Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đều tìm kiếm những nơi có nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo tốt. Song để cho nguồn nhân lực này có sức hấp dẫn các nhà đầu tư hơn thì cần phải có một số chính sách thích hợp.
*Phải đặc biệt chú ý đến công tác đào tạo nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức nhà nước các cấp, đội ngũ cán bộ Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
* Các vấn đề cần tập trung giải quyết trước mắt: Tổ chức đào tạo chính qui và thường xuyên tập huấn cán bộ. Tổ chức đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các chương trình phù hợp nhu cầu.
*Khuyến khích và có qui định cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo tay nghề, nhất là huấn luyện kĩ thuật. Có chính sách yêu cầu công ty có kế hoạch đào tạo công nhân và người quản lí địa phương.
*Có chính sách đón đầu trong giáo dục, đào tạo nhân lực. Xây dựng thêm một số trung tâm đào tạo cán bộ kĩ thụât và công nhân lành nghề mà trước hết là phục vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
48 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế nên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả FDI. Sự thay đổi về các chính sách của nước chủ nhà để phù hợp với tình hình thực tế, đòi hỏi các nhà đầu tư nước ngoài phải có thời gian tìm hiểu và thích nghi với sự thay đổi đó.
1.5.2. Các biện pháp sử dụng có hiệu quả FDI.
Để sử dụng hiệu quả FDI, các nước nhìn chung phải chú ý tới những nhân tố sau:
1.5.2.1. Môi trường pháp lí.
Môi trường pháp lí chặt chẽ các văn bản pháp luật qui định cụ thể, rõ ràng các điều khoản là cơ sở để ràng buộc giữa quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư. Nếu không qui định trách nhiệm đồng thời với quyền lợi, các đối tác nước ngoài sẽ chạy theo lợi ích cá nhân mà gây phương hại đến nước chủ nhà như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên . . . Các nhà đầu tư có thể căn cứ vào đó để gây áp lực chính trị. Do vậy, để có thể thực hiện các dự án FDI có hiệu quả, cần phải xây dựng một môi trường pháp lí chặt chẽ, đồng bộ.
1.5.2.2. Cách thức nghiên cứu khả thi các dự án FDI.
Một dự án đầu tư muốn triển khai hiệu quả trước hết phải đáp ứng được nhiều mặt khác nhau của nước tiếp nhận, như: công nghệ phù hợp, qui mô vốn ở mức hợp lí thích hợp với dự án . . . đặc biệt đáp ứng được yêu cầu giải quyết việc làm, giúp tăng thu nhập cho người lao động. Do vậy cần phải có cách thức nghiên cứu các dự án FDI xem có tính khả thi không, có đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận không.
1.5.2.3. Trình độ và trách nhiệm của những cấp có thẩm quyền xét duyệt và cấp phép cho các dự án FDI.
Cần nâng cao trình độ và trách nhiệm của những cấp có thẩm quyền trong việc xét duyệt và cấp phép cho các dự án FDI. Nhiều nhà lãnh đạo chưa phát huy hết khả năng quản lí cũng như tinh thần trách nhiệm trong việc nghiên cứu tính khả thi của các dự án FDI. Họ đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích chung của đất nước nên có thể xét duyệt và cấp phép cho các dự án không có khả năng thực hiện hiệu quả, đôi khi làm phương hại đến nước chủ nhà.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở VIỆT NAM
2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI, kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua (1997-1999), và trong những năm gần đây Việt Nam đang trên đà phát triển.
Khu vực quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế đang diễn ra rất mạnh mẽ và Việt Nam kể từ khi được Mĩ xoá bỏ cấm vận kinh tế (1995) đã có cơ hội tham gia hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển và Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ tụt hậu, nếu không tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế để tận dụng lợi thế so sánh. Chúng ta cũng đang gấp rút thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm (2001-2005) và kế hoạch 10 năm (2001-2010), trong đó có nhiệm vụ hàng đầu là phải tăng GDP lên trên 7.5% GDP/người tăng gấp đôi sau 10 năm, dần dần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Một số thành tựu của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là:
- Môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thu nhập quốc dân trên đầu người tăng lên gấp đôi trong vòng mười năm. Hiện nay GDP trên đầu người của Việt Nam đạt trên 400USD/ người/ năm và chúng ta đã thoát khỏi danh sách những nước nghèo nhất trên thế giới.
