Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong thời gian qua thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tôi thấy rằng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động của NHNTVN nói riêng là rất cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động của mình.

Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện pháp đó là công tác thẩm định dự án đầu tư đã được trình bày trong bài viết. Thông qua bài viết của mình tôi thiết nghĩ rằng Nhà nước, các ngân hàng cần có những sách lược tốt hơn để giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thẩm định để có thể đảm bảo hạn chế đến mức thấp các rủi ro có thể xảy ra.

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1166 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán từ năm 1991, mạng lưới thanh toán thẻ của ngân hàng ngày cang được mở rộng và doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ ngày một tăng. Cho đến nay tổng số thẻ Ngân hàng Ngoại thương đã phát hành là 3138 thẻ với số tiền sử dụng là 38 tỷ đồng. Trong bối cảnh hoạt động kinh tế khó khăn và môi trường cạnh tranh gay gắt, tình hình phát hành và thanh toán thẻ trong năm 2000 của Ngân hàng Ngoại thương cung bị ảnh hưởng song không đáng kể. Tổng số thẻ phát hành là 1301 thẻ, trong đó có 698 Visa card và 603 Mastercard, doanh số phát hành thẻ là 71 triệu USD. d. Kinh doanh ngoại tệ. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có tầm quan trọng lớn đối với Ngân hàng Ngoại thương. Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng so với năm trước, lượng ngoại tệ bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng lớn gấp 10 lần so với năm 1999, đạt 787 triệu USD. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã phục vụ đắc lực cho nhu cầu cung ứng ngoại tệ cho thị trường, đáp ứng nhu cầu thanh toán đối ngoại, góp phần cùng NHNN bình ổn thị trường ngoại tệ và tăng Quỹ ngoại tệ quốc gia. e. Công tác ngân quỹ. Mặc dù khối lượng ngoại tệ công việc tăng nhưng công tác ngân quỹ của Ngân hàng Ngoại thương vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong năm 2000, không xảy ra trường hợp mất quỹ nào, cán bộ kiểm ngân liêm khiết đã trả lại tiền thừa cho khách hàng 829 món với tổng số tiền là 1519 triệu VNĐ và 162100 USD. Nhờ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, năm 2000 toàn hệ thống đã phát hiện được 152 triệu VNĐ và 5900 USD giả. Ngân hàng đã mở c khoá đào tạo bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ là công tác ngân quỹ để nắm bắt kịp thời những cái mới, phục vụ tốt hơn cho công việc. 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Năm 2001, Ngân hàng Ngoại thương hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu tài chính, cụ thể như sau: * Tổng thu nhập của Ngân hàng Ngoại thương đạt 3363 tỷ đồng, tăng 30,5% so với năm 2000. Thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng 60,4% tổng thu nhập tăng mạnh so với năm 2000 (37,7%) do lượng ngoại tệ gửi nước ngoài ra tăng (từ 1313,8 triệu quy USD bình quân năm 2000 lên 2133,1 triệu USD) và lãi suất trên thị trường quốc tế cũng tăng lên đáng kể trong năm 2001. * Tổng chi phí của Ngân hàng Ngoại thương trong năm 2001 là 3150 tỷ đồng, tăng 31,8% so với năm 2000. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí là chi phí dự phòng tăng mạnh (tăng 28,3%) đạt 385 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương cũng được phép ghi vào chi phí để xoá nợ cho IMEXCO theo quyết định của Chính phủ với số tiền 9,6 triệu USD ( 135 tỷ đồng). Như vậy tổng số chi phí dự phòng và xoá nợ là 520 tỷ đồng, tăng 220 tỷ so với năm 2000. Nguồn vốn huy động tăng mạnh cũng là chi trả tiền lãi gửi tăng 29,5%, lên tới 2079,6 tỷ đồng. Chi về nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng tăng do từ thãng 8 đến thãng 11/2001 tỷ giá tăng mạnh. * Lợi nhuận trước thuế đạt 212,4 tỷ, tăng 13,3% so với năm 2000, vượt 45% so với kế hoạch Nhà nước giao (146 tỷ đồng). Ngân hàng Ngoại thương cũng đã nộp ngân sách Nhà nước khoảng 220 tỷ đồng, tăng 85% so với kế hoạch (118,5 tỷ đồng). Trong hệ thống có 22/24 chi nhánh có lợi nhuận tăng so với năm 2000. Trong số các chi nhánh có lợi nhuận tăng thì nguyên nhân do tăng thu nhập chiếm đa số (15/22 chi nhánh), còn lại 7/22 chi nhánh dù có thu nhập giảm nhưng do tiết kiệm chi phí nhiều hơn nên lợi nhuận vẫn tăng. Các chi nhánh đạt lợi nhuận cao là: Sở giao dịch 238 tỷ (tính cả phần chi xoá nợ và dự phòng cho toàn bộ hệ thống), thành phố Hồ Chí Minh 138,8 tỷ; Vũng Tàu 82,6 tỷ; Quảng Ngãi 35,7 tỷ; Hà Nội 35,6 tỷ. Như vậy Ngân hàng Ngoại thương đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch tài chính năm 2001. 3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương. Năm 1994 Thống đốc NHNN đã Quyết định thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo qui chế doanh nghiệp Nhà nước. Song song với việc sắp xếp lại tổ chức, Ngân hàng Ngoại thương đã xây dựng những văn bản pháp qui qui định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Để phù hợp với nền kinh tế thị trường, Ngân hàng Ngoại thương đã mở rộng mạng lưới để thực hiện kinh doanh đa năng có hiệu quả. Năm 1994 thành lập thêm 2 chi nhánh, năm 1995 thêm 2 chi nhánh và 4 phòng giao dịch, ở TW thành lập 14 phòng và các công ty con, các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Năm 1996 cùng với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Ngoại thương tiến hành đổi mới về bộ máy tổ chức. ở Hội sở TW Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã quyết định, tổ chức bộ máy của Ngân hàng Ngoại thương gồm hai cấp: cấp quản lý và cấp quả lý kinh doanh. Cấp trực tiếp kinh doanh là sở giao dịch và các chi nhánh trực thuộc. Mô hình tổ chức này đã giúp cho ban giám đốc tập trung sự chỉ đạo, nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh sát với nền kinh tế thị trường. Sở giao dịch và các chi nhánh chủ động về kinh doanh.ở hội sở TW (cấp quản lý) giải thể mô hình khối và một số phòng ban. ở cấp kinh doanh trực tiếp, thành lập thêm các chi nhánh. Sơ đồ mô hình tổ chức: BKS HĐQT (Chủ tịch, các TV) BĐH (TGĐ, các P.TGĐ) Sở giao dịch Các PGĐ Các PGĐ Các phòng quản lý TW Kế toán trưởng Các chi nhánh Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Hội đồng Quản trị có 5 dến 7 thành viên do thống đốc ngân hàng quyết định bổ nhiệm. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể họp thường kỳ mỗi thãng một lần để xem xét những vấn về chiến lược phát triển, qui hoạch và kế hoạch hàng năm, các dự án lớn, các dự án liên doanh với nước ngoài . . . Quyết định của hội đồng có tính bắt buộc đối với toàn Ngân hàng Ngoại thương. Ban kiểm soát có 5 thành viên trong đó có một thành viên của hội đồng quản trị làm trưởng ban, 4 thành do hội đồng quản trị bộ nhiệm. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị giao , báo cáo với hội đồng quản trị theo định kỳ, tham gia phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của hội đồng quản trị. Tổng giám đốc của Ngân hàng Ngoại thương do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật; là người có quyền điều hành cao nhất trong Ngân hàng Ngoại thương. Giúp việc tổng giám đốc có các phó giám đốc. Đơn vị thành viên Ngân hàng Ngoại thương là những doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, những đơn vị hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự ngiệp. Các đơn vị thành viên có con dấu, được mở tài khoản tại các ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình. II.Thực