Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì, Hà Nội

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 4

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ, SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG 4

NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4

1.1 DNVVN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 4

1.1.1 Khái niệm DNVVN. 4

1.1.2 Đặc điểm DNVVN và DNVVN trong nông thôn. 6

1.1.3 Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường. 10

1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA TD NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN. 13

1.2.1 TD ngân hàng. 13

1.2.1.1 Khái niệm TD ngân hàng 13

1.2.1.2 Các hình thức của TD ngân hàng 15

1.2.2 Sự cần thiết của TD ngân hàng đối với các DNVVN. 19

1.2.2.1 TD ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNVVN. 20

1.2.2.2 TD ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN. 20

1.2.2.3 TD ngân hàng tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận vốn nước ngoài. 21

1.2.2.4 TD ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNVVN. 21

1.2.2.5 TD ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNVVN. 21

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng TD đối với các DNVVN. 22

1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HỖ TRỢ TD CHO DNVVN. 27

1.3.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 27

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 31

CHƯƠNG 2 33

NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI. 33

2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ, HÀ NỘI. 33

2.1.1 Thực trạng các DNVVN hiện nay ở Việt Nam. 33

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNoTT. 37

2.1.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh. 37

Biểu 2.1 Tình hình kinh tế của huyện Thanh Trì 38

2.1.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNoTT. 41

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ. 51

2.2.1 Khái quát tình hình các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT. 51

2.2.2 Thực trạng hoạt động TD đối với các DNVVN tại NHNoTT. 56

2.2.3 Đánh giá hoạt động TD DNVVN. 65

2.2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.2.3.2 Một số mặt còn tồn tại và nguyên nhân. 68

CHƯƠNG 3 73

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ. 73

3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNVVN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ. 73

3.1.1 Chủ trương đầu tư TD đối với các DNVVN của NHNo & PTNT Việt Nam. 73

3.1.2 Định hướng mở rộng TD DNVVN tại NHNoTT . 75

3.2 GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG TD ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI NHNO & PTNT HUYỆN THANH TRÌ. 78

3.2.1.Xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn hảo cho ngân hàng. 78

3.2.2. Thực hiện tốt công tác huy động vốn, đảm bảo đủ nguồn đáp ứng nhu cầu vốn vay của các DNVVN. 79

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức TD cho các DNVVN. 80

3.2.4. Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt cho các DNVVN. 82

3.2.5. Đảm bảo đúng quy trình TD, đặc biệt nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án. 83

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả là cơ sở để mở rộng TD. 85

3.2.7. Thực hiện tốt các tài sản đảm bảo. 87

3.2.8. Thiết lập chiến lược Marketing, trong đó chú trọng vào chính sách khách hàng. 88

3.2.9. Củng cố và nâng cao trình độ của cán bộ TD ngân hàng. 91

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 92

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ. 92

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 95

3.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam. 95

3.3.4 Kiến nghị với các DNVVN. 96

KẾT LUẬN 98

 

 

