Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn, ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn cần vốn cho giai đoạn trước và sau khi giao hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng cho đơn vị vay vốn trước khi giao hàng cho đối tác nhằm giúp họ trang trải các khoản chi phí như mua nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển ra bến cảng, trả tiền cước, bảo hiểm, thuế v.v. Bên cạnh đó ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp sau khi giao hàng bằng cách ngân hàng mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng không chỉ đơn giản là giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các chương trình xuất khẩu của mình mà thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi đã làm cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành cho hàng xuất khẩu. Hiện nay, các NHTMQD đã có nhiều cải tiến và mở rộng hình thức cho vay như chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ phương thức tín dụng chứng từ, tín dụng có vật tư bảo đảm. Kết quả các hoạt động này không chỉ phản ánh ở hoạt động cho vay XNK mà còn phản ánh ở khâu TTQT.
107 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1197 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán
3289
4384
4314
3.996
8,6
2. Cho vay các TCTD khác
5.767
9.655
13.660
9.694
20,8
3. Cho vay nền kinh tế
24.198
27.645
34.970
28.938
62,0
4. Hùn vốn liên doanh, mua cổ phần
178
164
175
172
0,4
5. Tài sản khác
2.177
3.416
7.356
3.766
8,2
Tổng sử dụng vốn
34.134
45.265
60.300
46.566
100
Nguồn : Báo cáo tổng kết NHCT VN năm 1998 - 2000
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, các NHTMQD đã mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế. Do vậy, tỷ lệ vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm. Thí dụ : NHCT năm 1988 vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 10%, thì năm 1993 là 35% đến năm 2001 là 39%. NHNo&PTNT năm 1997 có cơ cấu vốn cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh là 56% đến năm 2001 tỷ lệ này là 74%.
Ở Việt Nam hiện nay, do nhiều nguyên nhân chúng ta chưa có một ngân hàng XNK quốc doanh đủ mạnh để cấp tín dụng cho lĩnh vực XNK. Cho nên, kênh tín dụng này do các NHTMQD, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện, trong đó các NHTMQD chiếm vị trí quan trọng hơn cả (cho đến hiện nay).
Nhìn chung các NHTMQD đã từng bước đáp ứng phần lớn nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động XNK trong tất cả các ngành kinh tế của đất nước.
Các NHTMQD cho các doanh nghiệp vay nhằm mục đích xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật - mua sắm máy móc trang thiết bị, đổi mới công nghệ, mua nguyên, nhiên vật liệu chi trả chi phí xây lắp, gia công chế biến, thu mua vận chuyển các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Vốn bỏ ra cho việc sản xuất và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thường là rất lớn, ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn cần vốn cho giai đoạn trước và sau khi giao hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng một cách có hiệu quả nhất. Ngân hàng cho đơn vị vay vốn trước khi giao hàng cho đối tác nhằm giúp họ trang trải các khoản chi phí như mua nguyên nhiên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, chi phí vận chuyển ra bến cảng, trả tiền cước, bảo hiểm, thuế v.v... Bên cạnh đó ngân hàng cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp sau khi giao hàng bằng cách ngân hàng mua (chiết khấu) hối phiếu xuất khẩu hoặc bằng cách tạm ứng theo các chứng từ hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu trước và sau khi giao hàng không chỉ đơn giản là giúp cho doanh nghiệp thực hiện được các chương trình xuất khẩu của mình mà thông qua việc cho vay với lãi suất ưu đãi đã làm cho doanh nghiệp giảm chi phí, hạ giá thành cho hàng xuất khẩu. Hiện nay, các NHTMQD đã có nhiều cải tiến và mở rộng hình thức cho vay như chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ phương thức tín dụng chứng từ, tín dụng có vật tư bảo đảm. Kết quả các hoạt động này không chỉ phản ánh ở hoạt động cho vay XNK mà còn phản ánh ở khâu TTQT.