trạng công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1. Qui trình thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương. 1.1 Quy trình thẩm định dự án tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Vì vậy, qui trình thẩm định không ngừng được củng cố hoàn thiện. Theo quyết định 240 của tổng giám đóc hướng dẫn qui chế cho vay đối với khách hàng, qui trình thẩm định một dự án như sau: Tiếp nhận hồ sơ dự án. Thẩm định. Quyết định cho vay, hoặc trình TW nếu vượt thẩm quyền. Lập, ký hợp đông tín dụng khế ước vay vốn. Giải ngân cho vay. Chi nhánh Tín dụng Thẩm định Nguồn vốn GĐ P.GĐ Trung ương Tín dụng Thẩm định Nguồn vốn TGĐ P.TGĐ Hợp đồng tín dụng Quy trình thẩm định một dự án có thể được mô tả dưới dạng sơ đồ sau: Cho vay (từ chối) Hồ sơ Dự án Cho vay (từ chối) Các hồ sơ xin vay vốn được chủ dự án gửi đén phòng tín dụng của chi nhánh trực tiếp quản lý địa bàn. Cán bộ tín dụng của chi nhánh trực tiếp xúc , nhận hồ sơ của khách hàng. Sau khi nhận hồ sơ dự án cán bộ tín dụng phải kí nhận về ngày tháng nhận đủ hồ sơ và danh mục hồ sơ. cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra sơ bộ về tính đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơ; tư cách pháp nhân của người vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn người vay bổ xung hoàn thiện văn bản còn thiếu hoặc không đảm bảo tính pháp lý. Đối với những dự án chuyển tiếp để đảm bảo nhanh chóng cho người vay cán bộ tín dụng phải đối chiếu danh mục các tài liệu và yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm những tài liệu cần thiết. Công tác thẩm định tại chi nhánh diễn ra theo đúng qui định mà Giám đốc (hoặc P.GĐ) cho vay hoặc từ chối. Nếu từ chối cho vay chi nhánh phải có văn bản trả lời chủ dự án và gửi cấp quản lý Ngân hàng Ngoại thương để báo cáo. Truờng hợp dự án vượt thẩm quyền chi nhánh thì chi nhánh gửi hồ sơ trình TW qua phòng tín dụng địa bàn. Hồ sơ dự án được lập thành hai bản, một lưu tại phòng tín dụng chi nhánh một gửi lên trụ sở chính. Sau khi kiểm tra toàn bộ hồ sơ vay vốn cán bộ tín dụng sẽ chuyển hồ sơ cho phòng thẩm định. Cuối cùng là ý kiến chính thức của Giám đốc chi nhánh cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn, lịch rút vốn vay, lịch trả nợ, các biện pháp bảo đảm nợ vay. 1.2. Thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương. a. Thẩm định bộ hồ sơ xin vay vốn. Theo qui định hiện hành tại quyết định 324/1999/QĐ - NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt nam và quyết định của tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về cho vay Trung và dài hạn (kiểm tra tính pháp lý và đồng bộ, đầy đủ các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ) b. Thẩm định dự án về mặt kỹ thuật. * Nhận xét chung: sự cần thiết phải đầu tư * Tên dự án: báo cáo khả thi đã được cấp có thẩm quyền duyệt, tên sản phẩm làm ra, thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế, tổng giá trị thiết bị nhập khẩu . . . * Tổng chi phí đầu tư và nguồn vốn: tổng vốn đầu tư theo VNĐ hoặc qui đổi theo tỷ gía nhất định; nguồn vốn chú ý đến nguồn vốn vay, phải ghi rõ số tiền vay tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đặc biệt là vốn vay Ngân hàng Ngoại thương (thời hạn, số tiền, lãi suất). * Tổ chức xây dựng dự án: đảm bảo thực hiện đúng nghị định 52/CP về quản lý xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng và khai thác dự án. * Thẩm định khả năng cung cấp đầu vào sảm xuất: nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án; nguồn cung cấp điện, nhiên liệu; nguồn cung cấp lao động; và yêú tố đầu vào khác như nguồn cung cấp bao bì, phụ tùng thay thế. * Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm: Nhu cầu thị trường hiện tại: thị