doc102 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thanh Trì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 70, khu đô thị mới Pháp Vân- Tứ Hiệp. Tính đến cuối năm 2002, tổng nguồn vốn huy động là 317.074 triệu đồng, đạt 105,69% so kế hoạch cấp trên giao, tăng 96.481 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái tức là tăng 43,74%. Cơ cấu nguồn vốn đến 31/12/2002 như sau: Tiền gửi không kỳ hạn: 45.636 trđ chiếm tỷ trọng 14,4% Tiền gửi có kỳ hạn <12th :201.687 trđ chiếm tỷ trọng 63,6% Tiền gửi kỳ phiếu: 65.751trđ chiếm tỷ trọng 20,7% Tiền gửi ngoại tệ: 4.000 trđ chiếm tỷ trọng 1,3% Nếu xét theo loại tiền gửi, bao gồm tiền gửi VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ, thì năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên tiền gửi VNĐ vẫn chiếm đại đa số, khoảng 98% trở nên, năm 2002 đạt 313.074 trđ tăng so với năm 2001 là 95.427trđ tương đương 43,84%, tiền gửi ngoại tệ những năm 2000 trở về trước không được huy động đến năm 2001 hình thức huy động này mới xuất hiện với số lượng (quy đổi VNĐ) là 2.946trđ và năm 2002 là 4.000trđ, tăng 1.054 trđ tương ứng 35,77% so với năm 2001 chiếm tỷ trọng 1,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ đạt con số ít như vậy là do lượng ngoại tệ trên địa bàn rất ít vì chủ yếu là dân nông nghiệp, ít liên quan đến các giao dịch quốc tế, thêm vào đó là số lượng các công ty xuất nhập khẩu ở đây cũng rất hạn chế nên ngoại tệ ít được lưu thông trên địa bàn. Trước đây do thu từ công tác huy động vốn bằng ngoại tệ không bù đắp được chi phí bỏ ra nhưng đến nay nhu cầu gửi bằng ngoại tệ tăng lên hơn nữa để cạnh tranh với các ngân hàng bạn gần đó nhằm khai thác tối đa nguồn vốn nên NHNoTT đã mở rộng hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ, đến nay, các loại hình huy động vốn của ngân hàng phong phú hơn, đa dạng hơn và nguồn vốn cũng trở nên ổn định hơn. Xét theo kỳ hạn thì công tác huy động vốn của NHNoTT chủ yếu thông qua ba hình thức là loại tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống và hình thức phát hành kỳ phiếu trả lãi trước hoặc trả lãi sau, trong đó loại dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Năm 2000 loại này chiếm 65,49%, 2001 giảm xuống còn 53,33% và cuối năm 2002 lại ở mức 64,9%. Tính đến 31/12/2002 tiền gửi huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 205.687 trđ, tăng 88.036 trđ tương ứng 77,38% so với năm 2001. Năm 2001 tỷ trọng loại dưới 12 tháng giảm nhiều hơn so với các năm khác là do tỷ trọng huy động thông qua phát hành kỳ phiếu tăng lên một cách rõ ràng so với các năm đạt 35,4% trong khi các năm khác chỉ hơn 10%. Có hiện tượng này là do thời kỳ đó NHNoTT phải cạnh tranh gay gắt với các đơn vị trên địa bàn và phải xử lý tài chính cho năm sau nên NHNoTT đã huy động kỳ phiếu trả lãi trước vào hai đợt, đợt I: tháng 8/2001 và đợt II: tháng 12/2001. Nếu phân loại công tác huy động vốn theo đối tượng thì có tiền gửi của các TCKT và tiền gửi của dân cư trong đó chiếm ưu thế là tiền gửi của dân cư khoảng trên 80% tổng số. Năm 2002 tiền gửi của dân cư đạt 271.438trđ, chiếm 65,61% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn năm trước 84.445 trđ tức là 45,16%. Trong khi đó do biến động của nền kinh tế năm 2001, hoạt động của các TCKT bị ảnh hưởng làm cho tiền gửi vào ngân hàng của họ giảm nhẹ, chỉ đạt 33.600trđ, giảm so với năm 2000 là 2.007trđ, tương đương với 5,6%. Tuy nhiên đến năm 2002 con số này lại đi vào ổn định, tiền gửi của các TCKT tăng 35,82% so với năm trước. Tại NHNoTT, tiền gửi của các TCKT đạt ở con số khiêm tốn như vậy là do địa bàn huyện ít các doanh nghiệp, công ty, HTX…mặc dù vậy họ đã tin vào uy tín và chất lượng phục vụ của NHTT nên tiền gửi của họ chủ yếu theo hình thức không kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh, kịp thời và an toàn. Tình hình sử dụng vốn Song song với nghiệp vụ huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nếu huy động tốt nhưng không cho vay được sẽ gây ứ đọng vốn, lãng phí vốn và như vậy nguồn vốn không được sử dụng một cách hiệu quả. Vì vậy, đối với hoạt động này, không riêng ngân hàng nào mà tất cả các tổ chức TD tham gia vào kinh doanh tiền tệ đều coi là mục tiêu số một. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện Thanh Trì là chuyên sản xuất nông nghiệp với diện tích canh tác rất lớn, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn lại không nhiều cộng với tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn, môi trường đầu tư không thuận lợi nên hàng hoá, nông sản nhiều khi không tiêu thụ được dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất không dám mở rộng hoạt động kinh doanh. Thêm vào đó là tình hình tiêu dùng trong nước tuy có tăng nhưng chỉ số tiêu dùng vẫn thấp do ảnh hưởng của chu kỳ suy thoái kinh tế thế giới cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị trên cùng địa bàn đã gây cho NHNoTT gặp không ít khó khăn trong quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng TD. Đứng trước những khó khăn này, NHNoTT đã không ngừng phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong phương hướng đầu năm ở tất cả các mặt trong đó trọng tâm là hoạt động cấp TD, cụ thể là cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế với chất lượng cao nhất. Tổng doanh số cho vay cũng như dư nợ cho vay của NHNoTT tăng trưởng và ổn định qua các năm, dư nợ trong hạn được mở rộng, NQH ngày càng giảm, vòng quay vốn TD tăng nhanh là cơ sở cho hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng TD của ngân hàng. Biểu 2.5 Tình hình cho vay vốn của NHNoTT qua các năm: Biểu 04 cho thấy tình hình dư nợ ở NHNoTT qua các năm 2000, năm 2001 và năm 2002 tương đối ổn định và tăng trưởng đều. Năm 2001 tăng so với năm 2000 là 30.761 trđ tương ứng 27,77%, năm 2002 tăng trưởng có xu hướng chững lại chỉ tăng 11,24% tương ứng với 15.904 trđ. Có được kết quả như trên là cả một quá trình nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên của NHNoTT trong đó đặc biệt là các cán bộ TD ngân hàng. Tổng dư nợ đến 31/12/2002 là 157.414 trđ đạt 87,45% so với kế hoạch và tăng 15.904 trđ so đầu năm, trong đó: Ngắn hạn là 140.301 trđ chiếm 89,13%/ tổng dư nợ, trung hạn là 17.113 trđ chiếm 10,87%/ tổng dư nợ Trong tổng dư nợ của NHNoTT, chủ yếu cho vay ngắn hạn, trung bình chiếm khoảng 90%/ tổng dư nợ, phần còn lại là cho vay trung hạn và hầu như không có cho vay dài hạn. Đó là do khách hàng vay vốn của NHNoTT chủ yếu là các hộ sản xuất nhỏ, họ vay nhằm mục đích trồng trọt hoặc chăn nuôi là chính. Thêm vào đó, các thành phần kinh tế trên địa bàn, cả trong và ngoài quốc doanh trong thời gian này đều chỉ cần vốn để bổ sung vốn lưu động nên nhu cầu về vốn ngắn hạn cũng tăng lên và dư nợ TD ngắn hạn luôn chiếm ưu thế. Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn của NHNoTT là ổn định, năm sau cao hơn năm trước, năm 2001 tăng 29.378 trđ tương đương 28,7% so với năm 2000, năm 2002 mặc dù tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ thấp hơn các năm trước (đều trên 90%), chỉ đạt 89.13% nhưng cả số tuyệt đối và số tương đối đều tăng, đạt ở mức 140.301 trđ, tăng 8.559 trđ tương ứng 6,5%. Cho vay trung hạn chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng và cho các doanh nghiệp, công ty…vay để mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng con số này vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2000 đạt 8.385 trđ chiếm 7,57% tổng dư nợ, sang năm 2001 tăng 1.383 trđ, đạt 9.768 trđ, đặc