Các NHTMQD cho các doanh nghiệp vay nhập khẩu chủ yếu bằng hình thức cho vay ngoại tệ để mở thư tín dụng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài nhằm phục vụ mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
Nội dung nêu trên đề cập đến mối quan hệ tín dụng giữa các NHTM nói chung, trong đó có NHTMQD nói riêng đối với các chủ thể kinh tế trực tiếp hoạt động XNK. Trên thực tế, xem xét trong mối quan hệ tổng thể cho thấy để đẩy mạnh hoạt động XNK có hiệu quả các doanh nghiệp nói trên cần phải giải quyết nhiều mối quan hệ (trực tiếp và gián tiếp) với nhiều đơn vị thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau.
Thí dụ : Tổng công ty lương thực muốn đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu gạo thì ngoài quan hệ với NHTM như đã nêu trên còn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các đơn vị khác như giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học, các đơn vị kiểm tra chất lượng lương thực, bảo quản, xay sát và các chủ thể sản xuất nông nghiệp v.v... Xét trong mối quan hệ này, các đơn vị kinh tế nói trên cũng cần vay vốn ngân hàng để đổi mới trang thiết bị công nghệ, mua phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất v.v... thông qua mạng lưới các đơn vị trực tiếp hoạt động nhập khẩu v.v...
Bởi vậy, theo nghĩa rộng có thể nói rằng phần lớn số dư nợ của các NHTMQD đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động XNK. Riêng NHNT Việt Nam thì hầu hết hoạt động tín dụng đều liên quan đến hoạt động XNK. Các NHTMQD khác có tỷ lệ thấp hơn.
Có thể chứng minh điều này qua một số ví dụ sau :
Ngân hàng ngoại thương Hà Nội (NHNT HN) là ngân hàng thương mại đối ngoại đầu tiên của Thủ đô, nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại là thế mạnh truyền thống của ngân hàng. Với đặc điểm đó dư nợ cho vay XNK của NHNT HN chiếm đa số trong tổng dư nợ (kể cả trung hạn và ngắn hạn. Bảng 2.3 cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn XNK của NHNT HN từ 1997 - 2000.
Bảng 2.3. Tình hình cho vay ngắn hạn XNK từ 1997 - 2000 (quy ra VNĐ)
Đơn vị : triệu đồng
1997
1998
1999
2000
Chỉ tiêu
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Dư nợ
Tỷ trọng %
Cho vay XNK
219949
92,59
227112
88,37
281125
86,14
301648
84,34
Cho vay khác
17610
7,41
29881
11,77
45.216
13,86
56.004
15,66
Tổng
237559
100
256993
100
326341
100
357652
100
Nguồn : Báo cáo tín dụng ngắn hạn theo mặt hàng giai đoạn 1997 - 2000 của NHNT HN
Từ số liệu bảng trên cho thấy, cho vay XNK của NHNT HN chiếm tỷ trọng hầu như toàn bộ số dư nợ (92,59%; 88,37%; 86,14%, 84,34% của các năm 1997, 1998, 1999, 2000). Tuy nhiên, cho vay khác có chiều hướng tăng dần cả về số lượng và tỷ trọng dư nợ. Bởi vì, trước khi thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế mở cửa thì nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu là lĩnh vực mà NHNT độc quyền. Tất cả các doanh nghiệp kinh doanh XNK đều có quan hệ với NHNT. Ngày nay, tất cả các NHTM đều thực hiện nghiệp vụ này. Tuy nhiên nghiệp vụ cho vay XNK và TTQT vẫn là thế mạnh của NHNT so với các NHTM khác.
Để phục vụ mục tiêu xuất khẩu gạo, cà phê các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam đã cho vay để thu mua lương thực xuất khẩu và tạm trữ xuất khẩu với số dư nợ năm 1999 là 2.049 tỷ đồng, năm 2000 đạt mức 3.048 tỷ đồng, đến 31/12/2001 đạt mức 3.000 tỷ đồng, năm 2001 cho vay thu mua xuất khẩu và tạm trữ xuất khẩu cà phê với số dư nợ là 7.000 tỷ đồng, trong đó cho vay hộ nông dân là 3.155 tỷ đồng, với 309 ngàn hộ nông dân còn số dư nợ tại các ngân hàng. NHĐT & PT Việt Nam cho vay phục vụ chương trình xuất khẩu cao su, cà phê 1.000 tỷ dồng v.v...
