.98%) so với năm 2002. Năm 2004 một đồng VLĐ tạo ra được 0.0376 đồng lợi nhuận giảm xuống 0.0138 đồng(tương ứng với 26.85%). Vào năm 2004 chỉ số này của công ty giảm xuống so với năm 2003, điều này chứng năm 2004 công ty đã kinh doanh kém hiệu quả hơn năm 2003. Hệ số này giảm xuống chứng tỏ tốc độ tăng lên của lợi nhuận sau thuế là thấp hơn tốc độ tăng lên của VLĐ.
Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu ta thấy hệ số luân chuyển giảm, thời gian một vòng quay tăng, hệ số đảm nhiệm tăng, sức sinh lời giảm đây là những dấu hiệu không tốt đối với công ty trong việc sử dụng VLĐ, tuy nhiên qua các năm tổng lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng và đảm bảo khả năng sinh lời của VLĐ vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là chưa cao, công ty cần phải có những điều chỉnh kịp thời để cải thiện các chỉ tiêu. Nếu không trong thời gian tới công ty sẽ gặp phải những khó khăn trong sử dụng VLĐ từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tổng lợi nhuận và kết quả kinh doanh của toàn công ty.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó đánh giá tình hình tài chính của công ty và phản ánh tình hình phát triển của công ty để từ đó công ty đưa ra những quyết định về tài chính đúng đắn. Nhóm các hệ số về khả năng thanh toán của công ty gồm: hệ số về khả năng thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời.
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết khả năng trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Hệ số này được xác định bằng thương số giữa tổng tài sản lưu động sử dụng trong kỳ và tổng nợ ngắn hạn của công ty.
Hệ số này càng cao chứng tỏ tình hình tài chính của công ty là tốt. Khả năng thanh toán hiện hành lớn hơn một thì được coi là có khả năng thanh toán bình thường. Tuy nhiên đối với mỗi ngành thì chỉ tiêu này lại có những quy định cụ thể. Qua bảng trên cho thấy trong năm năm qua ngoại trừ năm 2002, các năm còn lại công ty đều có hệ số thanh toán hiện hành lớn hơn 1 tức là công ty có dư khả năng trang trải nợ bằng tài sản có thể chuyển hoá thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Chỉ tiêu này của công ty tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004, chỉ tiêu này mặc dù có giảm xuống so với năm 2003 tuy nhiên vẫn đảm bảo là lớn hơn 1. Chỉ tiêu này năm 2004 giảm xuống cũng chứng tỏ công ty ngày càng sử dụng nhiều nợ hơn vào hoạt động kinh doanh của mình. Việc sử dụng nhiều vốn nợ sẽ làm giảm chi phí vốn của công ty và có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần duy trì hợp lý các khoản nợ để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phát huy được hiệu quả sử dụng.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là tỉ số giữa tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là tài sản có thể chuyển đổi thành tiền bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Tài sản dự trữ (tồn kho) là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn các TSLĐ khác và dễ bị lỗ nhất nếu bán. Do vậy hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (tồn kho). Hệ số này lớn hơn 0.5 được coi là bình thường.
Bảng số liệu cho thấy, chỉ tiêu này của công ty là tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004, chỉ tiêu này có giảm xuống nhưng vẫn đảm bảo lớn hơn 0.5 như vậy qua các năm công ty đều đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Hệ số này giảm xuống là do tốc độ tăng của hàng đang đi đường là khá nhanh trong khi tốc độ tăng của các tài sản quay vòng nhanh là không lớn trong khi tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khá lớn. Năm 2004 hàng tồn kho tăng 79.29%, tài sản quay vòng nhanh giảm xuống 1.58%, trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty lại tăng lên 158.97% điều này đã làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống 0.3363 lần so với năm 2003. Công ty cần có những điều chỉnh kịp thời để duy trì khả năng thanh toán nhanh của mình bằng cánh giảm tốc độ tăng của hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán ngay lập tức của công ty tại thời điểm phát sinh nhu cầu thanh toán. Hệ số này được tính bằng tỷ lệ giữa tổng số vốn bằng tiền hiện có và nợ ngắn hạn của công ty này không phụ thuộc vào khoản phải thu và dự trữ.
Bảng số liệu cho thấy: hệ số này của công ty là không ổn định và năm 2004, hệ số này của công ty giảm xuống 0.0813 lần (22.49%) so với năm 2003 điều này là do tốc độ tăng tiền mặt của công ty là chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy lượng tiền mặt của công ty ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả cho những trường hợp cần thiết và để tranh thủ những cơ hội trong kinh doanh, tuy nhiên việc duy trì một lượng tiền mặt chỉ nên ở một mức nhất định vì khoản này không sinh ra lãi. Công ty cũng nên duy trì một chỉ số thanh toán hợp lý sao cho vừa phải đảm bảo khả năng thanh toán vừa tận dụng được khả năng sinh lời của tiền mặt cũng như VLĐ.
Hệ số mắc nợ
Hệ số này được dùng để xác định nghĩa vụ của công ty đối với các chủ nợ của công ty trong việc góp vốn. Hệ số này được xác định bằng tỷ số giữa tổng nợ của công ty trên tổng tài sản của công ty. Thông thường các chủ nợ thích chỉ số này vừa phải trong khi đó công ty lại muốn chỉ số này cao. Song nếu hệ số này quá cao công ty sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này của công ty khoảng 0.5 thì được coi là bình thường và đảm bảo cho công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0100.doc