biệt năm 2002 dư nợ trung hạn tăng rất mạnh, gần gấp đôi dư nợ của năm 2001, đạt ở mức 17.113 trđ, chiếm 10,87%, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc dư nợ trung hạn có thay đổi khả quan như vậy là do năm 2002 nhiều khu đô thị và khu công nghiệp đã đi vào nề nếp và hoạt động, sinh hoạt tiêu dùng của gia đình cán bộ công nhân viên đòi hỏi ở mức cao hơn, nhiều cơ quan, doanh nghiệp đòi hỏi có vốn cho hoạt động kinh doanh của mình vì vậy dư nợ cho vay tiêu dùng phát triển và tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. NHNo & PTNT huyện Thanh Trì dưới sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam thực hiện kinh doanh tiền tệ ở khu vực huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội với nhiệm vụ chính là phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới vì vậy bộ phận nông dân vẫn là đối tượng cấp TD chính trong hoạt động TD của NHNoTT. Nhưng do sự phát triển của nền kinh tế, do những quy luật khách quan của cơ chế thị trường mà hiện nay đối tượng được NHNoTT xem xét cấp TD bao gồm cả các ngành nghề kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Sự phát triển toàn diện này không chỉ mang lại lợi ích cho NHNoTT mà còn tạo ra hiệu quả của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, nếu xét theo đối tượng để cấp TD thì hiện nay NHNoTT thực hiện cho vay hộ sản xuất, cho vay kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh. Mặc dù số lượng các doanh nghiệp quốc doanh không lớn nhưng dư nợ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ, năm 2000 chiếm 64,84% tổng dư nợ, đạt 71.806 trđ, năm 2001 chiếm 72,06%, tăng 30.171 trđ ở mức 101.977 trđ nhưng năm 2002 chỉ chiếm 40,28%, giảm 38.559 trđ. Dư nợ kinh tế ngoài quốc doanh ở con số nhỏ hơn rất nhiều, năm 2000 và năm 2001 chỉ trên dưới 1% nhưng đến năm 2002 thì dư nợ cho thành phần kinh tế này đã chiếm trên 30% tổng dư nợ, đạt ở mức 49.638 trđ trong khi đó dư nợ hộ sản xuất luôn luôn ổn định ở mức trên dưới 30% vì vậy đến năm 2002 cả ba loại đối tượng mà NHNoTT cho vay có tỷ trọng dư nợ tương đương. Tuy không chiếm ưu thế trong tổng dư nợ nhưng hộ sản xuất vẫn luôn là khách hàng truyền thống của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. Vì vậy mỗi năm, số vốn cấp cho các hộ sản xuất khoảng 1/3 tổng dư nợ, năm 2000, dư nợ đạt 37.699, chiếm 34,04% tổng dư nợ, sang năm 2002 mặc dù dư nợ có tăng thêm 1.281 trđ tương ứng 3,4% nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm đi chỉ chiếm 27,55%, năm 2002 tỷ trọng vẫn ở mức như vậy, chiếm 27,83% nhưng lượng vốn cấp cho các hộ tiếp tục tăng 4.823 trđ đạt ở mức 43.803 trđ. Cho vay nông nghiệp là đối tượng cho vay chính của NHNoTT nhưng dư nợ ở lĩnh vực này những năm qua cũng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng lâu dài, cơ chế bảo đảm tiền vay, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện chưa kịp thời dẫn đến việc đầu tư cho vay hộ sản xuất chủ yếu tập trung vào cho vay theo QĐ 67 và NQLT số 2308 về cho vay theo tổ, các hộ sản xuất nông nghiệp, còn các nhu cầu vay lớn như: kinh doanh dịch vụ, kể cả sản xuất nông nghiệp đều gặp khó khăn ách tắc do không đủ điều kiện đảm bảo tiền vay. Hai năm 2001 và 2002, dư nợ hộ sản xuất tăng không đáng kể, chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ có nguyên nhân một mặt từ việc nhà nước thu hồi 432 ha đất sản xuất nông nghiệp, nên đã co hẹp thị phần đầu tư đối với hộ sản xuất của NHNoTT, mặt khác cán bộ TD cho vay thẩm định chặt chẽ hơn, sợ rằng cho vay ra không thu được nợ, dư âm của nợ xấu những năm trước ảnh hưởng đến tâm lý co cụm dẫn đến ngại cho vay hoặc chỉ cho vay cầm chừng. Mặc dù cho vay hộ sản xuất chững lại trong những năm gần đây, nhưng cho vay tiêu dùng thì lại