- Tỷ lệ tích luỹ nội bộ của nền kinh tế từ mức khá thấp (dưới 10% GDP) đến năm 2000 đạt 27% GDP, phấn đấu đến năm 2010 đạt 30%GDP.
- Quan hệ kinh tế đa dạng hoá, đa phương hoá ngày càng được mở rộng. Chúng ta đã bình thường hoá quan hệ với các nước trên thế giới và hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền để phát triển kinh tế .
Những thành tựu to lớn kể trên chỉ là những thành công bước đầu mà chúng ta đạt được, nó góp phần đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu và định hướng phát triển. Tuy nhiên có thể đạt được mục tiêu chiến lược 10 năm 2001-2010 là: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trước thực trạng trên Đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa ra chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế hướng nội sang nền kinh tế hướng ngoại. Chính sách đổi mới nền kinh tế năm 1986 đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Để điều chỉnh quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước ta soạn thảo và thông qua vào tháng 2/ 1987. Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung bốn lần với các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992, 1996 và gần đây là tháng 6-2000 đã tạo dựng một khung pháp lí rõ ràng, thông thoáng là thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư.
2.2 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
2.2.1. Thuận lợi.
Nhân tố thuận lợi nhất của Việt Nam đó là sự ổn định về chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự ủng hộ tin cậy của khối đại đoàn kết nhân dân đảm bảo cho môi trường chính trị nước ta ổn định.
Việc bình thường hoá quan hệ với Mĩ đã tạo cho chúng ta nối lại quan hệ với các nước trên thế giới và sự tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và quốc tế như: AFTA, ASEAN. Điều đó đã góp phần thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng.
Mức độ tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất của khu vực Châu Á và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà kinh tế dự báo trong tương lai Châu Á vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư lớn nhất do các nước này luôn tích cực khôi phục kinh tế phát triển sản xuất và thu hút đầu tư.
Việt Nam là một nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng. Hơn nữa người lao động Việt Nam nói chung đều thông minh, sáng tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỉ cương lao động. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
2.2.2. Khó khăn.
Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phiền hà, phức tạp làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Cán bộ quản lí thiếu thông hiểu về pháp luật thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lí các tình huống phát sinh Những điều này đã tác động rất lớn tới tâm lí của các nhà đầu tư.
Hệ thống pháp luật của chúng ta chưa thống nhất, chưa đồng bộ, cụ thể giữa các luật doanh nghiệp, luật đầu tư nước ngoài và luật đất đai có nhiều điểm chồng chéo, có khi mâu thuẫn với nhau khiến cho các đối tác nước ngoài gặp không ít khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, trình độ công nhân có tay nghề cao còn hạn chế để có thể tiếp xúc được với khoa học công nghệ hiện đại, ý thức kỉ luật, tác phong lao động trong công nghiệp chưa cao. Mặc dù nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một hệ thống thị trường đồng bộ: chúng ta chưa có thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính–tiền tệ mới đạt mức sơ khai Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường cũng là yếu tố ngăn cản quá trình thu hút FDI. Do đặc điểm của FDI là ảnh hưởng không lớn tới các ngành dịch vụ, ít ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp nên Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FDI trong những ngành này.
2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.
2.3.1.Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay.
2.3.1.1. Giai đoạn khởi động thu hút FDI (1988-1990).
Trong giai đoạn này, do bối cảnh trong nước và quốc tế, Việt Nam vừa có những thuận lợi vừa phải đương đầu với những khó khăn. Việc thực hiện Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời kì này đã mang lại những kết quả bước đầu trong việc thu hút vốn, công nghệ, giải quyết việc làm, tăng năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế.