Cho vay phát triển các vùng nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản cũng là một chương trình lớn của các NHTMQD. Nhiều DNNN sản xuất chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu nội địa như sản xuất xi măng, bông, sợi, đường, rượu, bia, bánh kẹo v.v... Song, do nhu cầu mở rộng sản xuất, hiện đại hoá về công nghệ, đổi mới trang thiết bị đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn, các NHTMQD đã là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Thí dụ : tính đến 31/12/2000 các NHTMQD đã cho vay chương trình 1 triệu tấn mía đường đạt mức dư nợ 4.774 tỷ đồng.
Ngoài những nội dung đã nêu trên, có thể phân tích thực trạng tín dụng XNK của các NHTMQD thông qua việc cấp tín dụng cho các tổng công ty 90, 91. Đây là những đơn vị kinh tế có quy mô và tiềm lực kinh tế lớn. Phần lớn các Tổng công ty 90, 91 là những đơn vị kinh doanh đơn ngành nên việc thực hiện chuyên môn hoá trong sản xuất và Marketing tương đối thuận lợi, đồng thời các Tổng công ty 90, 91 cũng là những đơn vị chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thí dụ : Tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 3 năm 1996, 1997, 1998 là 7,3; 9,3 và 9,4 tỷ USD. Trong đó chỉ tính riêng một số Tổng công ty 90, 91 cũng đã chiếm một tỷ lệ khá lớn. Năm 1996 kim ngạch xuất khẩu ở riêng 4 tổng công ty : dầu khí, dệt may, lương thực miền Nam, than đã chiếm 32,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu ở 4 tổng công ty nói trên chiếm 25,8% ... Qua đây có thể thấy các Tổng công ty 90, 91 thực sự đóng góp vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo nguồn thu, tăng cường dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, góp phần hướng đạo về giá cho các doanh nghiệp khác của Việt Nam tham gia vào thị trường quốc tế, hạn chế tình trạng bị ép giá.
Để tăng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng kim ngạch xuất khẩu thời gian qua, các TCT 90 - 91 đã không ngừng mở rộng đầu tư. Do vậy, nhu cầu vốn tăng lên nhanh chóng. Tổng dư nợ của các TCT 90 - 91 năm 1996 là 101 ngàn tỷ đồng tăng lên trên 135 ngàn tỷ năm 1998. Trong đó, nợ của các TCT 90 tăng từ 61 ngàn tỷ lên 80 ngàn tỷ. Đối với các TCT 91 tổng số nợ tăng từ trên 40 ngàn tỷ năm 1996 lên trên 55 ngàn tỷ năm 1999(*) Nguồn : Cục Quản lý doanh nghiệp nhà nước. Ghi chú : số liệu năm 1998 của TCT 90 tính đến tháng 6 năm 1998.
.
Phần quan trọng giúp cho các Tổng công ty 90, 91 mở rộng đầu tư là thông qua vay nợ : ngân sách, nợ ngân hàng thương mại và các khoản nợ khác. Trong đó, nợ ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất (bảng 2.4).
Bảng 2.4. Cơ cấu nợ của các Tổng công ty 90 - 91
Đơn vị : triệu đồng, %
Tổng công ty 91
Tổng công ty 90
1996
1997
1998
1999
1996
1997
1998
Tổng nợ
40139885
38238628
54882125
52832280
61083505
72768768
80291466
Nợ N/s
2441628
1928243
2027542
1131709
925514
1584922
2114280
Nợ ng/hàng
13404036
11684745
34513817
35700789
29319379
35493776
37120480
Nợ khác
24294221
24625640
18340766
15999782
30838612
35690370
41056706
Tổng
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
Nợ ng/sách
6%
5%
4%
2%
2%
2%
3%
Nợ ng/hàng
33%
31%
63%
68%
48%
49%
46%
Nợ khác
61%
64%
33%
30%
50%
49%
51%
Nguồn : Cụcquản lý doanh nghiệp nhà nước
Ghi chú : Số liệu năm 1998 của TCT90 tính đến tháng 6/1998.