gia tăng do nhu cầu tiêu dùng gia đình của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, hiểu được tâm lý đó một số cán bộ TD chuyển hướng nhanh, tích cực đi tiếp thị đến các cơ quan, trường học có thu nhập ổn định để cho vay nên có cán bộ TD dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm 50%/ tổng dư nợ. Thực tế cho thấy đầu tư cho vay tiêu dùng ở những đơn vị như: đơn vị bộ đội chuyên nghiệp, công an, trường học và một số doanh nghiệp có thu nhập thường xuyên ổn định thì việc vay, trả nợ rất tốt, nếu có rủi ro thì thủ trưởng các đơn vị này cũng có trách nhiệm giúp ngân hàng thu hồi nợ. Trong thời gian tới NHNoTT tiếp tục mở rộng đầu tư cho vay mua nhà chung cư, nhà ở của các dự án và khu công nghiệp. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng ở vùng đô thị mới, các cơ quan đoàn thể trong địa bàn kể cả đối tượng hưu trí. Như vậy, đối tượng vay vốn của ngân hàng sẽ đa dạng hơn, yếu tố rủi ro cũng theo đó mà giảm bớt. Các hoạt động nghiệp vụ khác Do đặc điểm địa hình và tính chất hoạt động nên số lượng các nghiệp vụ của NHNoTT không được đa dạng và nếu có thì chỉ với số lượng cũng như quy mô rất nhỏ. Bên cạnh nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ cho vay là chủ yếu thì NHNoTT còn tham gia vào nghiệp vụ bảo lãnh và nghiệp vụ thanh toán cho các chủ thể. Về nghiệp vụ bảo lãnh: hiện nay ở NHNoTT có các hình thức bảo lãnh như: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình và bảo lãnh thanh toán nhưng trong đó chỉ chủ yếu là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh công trình. Với chất lượng phục vụ của mình mà số lượng bảo lãnh mỗi năm đều có sự tăng trưởng, đạt kế hoạch đề ra, tính đến 31/12/2002 tổng số dư bảo lãnh đạt 8291 trđ. Về nghiệp vụ thanh toán: với sự đổi mới máy móc thiết bị cũng như công nghệ tiên tiến cộng với uy tín, chất lượng làm việc của NHNoTT mà công tác thanh toán của ngân hàng đảm bảo nhanh, chính xác nên không ngừng thu hút thêm nhiều khách hàng tạo ra các mối quan hệ mới hỗ trợ các nghiệp vụ khác của ngân hàng phát triển. Đến 31/12/2002, ngân hàng đã có 461 tài khoản được hoạt động thường xuyên, liên tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cả ngân hàng và khách hàng. Tóm lại, tình hình kinh doanh của NHNoTT trong những năm gần đây cơ bản đạt được những kế hoạch đặt ra, rủi ro trong kinh doanh ít xảy ra hoặc có cũng được xử lý kịp thời. Chính điều này đã tạo niềm tin cho lãnh đạo hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam cũng như tất cả khách hàng đã giao dịch và sẽ giao dịch với NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. 2.2 Thực trạng hoạt động TD đối với các DNVVN tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì. 2.2.1 Khái quát tình hình các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT. Với chủ trương đô thị hoá, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, Nhà nước và Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển các ngành nghề trong nông nghiệp, xây dựng các ngành công nghiệp trong nông thôn, tiếp tục đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh tế nông thôn. Quán triệt được chủ trương đó, huyện Thanh Trì ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới thành lập, từ các ngành nông nghiệp đến công nghiệp và các ngành thương mại dịch vụ đều tham gia đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của huyện và thành phố. Đến thời điểm cuối năm 2002, tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ đã tương đương với tỷ trọng ngành nông nghiệp, ngành chủ yếu trên địa bàn huyện Thanh Trì và trong tương lai con số này còn tiến xa hơn nữa. Cơ cấu kinh tế các ngành ở huyện Thanh Trì những năm qua như sau: Đồ thị 2.6 Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và