trường trong nước, ngoài nước, mức thu nhập bình quân đầu người của từng vùng thị trường tiêu thụ, thói quen tập quán tiêu dùng của người địa phương. Công thức tính nhu cầu thị trường như sau: Tổng mức tiêu thụ = Tổng tồn kho đầu kỳ + Tổng SP sản xuất trong kỳ + Tổng nhập khẩu - Tổng xuất khẩu - Tổng tồn kho cuối kỳ Công thức trên có thể áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm cùng loại trong thời gian nhất định(năm/quý) và phạm vi thị trường nhất định. - Xác định nhu cầu thị trường tương lai khi dự án đi vào hoạt động: xác định số lượng (giá trị) sản phẩm đã tiêu dùng trong 3-5 gần đây, tìm qui luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân: Nhu cầu tiêu thụ năm sau = Lượng tiêu thụ năm trước * Tốc độ tăng trưởng bình quân - Xác định khả năg cung cấp hiện tại và tương lai: nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu. c. Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh. *Xác định công suất của thiếi bị trong thời gian vay nợ ngân hàng. - Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất lý thuyết (máy nóc thiết bị sản xuất 24h/ngày và 365ngày/năm) - Công suất thiết kế: là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường có thể kể đến là: máy móc thiết bị hoạt động qui trình công nghệ, không gián đoạn vì những lí do đột xuất; các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ liên tục. Công suất thiết kế được xác định theo công thức sau: Công suất thiết kế (1năm) = CSTK trong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu * Số giờ làm việc trong 1ca * Số ca trong một ngày * Số ng LV trong 1 năm Công suất khả dụng: công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn so với công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được và vậy cần xem xét công suất khả dụng, là công suất có thể đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra. Sau khi đã xác định công suất của thiết bị ta tính tổng các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng với nguồn trả nợ. * Xác định doanh thu theo công xuất dự kiến. - Xác định giá bán bình quân: sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì, bán buôn hay bán lẻ, giá bán hiện tại là bao nhiêu, so sánh với giá bán các sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trong tương lai ? Đơn giá bình quân tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền như sau: Đơn giá bán bình quân Trong đó: Pi là đơn giá bình quân sản phẩm loại i; Qi là số lượng sản phẩm loại i; N là số sản phẩm loại i. Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: sau khi đã xác định được công suất, ta xác định sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó tính được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch. Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch: Doanh số tiêu thụ = Đơn giá bình quân * Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Xác định chi phí đầu vào trong các năm trả nợ - Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, điện nước, nhiên liệu . . . Từ đó tính biến phí cho một đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm * Sản lượng - Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ khấu hao; chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ; chi phí thuê mướn đất đai, nhà xưởng; tiền lãi vay trung dài hạn . . . Từ hai khoản chi phí trên tính tổng chi phí cho cả năm sản xuất, bằng định phí cộng biến phí. d. Thẩm định dự án về mặt tài chính. * Khả năng trả nợ. Tổng thu - Tổng chi = Lãi gộp Lãi gộp - Thuế lợi tức = Lợi nhuận ròng Tỷ lệ lợi huận ròng dùng để trả lãi ngân hàng: tuỳ theo tính chất của từng doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lưọi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã chích quỹ khen thưởng và phúc lợi. Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ = Lợi nhuận dùng để nợ * 100% Tổng số lợi nhuận ròng Nguồn trả nợ vay = Số khấu hao cơ bản + Phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + Các nguồn khác (thuế lợi tức được để lại, lợi nhuận kinhh doanh phụ khác . . .) Công thức tính thời gian thu hồi vốn vay và thời gian thu hồi vốn đầu tư theo phương pháp tĩnh Thời gian thu hồi vốn vay = KHCB năm + phần lợi nhuận dùng để trả nợ + nguồn khác Tổng số vốn vay Thời gian thu hồi đầu tư = KHCB năm + phần lợi nhuận dùng để trả nợ + nguồn khác Tổng số vốn đầu tư vào dự án Từ các thông tin thu thập được có thể thành lập bảng tổng hợp sau đây: Năm thứ Đơn vị tính 1 2 3 4 5 I. Công suất thiết bị (%) II. Doanh thu 1. Sản lượng tiêu thụ 2. Đơn giá bình quân III. Chi phí sản xuất 1. Tổng định phí 2. Tổng biến phí IV. Các khoản nộp NS - Thuế doanh thu A% - Thuế lợi tức B% V. Nguồn trả nợ NH - Từ KHCB - Từ lợi nhuận ròng VI. Nợ trung dài hạn trả NH - Nợ gốc - Lãi VII. Thừa/Thiếu (VI – VII) VIII. Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay Từ bảng phân tích tổng hợp hiệu quả - khả năng trả nợ của dự án trên đây, ta biết được thời gian vay vốn, dự án có tự trả được nợ đúng hạn hay không, bao lâu thì thu hồi được vốn cho vay kỳ hạn nào trả được, kỳ hạn nợ nào còn thiếu, biện pháp bù đắp thiếu hụt như thế nào . . . Cần chú ý mức độ giao động của các số liệu tính toán được để xác định mức độ ổn định và tính chắc chắn của dự án. * Phân tích điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn tổng doanh thu bằng tổng chi phí. điểm hoà vốn càng thấp thì dự án càng có hiệu quả tính rủi ro càng thấp. Các dự án đầu tư có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được. - Xác định sản lượng hoà vốn: Sản lượng hoà vốn = Tổng định phí Mức lãi gộp 1 đơn vị SP Trong đó: Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm bằng đơn giá bình quân trừ đi biến phí đơn vị sản phẩm. - Xác định doanh số hoà vốn: Doanh thu hoà vốn = Tổng định phí 1- Tổng biến phí Doanh số bán trong năm - Điểm hoà vốn tiền tệ: Điểm hoà vốn tiền tệ = Tổng định phí - KHCB năm Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Điểm hoà vốn trả nợ: Điểm hoà vốn trả nợ = Tổng định phí - KHCB + Nợ phải trả + Thuế lợi tức Tổng doanh thu - Tổng biến phí *Tính thu nhập thuần: Gọi Ri là số thu nhập ròng nhận được năm i, i chạy từ 1 đến t. Tổng vốn đầu tư đưa dự án vào khai thác là C , lãi suất chiết khấu là r (% năm). Ta có: NPV = R1 + R2 + . . . + Rt - C (1+r) (1+r)2 (1+r)t Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, ta phải qui đổi giá trị đầu tư (C) về thời điểm đưa dự án vào khai thác. Khi NPV = 0 thì thu nhập ròng vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư , khi NPV 0, NPV càng lớn thì càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án thì ta chọn sự án nào có NPV lớn nhất. * Hệ số thu hồi vốn nội tại. Để đánh giá hiệ quả của dự án đầu tư ta có thể kết hợp tính hệ số IRR. IRR là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hịên tại của chi phí đầu tư . Nếu IRR bằng lãi suất tiền gửi thì nhà đầu tư nên gửi tiết kiệm với độ an toàn cao hơn. Nếu IRR bằng lãi suất tiền vay và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi suất ngân hàng. Do vậy IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế. * Khả năng thanh toán tức thời (còn gọi là tỷ lệ lưu hoạt của dự án). Căn cứ vào các báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp (báo cáo cho 3 năm gần nhất) đẻ tính các chỉ số sau: Tỷ lệ lưu hoạt = Giá trị tài sản có lưu động Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác đến hạn Tỷ lệ cấp thời (chỉ số thanh toán nhanh) = Tài sản có lưu động- Trị giá tồn kho Tài sản nợ ngắn hạn Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh toán tức thời phải lớn hơn 1, tỷ lệ càng cao thì khả năng thanh toán càng chắc chắn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền = Tiền mặt, chứng chỉ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu) Các khoản nợ đến hạn * Phân tích các trường hợp rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Phân tích các trường hợp có thể xảy ra rủi ro bằng cách đưa ra các giả định thay đổi sản lượng, đơn giá bán, tăng chi phí sản xuất. . .