Từ số liệu bảng 2.4 cho thấy : Thứ nhất, việc sử dụng nguồn vốn ngân sách cho các Tổng công ty vay mà thực chất là sự bao cấp thông qua ngân sách bằng cách duy trì lãi suất cho vay thấp của nhà nước đối với các Tổng công ty 90, 91 đang có xu hướng ngày càng giảm dần, có thể nói đây là xu hướng tích cực trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng thời có tác dụng thúc đẩy các Tổng công ty 90, 91 phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, hạn chế tư tưởng ỷ lại vào ngân sách nhà nước như trước đây. Thứ hai, nợ ngân hàng trong cơ cấu nợ của các Tổng công ty 90, 91 đang có chiều hướng tăng nhanh trong thời gian qua. Đến cuối năm 1998, tính chung cho toàn bộ các doanh nghiệp trong các TCT 90 - 91 tỷ lệ vay nợ thông qua ngân hàng chiếm trên 53%, đối với các TCT 90 tỷ lệ này khoảng 50% tương tự đối với các TCT 91, là gần 70% vào cuối năm 1999. Đây là dấu hiệu tốt cho các NHTM trong việc tăng trưởng vốn tín dụng nhưng cũng đặt ra những khó khăn trong việc đáp ứng nguồn vốn nói trên. Hiện tại các Tổng công ty 90, 91 chiếm khoảng 25% tổng tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện Việt Nam chưa phát triển được một thị trường vốn thì cho đến hiện nay, ngân hàng, trước hết là các NHTMQD vẫn là nơi duy nhất để các Tổng công ty 90, 91 tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Điều đó đã nói lên vai trò của các NHTMQD trong việc cho vay đối với các Tổng công ty 90, 91 nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ, nhập máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động kinh doanh nói chung trong đó phần chủ yếu có liên quan đến hoạt động XNK.
Các NHTMQD đã không ngừng mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn và chủ đạo, các công trình dự án trọng điểm với nhiệm vụ trực tiếp tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu.
Thí dụ: năm 2000 NHĐT&PT Việt Nam có tỷ lệ tín dụng tài trợ XNK chiếm khoảng 45% tổng số vốn cho vay trung và dài hạn bằng ngoại tệ. NHĐT&PT đã tập trung vốn cho những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: điện lực 4.000 tỷ đồng, bưu chính viễn thông 1.000 tỷ đồng, xi măng 2.000 tỷ đồng, cao su - cà phê 1.000 tỷ đồng, mía đường 800 tỷ đồng, đánh bắt xa bờ 300 tỷ đồng, các khu công nghiệp 200 tỷ đồng. Riêng khoản bảo lãnh nhập thiết bị là 1,540 tỷ đồng.
Nhìn chung, hoạt động cho vay tài trợ XNK của NHĐT&PT Việt Nam đã có những biến chuyển lớn, ngoài những kết quả nêu trên trong năm 2000, NHĐT&PT đã ký kết được 18 hiệp định khung với các ngân hàng lớn trên thế giới để có vốn tài trợ cho các dự án XNK; thu xếp nguồn vốn nước ngoài cho 19 dự án tài trợ XNK mới với số tiền là 42 triệu USD; thực hiện cho vay tài trợ xuất khẩu gạo dư nợ là 62,188 tỷ đồng.
NHNo&PTNT riêng năm 2001 đã cho vay ngành cà phê để tạm trữ xuất khẩu 7.000 tỷ đồng, cho vay thu mua lương thực xuất khẩu và tạm trữ xuất khẩu 3.000 tỷ đồng, cho vay đánh bắt xa bờ 305 tỷ đồng, cho vay chương trình mía đường 3.900 tỷ đồng v.v...