Bảng 2.1: Tình hình FDI vào Việt Nam từ năm 1988 đến 1990
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí (triệu USD)
Tốc độ tăng vốn đăng kí (%)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Tốc độ tăng vốn thực hiện (%)
Tỉ lệ vốn đăng kí và vốn thực hiện (%)
1988
37
366
-
49
-
13,4
1989
70
539
47,3
130
165,3
24,1
1990
111
596
10,6
120
69,2
36,9
Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế số 87/1998
Đặc điểm của giai đoạn này là: Số vốn thực hiện chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số vốn đăng kí. Tuy rằng ở năm 1990 tỉ lệ vốn thực hiện và vốn đăng kí đã tăng lên đến 36% nhưng nhìn chung thì tỉ lệ này còn quá thấp. Qui mô dự án từ năm 1988-1990 có tăng dần nhưng vẫn nhỏ.
Bảng 2.2: Phân loại qui mô dự án
Năm
Số dự án
1988
(%)
1989
(%)
1990
(%)
Dưới 5 triệu USD
78
76
82,4
Trên 5 triệu USD
22
24
17,6
Cộng
100
100
100,0
Nguồn: “Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” –Cơ sở pháp lí-hiện trạng-cơ hội- Triển vọng” – Nguyễn Anh Tuấn, Phan Hữu Thắng, Hoàng Văn Huấn- NXB Thế giới 1994
Trong giai đoạn này, môi trường đầu tư còn quá mới và các nhà đầu tư phải thăm dò, tìm kiếm những dự án đầu tư ít rủi ro, nhanh thu hồi vốn. Trong thời gian này do chính sách cấm vận của Mĩ nên các nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại, không dám đầu tư nhiều. Do vậy, FDI chưa thu hút được sự quan tâm chú ý của các cơ quan trung ương cũng như địa phương.
1.3.1.2. Giai đoạn tăng trưởng nhanh 1991-1997.
Bảng 2.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN1991-1997
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí(USD)
Tốc độ phát triển so với năm trước (%)
Vốn thực hiện (triệu USD)
Tốc độ phát triển so với năm trước(%)
1991
155
1257
-
478
-
1992
193
2027
58,90
542
13,40
1993
272
2589
27,70
1097
102,40
1994
362
3746
44,70
2213
101,70
1995
404
6607
76,40
2761
24,80
1996
368
8640
30,80
2837
2,80
1997
331
4649
-46,20
3032
6,90
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư
Bảng trên cho thấy rằng từ năm 1991 đến 1997, khi nhận thấy chính sách cấm vận của Mĩ nới lỏng từng bước và chấm dứt vào ngày 3/2/1995, và cùng với việc các nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư cũng như chính sách của nước ta, họ đã bắt đầu đầu tư vào những dự án có qui mô lớn, có thời gian hoạt động lâu dài.
Qui mô bình quân của dự án FDI trong những năm 1991-1997 là 12,3 triệu USD trong khi đó, những năm 1988-1990, con số này chỉ là 3,5 triệu USD. Các khu công nghiệp, khu chế xuất bắt đầu được xây dựng nhằm tập trung và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một số dự án trước đây về thăm dò dầu khí đã cho kết quả khả quan, một số dự án về khách sạn, du lịch đã đi vào thời kì hoạt động. Tất cả những điều kiện nêu trên cho thấy hiệu quả hoạt động của vốn FDI đã được biểu hiện ngày càng rõ rệt và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Đóng góp của FDI cho nền kinh tế trong những năm 1991-1997
Đơn vị: Triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Từ 91-97
Doanh thu (trUSD)
151
228
505
1026
2063
2743
3851
10567
Xuất khẩu (triệu USD)
52
112
269
352
336
788
1790
1699
Tỉ trọng GDP(%)
-
-
-
-
6,3
7,39
9,07
-
Tốc độ tăng công nghiệp
45,6
404
13,6
12,8
8,8
21,7
23,2
22,4
Tỉ trọng công nghiệp (%)
22,4
26,2
26,4
26,2
25,1
26,7
28,9
26,1
Nộp ngân sách (tr USD)
-
-
-
128
195
263
315
901
Nguồn: KTế 2000-2001 Thời báo kinh tế VN
Doanh thu khu vực có vốn FDI giai đoạn 1991-1997 đạt 10567 triệu USD, trong đó khu vực xuất khẩu đóng góp 1699 triệu USD, chiếm 35% tổng doanh thu. Cũng trong giai đoạn này khu vực có vốn FDI đóng góp cho ngân sách nhà nước 901 triệu USD. Đây là con số khá lớn, phản ánh tốc độ tăng trưởng không ngừng về số lượng và chất lượng của FDI.