để kiểm tra tính hiệu quả, khả thi, độ ổn định và khả năng trả nợ của dự án. Cụ thể sẽ xem xét các trường hợp sau: + Trường hợp sản lượng giảm 5%, 10% hoặc 15%. . . (mức giảm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tính chất của dự án, khả năng tổ chức sản xuất, thị trường tiêu thụ. . .), ta tính lại tổng doanh thu và tính lại chi phí biến đổi (biến phí) để kiểm tra kinh doanh lỗ hay lãi, khả năng trả nợ, tính lại NPV, IRR của dự án. + Trường hợp biến phí tăng 5%, 10%. . .do giá nguyên, nhiên vật liệu tăng, tiền lương công nhân tăng nhưng giữ nguyên sản lượng và doanh số tiêu thụ, kiểm tra tính hiệu quả và khả năng trả nợ, tính NPV và IRR của dự án. + Trường hợp giá bán sản phẩm giảm 5%, 10%, 15%. . .nhưng giữ nguyên sản lượng tiêu thụ, giữ nguyên chi phí sản xuất, do vậy doanh số bán sẽ giảm và khả năng trả nợ của dự án thay đổi thế nào, tính NPV và IRR của dự án. . . + Dự đoán thay đổi về chính sách kinh tế của Nhà nước, các chính sách về thuế, về khuyến khích sản xuất, việc thực hành các khu công nghiệp, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh ngành nghề và thị trường. . .có ảnh hưởng tích cực hay bất lợi cho dự án đầu tư. e. Thẩm định điều kiện an toàn vốnvay. * Đối với các trường hợp thế chấp tài sản thông thường: theo đúng quy định hiện hành tại quyết định số 07/NHNTg ngày 3/1/95 của tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về thế chấp, cầm cố tài sản ,bảo lãnh vay vốn ngân hàng. * Trong trường hợp thế chấp bằng chính dự án, về nguyên tắc Ngân hàng Ngoại thương có thể chấp thuận nhưng cần xác định rõ giá trị tài sản và cơ sở pháp lý để Ngân hàng Ngoại thương có thể phát mại được tài sản và tiền phát mại có thể đủ đẻ trả nợ vay Ngân hàng Ngoại thương . + Xác định giá trị tài sản thế chấp. Giá trị tài sản nhập khẩu bao gồm hai phần là phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo, giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo,chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng,lãi vay. . .không được tính là giá trị bảo đảm vay vốn vì khi phát mại thì phần phi vật chất không bán được. + Yêu cầu cơ sở pháp lý Đối với doanh nghiệp nhà nước , phải có văn bản cam kết thế chấp các tài của doanh nghiệp bao gồm các tài sản đã đang và sẽ đầu tư vào công trình. Có các giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp như giấy giao đất, giấy phép xây dựng. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thực hiện đúng theo quyết định số 07 ngày 3/1/95 của tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. f. Kết luận. - Nêu rõ ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối cho vay của cán bộ tín dụng. - Ghi ý kiến của trưởng phòng tín dụng đồng ý hay từ chối cho vay. - ý kiến quyết định của giám đốc chi nhánh. 