Một trong những hình thức hỗ trợ vốn lớn của các NHTMQD là bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng, hàng năm với giá trị đạt hàng tỷ USD, bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu các dự án quốc tế. Thí dụ ở NHĐT&PT, doanh số bảo lãnh tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Doanh số bảo lãnh của ngân hàng trong năm 1999 đạt 2.655 tỷ đồng đến năm 2000 tăng lên 3.824 tỷ đổng và năm 2001 tăng lên 4.246 tỷ đồng. Ngoài ra cần phải lưu ý rằng việc các ngân hàng phát hành L/C cho khách hàng nhập khẩu hàng hoá, máy móc, thiết bị cũng là một hình thức bảo lãnh. Các doanh nghiệp khi mở L/C phần lớn không có đủ tiền để ký quỹ tất cả trị giá L/C. Các ngân hàng bằng uy tín của mình đứng ra cam kết thanh toán cho người thụ hưởng ở nước ngoài. Sự tăng trưởng của hoạt động thanh toán quốc tế thông qua hình thức L/C nhập khẩu tại các NHTMQD cũng phản ánh sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này. Mở rộng nghiệp vụ bảo lãnh, một mặt tăng doanh lợi cho các NHTMQD nhưng mặt khác cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển sản xuất nông lâm thuỷ sản xuất khẩu, các NHTMQD trước hết là NHNo&PTNT đã không ngừng đẩy mạnh cho vay vốn trực tiếp đến kinh tế hộ, kinh tế trang trại hỗ trợ cho việc phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, mua sắm trang thiết bị, tàu thuyền, vật tư để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đánh bắt hải sản, mở rộng các cơ sở chế biến sản phẩm xuất khẩu.
Bảng 2.5. Số liệu cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn của hệ thống ngân hàng
Đơn vị : tỷ đồng
Tổ chức tín dụng
31/3/1999
31/3/2000
31/3/2001
6/2001
- NHNo&PTNT VN
21.000
27.000
30.455
48.000
- NHCT VN
2.143
2.004
2.835
3.000
- NHNT VN
643
1.182
1.755
1.900
- NHĐT&PT VN
2.343
3.001
3.553
3.750
- NH phục vụ người nghèo
3.355
3.914
4.839
5.300
- Quỹ tín dụng nhân dân
1.732
2.022
2.317
3.000
- NH phát triển nhà ĐBSCL
2.000
- NH thương mại cổ phần
5.000
Tổng cộng
31.216
39.723
45.754
71.900
Nguồn : Tổng hợp số liệu báo cáo của ngân hàng nhà nước
Từ số liệu bảng 2.5 cho thấy : Một là, 4 NHTMQD có vị trí quan trọng, chiếm đại bộ phận tổng số vốn cho vay đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn. Hai là, số lượng vốn cho vay tăng nhiều qua các năm, đặc biệt là NHNo&PTNT.
Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết các dự án đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu có quy mô lớn đều thuộc các công ty nhà nước. Đó là những khách hàng chủ yếu của các NHTMQD.
Lấy ví dụ của Công ty sản xuất dịch vụ và XNK nam Hà Nội có trụ sở tại 38-40 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.Vốn điều lệ của Công ty là 4.933 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng, trong đó kinh doanh XNK là chủ yếu. Công ty chuyên xuất khẩu hàng nông sản, thực phẩm, thủ công mỹ nghệ ... , nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, dịch vụ hội chợ quảng cáo.... Công ty có các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, khu côngnghiệp chế biến thực phẩm XK tại Gia Lâm, Hà Nội. Trong 2 năm 2001 - 2002 Công ty có rất nhiều các dự án đầu tư phát triển hàng XK. Tất cả các dự án này đều do các NHTMQD tài trợ ngoài số vốn tự có của Công ty theo như quy định.
Đơn cử một vài dự án sau:
- Dự án vay vốn đầu tư phục hồi làng nghề “Gốm sứ Chu Đậu’’ tại Nam Sách, Hải Dương chuyên sản xuất hàng gốm sứ XK. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 11.375 triệu đồng. Trong đó 20% là vốn tự có của Công ty, 80% còn lại - 9.100 triệu đồng do NHNT tài trợ.