thương mại huyện Thanh Trì (Đơn vị: %) Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Trì có 114 doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh, hầu hết với quy mô vừa và nhỏ, bao gồm: + Doanh nghiệp nhà nước TW: 38 đơn vị + Doanh nghiệp địa phương: 15 đơn vị + Doanh nghiệp tư nhân: 9 đơn vị + Công ty cổ phần: 5 đơn vị + Công ty TNHH: 25 đơn vị + HTX: 22 đơn vị + Ngân hàng chuyên doanh: 2 đơn vị Mặc dù số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn không phải là ít nhưng đặt quan hệ TD với NHNoTT năm 2001 có 11 doanh nghiệp, sang năm 2002 tăng thêm 3 doanh nghiệp nữa, đưa số lượng doanh nghiệp là các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT lên con số 14, chiếm 12,3% tổng số doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Một con số quá nhỏ trong điều kiện hiện nay của các ngân hàng, vì vậy việc tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm mở rộng TD đối với các DNVVN trên địa bàn huyện Thanh Trì và tiếp tục mở rộng ra các khu vực khác là nhiệm vụ cần thiết của NHNoTT trong thời điểm này. Tất cả các doanh nghiệp trên chủ yếu có nhu cầu vay, tiền gửi ít hoặc hầu như không có. Tình hình sản xuất kinh doanh của 14 doanh nghiệp có quan hệ TD với NHNoTT nhìn chung là không đồng đều, khả năng vốn tự có khác nhau và chủ yếu là thấp, trình độ tổ chức quản lý kinh doanh khác nhau, các doanh nghiệp trung ương có khả năng về vốn cạnh tranh tốt hơn, hiệu quả hơn, còn các doanh nghiệp địa phương sản xuất cầm chừng và ít vốn tự có nên không có khả năng cạnh tranh. Trong số các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT thì đa số là các doanh nghiệp quốc doanh, còn ngoài quốc doanh chiếm số lượng rất ít, điều này chứng tỏ uy tín và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh vẫn luôn được đánh giá cao. Cũng do là một huyện ngoại thành chuyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp nên các doanh nghiệp ở huyện Thanh Trì có quan hệ TD với NHNoTT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay hỗ trợ cho nông nghiệp là chính, chiếm hơn 70% số doanh nghiệp có quan hệ như công ty phân lân Văn Điển, Công ty thức ăn chăn nuôi, công ty vật tư nông nghiệp I… ngoài ra còn có các doanh nghiệp cơ khí là công ty cơ khí Liên Ninh, hay trung tâm dịch vụ thương mại Văn Điển… Hoạt động sản xuất kinh doanh của khối HTX trên địa bàn không sôi động, vốn tự có ít hoặc không có, vướng về tài sản thế chấp theo chế độ TD, cho nên đến nay ngoại trừ HTX Đoàn Kết có truyền thống sản xuất lâu năm, vay vốn đều đặn từ trước đến nay, còn lại 21 HTX chưa đặt vấn đề vay hoặc có thì vướng tài sản thế chấp không cho vay được. Là các DNVVN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên các doanh nghiệp quan hệ với NHNoTT có đầy đủ các đặc điểm về DNVVN nói chung và trong nông nghiệp nói riêng. Mặc dù là những doanh nghiệp hàng đầu của huyện Thanh Trì nhưng do quy mô vừa và nhỏ nên trong công tác thẩm định khách hàng, ngân hàng đã đánh giá khá khách quan tình hình của các doanh nghiệp mà chủ yếu là những hạn chế và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến quy mô TD rất nhỏ bé của NHNoTT đối với khối kinh tế này. Hầu hết các DNVVN đều có số vốn ban đầu nhỏ bé, trước đây vốn của các doanh nghiệp quốc doanh đều do ngân sách nhà nước cấp, lãi thì hưởng nhưng lỗ thì nhà nước chịu thay vì vậy hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nhưng từ khi đổi mới tư duy và cách làm thì các đơn vị này cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải tự lực cánh sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, thiếu vốn thì phải tự bỏ ra hoặc phải đi vay nhưng vay ngân hàng thì khó do một số cơ chế chưa thông thoáng nên hầu hết các chủ doanh nghiệp đi vay của bạn bè hoặc vay ngoài với lãi suất cao hơn. Hiện nay vốn của các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT rất thấp, trung bình chỉ khoảng 500 trđ đến hơn một tỷ đồng, những doanh nghiệp có vốn cao hơn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vốn rất thấp, điều này do trong nông nghiệp sản xuất thường theo thời vụ kéo theo vật tư phục vụ nó cũng được kinh doanh theo mùa, nên vốn ban đầu thường chỉ cần một lượng nhỏ để sản xuất sản phẩm cho vụ đó là có thể kinh doanh bước tiếp theo. Việc vay vốn của các DNVVN trên địa bàn huyện Thanh Trì gặp khó khăn chủ yếu do cơ chế TD về tài sản đảm bảo tiền vay, mặc dù giá đất ở huyện Thanh Trì có thấp hơn trong nội thành nhưng những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá nhanh cộng với việc đền bù đất để xây dựng nhiều khu chung cư, đô thị nên giá đất ở đây đã rất cao nhưng khi đánh giá để cho vay cán bộ TD thường đưa ra giá đất mà nhà nước quy định nên nhỏ hơn rất nhiều so với giá cả thị trường, còn về giá trị nhà xưởng máy móc thì do trong nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động lâu đời thì việc cải tiến cơ sở vật chất còn rất hạn chế nên định gía các tài sản này cũng rất thấp, mà theo cơ chế TD, khách hàng chỉ được vay 70% giá trị tài sản đảm bảo vì vậy các doanh nghiệp rất khó khăn trong vấn đề vay vốn ngân hàng. Thiếu vốn kéo theo khó khăn trong hầu hết các hoạt động khác của doanh nghiệp như mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, trình độ quản lý, thị phần cạnh tranh, khả năng mở rộng thị trường… Thực trạng các DNVVN ở Việt Nam nói chung và ở huyện Thanh Trì nói riêng cho thấy trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm phục vụ nông nghiệp thì nhiều chủ doanh nghiệp chưa qua trường lớp cơ bản, nhiều khi họ quản lý mà không hiểu về chuyên môn ngành mình quản lý, thiếu những kiến thức cơ bản về thị trường và thông tin thị trường vì vậy không nắm bắt được tình hình thị trường không những trên thế giới, trong khu vực mà ngay cả thị trường nội địa. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này chưa có chế độ hạch toán kế toán riêng mà chủ yếu theo dõi bằng “sổ chợ” nên việc quản lý cũng kém hiệu quả. Một điều đáng quan tâm nữa là trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp nằm ở vùng nông thôn nên công nhân cũng chủ yếu là lấy từ đó mà ở nông thôn thì trình độ càng thấp hơn, hầu như văn hoá chỉ hết cấp II hoặc cấp III, trong khi đó thì những cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp đại học lại không muốn về nông thôn làm việc mà họ muốn ở lại thành phố tìm kiếm cơ hội nên số người có bằng cấp trong khu vực doanh nghiệp này còn rất hạn chế. Cùng với yếu tố con người, máy móc trang thiết bị đóng góp một phần lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Nhưng hiện nay yếu tố này trong các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT rất hạn chế, hầu hết là các máy móc cũ, lạc hậu, có tuổi thọ trung bình cao nhưng do thiếu vốn nên việc thay đổi, mua sắm mới không được thực hiện, thêm vào đó là trình độ công nhân chỉ phù hợp với những quy trình sản xuất đơn giản, thủ công nên nếu mua sắm mới thì lại phải bỏ ra chi phí để đào tạo lại bộ phận công nhân mà điều này không doanh nghiệp nào muốn, thêm vào đó, hầu hết cơ sở hạ tầng ở khối doanh nghiệp này cũng rất thấp kém đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong các DNVVN trên địa bàn huyện Thanh Trì thì hoạt động chính là kinh doanh các mặt hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn vì vậy thị trường tiêu thụ rất rộng lớn. Nước ta là một nước nông nghiệp nên 80% dân số sống bằng nghề nông nên cơ hội phát triển và khai thác ở lĩnh vực này còn rất khả quan nhưng