Số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng lên khá nhanh, kể cả những nước hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản. Cùng với sự gia tăng số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam, số vốn FDI thực hiện cũng tăng trung bình là 44,3%/ năm và số lượng các nhà đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều. Điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Bảng 2.5: Những nhà đầu tư lớn vào VN tính đến 2003
STT
Nhà đầu tư
Số dự án
Số vốn đăng kí (USD)
1
Singapore
198
2035
2
Đài loan
335
5061
3
Hồng Kông
276
4137
4
Hàn Quốc
278
3354
5
Nhật Bản
258
3389
6
Đảo Virgin
68
2308
7
Malaysia
73
2043
8
Mĩ
76
875
9
Thái lan
90
933
10
Úc
75
867
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư.
2.3.1.3. Giai đoạn suy giảm 1997-2000.
Nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn FDI vào VN tăng nhanh chóng kể cả khối lượng và chất lượng thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn FDI vào VN đã chững lại và suy giảm đột ngột
Bảng 2.6: Tình hình thu hút vốn FDI từ 1997-2000
Năm
Số dự án
Số vốn đăng kí (tr USD)
Vốn thực hiện(tr USD)
1997
336
4453
4057
1998
275
3897
1956
1999
306
1612
2470
2000
344
1970
2228
Nguồn : Báo cáo tình hình thu hút vốn FDI của vụ ĐT NN 1/2/01 Bộ kế hoạch và Đầu tư
Có thể thấy rằng, nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn vốn FDI vào Việt Nam tăng đáng kể thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn vào Việt Nam đã giảm xuống một cách đột ngột. FDI liên tục giảm và giảm mạnh nhất vào năm 1999. Đến năm 2000 tuy số vốn đăng kí và số vốn thực hiện hầu như không tăng so với năm 1999 nhưng trên thực tế vào thời điểm cuối năm 2000, vốn FDI vào nước ta đã dần được phục hồi sau hơn 3 năm suy giảm liên tục. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế nước ta vì sự suy giảm của vốn FDI những năm qua đã khiến cho tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng công nghiệp nói riêng giảm đáng kể.
Nếu như giai đoạn 1991-1997 là giai đoạn FDI vào Việt Nam tăng nhanh chóng kể cả khối lượng và chất lượng thì đến giai đoạn 1997-2000 vốn FDI vào Việt Nam đã chững lại và suy giảm đột ngột.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu chủ yếu của FDI từ 1998-2000
NNăm
Tốc độ tăng trưởng GDP(%)
Tốc độ phát triển giá trị sản xuất công nghiệp(%)
Nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI(tr USD)
Tỉ trọng vốn ĐTNN trong vốn đầu tư và xây dựng xã hội (%)
Toàn ngành
Tổng số vốn khu vực trong nước(tr USD)
Khu vực có vốn FDI
1998
5,76
12,5
7,7
24,4
317
24,9
1999
4,77
10,4
5,9
20
271
18
2000
6,75
15,7
14,2
18,6
280
18,6
Nguồn : Kinh tế 2000-2001 Thời báo kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân của sự giảm sút FDI: FDI vào Việt Nam trong những năm qua chủ yếu từ Nhật, Châu Á và ASEAN. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á và Đông Á năm 1997 làm cho luồng FDI từ các nước này vào Việt Nam bị giảm đi một cách đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng tài chính nhằm chấn hưng đất nước, hầu như các nước trong khu vực đều thi hành một loạt các chính sách nâng cấp, cải tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn hơn làm cho cuộc cạnh tranh thu hút FDI ngày càng trở nên gay gắt.