- Dự án xây dựng xí nghiệp liên hiệp chế biến thực phẩm XK Hà Nội tại Kim Sơn, Gia Lâm. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 169 tỷ đồng. Trong đó 20% là vốn tự có của Công ty, 80% còn lại - 135 tỷ đồng do NHNT và NHĐT&PT đồng tài trợ.
- Dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp dịch vụ kho vận hàng hoá XNK tại Mỹ hào, Hưng Yên. Tổng vốn đầu tư cho dự án là 7,5 tỷ đồng. Trong đó 1,5 tỷ đồng là vốn tự có của Công ty và vốn huy động khác, 6 tỷ đồng do NHĐT&PT tài trợ.
Tóm lại ta có thể thấy rằng các khoản tín dụng ngắn hạn cũng như trung dài hạn của các NHTMQD ít nhiều hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đều có liên quan đến hoạt động tài trợ XNK và hầu hết các dự án đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu đều do các NHTMQD tài trợ.
2.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế của các NHTMQD
Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ngoại thương. Quy mô và hiệu quả của TTQT phụ thuộc quy mô, hiệu quả hoạt động chung của NHTM, trực tiếp là hoạt động kinh tế đối ngoại.
Thực trạng hoạt động TTQT tại các NHTMQD có thể được đánh giá thông qua khả năng, quy mô, chất lượng và hiệu quả thực tế của TTQT đối với kết quả hoạt động ngoại thương của nền kinh tế. Trước đây, hoạt động TTQT được coi là một hoạt động đặc thù, độc quyền của NHNT. Ngày nay, tất cả các NHTMQD đều tham gia trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, do đó các NHTMQD đều coi TTQT là một loại hình dịch vụ cần thiết và không ngừng tìm mọi biện pháp để mở rộng, nâng cao quy mô, hiệu quả TTQT.
Cùng với sự tăng lên về khả năng thanh toán, quy mô TTQT của các NHTMQD cũng ngày càng mở rộng. Hoạt động TTQT tại các NHTMQD tăng lên nhanh chóng tính theo giá trị tuyệt đối và cả theo số món thanh toán cũng như số lượng thị trường, các ngân hàng đối tác. Sau đây là một số dẫn chứng :
Trước hết phải kể đến vai trò quan trọng của NHNTVN. Tính bình quân trong 10 năm (1992 - 2001) NHNTVN đã thực hiện thanh toán khoảng trên 30% tổng kim ngạch XNK của cả nước (Bảng 2.6).
Bảng 2.6. Kim ngạch thanh toán XNK qua NHNT VN
Đơn vị : triệu USD
Năm
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch TT XK
1607
1938
1639
2144
2221
2476
2532
3263
4163
4234
Kim ngạch TT NK
1933
3029
3189
3275
3537
3386
3466
3317
5012
4847
Tổng kim ngạch TT XNK
3530
4966
4827
5420
5758
5861
5998
6580
9175
9081
Nguồn : Báo cáo tổng hợp kết quả 10 năm hoạt động của NHNT VN (1991 - 2000) và báo cáo năm 2001
Từ số liệu bảng 2.6 cho thấy rằng: Thứ nhất, NHNT VN đã đạt được kết quả cao về tốc độ tăng kim ngạch thanh toán XNK. Năm 2001 so với năm 1992 kim ngạch thanh toán XK tăng 2.627 triệu USD gấp hơn 2,6 lần. Tương tự, kim ngạch thanh toán NK tăng 2.914 triệu USD gấp hơn 2,5 lần. Thứ hai, tổng kim ngạch thanh toán XNK qua NHNT VN chiếm tỷ trọng lớn so với toàn bộ kim ngạch thanh toán XNK của cả nước - 9.081 triệu USD (kim ngạch XNK cả nước năm 2001 đạt 31.100 triệu USD).