các DNVVN không tận dụng được hết các cơ hội đó, mà hoạt động của chỉ mang tính chất đơn thuần, phục vụ chủ yếu ở các vùng ngoại ô thành phố và một vài tỉnh lân cận do đó doanh thu và lợi nhuận cuối cùng cũng chỉ ở mức hạn chế. Các DNVVN này hiện nay còn tồn tại được chỉ do có được tiếng tăm từ thời kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nhưng giờ đây, khi kinh tế thị trường hình thành ở nước ta, khi những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã nới lỏng các điều kiện hoạt động cho mọi thành phần kinh tế thì các doanh nghiệp này thực sự gặp khó khăn. Với xu thế hội nhập thế giới, các DNVVN không chỉ đối mặt với các doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Bên cạnh việc cạnh tranh vất vả với hàng thật thì hàng giả, hàng kém chất lượng đã tràn ngập thị trường, loại hàng hoá này bên cạnh được bán với giá rẻ, nó còn có những chất kích thích làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, rút ngắn thời gian thu hoạch vì vậy người nông dân rất ưa dùng. Đây cũng là những khó khăn mà các DNVVN trong sản xuất nông nghiệp nông thôn vướng phải. Mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của NHNoTT hầu hết là các DNVVN nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa có một sự bình đẳng trong quan hệ với ngân hàng, vẫn còn có tư tưởng về hình thức sở hữu, quy mô doanh nghiệp. Không những vậy các DNVVN chưa có một văn bản pháp quy nào riêng như xác định đối tượng cần hỗ trợ, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đặc biệt về vấn đề thuế, chính sách thuế và các công cụ kiểm tra, kiểm soát của nhà nước chưa chặt chẽ nên chưa hạn chế được tình trạng hàng giả, hàng lậu, chưa bảo vệ được hàng thật và người sản xuất trong nước, chưa có chính sách miễn giảm thuế khi doanh nghiệp mới thành lập, hay chính sách thuế chồng chéo nên sản phẩm bị đánh thuế nhiều lần…Vì vậy, khi khung pháp lý cho các DNVVN ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển DNVVN của nhà nước đồng thời cũng tạo điêù kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Tuy đã có sự quan tâm của các Bộ, Ban, ngành liên quan nhưng tình hình của các DNVVN có quan hệ TD với NHNoTT vẫn còn rất nhiều bất cập, đòi hỏi sự cố gắng từ các phía. Xét từ góc độ ngân hàng, việc cung ứng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp là cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển tiền tệ, tăng nhanh vòng quay của vốn, tuy nhiên nếu việc cấp TD không đúng đối tượng càng kéo theo những hậu quả đáng tiếc vì vậy trong thời điểm hiện nay, không riêng gì NHNoTT mà tất cả các ngân hàng tham gia cấp TD cho khối DNVVN đều quan tâm đến điều này bởi đã có quá nhiều vụ án kinh tế xảy ra trong đó có liên qua đến cán bộ TD ngân hàng. Việc đánh giá tình hình các DNVVN sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có cái nhìn khách quan hơn, hai bên cùng đưa ra phương hướng kinh doanh tối ưu để có thể phát huy mặt mạnh và khắc phục những khó khăn, tồn tại tạo ra mối quan hệ hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. 2.2.2 Thực trạng hoạt động TD đối với các DNVVN tại NHNoTT. Bên cạnh việc phát huy thế mạnh của mình trong hoạt động cấp TD cho các hộ sản xuất nông nghiệp, thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, NHNoTT còn không ngừng mở rộng hoạt động này sang các đối tượng khách hàng khác, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, vừa phân tán rủi ro trong hoạt động TD, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng. Các DNVVN cũng là những đối tượng khách hàng được NHNoTT cấp TD nếu đủ điều kiện vay vốn đặc biệt là các DNVVN trên địa bàn huyện Thanh Trì. Những năm qua,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0344.doc
Tài liệu liên quan