Ngoài ra còn một số các nguyên nhân khác như: hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài của nước ta chưa được hoàn chỉnh theo mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do chưa xác định được mục tiêu gọi vốn trọng tâm cho từng thời kì nên một số lĩnh vực đã bị bão hoà và hiệu quả kinh doanh không cao, tạo tâm lí e ngại cho các nhà đầu tư. Và điều đặc biệt quan trọng ở đây là Việt Nam chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở hạ tầng để hấp dẫn FDI.
2.3.1.4. Giai đoạn thu hút FDI từ 2001 đến nay.
Tính đến tháng 6-2001, cả nước đã thu hút được 247 dự án với số vốn lên đến 1084,4 triệu USD. Sau hơn 3 năm trầm lắng, năm 2001 có khoảng 462 dự án mới được cấp giấy phép và 200 lượt dự án đăng kí tăng vốn, đưa tổng vốn đầu tư mới lên 3045 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm trước, trong đó vốn đầu tư mới cấp phép khoảng 2,54 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2000. Trên 90% số vốn mới này tập trung vào phát triển công nghiệp, trong đó công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng trên 70%. Phần lớn vốn FDI được cấp phép trong năm 2001 đều dồn vào việc thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam trong thập niên tới. Hầu hết các dự án được cấp phép trong năm 2001 thuộc các nhà đầu tư Hà Lan, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Như vậy có thể khẳng định rằng FDI vào Việt Nam đã có dấu hiệu khởi động lại. Nó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Khi đầu tư nước ngoài phục hồi, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể tăng trưởng với mức cao hơn và có tác động tích cực đến sự nghiệp CNH-HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu theo định hướng Đảng và nhà nước ta đề ra.
Trong thời gian này, Việt Nam liên tục có các cuộc hội nghị, diễn đàn thảo luận về vấn đề thu hút FDI. Hội nghị doanh nghiệp thường niên Châu Á lần thứ 13 diễn ra vào ngày 5/3/2003, với sự tham gia của 25 quốc gia đã đưa ra nhiệm vụ chiến lược đối với Vịêt Nam là phải nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút được nhiều vốn FDI. Cũng trong thời gian này, hội nghị đầu tư Đà Nẵng 2003 cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Hoà Bình đã diễn ra vào ngày 20/3/2003 với phương châm: “Hoà Bình trải thảm đỏ mời gọi đầu tư” cũng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Hội nghị đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài như: miễn giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có vốn FDI này tiếp tục tái đầu tư.
Có thể thấy rằng qui mô FDI trong tháng 8 -2003 tăng trưởng khá là nhờ vốn đầu tư đăng kí bình quân một dự án đã cao hơn cùng kì năm 2002( 1751 nghìn USD so với 1867 nghìn USD). Đó là chưa kể đến 243 lượt sự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD (tăng 8%) và đưa tổng số vốn đăng kí mới và tăng vốn lên 1613,1 triệu USD, tăng 25,6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỷ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14,5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%. . . .
Trong mấy tháng đầu năm 2004, tình hình thu hút vốn FDI ở Việt Nam đã tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm ngoái.Vốn đổ vào nhiều hơn, các dự án qui mô xấp xỉ 100 triệu USD cũng nhiều hơn. Thu hút vốn FDI trong tháng 1-2004 ở Việt Nam đã đạt ngưỡng 385 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kì năm ngoái và là mức chưa hề có so với mấy năm gần đây. Diễn biến tình hình thu hút vốn còn có những dấu hiệu đáng mừng khác, đó là hiện tượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư mở rộng dự án qui mô lớn, tầm cỡ hàng trăm triệu USD đã xuất hiện.
Bộ kế hoạch và đầu tư cho rằng cứ giữ tốc độ thu hút vốn FDI như hiện nay thì năm 2004 sẽ là năm cao điểm thu hút vốn FDI và chúng ta có thể lấy việc sẽ chấm dứt tình trạng dòng chảy FDI vào Việt Nam có xu hướng chậm như ba năm trước.