Mặc dù hoạt động kinh tế đối ngoại không phải là nghiệp vụ truyền thống của các NHTMQD khác (trừ NHNT) song những năm qua các ngân hàng này đã phấn đấu vươn lên phát triển không ngừng về nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Thí dụ như NHNo&PTNT Việt Nam đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, vươn lên hội nhập với thị trường tiền tệ khu vực và quốc tế. Ngân hàng đã nhận sự tài trợ của một số tổ chức tài chính tín dụng quốc tế để đổi mới công nghệ và nhận làm uỷ thác đầu tư 17 dự án với số vốn 448 triệu USD, trong đó trực tiếp thực hiện qua NHNo&PTNT Việt Nam là 225 triệu USD gồm 8 dự án uỷ thác đầu tư; thực hiện các chương trình phục hồi nông nghiệp với tổng số vốn là 208 triệu USD; 3 dự án nâng cao năng lực NHNo&PTNT Việt Nam với tổng số vốn là 12 triệu USD; 4 dự án tài trợ kỹ thuật với tổng số vốn là 3 triệu USD; 2 dự án làm dịch vụ với tổng số vốn là 32 triệu USD.
Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu qua NHNo&PTNT Việt Nam đạt mức hơn 1 tỷ USD trong năm 1999, tăng 3,13 lần so với năm 1995. Tương tự, với hàng nhập khẩu doanh số đạt gần 5 tỷ USD tăng gấp 9,1 lần so với năm 1995. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện thành công và có hiệu quả việc thanh toán biên mậu với Trung Quốc và Lào. Năm 2000 doanh số thanh toán qua biên mậu đạt 5.077 tỷ đồng, trong đó thanh toán hàng XNK đạt 915 tỷ đồng tăng 31% so với năm 1999. Cùng với sự tăng lên về doanh số TTQT, số chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam trực tiếp tham gia thanh toán quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm (xem bảng 2.7).
Bảng 2.7. Sự biến động về doanh số TTQT và số chi nhánh trực tiếp TTQT của NHNo&PTNT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Số chi nhánh trực tiếp TTQT
số CN
25
38
49
58
70
Doanh số TTQT
triệu USD
971
1.457
2.396
2.800
1.928
Tốc độ tăng trưởng
%
43
50
64
17
- 31
Nguồn : Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT năm 2001
Tốc độ tăng trưởng TTQT bình quân hàng năm của NHNN&PTNT là 28%. Trong năm 2001 doanh số TTQT bị sụt giảm là do tác động của sự suy thoái nền kinh tế thế giới sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, do biến động về tỷ giá ...vv.
Tại NHĐT&PT Việt Nam hoạt động TTQT cũng tăng trưởng liên tục cả về số lượng và chất lượng. Số chi nhánh trực tiếp thực hiện TTQT tăng qua từng năm. Nếu như trong năm 1999 mới có 19 chi nhánh trực tiếp thực hiện TTQT thì đến năm 2000 đã có 31 chi nhánh và năm 2001 có 39 chi nhánh trực tiếp thực hiện. Tương ứng, doanh số TTQT và phí cũng tăng qua từng năm. Trong năm 1999 doanh số TTQT đạt 1.400 triệu USD, phí đạt 1,8 triệu USD, năm 2000 - 2.280 triệu USD và 2,7 triệu USD, năm 2001 - 2.800 triệu USD và 3,7 triệu USD.
Tại NHCT Việt Nam, doanh số thanh toán XNK năm 2001 đạt 2.240 triệu USD tăng 40% so với năm 2000.