2. Tình hình thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ta có thể nhìn nhận một cách tổng quát về tình hình thực hiện công tác thẩm định qua bảng sau: Năm 1998 1999 2000 Số tiền các dự án xin vay 5085 6369 5353 Số được duyệt 3102 3439 2516 % được duyệt 61 54 47 Như vậy, các dự án đưa đến ngân hàng xin vay vốn không phải được chấp nhận một cách dễ dàng. Ngân hàng sẽ thẩm định kỹ càng trước khi cho vay, ta có thể nhận thấy tỷ lệ % số tiền được xét duyệt cho vay không phải là cao. Những dự án đưa đến ngân hàng xin vay vốn đã bị loại bỏ khá nhiều với những lý do khác nhau, có thể do doanh nghiệp nghiệp hoặc bản thân dự án có vấn đề khó khăn nên không được Ngân hàng chấp nhận cho vay. Có những dự án bị từ chối cho vay ngày khi xin vay ở chi nhánh, có dự án thì khi đưa đến Phòng thẩm định và đầu tư chứng khoán mới bị từ chối, điều này có thể thấy công tác thẩm định được phối hợp xét duyệt từ chi nhánh đến TW. Hơn nữa, công việc được thực hiện ngày càng thận trọng hơn, điều này được thể hiện ở tỷ lệ % số tiền được duyệt so với tiền mà các chủ dự án xin vay giảm dần qua các năm, từ 61%, 54% trong năm 1998,1999 xuống còn 47% trong năm 2000. Điều này chứng tỏ rằng công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng ngày càng được chú trọng và xem xét một cách cẩn thận. Trong năm 2000, số tiều đầu tư vào các dự án giảm tương đối mạnh, một phần do công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ hơn, nhưng phần lớn là do nhu cầu vốn giảm mạnh. Vài năm trước, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng xin vay vốn để thực hiện dự án đầu tư, nhưng 2-3 năm trở lại đây, do môi trường đầu tư bị hạn chế nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó làm ăn và ít vay vốn, chỉ còn các Tổng công ty xin vay. 3. Kết quả công tác thẩm định. Để đánh giá được kết quả của công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương ta đị phân tích những chỉ tiêu tài chính sau: 3.1. Nợ xấu đã xác định. Một số hạng mục trong bảng TKTS phản ánh chất lượng công tác thẩm định đến 30/6/2001. STT Hạng mục Tổng số (tỷ VNĐ) Trong đó Ngoại tệ % trong dư nợ với nền KT Nguyên tệ (Ng.USD) Quy VNĐ (tỷ VNĐ) % trong từng hạng mục 1 Quá hạn a.Đến 180 ngày. b.Từ 180 dến 360 ngày. c. Khó đòi 403,7 57,8 42,7 303,2 14685 1478 526 12683 203,5 19,8 7,3 174,4 51 35 17 58 3.26 0.47 0.35 2.44 2 Nợ khoanh Không thể thu hồi. 1290.0 379.0 69945 21147 978 292.3 76 77 10.32 3.06 3 Nợ chờ xử lý 1281 50790 708.9 56 10.25 4 Tài sản xiết nợ 246.7 3056 40 17 Ghi chú:Tỷ giá sử dụng là 14.054 VNĐ/USD của NHNN ngày 30/6/2001. Cột “tỷ trọng dự nợ với nền kinh tế” là tỷ trọng dự nợ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nợ khoanh: Các khách hàng có nợ khoanh (329 doanh nghiệp) chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước (99%). Phần “không thể thu hồi” trong mục nợ khoanh là tổng số dư nợ được khoanh nhưng khách hàng đã giải thể. Ngân hàng chưa có đánh giá về khả năng thu hồi đối với số nợ khoanh còn lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nợ khoanh đều có khó khăn về mặt tài chính. - Nợ chờ xử lý: Các doanh nghiệp có số nợ chờ xử lý lớn là các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân và các cá thể. Các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 23% số nợ chờ xử lý. Các khoản Ngân sách nợ: Nợ này phát sinh từ việc Ngân hàng Ngoại thương chỉ định thay mặt NHNN thực hiện nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trong thời kỳ bao cấp. Khoản nợ này không đánh giá được chất lượng công tác thẩm định, 3.2. Nợ xấu tiềm ẩn. Nợ xấu tiềm ẩn chưa phản ánh trong các số liệu bảng trên. Các khoản nợ này lên tới sấp xỉ 193 tỷ VNĐ, bằng 1,54% tổng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư. nếu xét về thực trạng, khách hàng có nợ dãn là khách hàng có rất nhiều khó khăn về mặt tài chính, Ngân hàng có nhiều khả năng không thể thu hồi được. III. Đánh giá về hoạt động thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1. Những mặt đã đạt được. Sau khi có pháp lệnh ngân hàng,Ngân hàng Ngoại thương trở thành một đơn vị độc lập, tự chiụ trá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0309.doc
Tài liệu liên quan