Bảng 2.8: Tổng vốn FDI từ năm 1988-đến tháng 8-2003
Năm
Tổng vốn FDI đăng kí từ 1988-2003(tr USD)
Năm
Tổng vốn FDI đăng kí từ 1988-2003(tr USD)
1988
317,8
1996
8497,3
1989
582,5
1997
4649,1
1990
839,0
1998
3897,0
1991
1322,3
1999
1568,0
1992
2165,0
2000
2012,4
1993
2900
2001
2536,0
1994
3765,6
2002
1557,0
1995
6530,83
2003
1059,1
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam số 140- 2003
Bảng 2.9: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép qua các năm
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí (tr USD)
Qui mô (trUSD/DA)
So với năm trước
Số dự án
Vốn đăng kí(tr USD)
Qui mô(Tr USD)
1988
37
371,8
10,05
1989
68
582,50
8,57
183,78
156,67
85,27
1990
108
839,00
7,77
158,82
144,03
90,67
1991
151
1322,30
8,76
139,81
157,60
112,74
1992
197
2165,00
11,00
130,46
163,73
125,57
1993
269
2900,00
10,78
136,55
133,95
89,00
1994
343
3765,60
10,98
127,51
129,85
101,85
1995
370
6530,80
17,65
107,87
173,43
160,75
1996
325
8497,30
26,15
87,84
130,11
148,16
1997
345
4649,10
13,48
106,15
54,71
58,23
1998
275
3897,40
14,17
79,71
83,83
105,12
1999
278
1534,76
5,04
101,09
39,38
38,96
2000
371
2012,40
5,42
119,30
128,3
107,5
2001
461
2436,00
5,28
124,30
212,00
97,40
2002
694
1380,00
1,99
150,500
56,60
37,69
Tổng
5086
42916,8
9,92
Nguồn : Nguyễn Trọng Xuân -FDI với công cuộc CNH –HĐH. Tạp chí kinh tế và dự báo số 02/2003
Qua bảng trên ta có thể thấy nhịp độ thu hút FDI của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh từ 1988 đến 1995 cả về số vốn và dự án đăng kí. Riêng năm 1996 sở dĩ có lượng vốn đăng kí tăng là do có 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với qui mô lớn (hơn 3 tỷ USD/ 2 dự án). Nếu theo số lượng vốn đăng kí thì qui mô dự án bình quân của thời kì 1988-1999 là 13,4 triệu USD/1 dự án. So với một số nước ở thời kì đầu thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì qui mô dự án đầu tư vào nước ta bình quân ở thời kì này là không thấp. Nhưng qui mô dự án lại nhỏ đi theo vốn đăng kí bình quân của năm 1999 lại giảm đi một cách đột ngột và ở mức thấp từ trước tới nay (5,52 triệu USD/1 dự án). Qui mô dự án theo vốn đăng kí bình quân của năm 1999 chỉ bằng 41,19% qui mô bình quân của thời kì 1988-1998, và chỉ bằng 31,27% qui mô dự án bình quân năm cao nhất. Đến năm 2000, 2001, 2002 tình hình có chuyển biến tốt hơn. Năm 2000 tuy có tăng nhưng chỉ tăng 7,5% so với năm 1997, năm 2001 số dự án tăng lên đạt mức bằng 133,6% so với năm 1997, vào năm 2002 con số này là 201,15% .
Đầu năm 2004 với 50 dự án mới cấp phép, Việt Nam có thêm 121 triệu USD vốn đầu tư đăng kí mới, tăng 22,4% so với tháng 1-2003.
Sự biến động như trên phần nào có thể do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, và do điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam.