Cùng với việc nâng cao khả năng, mở rộng quan hệ quốc tế, việc tăng cường đầu tư hiện đại hoá công nghệ TTQT đã được chú trọng. Đến nay, toàn bộ các NHTMQD đều sử dụng mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và sử dụng tất cả các phương thức của TTQT như phương thức chuyển tiền, nhờ thu, L/C hàng xuất, L/C hàng nhập. Chất lượng dịch vụ TTQT của các NHTMQD ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy mà kim ngạch thanh toán hàng XNK qua các NHTMQD trong thời gian qua đều tăng cả về giá trị tương đối lẫn tuyệt đối. Một nguyên nhân nữa rất quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng của hoạt động TTQT tại các NHTMQD đó là sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng XNK nói riêng cũng như hoạt động huy động vốn. Trong năm 2000 tổng nguồn vốn của các NHTMQD đạt 216.936 tỷ đồng, dư nợ của các NHTMQD đạt 124.919 tỷ đồng. Tương ứng như vậy, doanh số TTQT của các NHTMQD trong năm 2000 đạt 15,85 tỷ USD. Nhờ đó kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2000 đạt 28,29 tỷ USD. Trong năm 2001 tổng nguồn vốn của các NHTMQD đạt 265.797 tỷ đồng tăng 22,5% so với năm 2000, dư nợ của các NHTMQD đạt 161.150 tỷ đồng tăng 29% so với năm 2000. Tương ứng như vậy, doanh số TTQT của các NHTMQD trong năm 2001 đạt 16,05 tỷ USD tăng 1,3%. Nhờ đó kim ngạch XNK của Việt Nam năm 2001 đạt 31,1 tỷ USD tăng 9%.
Sau đây là ví dụ cụ thể về hoạt động TTQT của NHĐT&PT Hà Nội.
Bảng 2.8. Tổng hợp hoạt động TTQT của NHĐT&PT Hà Nội năm 2000, 2001
Đơn vị tính : 1000 USD
Năm 2000
Năm 2001
Tăng trưởng
Phương thức
Số món
Giá trị
Số món
Giá trị
Tuyệt đối
Tương đối
Chuyển tiền
300
7632
634
12623
4991
65,4%
Nhờ thu
90
1807
132
5214
3.407
188,5%
L/C hàng xuất
20
704
44
4546
3842
545,7%
L/C hàng nhập
974
131140
1855
201212
70.072
53,4%
Tổng
1384
141283
2665
223595
82312
58,3%
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động TTQT của NHĐT&PT Hà Nội
Số liệu bảng 2.8 cho thấy doanh số TTQT năm 2001 tăng 58,3% so với năm 2000 (tăng số tuyệt đối 82.312 ngàn USD và số món thanh toán tăng gần gấp đôi). Nổi bật hơn cả là sự tăng trưởng của thanh toán L/C hàng xuất, tăng 545,7% (tăng 3.842 ngàn USD). Điều này chứng tỏ NHĐT&PT Hà Nội đã có những chính sách khuyến khích hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hoạt động nhờ thu năm 2001 cũng đạt mức tăng trưởng cao - 188,5% với 3.407 ngàn USD so với năm 2000. Kết quả này chủ yếu do hoạt động nhờ thu hàng nhập tăng. Điều đó phản ánh uy tín thanh toán của ngân hàng đối với các ngân hàng đại lý nước ngoài đã từng bước được cải thiện nên họ uỷ nhiệm cho NHĐT&PT Hà Nội thu hộ số tiền ngày càng tăng từ khách hàng nhập khẩu.
Xét về số tuyệt đối, hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu vẫn giữ vị trí hàng đầu (tăng 70.072 ngàn USD) tuy tỷ lệ tăng chỉ đạt 53,4% thấp hơn tỷ lệ tăng của các phương thức thanh toán khác. Nguyên nhân của tình trạng này là do số món thanh toán L/C hàng nhập tăng gần gấp đôi, mà giá trị mỗi món L/C hàng nhập lớn hơn nhiều lần so với giá trị mỗi món thanh toán khác.
Trong các phương thức thanh toán thì phương thức tín dụng chứng từ vẫn giữ vị trí chủ đạo, trong đó phương thức thanh toán L/C hàng nhập chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều.
Hiện nay, về nghiệp vụ chuyển tiền các ngân hàng nói chung đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của bưu điện. Tuy nhiên, nghiệp vụ chuyển tiền tại các NHTMQD vẫn tiếp tục đạt được những kết quả khả quan. Kết quả nghiệp vụ chuyển tiền của NHĐT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37191.doc