2.3.2. Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
2.3.2.1. Về các đối tác được cấp giấy phép đầu tư.
Tính đến hết năm 2002 đã có trên 700 công ty thuộc 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam: tính theo vốn đăng kí cấp mới thì trong tổng số FDI tại Việt Nam thời kì 1988-2002 có 66,1% từ các nước Châu Á , 20,4% từ các nước Châu Âu, 13,4% từ các nước Châu Mĩ. Trong số này có 14 nước và vùng lãnh thổ có tổng số vốn đăng kí hơn 1 tỷ USD mỗi nước đã chiếm tới 85,65% tổng số vốn FDI tại Vịêt Nam trong đó Singapore: 15,9%; Đài Loan:12,3%; Hồng Kông: 9,5%; Nhật Bản: 9%;Hàn Quốc: 8,5%; Quần đảo Vigin: 4,7%; Nga: 4,1%; Mĩ: 3,5%; Úc: 35%,Thái Lan: 2,9%). Trong tổng số 14 nước này thì có tới 71,6% là thuộc các nước Châu Á. Điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của Việt Nam đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Châu Á và trình độ, điều kiện, khả năng của các nước Châu Á cũng đang phù hợp với yêu cầu, phát triển của Việt Nam trong thời gian qua .
Hình2.1: Đối tác đầu tư vào Việt Nam
Nguồn : Bộ kế hoạch và Đầu tư
Theo đối tác trong 8 tháng đầu năm 2003 đã có 31 nước và vùng lãnh thổ đăng kí đầu tư vào Việt Nam. Có 13 nước đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 4 đối tác đạt trên 100 triệu USD là: Đài Loan: 99 dự án, với 213,2 triệu USD, bình quân 1 dự án 2,153 triệu USD. Quần đảo Virgin có 16 dự án, với 172,7 triệu USD. Hàn Quốc có 97 dự án, với 153,8 triệu USD, bình quân 1 dự án có 1,585 triệu USD. Úc có 6 dự án với 107,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 17,952 triệu USD.
2.3.2.2. Về địa bàn đầu tư.
Với mong muốn hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần làm chuyển dịch cơ cấu giữa các vùng kinh tế nên Chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, miền núi vùng sâu vùng xa. Cho đến nay vốn nước ngoài vẫn chưa được đầu tư tập trung chủ yếu vào các địa bàn có điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và môi trường xã hội.
Bảng 2.10: Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vùng lãnh thổ
Đơn vị :%
1.Đông Nam Bộ
53.13
5. Đồng bằng SCL
2.46
2.Đồng bằng SH
2.96
6. Bắc Trung Bộ
2.38
3.Duyên Hải
7.64
7. Tây Nguyên
1.15
4.Đông Bắc
4.46
8. Tây Bắc
0.15
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư
Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài theo vùng lãnh thổ để kết hợp hoạt động này với việc khai thác tiềm năng trong nước đạt kết quả chưa cao.
2.3.2.3 .Giấy phép đầu tư theo ngành kinh tế.
Theo ngành kinh tế(đến tháng 8-2003) vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đăng kí như sau: khu vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 42 dự án với 90,8 triệu USD bình quân 2,164 triệu USD/1 dự án, trong đó nông lâm nghiệp 30 dự án, 56,6 triệu USD, 1,887 triệu USD/1 dự án, thuỷ sản có 12 dự án, 34,3 triệu USD; 2,854 triệu USD/dự án.
Khu vực công nghiệp-xây dựng có 277 dự án với 697,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 2,519 triệu USD trong đó công nghiệp 256 dự án, 634,3 triệu; 2,478 triệu USD/ dự án; xây dựng 21 dự án; 63,4 triệu USD; 3,020 triệu USD/ dự án.
Khu vực dịch vụ có 66 dự án chiếm 270,5 triệu USD; 4,099 triệu USD/ dự án, trong đó riêng văn hoá, y tế giáo dục 13 dự án, 155,3 triệu USD, 11,942 triệu USD/ dự án.
Như vậy lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp –xây dựng chiếm 65,9%, tiếp đến là dịch vụ: 25,5% còn khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn thấp: 8,6%
Bảng 2.11: FDI vào Việt Nam theo ngành và lĩnh vực
Ngành
Số dự án
Tổng vốn đăng ký
( Triệu USD)
Vốn thực hiện
( Triệu USD)
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6196.doc